Powered by Techcity

Đôi tay lục tìm quá khứ


448380867_10226900550314401_3982676948606997847_n.jpg
Công việc hằng ngày của các chuyên gia khảo cổ Ảnh HS

Mỗi ngày tôi thường lướt qua mấy tờ báo quen thuộc. Sáng nay gặp một bài viết về khảo cổ học trên báo Quảng Nam, lướt nhanh xuống tìm tên tác giả, tôi nhận ra một đồng nghiệp trẻ là cán bộ nghiên cứu ở Bảo tàng tỉnh Quảng Nam.

Nghề đào bới

Nhanh thật, mới ngày nào em là cô sinh viên lớp cử nhân tài năng ở trường đại học, là người mẹ trẻ theo học nghiên cứu sinh, giờ là nữ tiến sĩ đang có nhiều đóng góp cho một vùng đất giàu có về di sản khảo cổ học.

Đọc bài viết của em những về di tích, di vật mới phát hiện, những nhận xét đánh giá khoa học nhưng chừng mực, giản dị, thích hợp với bạn đọc… tôi vui mừng vì sự trưởng thành nhanh chóng của em.

Em không là trường hợp cá biệt vì tôi may mắn được gặp gỡ, làm việc với nhiều đồng nghiệp nữ giỏi giang! Có chị là giáo sư – tiến sĩ nổi tiếng trong và ngoài nước, nhiều chị em là tiến sĩ, thạc sĩ ở viện nghiên cứu, trường đại học, các bảo tàng…

Khảo cổ học là một nghề ít phổ biến nhưng luôn hấp dẫn và lý thú. Tôi thường nhận được những câu hỏi muốn tìm hiểu về nghề khảo cổ. Người hỏi thường bắt đầu từ phát hiện khảo cổ mới và kết thúc bằng một câu hỏi đại khái là “nước mình có nhiều phụ nữ làm khảo cổ học không? Vì sao phụ nữ lại đi theo cái nghề… đào bới?”.

Những câu hỏi như thế luôn làm tôi suy nghĩ: Vì sao và từ khi nào chúng ta mặc định rằng, nghề này của nam giới còn nghề kia thì của phụ nữ? Và tại sao, phụ nữ thì không (nên/được) làm nghề khảo cổ?

Từ đầu thế kỷ 21 đến nay, kinh tế phát triển nhanh nên xã hội ưu tiên những ngành kinh tế, dịch vụ, kỹ thuật ứng dụng… Còn ngành xã hội nhân văn thường khó xin việc làm, lương thấp khó sống, khó lập gia đình, khó thăng tiến… nói chung là khó đủ thứ. Thậm chí, bạn trẻ nào muốn học những ngành này cũng… khó ăn khó nói với gia đình, với bạn bè.

Mặc dù có phong trào “hướng nghiệp” nhưng vẫn là hướng các bạn trẻ vào những nghề nghiệp có thu nhập cao. Ít gia đình quan tâm đến sở thích, sở trường cá nhân của con em mình, càng ít hướng con em vào ngành, nghề nghiên cứu cơ bản.

Khảo cổ cũng là một ngành không nhận được nhiều ưu ái của xã hội, do tính chất đặc thù của nghề. Vì làm nghề này không có gì ngoài đồng lương cơ bản và… lòng đam mê!

Tố chất nữ khảo cổ

So với những lĩnh vực nghiên cứu khác, khảo cổ học không chỉ làm việc trong phòng thí nghiệm hay trên máy tính. Thời gian thực sự lao động chân tay ở ngoài hiện trường nhiều hơn.

Nghề nào cũng cần có tố chất phù hợp. Với nghề khảo cổ, là những chuyến khảo sát, khai quật dài ngày, điều kiện làm việc vất vả, ở những nơi khó khăn thiếu thốn… Do đó các chị em luôn phải đối mặt với mọi điều kiện thời tiết mưa nắng nóng lạnh khó lường.

Trong mỗi chuyến đi, ở hiện trường khai quật di tích thì nam hay nữ đều làm việc như nhau. Chúng tôi cũng đào bới, cuốc xúc, chỉnh lý hiện vật phân loại mẫu vật, cũng nghiên cứu viết báo cáo khai quật, dự hội thảo khoa học báo cáo đề tài… Công việc luôn đòi hỏi sự tỉ mỉ và cẩn thận, tính hợp tác cao, học hỏi không ngừng từ thầy, từ bạn, từ các đồng nghiệp.

Những chị em theo nghề khảo cổ dường như đã có sẵn trong mình những tố chất này. Trách nhiệm với nghề, trình độ chuyên môn vững vàng, các chị em là thành viên không thế thiếu của mỗi đợt công tác, mỗi công trình nghiên cứu.

Một số chị còn giữ vai trò chủ chốt trong cuộc khai quật, điều hành các đồng nghiệp một cách “cứng rắn” nhưng cũng lo toan chu đáo nơi ăn ngủ sinh hoạt cho mọi người. Các chị đã có những đóng góp quan trọng cho mỗi thành tựu của ngành khảo cổ. Ở Việt Nam, những di sản thế giới, di sản quốc gia có phần công sức lớn của ngành khảo cổ học, trong đó có đóng góp của nhiều đồng nghiệp nữ của tôi.

Yêu thích công việc, say mê những chuyến đi và những phát hiện mới nên chị em đã theo nghề luôn chấp nhận thử thách, khó khăn, vì đã xác định đó là “nghiệp” của mình. Để có thể theo đuổi nghề nghiệp, các chị em làm khảo cổ phải có sức khỏe tốt, dù tính cách quyết đoán trong công việc nhưng luôn vui vẻ với mọi người.
Và họ, vẫn là những phụ nữ làm tốt thiên chức người mẹ, người vợ trong gia đình của mình, vẫn là những phụ nữ tâm hồn lãng mạn và dịu dàng.

Nhà khảo cổ học được xem là một thám tử vì luôn thu thập dữ liệu và chứng cứ rồi đưa ra kết luận. Nữ khảo cổ lại càng “tinh vi” hơn – các đồng nghiệp nam hay nói đùa với chúng tôi như thế.

Trọn đời theo nghề

Nếu bạn nữ nào thích nghề khảo cổ thì cứ theo học đi, đây là một ngành học rất thú vị!

Thú vị vì được đi nhiều nơi, trải nghiệm nhiều. Ông bà ta đã dạy “đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Những nữ khảo cổ thường theo nghề trọn đời, vì càng làm càng có thêm tri thức mới, dày dạn kinh nghiệm để hướng dẫn học trò, đồng nghiệp trẻ.

Khó khăn vất vả là thế nhưng ngành khảo cổ luôn có sinh viên theo học, trong đó có nhiều sinh viên nữ! Các bạn cứ yên tâm, phụ nữ làm khảo cổ không ai lo lắng chuyện “ế”. Hầu như họ đều có gia đình hạnh phúc! Đừng nghĩ khảo cổ là lúc nào cũng bụi bặm xấu xí, các nữ khảo cổ vẫn rất nữ tính và luôn “điệu đàng” đúng nơi đúng lúc.

Nghề khảo cổ không phải là nghề hấp dẫn nhất, cũng không phải là công việc nhàn nhã hay kiếm được nhiều tiền. Mỗi nghề có sự hấp dẫn cũng như thách thức riêng, nếu thích thú thì cứ theo đuổi. Nếu phải chọn lựa để theo nghề khi gặp khó khăn cũng đừng cho rằng mình phải “hy sinh” vì nghề nghiệp.

Khi ta bất chấp những trở ngại để kết hôn với người mình yêu, đâu ai gọi đó là “hy sinh”, phải không? Ngày nay đời sống chung được cải thiện tốt hơn, đời sống của người theo nghề khảo cổ cũng khác trước.

Nghề nào cũng vậy, nếu làm tốt công việc – dù nhỏ, mình cũng đã “được” thêm nhiều thứ: thỏa mãn sự đam mê, có nghề nghiệp độc đáo, hữu ích. Có thêm hiểu biết từ đời sống đa dạng, cuộc sống sẽ phong phú hơn. Quan trọng nhất là được thực hiện mơ ước và trách nhiệm với chính cuộc đời mình.

Các đồng nghiệp khảo cổ nữ của tôi là những người như thế!



