Powered by Techcity

Dấu ấn văn hóa Sa Huỳnh trong tâm thức người Cơ Tu


Trang phục Cơ Tu
Trang phục Cơ Tu

Ngoài các đặc điểm chung, mỗi vùng có những nét văn hóa riêng tùy thuộc địa bàn cư trú, điều kiện tự nhiên, tập quán… Hậu duệ của cư dân cổ Sa Huỳnh tiếp tục kế thừa và phát huy nền văn hóa này ở các mức độ khác nhau, có nơi đậm nét, có nơi mờ nhạt, song trong tâm thức, những giá trị văn hóa từ ngàn xưa của tiền nhân vẫn ở đó.

Dấu tích ngàn xưa

Ở miền Trung Việt Nam, vào giai đoạn sơ kỳ thời đại đồ sắt, cách nay từ 2.000 đến 2.500 năm đã xuất hiện nền văn hóa cổ Sa Huỳnh. Các di tích Sa Huỳnh phân bố trong không gian rộng, từ hải đảo, vùng đồng bằng ven biển lên vùng đồi gò ven sông đến trung du và thung lũng miền núi.

Qua những đợt khai quật tại các di tích thuộc văn hóa Sa Huỳnh ở Quảng Nam và Đà Nẵng, các nhà khảo cổ đã thu thập được hàng ngàn hiện vật gốm.

Đồ gốm thuộc văn hóa Sa Huỳnh gồm có các loại nồi, vò, bát bồng… được tạo dáng khá đẹp, trang trí các loại hoa văn khác nhau. Trong số này, nhiều nhất là các dải hoa văn tam giác liên hoàn. Loại hoa văn này xuất hiện phổ biến trên đồ dệt thổ cẩm của người Cơ Tu và trên các cột X’nur (cột buộc trâu để tế lễ), trên cột cái trong gươl và hình trang trí trên nhà mồ.

Cùng với đó, các loại hình trang sức trong di tích mộ táng Sa Huỳnh gồm khuyên tai, vòng tay, hạt chuỗi cườm tấm đá và thủy tinh, đặc biệt là các hạt chuỗi hồng mã não với nhiều hình dạng, tròn, hình thoi, đốt trúc…

Ngày nay, các loại hạt hồng mã não, cườm tấm đủ màu cũng xuất hiện rất phổ biến trên các chuỗi trang sức của người Cơ Tu. Đã từ lâu, người Cơ Tu xem hồng mã não là loại tài sản quý giá, có thời điểm chỉ khoảng 10 hạt mã não lớn có thể đổi được một con trâu.

Người Cơ Tu cũng vẽ hoặc khắc mô típ hoa văn hình thoi dạng hạt mã não trên thân cột X’nur, trên vải thổ cẩm. Như vậy có thể thấy rằng loại hạt chuỗi mã não Sa Huỳnh gắn liền với tư duy thẩm mỹ và đã ăn sâu vào tâm thức của người Cơ Tu.

Từ khuyên tai hai đầu thú đến quan tài hai đầu trâu

Gắn bó trong đời sống tâm linh nên hình tượng con trâu đã đi vào nghệ thuật Cơ Tu rất sinh động. Trong điêu khắc Cơ Tu, đầu tiên phải kể đến những quan tài hai đầu trâu.

Đây là loại hình quan tài rất đặc biệt được làm từ 2 phần thân cây khoét rỗng; bên ngoài phần nắp tạo hình thân trâu, 2 đầu trâu nằm đối xứng ở hai đầu nắp quan tài; phần đầu trâu được thể hiện rất chân thực với đôi sừng cong vút.

Đầu trâu còn được thể hiện trên nhà mồ, có nơi người ta chạm trổ 2 đầu trâu đối xứng ngay trên hai đầu bờ nóc, cũng có nơi hai đầu trâu được thể hiện ở trên hai thanh gỗ chận 2 đầu mái nhà mồ.

Hình tượng hai đầu trâu đối xứng trên quan tài của người Cơ Tu khiến chúng tôi liên tưởng đến những chiếc khuyên tai hai đầu thú trong văn hóa Sa Huỳnh. Đó là loại khuyên tai bằng đá, chạm trổ hai chiếc đầu thú đối xứng với cặp sừng cong vút về phía trước; một số người cho rằng hai đầu thú được thể hiện trên loại khuyên tai này là con dê hoặc sao la.

Tuy nhiên loài dê và sao la không mấy gắn bó trong đời sống tinh thần của cư dân cổ vùng Đông Nam Á. Do đó, chúng tôi cho rằng hình tượng hai đầu thú trên loại khuyên tai chính là hai đầu trâu. Và có lẽ hình tượng hai đầu trâu trên quan tài người Cơ Tu là một sự “bảo lưu văn hóa” hay “trở lại truyền thống” bắt nguồn từ nền văn hóa Sa Huỳnh của thời xa xưa.

Nối dòng gốm cổ

Người Cơ Tu ở làng Cơ Noonh (xã A Xan, huyện Tây Giang) là một trong số rất ít trong những người thiểu số vùng Trường Sơn – Tây Nguyên biết làm đồ gốm.

Khuyên tai 2 đầu thú và quan tài 2 đầu trâu
Khuyên tai 2 đầu thú và quan tài 2 đầu trâu

Khác với người Kinh, người Cơ Tu ở Cơ Noonh không dùng bàn xoay để tạo dáng gốm. Họ chế tác đồ gốm theo cách mà những người cổ Sa Huỳnh đã làm cách nay hàng ngàn năm.

Khối đất được tạo thành hình trụ, sau đó đặt lên trên mảnh lá chuối tươi để chống dính. Người thợ gốm cúi khom mình và di chuyển xung quanh khối đất để tạo dáng sản phẩm.

Họ dùng một thanh tre mỏng để sửa lại độ dày thành gốm cho đều; sau đó dùng vỏ bắp chuối khô dấp nước miết bóng phần miệng sản phẩm. Vậy nên trên phôi gốm có những vết xước nhỏ theo chiều xoay tròn giống như sản phẩm được làm bằng bàn xoay.

So sánh dấu vết chế tác trên gốm Sa Huỳnh và gốm Cơ Tu, chúng tôi nhận thấy kỹ thuật chế tác tương tự nhau, độ nung cả 2 loại gốm cũng không cao do gốm được nung ngoài trời.

Đặc biệt người dân ở đây còn sản xuất loại kiềng gồm 3 chân rời nhau để làm bếp đun. Cấu tạo của loại kiềng này khá độc đáo: phần dưới hình ống, rỗng ở bên trong, được thu nhỏ dần và cong về phía trên, phần cong ở trên đặc và rắn chắc.

Khi nhìn thấy chân kiềng Cơ Tu, chúng tôi liên tưởng đến hai loại hiện vật độc đáo phổ biến trong các di chỉ thuộc thời đại đồng thau và sắt sớm, cùng thời với văn hóa Sa Huỳnh ở nước ta, đó là “chân giò gốm” và “gốm sừng bò”, hai loại hiện vật này đều chưa được xác định rõ công dụng.

Cấu tạo của chân kiềng Cơ Tu là sự kết hợp của cả hai loại hiện vật trên: phần ống rỗng phía dưới giống các loại “chân giò gốm”, phần trên của nó giống phần trên của “gốm sừng bò”. Chân kiềng Cơ Tu là một chứng cứ dân tộc học cho thấy “gốm sừng bò” và những “chân giò gốm” trong các di chỉ khảo cổ học đều là những chân kiềng bếp.



Nguồn: https://baoquangnam.vn/dau-an-van-hoa-sa-huynh-trong-tam-thuc-nguoi-co-tu-3142641.html

Cùng chủ đề

Mây tre đan và ủ rượu cần…

Nguồn: https://baoquangnam.vn/may-tre-dan-va-u-ruou-can-3144735.html

Giữ hồn di sản, những chuyện rời…

Hãy nhìn các lễ hội văn hóa, đó là giá trị văn hóa phi vật thể được vẽ lại hình hài trong không gian hẹp, hiện hình dưới con mắt hiện đại với sự hỗ trợ của sáng tạo...

Người Cơ Tu miền tây xứ Quảng mừng hội lúa mới

Nguồn: https://baoquangnam.vn/nguoi-co-tu-mien-tay-xu-quang-mung-hoi-lua-moi-3144665.html

Người làng Aró vui hội mừng gươl mới

Nguồn: https://baoquangnam.vn/nguoi-lang-aro-vui-hoi-mung-guol-moi-3144339.html

Áo dài muôn nẻo

Ông Vắn Nhật Bíu, chủ tiệm, kể chuyện thường gặp: nếu du khách Nhật đến tiệm cùng với bạn người Việt thì y như rằng, người bạn Việt sẽ tư vấn cho bạn Nhật, yêu cầu tiệm cắt may...

Cùng tác giả

Đoàn khảo sát Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXIII làm việc tại Điện Bàn

Theo báo cáo về công tác xây dựng Đảng, Đảng bộ thị xã Điện Bàn đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và đạt nhiều kết quả tích cực như: Tổ chức 7 đợt sinh hoạt chính trị; mở...

3 hộ dân bàn giao mặt bằng cho dự án nâng cấp quốc lộ 14E trước khi bị cưỡng chế

Trước đó ngày 19/11, UBND huyện Thăng Bình đã ban hành các quyết định về cưỡng chế thu hồi đất đối với các hộ gia đình ông Phan Minh Hồng, Lê Khắc Chung và Nguyễn Thiên Quang vào ngày...

Bị sa thải sẽ không được trợ cấp thất nghiệp

.tdi_77{vertical-align:baseline}.tdi_77>.wpb_wrapper,.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{display:block}.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{width:100%}.tdi_77>.wpb_wrapper>.vc_row_inner{width:auto}.tdi_77>.wpb_wrapper{width:auto;height:auto}.tdi_77{padding-bottom:30px!important} .tdi_78{margin-top:0px!important;margin-bottom:0px!important;padding-bottom:0px!important} .tdb_single_content{margin-bottom:0;*zoom:1}.tdb_single_content:before,.tdb_single_content:after{display:table;content:'';line-height:0}.tdb_single_content:after{clear:both}.tdb_single_content .tdb-block-inner>*:not(.wp-block-quote):not(.alignwide):not(.alignfull.wp-block-cover.has-parallax):not(.td-a-ad){margin-left:auto;margin-right:auto}.tdb_single_content a{pointer-events:auto}.tdb_single_content .td-spot-id-top_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Top Ad'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad0 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 1'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad1 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 2'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad2 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 3'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-bottom_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Bottom Ad'!important}.tdb_single_content .id_top_ad,.tdb_single_content .id_bottom_ad{clear:both;margin-bottom:21px;text-align:center}.tdb_single_content .id_top_ad img,.tdb_single_content .id_bottom_ad img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_top_ad .adsbygoogle,.tdb_single_content .id_bottom_ad .adsbygoogle{position:relative}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{margin-bottom:15px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{text-align:center}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-right:auto;margin-left:auto}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left{float:left;margin-top:9px;margin-right:21px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right{float:right;margin-top:6px;margin-left:21px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title{width:300px;height:250px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title:before{position:absolute;top:50%;-webkit-transform:translateY(-50%);transform:translateY(-50%);margin:auto;display:table;width:100%}.tdb_single_content .tdb-block-inner.td-fix-index{word-break:break-word}.tdi_78 .tdb-block-inner{max-width:100%;margin-left:auto;margin-right:auto}.tdi_78,.tdi_78>p,.tdi_78 .tdb-block-inner>p{font-family:Noto Sans!important;font-size:15px!important;line-height:1.6!important;font-weight:400!important}.tdi_78 h1{font-family:Noto Sans!important;font-size:32px!important;line-height:1.2!important;font-weight:700!important}.tdi_78 h2{font-family:Noto Sans!important;font-size:24px!important;line-height:1.2!important;font-weight:600!important}.tdi_78 h3:not(.tds-locker-title){font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h4{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h5{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h6{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 li{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .tdb-block-inner blockquote p{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .wp-caption-text,.tdi_78 figcaption{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78...

Quốc hội thông qua Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi với 8 điểm mới

2. Quy định về khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, trong đó có đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu, chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo...

Cùng chuyên mục

Quảng Nam đoạt giải cao tại Liên hoan nghệ thuật dân gian truyền thống Việt Nam – Những sắc màu di sản

Ngày 26/11, Trung tâm Văn hóa tỉnh Quảng Nam cho biết, tại Liên hoan nghệ thuật dân gian truyền thống chủ đề “Việt Nam – Những sắc màu di sản”, Đoàn nghệ thuật quần chúng tỉnh Quảng Nam tham gia 4 tiết mục và cả 4 đều đoạt giải cao.Cụ thể, có 2 giải A cho tiết mục “Diễn xướng dân gian bài chòi” và tiết mục múa độc lập “Hồn gốm”; 1 giải B  cho tiết mục hát...

Quảng Nam đoạt giải cao tại Liên hoan nghệ thuật dân gian truyền thống toàn quốc

Liên hoan do Bộ VH-TT&DL phối hợp với UBND tỉnh Nghệ An, Bộ NN&PTNT tổ chức, diễn ra từ ngày 22 - 26/11 tại TP.Vinh (Nghệ An), với sự tham gia của 11 đoàn nghệ thuật tiêu biểu trên...

Xã vùng cao Trà Cang bảo tồn văn hóa từ sức dân

Tại xã Trà Cang, từ năm 2020 đến nay, nhờ vào sự chung sức đóng góp của nhân dân, xã đã sưu tầm được các vật phẩm văn hóa quý giá. Đó là những vật dụng hằng ngày như...

Hồi ức khó quên về ca khúc “Chiều Hội An” – Đài Phát Thanh

Một ca khúc có thể gọi là để đời qua sự tồn tại của nó 40 năm qua mà đến bây giờ nhiều người dân Hội An đều nhớ và có thể ngân nga vài câu, vài đoạn hoặc cả bài hát; đó là ca khúc “Chiều Hội An” của nhạc sĩ Hoàng Lân.Khoảnh khắc hồi ứcMình nhớ, những năm đầu thập niên 80, lúc mà khi ai đó ở ngoài thị xã Hội An muốn nối điện thoại...

Bảo tồn di sản tư liệu từ pháp lý

Trong khi đó, dù Việt Nam tham gia Chương trình Ký ức thế giới của UNESCO về di sản tư liệu từ năm 2006 nhưng đến nay, vẫn chưa có quy định cụ thể về công tác bảo tồn...

Luật để bảo tồn, phát huy di sản văn hóa

XÂY DỰNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ DI SẢN ĐẶC THÙQuản lý nguồn lực tài chính như thế nào cho các hoạt động bảo vệ di sản, bên cạnh câu chuyện xác lập di sản văn hóa theo từng loại hình sở hữu, cơ chế đối với các di sản đặc thù... đều cần thiết phải có một hành lang pháp lý.“Cây gậy pháp lý” cho Hội AnVới hơn 1.200 di tích,...

Quảng Nam tham gia triển lãm Sắc màu di sản văn hóa tại tỉnh Nghệ An

Theo ông Trần Văn Đức – Phó Giám đốc phụ trách Bảo tàng Quảng Nam, sự kiện là cơ hội để Quảng Nam giới thiệu, quảng bá, tôn vinh những di sản văn hóa, thiên nhiên, các di tích...

Hội An triển lãm 20 tác phẩm tranh màu nước của họa sĩ Lưu Công Nhân

Nhiều nhà nghiên cứu mỹ thuật và giới họa sĩ cho rằng, với bộ tranh miêu tả Hội An rất điêu luyện đến tuyệt vời, họa sĩ Lưu Công Nhân được cho là “bậc thầy tranh màu nước”.Triển lãm...

Triển lãm “Chuyện phố, chuyện làng” trong Ngày hội di sản văn hóa Đà Nẵng

Bên cạnh các triển lãm chính, tại ngày hội còn trưng bày một số sản phẩm lưu niệm thủ công là các mô hình bằng tăm tre, gỗ về các công trình kiến trúc nổi bật của Đà Nẵng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất