Powered by Techcity

Cùng vui hội làng Aró


f4e60863f63f4c61152e.jpg
Đồng bào Cơ Tu thôn Aró vui múa trống chiêng mừng gươl mới Ảnh ALĂNG NGƯỚC

Sau 3 hồi trống được đánh vang, bên không gian gươl làng Aró, hàng trăm người dân và du khách chứng kiến nghi thức “ăn trâu” truyền thống mừng gươl mới của đồng bào Cơ Tu địa phương.

Chương trình do Phòng VH-TT huyện Tây Giang tổ chức nhằm khai thác, xây dựng nghi thức mừng gươl mới thành sản phẩm du lịch theo Dự án 6, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021 – 2030.

Hội làng truyền thống

Bận rộn với các hoạt động của ngày hội, bà Hôih Thị Giêếc – Trưởng thôn Aró như “tổng đạo diễn” xuất hiện ở mọi lúc, mọi nơi. Kể từ sau đợt khánh thành gươl mới cách đây ít năm, nghi thức “ăn trâu” lần này được xem như không gian hội làng truyền thống, quy tụ đông đảo người dân địa phương cùng tham gia, trải nghiệm. Bên không gian gươl mới, cộng đồng Cơ Tu vui múa trống chiêng, mừng công trình trọng đại, mang ý nghĩa nhân văn của vùng cao Tây Giang.

“Gươl mới được hình thành, ngoài thể hiện sự quan tâm của các cấp chính quyền với giá trị văn hóa truyền thống Cơ Tu, còn là tinh thần đoàn kết rất cao của cộng đồng thôn Aró.

Tiếp thu các ý kiến của già làng, kiến trúc gươl sau khi được tu sửa vẫn giữ được nét truyền thống, đặc biệt là các giá trị văn hóa của cộng đồng. Gươl là tài sản chung nên dù công việc cuối năm bận rộn, người dân vẫn sắp xếp tham gia, xem đó là trách nhiệm chung với cộng đồng làng” – bà Hôih Thị Giêếc chia sẻ.

53ae8a837ddfc7819ece.jpg
Trước ngày diễn ra lễ hội phụ nữ Cơ Tu chuẩn bị ẩm thực phục vụ lễ hội Ảnh ALĂNG NGƯỚC

Thôn Aró có 170 hộ/588 nhân khẩu, chủ yếu là đồng bào Cơ Tu sinh sống. Nhiều năm qua, bằng tinh thần cố kết cộng đồng, người dân Aró ra sức làm ăn, xây dựng cuộc sống mới, nhất là trong công tác bảo tồn văn hóa truyền thống.

Ông Hôih Plóc – người dân ở thôn Aró cho hay, đối với đồng bào Cơ Tu, lễ hội mừng gươl mới mang ý nghĩa hết sức quan trọng, thể hiện tinh thần kết đoàn, báo cáo thần linh về công trình trọng đại vừa hoàn thành.

Để chuẩn bị chu đáo cho ngày hội, từ nhiều ngày trước, người dân trong làng tổ chức họp bàn, vận động kinh phí đóng góp từ cộng đồng.

“Ai có gì thì góp nấy. Không có vật chất thì đóng góp tinh thần, cùng dân làng dựng cây nêu, làm lều trại, chuẩn bị thực phẩm… Các vật dụng phục vụ lễ hội như trống chiêng, các món ăn phục vụ du khách được bà con chuẩn bị chu đáo với sự chung tay của cộng đồng làng. Khi mọi thứ đã đâu vào đấy, tất cả người dân trong làng tập trung trước gươl mới, cùng nhau hát múa, đánh trống chiêng và tham gia các trò chơi dân gian ý nghĩa” – ông Hôih Plóc tâm sự.

Góp sức bảo tồn

Già làng Hôih Dzúc cho hay, gươl của người Cơ Tu là công trình biểu tượng cho cả cộng đồng, vì thế, bất kỳ công việc gì liên quan đến cộng đồng đều được bàn ở gươl. Xuất phát từ quan điểm đó, người Cơ Tu cho rằng, gươl to hay nhỏ sẽ phản ánh sức mạnh đoàn kết, tinh thần cộng đồng của thôn đó.

e1d0ff831adfa081f9ce.jpg
Thực hiện nghi thức tế thần linh Ảnh ALĂNG NGƯỚC

“Gươl là chốn linh thiêng, nơi thần linh, ông bà, tổ tiên về cư ngụ. Do vậy, trước khi diễn ra lễ hội mừng gươl mới, các già làng tiến hành báo cáo với tổ tiên, ông bà và cầu mong thần linh phù hộ cho cuộc sống người dân ngày càng phát triển, mùa màng tốt tươi, con cháu học hành đến nơi đến chốn. Sau khi kết thúc các nghi thức cúng thần linh, dân làng đánh vang trống chiêng, cùng nhau múa tâng tung da dá thể hiện niềm vui cộng đồng” – già Hôih Dzúc nói.

Theo ông Alăng Men – Phó Chủ tịch UBND xã Lăng, trong văn hóa Cơ Tu, lễ hội mừng gươl mới được xem đặc biệt quan trọng, đánh giá tinh thần đoàn kết của cộng đồng làng trong việc phục dựng, bảo tồn kiến trúc gươl truyền thống.

Thông qua lễ hội nhằm khích lệ, động viên tinh thần những thành viên của làng đã có nhiều đóng góp trong việc phục dựng gươl, góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa tốt đẹp của cộng đồng. Đây cũng là dịp để thắt chặt tinh thần đoàn kết của cộng đồng làng, chia sẻ kinh nghiệm trong lao động sản xuất, phát triển kinh tế, giúp nhau cùng tiến bộ…

977a4017.jpg
Đồng bào Cơ Tu thôn Aró tham gia các trò chơi dân gian trong ngày hội Ảnh ALĂNG NGƯỚC

Ông Bríu Hùng – Trưởng phòng VH-TT huyện Tây Giang cho biết, địa phương luôn chú trọng đến công tác bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Cơ Tu, đặc biệt là văn hóa gươl làng.

Nhờ vậy, đến nay tại 63 thôn của 10 xã trên toàn huyện đều có gươl truyền thống, phục vụ nhu cầu sinh hoạt, hội họp chung của cộng đồng. Năm 2024, Tây Giang tổ chức rà soát và sửa chữa, xây mới 16 công trình gươl Cơ Tu với kinh phí hơn 1,8 tỷ đồng.

“Trong quá trình bảo tồn và phát huy giá trị gươl hiện có trên địa bàn huyện, thời gian tới, chúng tôi tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền cho người dân nắm được chủ trương, đương lối của Đảng liên quan đến công tác bảo tồn văn hóa, trong đó có kiến trúc gươl.

Điều đáng mừng, hiện nay nhận thức của người dân trong việc gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống khá tốt, tạo cơ sở giúp địa phương xây dựng kế hoạch bảo tồn gắn với phát triển du lịch cộng đồng được hiệu quả trong thời gian tới” – ông Hùng chia sẻ.



Nguồn: https://baoquangnam.vn/cung-vui-hoi-lang-aro-3145000.html

Cùng chủ đề

Tây Giang đôn đốc xây dựng, sửa chữa nhà đại đoàn kết

Để hoàn thành mục tiêu ổn định nhà ở cho người khó khăn, thời gian qua, Ban vận động xóa nhà tạm, nhà dột nát huyện Tây Giang thường xuyên đôn đốc, giám sát tiến độ triển khai công...

Tây Giang ước thu ngân sách hơn 990 tỷ đồng, đạt 198% kế hoạch năm 2024

Về xây dựng nông thôn mới, bình quân đạt 14 tiêu chí/xã; có 10 thôn đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Tỷ lệ hộ nghèo chiếm 43,16% với 2.468 hộ, giảm 390 hộ nghèo so với năm 2023....

Đại biểu HĐND tỉnh Quảng Nam tiếp xúc cử tri tại huyện Tây Giang

Nguồn: https://baoquangnam.vn/dai-bieu-hdnd-tinh-quang-nam-tiep-xuc-cu-tri-tai-huyen-tay-giang-3146259.html

Đảng bộ huyện Tây Giang kết nạp 105 đảng viên mới năm 2024

Trên lĩnh vực kinh tế, tổng sản lượng lương thực có hạt đạt hơn 5.200 tấn, đạt 105,96% chỉ tiêu. Nguồn thu nhập từ lĩnh vực nông nghiệp cao hơn năm trước khoảng 10 - 20%. Địa phương trồng...

Năm 2024, Tây Giang vận động ủng hộ hơn 700 triệu đồng xóa nhà tạm

Tại hội nghị, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Tây Giang công bố quyết định thành lập và ra mắt các ban tư vấn, cộng tác viên của Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện, nhiệm kỳ...

Cùng tác giả

Thành lập hội đồng cấp tỉnh xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn...

Theo quyết định, hội đồng này gồm 9 người trong đó Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Phan Thái Bình làm Chủ tịch hội đồng và Giám đốc Sở VH-TT&DL Nguyễn Thanh Hồng làm Phó Chủ tịch hội...

Quế Sơn công bố quyết định thành lập các cơ quan tham mưu, giúp việc Huyện ủy, Trung tâm Chính trị huyện

Quyết định thành lập Trung tâm Chính trị huyện Quế Sơn trực thuộc Huyện ủy, biên chế gồm 2 viên chức và 2 hợp đồng lao động. Đồng chí Nguyễn Thị Thúy Hằng được bổ nhiệm làm Phó Giám...

Thứ trưởng Vũ Chiến Thắng dự Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 của Đảng ủy Học viện Hành chính Quốc gia

.tdi_69{vertical-align:baseline}.tdi_69>.wpb_wrapper,.tdi_69>.wpb_wrapper>.tdc-elements{display:block}.tdi_69>.wpb_wrapper>.tdc-elements{width:100%}.tdi_69>.wpb_wrapper>.vc_row_inner{width:auto}.tdi_69>.wpb_wrapper{width:auto;height:auto}.tdi_69{padding-bottom:30px!important} .tdi_70{margin-top:0px!important;margin-bottom:0px!important;padding-bottom:0px!important} .tdb_single_content{margin-bottom:0;*zoom:1}.tdb_single_content:before,.tdb_single_content:after{display:table;content:'';line-height:0}.tdb_single_content:after{clear:both}.tdb_single_content .tdb-block-inner>*:not(.wp-block-quote):not(.alignwide):not(.alignfull.wp-block-cover.has-parallax):not(.td-a-ad){margin-left:auto;margin-right:auto}.tdb_single_content a{pointer-events:auto}.tdb_single_content .td-spot-id-top_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Top Ad'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad0 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 1'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad1 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 2'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad2 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 3'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-bottom_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Bottom Ad'!important}.tdb_single_content .id_top_ad,.tdb_single_content .id_bottom_ad{clear:both;margin-bottom:21px;text-align:center}.tdb_single_content .id_top_ad img,.tdb_single_content .id_bottom_ad img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_top_ad .adsbygoogle,.tdb_single_content .id_bottom_ad .adsbygoogle{position:relative}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{margin-bottom:15px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{text-align:center}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-right:auto;margin-left:auto}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left{float:left;margin-top:9px;margin-right:21px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right{float:right;margin-top:6px;margin-left:21px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title{width:300px;height:250px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title:before{position:absolute;top:50%;-webkit-transform:translateY(-50%);transform:translateY(-50%);margin:auto;display:table;width:100%}.tdb_single_content .tdb-block-inner.td-fix-index{word-break:break-word}.tdi_70 .tdb-block-inner{max-width:100%;margin-left:auto;margin-right:auto}.tdi_70,.tdi_70>p,.tdi_70 .tdb-block-inner>p{font-family:Noto Sans!important;font-size:15px!important;line-height:1.6!important;font-weight:400!important}.tdi_70 h1{font-family:Noto Sans!important;font-size:32px!important;line-height:1.2!important;font-weight:700!important}.tdi_70 h2{font-family:Noto Sans!important;font-size:24px!important;line-height:1.2!important;font-weight:600!important}.tdi_70 h3:not(.tds-locker-title){font-family:Noto Sans!important}.tdi_70 h4{font-family:Noto Sans!important}.tdi_70 h5{font-family:Noto Sans!important}.tdi_70 h6{font-family:Noto Sans!important}.tdi_70 li{font-family:Noto Sans!important}.tdi_70 .tdb-block-inner blockquote p{font-family:Noto Sans!important}.tdi_70 .wp-caption-text,.tdi_70 figcaption{font-family:Noto Sans!important}.tdi_70...

Năm 2025 sẽ là năm Quảng Nam tăng tốc, bứt phá, cả hệ thống chính trị cần vào cuộc mạnh mẽ để về đích

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá để về đích, hoàn thành Nghị quyết Đại hội Đảng bộ đã đề ra. Các nhiệm vụ và chỉ tiêu của năm không chỉ là trách nhiệm nặng nề mà còn...

Năm 2025, Văn phòng Tỉnh ủy Quảng Nam đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong thực hiện nhiệm vụ

Bên kết quả đạt được, hội nghị đã thảo luận, góp ý kiến về một số mặt còn hạn chế, như tiến độ tham mưu, thẩm định một số nội dung còn chậm; việc xây dựng tiêu chuẩn chức...

Cùng chuyên mục

Thành lập hội đồng cấp tỉnh xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn...

Theo quyết định, hội đồng này gồm 9 người trong đó Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Phan Thái Bình làm Chủ tịch hội đồng và Giám đốc Sở VH-TT&DL Nguyễn Thanh Hồng làm Phó Chủ tịch hội...

vừa mới được công nhận

Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Quyết định số 1712/QĐ-TTg công nhận 33 Bảo vật Quốc gia (đợt 13, năm 2024). Theo đó, Quảng Nam có 04 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận Bảo vật Quốc gia gồm: Bộ sưu tập trang sức vàng ở khu mộ táng Lai Nghi, Hạt mã não hình con chim nước và con hổ Lai Nghi, Trống đồng Hoàng Long và Thạp đồng Hoàng Long.Đại diện Hội đồng thẩm định...

Quảng Nam có thêm 4 bảo vật quốc gia

Bộ sưu tập trang sức vàng và hiện vật mã não hình động vật ở khu mộ táng Lai Nghi do Bảo tàng Quảng Nam lưu giữ và lựa chọn xây dựng hồ sơ là các hiện vật phát...

Hấp lực từ bảo vật văn hóa Champa

Năm 2019, nhân kỷ niệm 100 năm mở cửa, Bảo tàng Điêu khắc Chăm đã có báo cáo sơ bộ về lượng khách tham quan kể từ năm 1936 cho đến năm 2018. Trong đó, giai đoạn từ 2005...

Chuyện vụn quanh di tích

Và tôi thì có một ngày đáng nhớ!Hôm nay tôi và người bạn đến từ Canada đứng nép trong lòng tháp B1- đền thờ chính. Tôi không làm công việc thuyết minh nên lặng nhìn hai vị khách Ấn...

Những bản phả ký đặc biệt ở Tam Kỳ xưa

Mặt trước tấm bia này khắc 24 dòng đứng gồm khoảng 600 đơn vị chữ Nho nhiều kích cỡ khác nhau. Ở vị trí trán bia khắc một dòng ngang chữ lớn “Trần Đại lang tự sở xuất” (tạm...

Phả hệ làng, chuyện của đời người…

Theo đó, từ 4 bản Bắc địa tấu từ mà ông Phụng sưu tầm, đối chiếu và lý giải, cho thấy làng Ngũ Giáp ngày nay chính là Phong Niên xã, mang ý nghĩa của năm được mùa. Ông...

Thành cổ Quảng Nam qua Di sản Mộc bản Triều Nguyễn

Đến năm Bính Dần (1866), Phạm Phú Thứ, một người con của quê hương Quảng Nam đã tâu lên vua Tự Đức rằng, tỉnh Quảng Nam mất mùa mấy năm luôn, có người nói “vì cớ tỉnh thành ở...

Sôi động đêm nhạc hội đếm ngược đón giao thừa 2024 tại Quảng trường 24/3

Sự kiện âm nhạc và countdown (đếm ngược) đón giao thừa hoành tráng diễn ra từ 21h ngày 31/12/2024 đến 0h30 ngày 1/1/2025 với rực rỡ ánh sáng và âm thanh chất lượng cao. Đông đảo người dân đứng...

Sở VH-TT&DL Quảng Nam tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 – Đài Phát Thanh

Chiều 30/12, Sở VH-TT&DL Quảng Nam tổng kết công tác văn hóa, gia đình, thể thao, du lịch năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.Năm 2024, ngành văn hóa, thể thao và du lịch Quảng Nam đã triển khai và thực hiện nghiêm túc các quy chế, quy định của UBND tỉnh và đạt kết quả tốt trên hầu hết các lĩnh vực phụ trách. Đặc biệt đã tham mưu tổ chức thành công các hoạt...

Tin nổi bật

Tin mới nhất