Nguồn: https://baoquangnam.vn/doi-tay-luc-tim-qua-khu-3143916.html

Cùng chủ đề

Ngoại thương Champa nhìn từ Quảng Nam

Dựa vào tư liệu của các thư tịch cổ Trung Hoa như Văn hiến Thông khảo, Tống sử… G. Maspero đã viết trong tác phẩm Vương quốc Champa: “Người Chăm là những người đánh cá giỏi và thủy thủ...

Thiếu trùng tu sau khai quật ở các di tích Champa

Điều đáng báo động hiện nay là gạch bị hoàn thổ và biến dạng rất nhanh do thiếu hoạt động bảo quản vật liệu gạch cổ này. Những viên gạch có niên đại khoảng từ thế kỷ thứ 4...

Từ địa văn hóa, nghĩ về Sa Huỳnh

Tuy nhiên, các dấu vết văn hóa Sa Huỳnh đã phát hiện cho thấy mật độ phân bố địa điểm của văn hóa Sa Huỳnh ở miền núi Quảng Nam khá đậm đặc, tập trung vào các gò đất,...

Cùng tác giả

Đoàn khảo sát Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXIII làm việc tại Điện Bàn

Theo báo cáo về công tác xây dựng Đảng, Đảng bộ thị xã Điện Bàn đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và đạt nhiều kết quả tích cực như: Tổ chức 7 đợt sinh hoạt chính trị; mở...

3 hộ dân bàn giao mặt bằng cho dự án nâng cấp quốc lộ 14E trước khi bị cưỡng chế

Trước đó ngày 19/11, UBND huyện Thăng Bình đã ban hành các quyết định về cưỡng chế thu hồi đất đối với các hộ gia đình ông Phan Minh Hồng, Lê Khắc Chung và Nguyễn Thiên Quang vào ngày...

Bị sa thải sẽ không được trợ cấp thất nghiệp

.tdi_77{vertical-align:baseline}.tdi_77>.wpb_wrapper,.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{display:block}.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{width:100%}.tdi_77>.wpb_wrapper>.vc_row_inner{width:auto}.tdi_77>.wpb_wrapper{width:auto;height:auto}.tdi_77{padding-bottom:30px!important} .tdi_78{margin-top:0px!important;margin-bottom:0px!important;padding-bottom:0px!important} .tdb_single_content{margin-bottom:0;*zoom:1}.tdb_single_content:before,.tdb_single_content:after{display:table;content:'';line-height:0}.tdb_single_content:after{clear:both}.tdb_single_content .tdb-block-inner>*:not(.wp-block-quote):not(.alignwide):not(.alignfull.wp-block-cover.has-parallax):not(.td-a-ad){margin-left:auto;margin-right:auto}.tdb_single_content a{pointer-events:auto}.tdb_single_content .td-spot-id-top_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Top Ad'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad0 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 1'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad1 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 2'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad2 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 3'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-bottom_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Bottom Ad'!important}.tdb_single_content .id_top_ad,.tdb_single_content .id_bottom_ad{clear:both;margin-bottom:21px;text-align:center}.tdb_single_content .id_top_ad img,.tdb_single_content .id_bottom_ad img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_top_ad .adsbygoogle,.tdb_single_content .id_bottom_ad .adsbygoogle{position:relative}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{margin-bottom:15px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{text-align:center}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-right:auto;margin-left:auto}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left{float:left;margin-top:9px;margin-right:21px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right{float:right;margin-top:6px;margin-left:21px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title{width:300px;height:250px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title:before{position:absolute;top:50%;-webkit-transform:translateY(-50%);transform:translateY(-50%);margin:auto;display:table;width:100%}.tdb_single_content .tdb-block-inner.td-fix-index{word-break:break-word}.tdi_78 .tdb-block-inner{max-width:100%;margin-left:auto;margin-right:auto}.tdi_78,.tdi_78>p,.tdi_78 .tdb-block-inner>p{font-family:Noto Sans!important;font-size:15px!important;line-height:1.6!important;font-weight:400!important}.tdi_78 h1{font-family:Noto Sans!important;font-size:32px!important;line-height:1.2!important;font-weight:700!important}.tdi_78 h2{font-family:Noto Sans!important;font-size:24px!important;line-height:1.2!important;font-weight:600!important}.tdi_78 h3:not(.tds-locker-title){font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h4{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h5{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h6{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 li{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .tdb-block-inner blockquote p{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .wp-caption-text,.tdi_78 figcaption{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78...

Quốc hội thông qua Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi với 8 điểm mới

2. Quy định về khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, trong đó có đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu, chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo...

Cùng chuyên mục

Quảng Nam đoạt giải cao tại Liên hoan nghệ thuật dân gian truyền thống Việt Nam – Những sắc màu di sản

Ngày 26/11, Trung tâm Văn hóa tỉnh Quảng Nam cho biết, tại Liên hoan nghệ thuật dân gian truyền thống chủ đề “Việt Nam – Những sắc màu di sản”, Đoàn nghệ thuật quần chúng tỉnh Quảng Nam tham gia 4 tiết mục và cả 4 đều đoạt giải cao.Cụ thể, có 2 giải A cho tiết mục “Diễn xướng dân gian bài chòi” và tiết mục múa độc lập “Hồn gốm”; 1 giải B  cho tiết mục hát...

Quảng Nam đoạt giải cao tại Liên hoan nghệ thuật dân gian truyền thống toàn quốc

Liên hoan do Bộ VH-TT&DL phối hợp với UBND tỉnh Nghệ An, Bộ NN&PTNT tổ chức, diễn ra từ ngày 22 - 26/11 tại TP.Vinh (Nghệ An), với sự tham gia của 11 đoàn nghệ thuật tiêu biểu trên...

Xã vùng cao Trà Cang bảo tồn văn hóa từ sức dân

Tại xã Trà Cang, từ năm 2020 đến nay, nhờ vào sự chung sức đóng góp của nhân dân, xã đã sưu tầm được các vật phẩm văn hóa quý giá. Đó là những vật dụng hằng ngày như...

Hồi ức khó quên về ca khúc “Chiều Hội An” – Đài Phát Thanh

Một ca khúc có thể gọi là để đời qua sự tồn tại của nó 40 năm qua mà đến bây giờ nhiều người dân Hội An đều nhớ và có thể ngân nga vài câu, vài đoạn hoặc cả bài hát; đó là ca khúc “Chiều Hội An” của nhạc sĩ Hoàng Lân.Khoảnh khắc hồi ứcMình nhớ, những năm đầu thập niên 80, lúc mà khi ai đó ở ngoài thị xã Hội An muốn nối điện thoại...

Bảo tồn di sản tư liệu từ pháp lý

Trong khi đó, dù Việt Nam tham gia Chương trình Ký ức thế giới của UNESCO về di sản tư liệu từ năm 2006 nhưng đến nay, vẫn chưa có quy định cụ thể về công tác bảo tồn...

Luật để bảo tồn, phát huy di sản văn hóa

XÂY DỰNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ DI SẢN ĐẶC THÙQuản lý nguồn lực tài chính như thế nào cho các hoạt động bảo vệ di sản, bên cạnh câu chuyện xác lập di sản văn hóa theo từng loại hình sở hữu, cơ chế đối với các di sản đặc thù... đều cần thiết phải có một hành lang pháp lý.“Cây gậy pháp lý” cho Hội AnVới hơn 1.200 di tích,...

Quảng Nam tham gia triển lãm Sắc màu di sản văn hóa tại tỉnh Nghệ An

Theo ông Trần Văn Đức – Phó Giám đốc phụ trách Bảo tàng Quảng Nam, sự kiện là cơ hội để Quảng Nam giới thiệu, quảng bá, tôn vinh những di sản văn hóa, thiên nhiên, các di tích...

Hội An triển lãm 20 tác phẩm tranh màu nước của họa sĩ Lưu Công Nhân

Nhiều nhà nghiên cứu mỹ thuật và giới họa sĩ cho rằng, với bộ tranh miêu tả Hội An rất điêu luyện đến tuyệt vời, họa sĩ Lưu Công Nhân được cho là “bậc thầy tranh màu nước”.Triển lãm...

Triển lãm “Chuyện phố, chuyện làng” trong Ngày hội di sản văn hóa Đà Nẵng

Bên cạnh các triển lãm chính, tại ngày hội còn trưng bày một số sản phẩm lưu niệm thủ công là các mô hình bằng tăm tre, gỗ về các công trình kiến trúc nổi bật của Đà Nẵng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất