Powered by Techcity

Đời sống rực rỡ của thổ cẩm


_dsc5750-1-.jpg
Bên khung dệt thổ cẩm Ảnh Lê Ngọc

Tôi đã choáng ngợp trước vẻ đẹp của các họa tiết thổ cẩm khi lạc bước vào chợ phiên Y Tý (Hà Giang). Ở đó, mọi người đều mặc trang phục dân tộc. Khu chợ bừng lên những sắc màu rực rỡ trên nền xám trắng của mưa và làn sương dày đặc.

Những chiếc lưng bên khung dệt

Mãi sau một hồi quan sát, tôi dần phân biệt được trang phục của từng dân tộc. Bộ đồ truyền thống người H’mông nhiều họa tiết sặc sỡ, trang phục của người Dao Đỏ cũng nổi bật không kém với hai tông màu đỏ và đen. Trang phục của người Hà Nhì lại như những nét cọ trầm mặc trên bức tranh đầy màu sắc với màu xanh dương sẫm và đen.

Về Sa Pa, gặp một bà cụ người Dao ngồi ở góc đường đang may họa tiết lên những tấm vải vuông vức, tôi có cơ hội tìm hiểu thêm về các loại hoa văn của các dân tộc nơi đây. Ở tầng hai của chợ Sa Pa – nơi tập trung nhóm người H’mông, người Dao Đỏ bày bán các sản phẩm thổ cẩm tự tay làm nên.

Nhắc đến thổ cẩm, mọi người đều nghĩ đến Sapa với góc chợ nhỏ và hình ảnh những phụ nữ địu con trên lưng hay những đứa trẻ nối nhau dập dìu trên phố mời chào du khách mua sản phẩm thổ cẩm.
Hà Giang còn có Hợp tác xã Lùng Tám – nơi tập hợp phụ nữ H’mông cùng giữ gìn, phát triển nghề dệt vải lanh truyền thống. Ở đây có rất nhiều hoa văn thổ cẩm được thiết kế theo phong cách hiện đại, sáng tạo, mang tính ứng dụng cao.

ltk_1570-copy-.jpg
Những câu chuyện đời sống trong trang phục truyền thống Ảnh Lê Trọng Khang

Quy trình dệt vải lanh thủ công trải qua 41 bước, bao gồm: gieo hạt, thu hoạch cây lanh, bóc tách sợi, xe lanh, nối sợi, quay guồng, dệt vải, giặt, phơi… đòi hỏi thời gian, nhiều công sức.

Những chiếc máy dệt thô sơ hiện lên dưới ánh nắng chiều trông đẹp như một thước phim điện ảnh. Có lẽ, nghệ thuật cố gắng đến mấy cũng chỉ để phản ánh chân thật nhất vẻ đẹp của những điều giản dị đời thường mà thôi. Rất may, tôi được tận mắt chứng kiến những người thợ cặm cụi bên khung cửi mà không cần mua chiếc vé xem phim nào.

Làng Công Dồn, xã Zuôih, huyện Nam Giang được coi là cái nôi nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Cơ Tu ở tỉnh Quảng Nam. Làng Mỹ Nghiệp (huyện Ninh Phước) là làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống tồn tại hơn 4 thế kỷ của cộng đồng người Chăm ở Ninh Thuận.

Làng Hà Ri (xã Vịnh Hiệp huyện Vĩnh Thạnh) là nơi còn lưu giữ nhiều nét văn hóa đặc trưng của người Bana, trong đó có nghề dệt thổ cẩm truyền thống. Rất nhiều dấu chấm nhỏ trên bản đồ thổ cẩm Việt Nam, được giữ qua lớp lớp thời gian bởi những tấm lưng mỏng tang của người phụ nữ Việt.

Nối dài đời sống thổ cẩm

Thổ cẩm được rất nhiều nhà thiết kế Việt Nam sử dụng trong các thiết kế trang phục, tạo nên những nét riêng độc đáo. Một cái tên nổi bật phải kể đến là nhà thiết kế Minh Hạnh. Chị đã đem đến Paris, kinh đô thời trang của thế giới, bộ sưu tập có tên “Hơi thở từ núi rừng Việt Nam” gồm các mẫu thiết kế áo dài và trang phục đương đại trên nền chất liệu thổ cẩm của hai dân tộc Mông và Cơ Tu.

414706070_773519038129649_6499708775665664002_n.jpg
Nối dài đời sống rực rỡ của thổ cẩm qua thời trang hiện đại Ảnh AVANA

Còn có bộ sưu tập thời trang “Tơ hồng” của nhà thiết kế Thủy Nguyễn từng nhận được nhiều sự quan tâm với các bộ trang phục lấy cảm hứng từ câu chuyện dân gian của dân tộc Thái. Chất liệu chính dùng cho bộ sưu tập này là gấm, thổ cẩm, ren, satin… được kết hợp một cách khéo léo.

Gần đây, bộ sưu tập Soul of Ethnic được nhà thiết kế Trần Thiện Khánh lấy cảm hứng từ những họa tiết trên chất liệu thổ cẩm của người H’mông đã được trình làng tại Fashion Art Toronto – thuộc khuôn khổ Toronto Fashion Week ở Canada.

Mỗi nhà thiết kế dưới góc nhìn nghệ thuật riêng đã cho ra đời những tác phẩm thời trang đặc sắc. Trên thế giới cũng có nhiều nhà thiết kế ưa chuộng thổ cẩm trong các sáng tạo của họ.

Câu chuyện của Aldegonde Van Alsenoy – nhà thiết kế người Bỉ đang sống và làm việc ở miền Trung Việt Nam với thương hiệu AVANA là một điển hình của câu chuyện theo đuổi mô hình “thời trang chậm”. Trái ngược với ngành công nghiệp “thời trang nhanh”, AVANA có các mẫu trang phục sáng tạo được làm thủ công từ thổ cẩm. Mỗi mẫu là duy nhất.

Có một người Mỹ sáng lập thương hiệu Ethnotek – chuyên bán các sản phẩm túi du lịch với thiết kế giản lược, tập trung vào công năng nhưng có điểm chấm phá riêng chính là những tấm vải hoa văn thổ cẩm. Jake Orake – người đàn ông Mỹ từng lang thang khắp Việt Nam, đem lòng cảm mến thổ cẩm của người dân tộc thiểu số nên đã nảy ra ý tưởng kinh doanh sản phẩm từ vải thổ cẩm.

Qua Ethnotek, chúng tôi biết đến tổ chức phi lợi nhuận Tip Me (tip-me.org) do chị Helen Deacon người Đức sáng lập. Tổ chức này nhằm kết nối các thợ thủ công ở nhiều nước trên thế giới với người tiêu dùng vào mục đích lan tỏa lòng biết ơn.

Tip Me giúp cho các gia đình của những thợ thủ công có thể gây quỹ để sửa xe máy, trả học phí cho con cái hoặc mua thức ăn cho gia đình… Các công ty như Ethnotek có thể gửi số tiền trích ra được từ việc bán sản phẩm để hỗ trợ kinh phí vận hành cho tổ chức Tip Me và người tiêu dùng có thể gửi tặng tiền trực tiếp cho những người thợ thủ công mà họ quan tâm và muốn giúp đỡ.

Nếu ví von ngành dệt may thổ cẩm truyền thống là một cô gái thì hẳn cô gái ấy vẫn đang sống đời rực rỡ, dù trải qua bao nhiêu quãng thăng trầm. Tin rằng, ngày sẽ càng có nhiều hơn những người “vì yêu mà hết lòng” với cô ấy…



Nguồn: https://baoquangnam.vn/doi-song-ruc-ro-cua-tho-cam-3143764.html

Cùng chủ đề

Ngoảnh đầu từ Thái để thấy Chiêm Thành

1. Nói thế không đồng nghĩa tôi đồng hóa văn hóa Thái với văn hóa Champa ở Quảng Nam, miền Trung Việt Nam. Lịch sử đã chứng minh rằng sự giống nhau giữa hai nền văn hóa này không...

Những dòng sông trong bia ký Chăm

Văn khắc C.64 ở Chiên Đàn cho biết, cuối thế kỷ 11, vua Śrī Harivarmadeva đánh chiếm toàn bộ phía nam, từ con sông Tam Kỳ đến điện đền Campeśvara, thuộc Trà Kiệu. Các lãnh chúa ở khu vực...

Vài cảm nhận về văn hóa Hội An

Phong cách Quảng ở người Hội AnTrong lịch sử, dù có một thời kỳ dài sử dụng chữ viết (chữ Hán) của người Hoa trong các văn bản hành chính, sử liệu (văn bia, văn cúng, văn bản thờ...

Cùng tác giả

Quảng Nam chuẩn bị cho Lễ bế mạc Năm Đa dạng sinh học Quốc gia – Quảng Nam 2024

Chiều ngày 10/2, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh Quảng Nam Phan Thái Bình chủ trì buổi làm việc với các sở, ngành, địa phương chuẩn bị tổ chức Lễ bế mạc Năm phục hồi đa dạng sinh học Quốc gia – Quảng Nam 2024.Năm phục hồi đa dạng sinh học Quốc gia được tổ chức tại Quảng Nam là sự kiện môi trường có quy mô tầm quốc gia và quốc tế. Từ tháng 3 đến tháng 11/2024,...

Đến cuối tháng 1, dư nợ cho vay của các ngân hàng thương mại Quảng Nam đạt 117.037 tỷ đồng

Ông Phạm Trọng - Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Quảng Nam cho biết, đối với các lĩnh vực cho vay ưu tiên, đến ngày 31/1, cho vay nông nghiệp, nông thôn có dư nợ 33.050 tỷ...

Xử lý 5 trường hợp liên quan đến thiết bị giám sát hành trình

Lực lượng thanh tra cũng đã kiểm tra hoạt động vận tải bằng xe ô tô, dịch vụ hỗ trợ vận tải tại Cảng Hàng không Chu Lai. Kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về...

THACO AUTO đẩy mạnh xuất khẩu xe thương hiệu THACO và quốc tế

Để đạt được các mục tiêu đề ra, THACO AUTO chú trọng đầu tư chuyên sâu cho hoạt động R&D, nghiên cứu các xu hướng sản phẩm mới, nhu cầu của khách hàng và điều kiện hạ tầng giao...

Rà soát, phòng chống lãng phí công trình, tài sản công… trên địa bàn Quảng Nam

Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể thuộc tỉnh và chủ tịch UBND cấp huyện được yêu cầu tiếp tục quán triệt, triển khai nghiêm túc, hiệu quả chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm...

Cùng chuyên mục

Quảng Nam: Đặcsắc lễ hội Bà Chiêm Sơn

Trong hai ngày 8 và 9/2, tức ngày 11, 12 tháng Giêng Âm lịch, tại làng Chiêm Sơn, xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên đã diễn ra sôi nổi lễ hội truyền thống Bà Chiêm Sơn.Năm nay, lễ hội Bà Chiêm Sơn được tổ chức với 2 phần lễ và phần hội, riêng về phần lễ tổ chức theo nghi thức truyền thống.Lễ vật cúng tế do dân làng sắm sửa gồm cơm, thịt heo và trái cây, ngoài...

Giỗ tổ làng đúc đồng Phước Kiều

Nghệ nhân Dương Ngọc Tiển - Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ thương mại Đồng Phước Kiều chia sẻ, những sản phẩm của làng đã phần nào góp phần vào không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên."Có...

Quảng Nam quyết tâm giành 3 điểm trong ngày trở lại SVĐ Tam Kỳ

Sau gần hai năm phải thuê SVĐ Hòa Xuân (Đà Nẵng) làm sân nhà, CLB Bóng đá Quảng Nam chính thức trở lại thi đấu tại SVĐ Tam Kỳ từ vòng 12 V-League 2024-2025, khi tiếp đón CLB Bình Dương vào chiều nay (9/2). Đây được xem là động lực để đội bóng xứ Quảng cải thiện thành tích trong giai đoạn còn lại của mùa giải.Hiện tại, sau 10 trận đấu, Quảng Nam mới có 11 điểm, tạm...

Gần 150 vận động viên tham gia Giải chạy bộ thiện nguyện phường An Mỹ

Sáng ngày 9/2, tại TP Tam Kỳ, Đoàn phường An Mỹ phối hợp với Trường THPT Hà Huy Tập tổ chức Giải chạy bộ thiện nguyện nhằm gây quỹ hỗ trợ học sinh nghèo. Sự kiện thu hút gần 150 vận động viên là giáo viên, học sinh, đoàn viên thanh niên và người dân tham gia.Trước khi xuất phát, lễ khai mạc đã được tổ chức trang trọng tại bờ hồ Nguyễn Du. Các vận động viên tranh...

Sôi động Ngày hội làng nghề truyền thống Kim Bồng

Chiều tối 8/2, tại Trung tâm làng nghề Kim Bồng (xã Cẩm Kim, TP. Hội An), UBND xã Cẩm Kim tổ chức Ngày hội làng nghề truyền thống Kim Bồng với nhiều hoạt động hấp dẫn, thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia trải nghiệm.Năm nay, ngày hội diễn ra với nghi thức “phạt mộc”, chương trình biểu diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc cùng nhiều trò chơi dân gian thú vị. Điểm nhấn...

Nghề chiếu cói Kim Bồng đón bằng công nhận nghề truyền thống tỉnh Quảng Nam

Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 17 nghề truyền thống, 8 làng nghề và 20 làng nghề truyền thống được công nhận. ...

Khách quốc tế hào hứng dệt chiếu, đan thúng tại hội làng Kim Bồng

Theo ông Huỳnh Ngọc Hùng - Chủ tịch UBND xã Cẩm Kim, lễ hội vừa là dịp ghi ơn công đức các bậc tổ nghề, vừa giữ gìn và phát huy giá trị làng nghề đặc sắc, làng quê...

Tọa đàm “Thơ Quảng Nam trong dòng chảy thơ Việt đương đại” – Đài Phát Thanh

Nằm trong chuỗi hoạt động của Ngày thơ Việt Nam năm nay, Chi hội Văn học thuộc Hội Văn học – Nghệ thuật Quảng Nam vừa tổ chức tọa đàm với chủ đề “Thơ Quảng Nam trong dòng chảy thơ Việt Nam đương đại”. Chương trình quy tụ nhiều hội viên Chi hội Văn học và người yêu thơ trong tỉnh tham dự.Năm nay, Ngày thơ Việt Nam mang chủ đề “Tổ quốc bay lên”,  được tổ chức đồng...

Sắc màu hội tết Nguyên tiêu

Nguồn: https://baoquangnam.vn/sac-mau-hoi-tet-nguyen-tieu-3148671.html

Tổ chức lễ hội khai sơn làng Nghi Sơn

Nhân dịp tổ chức lễ hội khai sơn năm nay, Chi hội Khuyến học làng Nghi Sơn trao học bổng khuyến học cho 54 học sinh, sinh viên có thành tích xuất sắc năm học 2023 - 2024 và...

Tin nổi bật

Tin mới nhất