Powered by Techcity

Dấu ấn trong hàng lưu niệm


744_2725.mxf.05_27_15_04.still001(1).jpg

Chuyện của tre, trúc…

Xã Cẩm Thanh, TP.Hội An bây giờ trở thành không gian du lịch trải nghiệm nhộn nhịp và hấp dẫn du khách gần xa. Nhưng ít ai biết, cách đây mấy chục năm, nơi đây từng tồn tại một làng nghề tre đan truyền thống. Và người “chủ xị” thuở ấy là ông Võ Tấn Mười – cho đến giờ vẫn còn duyên nợ sâu sắc với tre.

Lớn lên cùng tre, hít thở không khí và bóng mát lũy tre làng, sử dụng các sản phẩm đan lát từ tre… ông Võ Tấn Mười gắn đời mình với tre, trúc và lá dừa nước Cẩm Thanh. Bắt đầu từ chiếc rổ, rá đơn giản cho đến thúng mủng, dần sàng rồi áo tơi lá dừa hay những vật thông dụng từ tre… Tre đã “cưu mang” gia đình ông Mười qua nhiều phen cơ cực của cuộc mưu sinh.

Đó là lý do khi người làng dần bỏ nghề tre đan, ông Mười vẫn cương quyết giữ lấy nghề. Điều đáng mừng, cuộc “xe duyên” của ông với tre giờ đây được tiếp nối bởi người con trai Võ Tấn Tân và những người trẻ trong làng.

Họ cũng có những năm tháng sống cùng tre trúc, được cha mẹ chỉ dạy cách ứng xử với tre và giờ đây lại mang khát vọng làm thăng hoa cây tre của xứ sở mình bằng những sản phẩm tinh xảo, thân thiện và hữu dụng.

Xưởng tre Taboo Bamboo của gia đình anh Võ Tấn Tân không chỉ được biết đến là xưởng sản xuất đồ lưu niệm, thủ công mỹ nghệ và vật dụng gia đình bằng tre. Hiện nơi đây là một trong những điểm tham quan thu hút khách du lịch.

Ở đây có rất nhiều sản phẩm thú vị được làm thủ công bằng tre: từ những con ốc sên, chim cánh cụt, chuồn chuồn, những chú rối xinh xắn đến các vật dụng dùng trong gia đình như bàn, ghế, điện thoại bàn, cốc uống nước, ống hút, đũa, bát bằng tre…

Sau khi tốt nghiệp đại học, Võ Tấn Tân từng có công việc theo sở học của mình, nhưng rồi, tiếng gọi của tre đã kéo anh về làng quê và bắt đầu hành trình tiếp nối truyền thống của cha ông với tre, trúc… Anh Tân bảo: “Chính ba đã truyền lửa và thôi thúc mình quay về với làng quê và tre trúc. Ngọn lửa ấy cũng dẫn dụ mình đi với tre bằng một cách riêng cho đến bây giờ…”.

Anh bắt đầu mày mò, nghiên cứu về sản phẩm, thị trường, sở thích để từng bước tìm hướng đi riêng, không lẫn lộn với bất cứ dòng sản phẩm nào trên thị trường từ công nghiệp.

Chính tre đã dạy anh cùng lớp người trẻ của xưởng mỹ nghệ Taboo Bomboo một lối đi bền vững, thân thiện với môi trường nhưng cũng rất thăng hoa. Bắt đầu từ những chiếc xe đạp bằng tre, Võ Tấn Tân tiếp tục gây ngạc nhiên với dòng sản phẩm lưu niệm từ tre tinh xảo, bắt mắt và mang chứa câu chuyện làng nghề sâu sắc.

Anh Tân nói: “Mình muốn khi ai đó cầm một sản phẩm của mình trên tay hay mang về làm quà lưu niệm đều phải hiểu được rằng, đằng sau sản phẩm ấy là cả câu chuyện về làng nghề truyền thống, về văn hóa xứ sở”…

Hành trình của mo cau…

Tiên Phước là xứ sở của cau, nhưng giá trị cây cau không cao khi chỉ cho trái. Trăn trở để tìm hướng mở mới cho sản phẩm từ cau, chị Võ Thị Thu Thôi – làng Lộc Yên, xã Tiên Cảnh đã cùng với nhiều chị em trong thôn đứng ra thành lập Hợp tác xã cau xanh Quảng Nam.

Hợp tác xã ra đời cùng lúc làng Lộc Yên trở thành địa chỉ du lịch trải nghiệm thú vị. Điều này như cú hích để Thôi có thêm niềm tin, động lực dấn thân trên hành trình làm thay đổi số phận cây cau.

Lấy cảm hứng từ cây cau, các chị trong hợp tác xã sử dụng sản phẩm từ chiếc mo cau rơi rụng ngoài vườn mà từ lâu người dân đã bỏ quên, làm ra những sản phẩm thời trang mo cau như túi xách, mũ, khay đựng, chậu hoa, hoa mo cau, mũ, trang sức mo cau… thu hút sự chú ý của khách hàng, nhất là giới nữ.

Quả đúng là: Thân em rơi rụng ven bờ/ Ngẩn ngơ mua nắng dật dờ tả tơi/ Nâng em thành quạt thảnh thơi bao người/ Bện em túi xách mo tươi/ Đem ra chợ bán mua mười đồng rau/ Nghĩ đời cũng lắm điều hay / Vứt đi thì rác, khéo tay giúp đời…

Trước kia, từ mo cau, người dân Tiên Phước cũng như những miền quê xứ Quảng sáng tạo nên nhiều vật dụng thiết yếu trong sinh hoạt hàng ngày: từ gói cơm, cái gàu, cái rổ cho đến những món đồ chơi trẻ em… Sự xuất hiện của vật liệu nhựa có giá thành rẻ, làm cho những đồ dùng từ mo cau không đủ sức cạnh tranh.

Bây giờ, những con người mang khát vọng biến mo cau thành những mặt hàng đẹp, thân thiện môi trường, tận dụng nguyên liệu tại chỗ dồi dào như chị Thôi cùng các chị trong hợp tác xã của mình… đã viết nên câu chuyện đẹp giữa xanh ngát Lộc Yên, Tiên Phước.

Hai trong số rất nhiều nỗ lực mang dấu ấn làng nghề vào sản phẩm hàng lưu niệm của các nghệ nhân xứ Quảng đã và đang thuận buồm xuôi gió sau những khó khăn ban đầu.

Hy vọng rằng, trong tương lai không xa, mỗi làng nghề truyền thống xứ Quảng, ngoài cách tồn tại như hàng mấy trăm năm qua… sẽ tìm được cho mình thêm một chiếc áo mới, lộng lẫy, kiêu sa và mang chứa một khát vọng xanh trên hành trình đi tới.



Nguồn: https://baoquangnam.vn/dau-an-trong-hang-luu-niem-3141110.html

Cùng chủ đề

Làng nghề truyền thống ở Hội An tiếp cận số hóa

Bà Nguyễn Thị Xuân Vui – Phó Trưởng phòng Kinh tế TP.Hội An thông tin, đơn vị thường xuyên tư vấn, hướng dẫn các cơ sở ngành nghề nông thôn nói chung và các cơ sở nghề, làng nghề...

Khó khăn du lịch làng nghề

Hoàn thiện kết nốiDu lịch làng nghề không hề mới mẻ mà đã được ngành du lịch triển khai từ hơn 20 năm trước. Trong đó, sự thành công của các làng nghề truyền thống tại Hội An như...

Tư duy làng nghề thời hội nhập

Nghề đan tre ở nhiều làng quê xứ Quảng hoặc đã lụi tàn, hoặc đang èo uột, nhưng nhiều thợ tre ở làng quê Cẩm Thanh (Hội An) vẫn đang sống khỏe với những sản phẩm mỹ nghệ từ...

Định cư bền vững, tiếp nối làng nghề

Tìm cách gắn liền với thúc đẩy kinh tếKTS. Nguyễn Văn Nguyên - người sáng lập công trình Công viên đất nung Thanh Hà cho rằng, để làng nghề phát triển bền vững, ngoài 3 trụ cột như quan...

Phát triển sản phẩm OCOP từ sản phẩm làng nghề

Ở Quảng Nam, đã có những sản phẩm OCOP phát triển từ sản phẩm thủ công, từ làng nghề như Lụa Mã Châu, gốm Thanh Hà, nước mắm Tam Thanh, Cửa Khe…Sản phẩm làng nghề - còn nhiều việc...

Cùng tác giả

Liên đoàn Lao động huyện Tây Giang giới thiệu 55 đoàn viên ưu tú kết nạp Đảng

Dịp này, LĐLĐ Quảng Nam tặng bằng khen 3 tập thể và 1 cá nhân; UBND huyện Tây Giang tặng giấy khen 4 tập thể và 4 cá nhân; LĐLĐ huyện tặng giấy khen 3 tập thể và 12...

Quảng Nam giải ngân 54% nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia

Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có 5 chỉ tiêu vượt kế hoạch gồm hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 3.707 hộ, giảm tỷ...

Đảng bộ huyện Nam Giang kết nạp 114 đảng viên mới năm 2024

Huyện ủy Nam Giang hoàn thành biên soạn, tái xuất bản tập sách “Những sự kiện lịch sử huyện Giằng (1885 - 1975); phát hành tập san “Đảng bộ huyện Nam Giang 75 năm vững bước đi lên”; sưu...

Hội An tạm dừng bán vé tham quan phố cổ và làng nghề dịp Tết Nguyên đán

Cạnh đó cũng tạm dừng hoạt động hướng dẫn tham quan tại khu phố cổ, các làng nghề, Rừng dừa Bảy Mẫu - Cẩm Thanh, Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An trong...

Quảng Nam công bố Quyết định thành lập Ủy ban MTTQ Việt Nam lâm thời huyện Quế Sơn

Chiều ngày 08/1/2025, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Nam công bố Quyết định thành lập Ủy ban MTTQ Việt Nam lâm thời huyện Quế Sơn trên cơ sở sáp nhập Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Nông Sơn vào Ủy ban MTTQ Việt Nam Quế Sơn.Ủy ban MTTQ Việt Nam lâm thời huyện Quế Sơn gồm 102 ủy viên, ông Phạm Đình Bảy được chỉ định giữ chức Chủ tịch, ông Đỗ Đình Hà, ông Thái Văn...

Cùng chuyên mục

Những bảo vật từ một ngôi đền

Mukhalinga là Linga 3 phần, từ phần tròn có khuôn mặt tượng thần Shiva nhô ra. Hiện vật được các nhà nghiên cứu cho là kiệt tác, thể hiện đầy đủ những chuẩn mực về hình dáng và ý...

Hai bộ gia phả quý

Ông được Hồ Quý Ly cử vào Nam năm 1402 làm Chánh Đô vũ sứ phủ Thăng Hoa, lo việc vỗ an người Chiêm, di dân người Việt đến định cư trên vùng đất mới.Ông mất năm 1409, táng...

Tìm cội nguồn từ trang gia phả…

Ông Phan Văn Phúc, đại diện tộc Phan ở Đà Nẵng, có nguồn gốc từ Quảng Trị nhìn nhận, câu chuyện của tộc Phạm ở Đại Lộc, cũng là vấn đề “đau đầu” với dòng họ ông.Mặc dù tộc...

Hội An tổ chức hội thi “Cây nêu ngày tết” xuân Ất Tỵ

Đối tượng tham gia là các cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp, trường học, nhà văn hóa thôn/khối phố, điểm di tích trên địa bàn thành phố; đặc biệt là các đơn vị có trụ sở nằm...

Thúc đẩy công nghiệp văn hóa, cơ hội nào cho Quảng Nam?

Bà Thân Thị Thu Huyền - Giám đốc điều hành “Đảo Ký ức Hội An” cho rằng, Quảng Nam hội tụ đầy đủ yếu tố để phát triển mạnh du lịch văn hóa đặc thù và xa hơn là...

Tam Kỳ tổ chức 4 giải chạy Marathon trong giai đoạn 2025-2027

Theo thỏa thuận ký kết giữa UBND thành phố Tam Kỳ và Công ty Khám phá không giới hạn Việt Nam, trong giai đoạn 2025-2027, hai bên sẽ phối hợp tổ chức 4 giải chạy Marathon trên địa bàn thành phố nhằm thúc đẩy quảng bá hình ảnh và tiềm năng của thành phố.Cụ thể, năm 2025, Tam Kỳ sẽ tổ chức giải chạy Marathon “Hành trình về đất mẹ” vào tháng 3 chào mừng kỷ niệm 95 năm...

Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam thăm Khu đền tháp Mỹ Sơn

Sáng 03/1/2025, Ngài Sandeep Arya – Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Ấn Độ tại Việt Nam và phu nhân đến thăm và làm việc tại Khu đền tháp Mỹ Sơn. Lãnh đạo Ban Quản lý Di sản Văn hoá Mỹ Sơn gửi lời chúc tốt đẹp đến Ngài Đại sứ cùng phu nhân, đánh giá cao sự quan tâm của Ngài Đại sứ dành cho di sản Mỹ Sơn; thể hiện qua việc tích cực thúc...

Thành lập hội đồng cấp tỉnh xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn...

Theo quyết định, hội đồng này gồm 9 người trong đó Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Phan Thái Bình làm Chủ tịch hội đồng và Giám đốc Sở VH-TT&DL Nguyễn Thanh Hồng làm Phó Chủ tịch hội...

vừa mới được công nhận

Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Quyết định số 1712/QĐ-TTg công nhận 33 Bảo vật Quốc gia (đợt 13, năm 2024). Theo đó, Quảng Nam có 04 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận Bảo vật Quốc gia gồm: Bộ sưu tập trang sức vàng ở khu mộ táng Lai Nghi, Hạt mã não hình con chim nước và con hổ Lai Nghi, Trống đồng Hoàng Long và Thạp đồng Hoàng Long.Đại diện Hội đồng thẩm định...

Quảng Nam có thêm 4 bảo vật quốc gia

Bộ sưu tập trang sức vàng và hiện vật mã não hình động vật ở khu mộ táng Lai Nghi do Bảo tàng Quảng Nam lưu giữ và lựa chọn xây dựng hồ sơ là các hiện vật phát...

Tin nổi bật

Tin mới nhất