Powered by Techcity

Độc đáo lễ cưới của đồng bào Ve


images.baoquangnam.vn-storage-newsportal-2023-9-23-148317-_tnb-60451-12.jpg
Tái hiện lễ cưới của người Ve Ảnh ĐN

Ở Nam Giang, đồng bào Ve (một nhánh dân tộc Giẻ Triêng) cư trú chủ yếu ở địa bàn 2 xã Đắc Pre và Đắc Pring. Do địa bàn hiểm trở nên ngày xưa quá trình kết duyên của người Ve được tiến hành sau quá trình tìm hiểu và mai mối. Khi hai bên gia đình chấp thuận, công tác chuẩn bị cho lễ cưới được triển khai nhanh chóng, bắt đầu từ công việc chuẩn bị quà cưới.

Ông Trần Ngọc Hùng – Trưởng phòng Văn hóa – thông tin huyện Nam Giang cho biết, theo phong tục truyền thống của người Ve, ngày cưới cũng được chọn vào ngày trăng tròn. Đây được xem là ngày “trăng đôi”, có hai nửa úp lại vào nhau, rất tốt cho việc kết hôn. Bởi người Ve tin rằng, tổ chức lễ cưới vào ngày này, đôi vợ chồng sẽ không lẻ loi, đơn độc trong cuộc sống. Họ sẽ sống với nhau trọn đời như 2 mảnh trăng khép lại thành hình tròn. “Thời gian chuẩn bị lễ cưới nhanh hay chậm phụ thuộc vào kinh tế của gia đình” – ông Hùng chia sẻ.

Để chuẩn bị quà cưới, nhà trai sắm một mâm sính lễ gồm heo, gà, cá, rượu cần, chiêng, ché… Bên nhà gái chuẩn bị củi cưới (đây được xem là công việc quan trọng trong quá trình chuẩn bị lễ vật cho hôn nhân của người Ve). Vì thế, ngay từ sau lễ dạm hỏi của nhà trai, con gái người Ve bắt đầu theo họ hàng đi lấy củi khô mang về nhà để bổ nhỏ. Tặng phẩm sẽ được mang đến nhà trai, thể hiện tấm lòng thành của cô dâu trong ngày cưới.

Lễ cưới của người Ve thường được diễn ra tại nhà trai. Theo phong tục, buổi sáng ngày diễn ra lễ cưới, người mai mối mời nhà gái sang nhà trai dự đám cưới. Đi đầu là người mai mối, tiếp đến là cô dâu, cha mẹ, anh em họ hàng và cuối cùng là các cô gái làm nhiệm vụ gùi củi.

Khi nhà gái đến cổng, nhà trai vẩy nước trong lần lượt lên từng người khi bước vào nhà, miệng cầu khấn cho hai bên gia đình cùng đoàn kết, làm ăn phát đạt, khỏe mạnh, sung túc… Sau đó, nhà trai dùng tiết heo hòa với nước suối được lấy ở thượng nguồn để nhà gái nhúng chân hàm ý xua đuổi mọi điều không tốt.

“Nhà gái trước khi bước vào nhà trai đều phải nhúng chân vào ống tre có tiết heo, vòng chài rồi mới tiến vào để trao củi. Củi cưới của cô dâu được bố mẹ chồng đón nhận và đặt trong nhà.

Sau đó, củi cưới được xếp quanh nhà, trước khi thực hiện nghi thức truyền thống. Họ đặt mâm lễ cưới trước nhà, người mai mối sẽ làm chứng lời hứa của cô dâu và chú rể. Sau đó, cả hai cùng uống chung chén rượu và tiến hành nghi thức đốt ruột gà, ăn nắm cơm chung…” – ông Hùng cho biết.

Theo phong tục của người Ve, trong đám cưới tùy điều kiện của nhà trai mà thường làm thịt trâu, bò, heo, gà… để thết đãi khách. Để chúc phúc cho đôi vợ chồng trẻ nên duyên, cả họ hàng hai bên thông gia cùng nhau nhảy múa theo điệu đinh tút và trống chiêng, chung niềm vui với cộng đồng…



Nguồn: https://baoquangnam.vn/doc-dao-le-cuoi-cua-dong-bao-ve-3146271.html

Cùng chủ đề

Gặp mặt kỷ niệm 60 năm Ngày giải phóng huyện Nam Giang

Đặc biệt, cách đây 60 năm, hưởng ứng Chiến dịch Nguyễn Văn Trỗi do tỉnh Quảng Đà phát động, quân và dân Nam Giang đã đánh tan cứ điểm Coong Zêl của địch. Rạng sáng ngày 24/4/1965, Mỹ -...

Gần 500 người hưởng ứng Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân

Đây là hoạt động chào mừng kỷ niệm 77 năm ngày thành lập Châu Bến Giằng - nay là huyện Nam Giang (10/3/1948 - 10/3/2025); kỷ niệm 60 năm ngày giải phóng huyện Nam Giang (24/4/1965-24/4/2025) và 50 năm...

Nam Giang chọn xã Zuôih tổ chức đại hội điểm đảng bộ cấp xã

Ngày 19/2/2025, Tỉnh ủy Quảng Nam đã ban hành Công văn số 3190 gửi ban thường vụ các huyện, thị, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy về tổ chức đại hội các tổ chức cơ sở đảng...

Nam Giang công bố quyết định sắp xếp các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện

Hội nghị đã công bố Nghị quyết số 01 ngày 13/2/2025 của HĐND huyện Nam Giang về thành lập và tổ chức lại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện.Theo đó, sau sắp xếp UBND huyện Nam Giang...

Nam Giang khen thưởng 7 doanh nghiệp tiêu biểu năm 2024

Lãnh đạo huyện đánh giá cao đóng góp của doanh nghiệp trong phát triển kinh tế - xã hội. Năm 2025, với phương châm “Lấy doanh nghiệp làm trung tâm, hướng đến doanh nghiệp”, “Chính quyền đồng hành -...

Cùng tác giả

Tin tức, dự báo giá cà phê ngày mai 11/4/2025 tiếp tục đợt tăng mới

Cập nhật giá cà phê trong nước ngày 10/4/2025 Thị trường Trung bình Thay đổi Đắk Lắk119,000+1,000Lâm Đồng117,300+1,300Gia Lai119,000+1,000Đắk Nông119,000+1,000Giá tiêu150,000+2,000USD/VND25,6100Giá cà phê hôm nay ngày 10/4/2025, thị trường nông sản trong nước chứng kiến...

Đại hội Đảng bộ Đồn Biên phòng Cửa Đại nhiệm kỳ 2025

Với sự đồng thuận cao, đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ Đồn Biên phòng Cửa Đại nhiệm kỳ 2025 - 2030; bầu Bí thư, Phó Bí thư, Ủy ban Kiểm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm...

Quảng Nam: hàng trăm công trình, dự án chậm tiến độ kéo dài

Chiều ngày 10/4, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng chủ trì cuộc họp với các sở, ban, ngành, địa phương nghe báo cáo và bàn hướng tháo gỡ các vấn đề liên quan đến công trình, dự án chậm tiến độ kéo dài, hiệu quả thấp. Cùng dự họp có Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Phan Thái Bình, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Nam Hưng và Hồ Quang Bửu.Chủ tịch UBND tỉnh...

Giá vàng trong nước sát 104 triệu

Chốt phiên giá vàng hôm nay ngày 10/4/2025 tại thị trường trong nướcVào lúc 16h00 ngày 10/4/2025, giá vàng chiều nay 10/4/2025 trong nước đang bùng nổ với đà tăng mạnh mẽ, đẩy mức giá bán ra vượt ngưỡng...

Giữ nguyên tên gọi các di sản thế giới, khu du lịch quốc gia và các di tích khi thực hiện sắp xếp đơn...

Về lĩnh vực du lịch, Bộ VH-TT&DL đề nghị các địa phương giữ nguyên tên gọi các khu du lịch quốc gia đã được công nhận; đồng thời cập nhật địa danh gắn với khu du lịch theo đơn...

Cùng chuyên mục

Quảng Nam: khai mạc Hợp xướng Quốc tế Việt Nam lần thứ VIII năm 2025

Tối ngày 09/4, tại thành phố Hội An đã diễn ra lễ khai mạc Hội thi Hợp xướng Quốc tế Việt Nam lần thứ VIII năm 2025. Đến dự có ông Ông Johan Rooze – Giám đốc Nghệ thuật, Tổ chức Interkurtul, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Huỳnh Thị Thuỳ Dung.Hội thi Hợp xướng quốc tế Việt Nam lần thứ VIII do Hiệp hội Interkultur –...

Bảo tồn văn hóa miền núi gắn với phát triển sinh kế

Các tộc người Ca Dong, Co, Xê Đăng, Mơ Nông (Bắc Trà My) đang nỗ lực khôi phục, bảo tồn từ từng nhịp trống chiêng, nếp nhà sàn, bộ chuỗi cườm, thổ cẩm bên khung dệt... Câu chuyện “hồi sinh” văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây đang được viết tiếp bằng hơi thở của đời sống hiện đại.Trà Sơn, Trà Kót, Trà Giang…...

Khai mạc hội thi hợp xướng quốc tế Việt Nam lần thứ 8

Từ năm 2011, Hội thi hợp xướng quốc tế do thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam phối hợp cùng Hiệp hội INTERKULTUR (CHLB Đức) tổ chức định kỳ 2 năm một lần tại Hội An.Trong khuôn khổ hội...

Quảng Nam: Lễ hội “Tam Kỳ – Mùa hoa sưa năm 2025” sẽ có 10 hoạt động chính

Từ ngày 10 đến 13/4/2025, lễ hội “Tam Kỳ – Mùa hoa sưa năm 2025” với chủ đề “Rực rỡ sắc hoa vàng” sẽ được tổ chức, nhằm giới thiệu, quảng bá vẻ đẹp độc đáo của hoa sưa và các hoạt động khác để phục vụ nhu cầu tham quan, du lịch.Trong khuôn khổ lễ hội “Tam Kỳ – Mùa hoa sưa năm 2025”, trong đêm khai mạc, thành phố Tam Kỳ sẽ công bố quyết định công...

Quảng Nam: tối 09/4 Hội An khai mạc Hội thi Hợp xướng quốc tế lần thứ 8 – 2025

Tối ngày 9/4, tại Rạp hát Hội An sẽ khai mạc Hội thi Hợp xướng quốc tế Việt Nam lần thứ 8- năm 2025. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên sóng Đài phát thanh – Truyền hình Quảng Nam.Đây là sự kiện văn hóa nghệ thuật đặc sắc được thành phố Hội An phối hợp với Hiệp hội Interkultur (Cộng hòa liên bang Đức) tổ chức định kỳ 2 năm 1 lần.Hội thi Hợp xướng quốc tế...

Chi 5 tỷ đồng để phát huy giá trị nghệ thuật Bài chòi ở Quảng Nam

Kế hoạch nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 08, ngày 23/1/2024 của HĐND tỉnh về quy định nội dung, mức hỗ trợ bảo tồn, phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật Bài...

Phú Ninh có trên 96% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

Kết quả này, vượt so với chỉ tiêu đề ra từ đầu năm là đạt trên 90%. Các địa phương có tỷ lệ hộ gia đình văn hóa cao như: xã Tam Thành (98,2%), xã Tam Phước (97,7%), xã...

Hành hương về miếu tổ nghề yến Cù Lao Chàm

Lễ giỗ tổ nghề yến được tổ chức vào mùng 9 và mùng 10/3 âm lịch hằng năm tại ngôi miếu tổ thuộc thôn Bãi Hương, xã đảo Tân Hiệp - Cù Lao Chàm (TP.Hội An). Đây là ngôi...

Giỗ Tổ nghề yến Cù Lao Chàm: Tri ân Tổ nghề – Giữ gìn nghề truyền thống

Trong hai ngày 6 và 7/4/2025 (nhằm mùng 9 và 10 tháng 3 âm lịch), tại thành phố Hội An đã diễn ra Lễ giỗ Tổ nghề yến – một nghi lễ truyền thống mang đậm dấu ấn văn hóa, gắn bó mật thiết với đời sống cộng đồng cư dân nơi đây.Lễ giỗ diễn ra trong không khí trang nghiêm, thành kính. Trong ngày mùng 9 tháng 3 âm lịch, người dân tổ chức lễ rước, chuẩn bị...

Nhiều địa phương long trọng tổ chức Giỗ tổ Hùng Vương

Sáng 7/4 (tức mùng 10 tháng Ba âm lịch), tại Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương và Chủ tịch Hồ Chí Minh ở làng Trừng Giang, xã Điện Trung, nhân dân ba xã Gò Nổi gồm Điện Trung, Điện Quang và Điện Phong long trọng tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh.Tham dự buổi lễ có ông Phan Minh Dũng – Bí thư Thị ủy; lãnh đạo Thị ủy, HĐND, UBND,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất