Powered by Techcity

Đặt chân lên nấc thang nhà sàn…

977a1532-1-.jpg
Nhà gỗ người Cơ Tu còn lưu giữ bậc thang truyền thống Ảnh ALĂNG NGƯỚC

Ngõ vào nhà

Sau lần khai trương cách đây ít năm, ngôi nhà sàn của Pơloong Plênh ở thôn Pơr’ning (xã Lăng, Tây Giang) trở nên “hút” khách. Nhiều người tìm đến, trải nghiệm rồi mê mẩn lúc nào không hay.

Ai cũng muốn đặt chân bước lên nấc thang đã ám màu khói bếp.
Anh Pơloong Plênh nói, nhiều người thích thú không gian nhà sàn này chính bởi những nét cũ – là hiện vật văn hóa truyền thống luôn được anh lưu giữ và bày trí tỉ mỉ.

Một bên là bếp, phía trên bếp là giàn chứa củi, cùng các vật dụng phục vụ đời sống sinh hoạt của đồng bào Cơ Tu. Đặc biệt hơn nữa, những chiếc gùi, nỏ, trống, áo vỏ cây… đặt xung quanh góc nhà sàn, tạo cảm giác về không gian truyền thống bình dị, thân thuộc và đậm triết lý nhân sinh.

Tôi bước lên nhà sàn, đếm từng bậc thang mà cứ nghĩ như mình đang ở một nơi nào đó giữa thung sâu. Bên trong, bếp đã lên đỏ lửa. Mùi hương thoảng qua theo gió.

Bao bận ghé chân, tôi mê mải ngôi nhà sàn này. Ngay ở cách bố trí hai lối đi bằng bậc thang gỗ, chủ nhà đã khéo léo để chúng gặp nhau một điểm – đều hướng về bếp.

Bước lên hết các bậc thang, ngước nhìn lên, là không gian thờ. Ảnh Bác Hồ ở giữa, các vật dụng trang trí khác xung quanh, gồm ché, chum, thanh la… như góp thêm màu sắc cho căn nhà sàn độc đáo.

Anh Pơloong Plênh nói, người vùng cao thường xem bậc thang như ngõ chính vào nhà. Ngoại trừ nhà trệt sau này, tất cả không gian kiến trúc của cộng đồng, từ gươl, moong cho đến nhà sàn, nhà zơng (chòi rẫy) đều được xây dựng và lắp đặt bậc thang nối từ chân trụ ngôi nhà lên đến thành gỗ đặt sàn lót để nằm.

“Ngày trước, người Cơ Tu chỉ ở nhà sàn. Những bậc thang được làm kiên cố, vừa nâng cao tuổi thọ, vừa tạo dấu ấn riêng cho không gian của ngôi nhà” – Pơloong Plênh chia sẻ.

Hôm nọ, tôi ngược núi lên chòi rẫy của một người bạn. Giữa sương núi bồng bềnh, ngôi nhà sàn xinh xắn được dựng lên, bậc thang vững chãi tạo nên điểm nhấn cho điểm dừng chân cạnh bìa rừng.

Tối hôm đó, chúng tôi ở lại căn chòi, trong câu chuyện về núi, bạn ấp ủ hình thành điểm dừng chân trải nghiệm, khám phá cho những cuộc “săn mây” giữa rừng.

Giá trị sinh tồn

Trong hành trình ngược núi đầu năm, chúng tôi thức giấc ở ngôi làng của người Cơ Tu ở xã biên giới Ch’Ơm (Tây Giang). Làng mới được dựng lên trên mặt bằng sát sườn núi. Tất cả cửa nhà của người dân đều hướng ra gươl, khép kín theo vòng tròn.

977a0494-copy.jpg
Bên thềm bậc thang Ảnh ALĂNG NGƯỚC

Người Cơ Tu dựng căn bếp sát nhà chính nên thoạt nhìn, rất dễ lầm tưởng hai nhà riêng biệt. Căn bếp cũng khá rộng, được thiết kế theo lối nhà sàn truyền thống. Hệ thống bậc thang nối giữa hai căn nhà, tạo nét riêng giữa kiến trúc mới – cũ.

Sinh sống dọc dãy Đông Trường Sơn, người Cơ Tu và nhiều tộc người thiểu số khác đều lấy bậc thang làm đồ vật “trang trí” ngôi nhà.

Thông thường, người dân làm bậc thang bằng gỗ, với 2 dạng chính: gỗ nguyên khối và gỗ xẻ nhỏ xếp theo bậc. Từ những gỗ thân tròn, sau khi mang về, người thợ thường dùng rìu để tạo từng nấc thang theo hình cánh cung, đảm bảo chân trụ bằng phẳng để tránh gây trượt chân khi lên xuống.

Bậc thang kiểu này cũng thường hiện diện ở gươl và được chạm trổ khá cầu kỳ. Ngày trước, những phụ nữ mang thai không được lên bậc thang của gươl, một phần do nguy hiểm, phần khác người ta kiêng kỵ bởi gươl là chốn linh thiêng, nơi cư ngụ của các vị thần.

Già làng Bhling Hạnh (thôn Công Dồn, xã Zuôih, Nam Giang) cho biết, những bậc thang ở ngôi nhà người vùng cao, không đơn thuần là để đi lại thuận tiện. Chúng mang giá trị rất cao về mặt sinh tồn của cộng đồng.

Từ hàng trăm năm trước, khi dựng lên ngôi nhà, người vùng cao đã tính toán đến chuyện phòng ngừa thiên tai, cũng như sự tấn công của thú dữ. Vì thế, những ngôi nhà (thường là nhà sàn) có bậc thang càng vững chắc, mức độ an toàn càng cao.

“Hàng chục năm trước, người vùng cao chăn nuôi gia súc, gia cầm ngay trong làng. Vì thế, không gian nhà cao ráo cũng nhằm mục đích đảm bảo vệ sinh, lại dễ quan sát. Sau này mới có chuồng trại, nhà sàn cũng dần chuyển đổi sang nhà trệt cho phù hợp kiến trúc theo mặt bằng mới” – già Bhling Hạnh nói.

Bây giờ, ở nhiều bản làng vùng cao, kiến trúc bậc thang truyền thống không còn nguyên vẹn nữa. Những phai nhạt đang dần hiện rõ. Nhiều công trình nhà ở bị biến dạng, đặc biệt là gươl.

Dù có thể chấp nhận xu thế mới, nhưng mỗi lần nhắc nhớ về kiến trúc cũ, nhiều già làng vùng cao, đặc biệt là các nhà nghiên cứu văn hóa dân tộc thiểu số bày tỏ nhiều tiếc nuối.

Ký ức cũ, giá trị xưa nay chỉ còn trong hình ảnh tư liệu…

Nguồn

Cùng chủ đề

Dừng chân, dưới mái nhà Cơ Tu

Điều này tưởng chừng khá đơn giản nhưng phải mất một quá trình nghiên cứu, thử nghiệm mới có thể đưa vào “thực đơn” du lịch miền núi. Điển hình như làng du lịch cộng đồng Bhơ Hôồng, trước...

Cùng tác giả

Quảng Nam tăng cường quản lý nhà nước trong triển khai các hoạt động đối ngoại

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu thủ trưởng các sở, ban ngành, đơn vị, hội đoàn thể, chủ tịch UBND cấp huyện căn cứ chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và tình hình...

Tập huấn công tác phòng, chống khủng bố

Sáng 30/10, Ban Chỉ đạo Phòng, chống khủng bố tỉnh Quảng Nam tổ chức hội nghị tập huấn công tác phòng, chống khủng bố năm 2024. Tham dự có Chủ tịch Uỷ ban MTTQVN tỉnh Lê Trí Thanh, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Huỳnh Thị Thùy Dung cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương.Tại hội nghị, báo cáo viên đến từ Cục An ninh nội địa – Bộ Công an thông tin các chuyên đề: Khái...

Đại biểu Quảng Nam thảo luận ở tổ về 7 dự án Luật – Đài Phát Thanh

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 29/10, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi). Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế và Luật Dự trữ quốc gia. Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng...

UBND tỉnh Quảng Nam làm việc với đoàn kiểm tra liên ngành về công tác đăng ký và quản lý hoạt động của các...

Sáng 30/10, UBND tỉnh Quảng Nam làm việc với đoàn kiểm tra liên ngành về công tác đăng ký và quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCP) tại Quảng Nam do bà Trịnh Thị Mai Phương, Phó Cục trưởng Cục Ngoại vụ – Bộ Ngoại giao làm trưởng đoàn. Dự, làm việc có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Tuấn và đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan.Ghi...

Nhang quế sạch – Nhất đỉnh quế

“Nhang quế sạch - Nhất đỉnh quế” với thành phần 95% bột quế, 5% bột bời lời, không sử dụng bất kỳ loại phụ gia hóa chất nào trong quá trình pha trộn. Nhờ vậy, nhang có mùi thơm...

Cùng chuyên mục

Từ địa văn hóa, nghĩ về Sa Huỳnh

Tuy nhiên, các dấu vết văn hóa Sa Huỳnh đã phát hiện cho thấy mật độ phân bố địa điểm của văn hóa Sa Huỳnh ở miền núi Quảng Nam khá đậm đặc, tập trung vào các gò đất,...

Tìm hiểu danh xưng Đồ Bàn, Chà Bàn

Nhận định của Hoàng Xuân Hãn cũng phù hợp với cách viết của các học giả người Pháp đầu thế kỷ 20. Trong bài nghiên cứu của Louis Finot (1904), khi nói đến các “tỉnh lớn” của Champa, tác...

Vũ điệu múa Chăm

Bà Nguyễn Thị Thu - nguyên cán bộ Trung tâm Nghiên cứu văn hóa Chăm Ninh Thuận, bày tỏ: “Văn hóa phi vật thể tạo nên sức hấp dẫn, làm sống lại di sản nên việc biểu diễn múa...

Đại Lộc và Nam Trà My đoạt giải Nhất Liên hoan Nghệ thuật quần chúng các xã xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng...

Tối 23/10, UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức tổng kết và trao thưởng Liên hoan Nghệ thuật quần chúng các xã xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam lần thứ III – Năm 2024. Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Lương Nguyễn Minh Triết đến dự và chúc mừng các đơn vị đạt giải.Liên hoan Nghệ thuật quần chúng các xã xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng...

Thách thức bảo quản gạch, đá tại Mỹ Sơn

Qua quan sát, theo dõi của nhân viên lúc đó, trong khoảng 2 năm đầu hiện tượng rêu, mốc giảm hẳn. Tuy nhiên, sau đó dần dần nấm, mốc địa y quay trở lại bình thường như mảng tường...

Nhiều hoạt động tại Lễ hội văn hóa các dân tộc huyện Bắc Trà My

Theo bà Hằng, lễ hội năm nay diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa tiêu biểu như: Tái hiện không gian sinh hoạt, không gian văn hóa, giới thiệu ẩm thực và sản vật địa phương, các trò...

Chia sẻ ứng dụng công nghệ hóa học trong bảo quản vật liệu di tích

Trong khuôn khổ chương trình hội thảo, dự kiến chiều nay 22/10 các đại biểu tham quan thực tế một số kết quả ứng dụng thử nghiệm trong bảo quản bề mặt vật liệu tại di tích tháp Chăm...

Thơ nữ trong vườn thơ xứ Quảng

Thơ nữ của Chi hội Văn học, Hội Văn học – Nghệ thuật (VH-NT) Quảng Nam đã góp phần làm nên diện mạo của mảnh đất thơ “chưa mưa đà thắm”. Đó là nhận định, đánh giá của nhiều nhà lý luận phê bình, nhà thơ và độc giả. Các nhà thơ nữ xứ Quảng là những cái tên trên thi đàn trong và ngoài tỉnh, tuy mức độ lan tỏa của từng người có khác nhau.   ĐA SẮC...

Truyền dạy kỹ năng hô hát bài chòi

Các CLB, đội, nhóm bài chòi ở các xã, phường, thị trấn tổ chức sinh hoạt định kỳ, tham gia hội thi các cấp, hội diễn văn nghệ mừng xuân, góp phần lan tỏa nghệ thuật bài chòi trong...

Đoàn Ca kịch Quảng Nam tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập

Tham dự lễ kỷ niệm có đại diện lãnh đạo HĐND, các sở ngành và các thế hệ cán bộ, diễn viên của Đoàn Ca kịch.Chương trình biểu diễn chuyên nghiệp có chất lượng nội dung và nghệ thuật...

Tin nổi bật

Tin mới nhất