Powered by Techcity

Cồn sò điệp Bàu Dũ và cái nhìn hướng biển

cong-cu-da-bau-du.jpg
Công cụ đá Bàu Dũ được mô tả lại

Dựa vào kinh tế khai thác

Theo kết quả của những cuộc khai quật khảo cổ học tại Quảng Nam – Đà Nẵng vào thập niên 80 của thế kỷ 20, các nhà khảo cổ cho biết, cách ngày nay khoảng 6.000 năm đã có những người cổ sinh sống tại khu vực gò Bàu Dũ, xóm Phú Bình, thôn Phú Trung, xã Tam Xuân I, huyện Núi Thành.

Bàu Dũ cũng là di tích hiếm hoi thuộc thời đại đá mới ở Quảng Nam – Đà Nẵng. Người cổ Bàu Dũ có thói quen đổ vỏ nhuyễn thể thành từng đống, trải qua nhiều thế hệ, những vật phế thải đó cùng với đất cát đã tích tụ lại thành tầng văn hóa.

Nghiên cứu các di vật tìm được trong tầng văn hóa, các nhà khảo cổ cho rằng cư dân cổ Bàu Dũ chủ yếu sống dựa vào kinh tế khai thác tự nhiên. Cảnh quan thiên nhiên rất thuận lợi cho việc kiếm sống của họ. Ngoài những loài nhuyễn thể có sẵn và rất dễ khai thác, họ có nhiều kinh nghiệm trong việc đánh bắt cá sông, biển.

Đặc biệt họ có khả năng đánh bắt được những loại cá lớn sống ở vùng biển sâu, kể cả loại bò biển (dugon). Điều này chắc chắn cho việc họ đã biết làm các loại bè mảng hoặc thuyền độc mộc để ra khơi.

Bên cạnh nguồn thực phẩm chủ yếu là hải sản, người cổ Bàu Dũ còn săn bắt các loài thú hoang dã sống ở vùng đồng cỏ, đầm lầy và trong rừng.

Qua nghiên cứu sơ bộ về địa chất, giám định xương răng động vật và phân tích bào tử phấn hoa, các nhà khảo cổ đã dựng lại phần nào cảnh quan cổ khu vực Tam Xuân thời người cổ Bàu Dũ sinh sống.
Đó là vùng cửa sông, ven biển, nơi tiếp giáp giữa rừng và biển.

Ở đây có những trảng cỏ và đầm lầy, là môi trường sống thích hợp của các loài động vật ăn cỏ như hươu, nai, trâu, bò và tê giác. Riêng hai loài khỉ và sơn dương sống ở vùng đồi gò phía tây.

Thảm thực vật của vùng này là những loài cây ưa mặn. Rừng không xa biển, có nhiều loại cây cung cấp chất bột như búng báng, cây có hạt ăn được như dẻ, lai, mít, các loại củ mài, môn…

Bộ di vật đá thu được trong các đợt thám sát và khai quật có nguồn gốc từ chất liệu cuội, bên cạnh đó còn có đá phiến và một số loại đá trầm tích chất lượng xấu.

Theo các nhà khảo cổ, bộ công cụ đá thu thập được ở Bàu Dũ rất gần gũi với các công cụ đá thuộc văn hóa Hòa Bình về loại hình cũng như kỹ thuật chế tác.

Tuy nhiên, chất liệu công cụ đá Bàu Dũ không tốt bằng Hòa Bình. Điều này phản ánh môi trường sống khác nhau. Người cổ Hòa Bình sống ở vùng núi đá vôi nhiều đá cuội sông suối, người cổ Bàu Dũ sống ở vùng cửa sông ven biển, nơi rất hiếm đá cuội.

Chủ nhân đầu tiên của vùng ven biển

Qua các đợt khai quật đã phát hiện nhiều di cốt người cổ. Nghiên cứu hiện trạng di cốt tại hố khai quật cho thấy mộ được chôn ở tư thế bó gối trong các hố sò điệp, xung quanh có vài công cụ đá và các mảnh đá nhỏ để đánh dấu mộ. Điều này cho thấy người cổ Bàu Dũ đã có ý thức trong việc mai táng người chết.

Về các di cốt người cổ, theo PGS.TS Nguyễn Lân Cường, dựa vào cấu tạo răng, đặc điểm hộp sọ và xương chi có thể thấy tuổi thọ của người cổ Bàu Dũ không cao, chỉ khoảng 50 tuổi.

Về đặc điểm chủng tộc, trên cơ sở so sánh, dựa vào hệ số tương quan Q-mode cho thấy sọ cổ Bàu Dũ gần nhất với những sọ cổ thuộc văn hóa Hòa Bình, đó là các sọ cổ của Mái Đá Điều ở Thanh Hóa, hang Chổ ở Hòa Bình với những nét của đại chủng Australoid.

Kết quả các đợt thám sát và khai quật trước đây cũng như dựa vào phương pháp phân tích phóng xạ C14 các mẩu than tro được tìm thấy trước đó cho biết, niên đại của Bàu Dũ khoảng 5030±60 năm trước Công nguyên.

Căn cứ đặc trưng công cụ và cách thức mai táng người chết, GS.Trần Quốc Vượng đã xếp Bàu Dũ vào thời đại đá mới, nhưng là “đá mới trước gốm” (Prepottery-neolithic).

Một số nhà nghiên cứu cho rằng, người cổ Bàu Dũ là những người Hòa Bình giai đoạn muộn ở miền Trung tiến ra khai thác môi trường ven biển và các đảo ven bờ, họ đã trụ bám, tồn tại và phát triển được ở đó và trở thành một trong những chủ nhân đầu tiên ở vùng ven biển Việt Nam.

Hoặc có thể họ là một bộ phận của những người cổ giai đoạn đầu của văn hóa Quỳnh Văn ( ở ven biển Nghệ An – Hà Tĩnh, có niên đại cách ngày nay khoảng 4.500 năm)

Theo vệt văn hóa hậu kỳ đá mới từ Quỳnh Văn (Nghệ An) đến Bàu Tró (Quảng Bình) và Bàu Dũ (Quảng Nam), có thể thấy sự phát triển từ văn hóa “Cồn sò điệp” ở hậu kỳ đá mới đến giai đoạn sơ kỳ kim khí – tiền Sa Huỳnh là một quá trình rất dài và khá liên tục ở khu vực ven biển từ Bắc đến Nam Trung bộ.

Trên con đường phát triển, mỗi nền văn hóa có đặc trưng cũng như trình độ phát triển khác nhau. Nhưng vẫn có những mối quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp, điều này có thể thấy ở giai đoạn cuối của thời đại đá mới, trong đó, những mộ vò của văn hóa Bàu Tró được xem là khởi đầu cho kiểu thức mộ chum trong văn hóa Sa Huỳnh – giai đoạn sơ kỳ thời đại kim khí ở miền Trung Việt Nam…

Nguồn

Cùng chủ đề

Thiếu trùng tu sau khai quật ở các di tích Champa

Điều đáng báo động hiện nay là gạch bị hoàn thổ và biến dạng rất nhanh do thiếu hoạt động bảo quản vật liệu gạch cổ này. Những viên gạch có niên đại khoảng từ thế kỷ thứ 4...

Điều tra, khảo sát di tích khảo cổ tại Hội An

Theo ông Võ Hồng Việt - cán bộ Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An, từ năm 1989 đến nay, qua các đợt nghiên cứu khảo cổ học tại địa phương, hàng chục nghìn...

Cùng tác giả

Đoàn khảo sát Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXIII làm việc tại Điện Bàn

Theo báo cáo về công tác xây dựng Đảng, Đảng bộ thị xã Điện Bàn đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và đạt nhiều kết quả tích cực như: Tổ chức 7 đợt sinh hoạt chính trị; mở...

3 hộ dân bàn giao mặt bằng cho dự án nâng cấp quốc lộ 14E trước khi bị cưỡng chế

Trước đó ngày 19/11, UBND huyện Thăng Bình đã ban hành các quyết định về cưỡng chế thu hồi đất đối với các hộ gia đình ông Phan Minh Hồng, Lê Khắc Chung và Nguyễn Thiên Quang vào ngày...

Bị sa thải sẽ không được trợ cấp thất nghiệp

.tdi_77{vertical-align:baseline}.tdi_77>.wpb_wrapper,.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{display:block}.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{width:100%}.tdi_77>.wpb_wrapper>.vc_row_inner{width:auto}.tdi_77>.wpb_wrapper{width:auto;height:auto}.tdi_77{padding-bottom:30px!important} .tdi_78{margin-top:0px!important;margin-bottom:0px!important;padding-bottom:0px!important} .tdb_single_content{margin-bottom:0;*zoom:1}.tdb_single_content:before,.tdb_single_content:after{display:table;content:'';line-height:0}.tdb_single_content:after{clear:both}.tdb_single_content .tdb-block-inner>*:not(.wp-block-quote):not(.alignwide):not(.alignfull.wp-block-cover.has-parallax):not(.td-a-ad){margin-left:auto;margin-right:auto}.tdb_single_content a{pointer-events:auto}.tdb_single_content .td-spot-id-top_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Top Ad'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad0 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 1'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad1 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 2'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad2 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 3'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-bottom_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Bottom Ad'!important}.tdb_single_content .id_top_ad,.tdb_single_content .id_bottom_ad{clear:both;margin-bottom:21px;text-align:center}.tdb_single_content .id_top_ad img,.tdb_single_content .id_bottom_ad img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_top_ad .adsbygoogle,.tdb_single_content .id_bottom_ad .adsbygoogle{position:relative}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{margin-bottom:15px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{text-align:center}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-right:auto;margin-left:auto}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left{float:left;margin-top:9px;margin-right:21px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right{float:right;margin-top:6px;margin-left:21px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title{width:300px;height:250px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title:before{position:absolute;top:50%;-webkit-transform:translateY(-50%);transform:translateY(-50%);margin:auto;display:table;width:100%}.tdb_single_content .tdb-block-inner.td-fix-index{word-break:break-word}.tdi_78 .tdb-block-inner{max-width:100%;margin-left:auto;margin-right:auto}.tdi_78,.tdi_78>p,.tdi_78 .tdb-block-inner>p{font-family:Noto Sans!important;font-size:15px!important;line-height:1.6!important;font-weight:400!important}.tdi_78 h1{font-family:Noto Sans!important;font-size:32px!important;line-height:1.2!important;font-weight:700!important}.tdi_78 h2{font-family:Noto Sans!important;font-size:24px!important;line-height:1.2!important;font-weight:600!important}.tdi_78 h3:not(.tds-locker-title){font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h4{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h5{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h6{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 li{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .tdb-block-inner blockquote p{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .wp-caption-text,.tdi_78 figcaption{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78...

Quốc hội thông qua Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi với 8 điểm mới

2. Quy định về khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, trong đó có đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu, chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo...

Cùng chuyên mục

Quảng Nam đoạt giải cao tại Liên hoan nghệ thuật dân gian truyền thống Việt Nam – Những sắc màu di sản

Ngày 26/11, Trung tâm Văn hóa tỉnh Quảng Nam cho biết, tại Liên hoan nghệ thuật dân gian truyền thống chủ đề “Việt Nam – Những sắc màu di sản”, Đoàn nghệ thuật quần chúng tỉnh Quảng Nam tham gia 4 tiết mục và cả 4 đều đoạt giải cao.Cụ thể, có 2 giải A cho tiết mục “Diễn xướng dân gian bài chòi” và tiết mục múa độc lập “Hồn gốm”; 1 giải B  cho tiết mục hát...

Quảng Nam đoạt giải cao tại Liên hoan nghệ thuật dân gian truyền thống toàn quốc

Liên hoan do Bộ VH-TT&DL phối hợp với UBND tỉnh Nghệ An, Bộ NN&PTNT tổ chức, diễn ra từ ngày 22 - 26/11 tại TP.Vinh (Nghệ An), với sự tham gia của 11 đoàn nghệ thuật tiêu biểu trên...

Xã vùng cao Trà Cang bảo tồn văn hóa từ sức dân

Tại xã Trà Cang, từ năm 2020 đến nay, nhờ vào sự chung sức đóng góp của nhân dân, xã đã sưu tầm được các vật phẩm văn hóa quý giá. Đó là những vật dụng hằng ngày như...

Hồi ức khó quên về ca khúc “Chiều Hội An” – Đài Phát Thanh

Một ca khúc có thể gọi là để đời qua sự tồn tại của nó 40 năm qua mà đến bây giờ nhiều người dân Hội An đều nhớ và có thể ngân nga vài câu, vài đoạn hoặc cả bài hát; đó là ca khúc “Chiều Hội An” của nhạc sĩ Hoàng Lân.Khoảnh khắc hồi ứcMình nhớ, những năm đầu thập niên 80, lúc mà khi ai đó ở ngoài thị xã Hội An muốn nối điện thoại...

Bảo tồn di sản tư liệu từ pháp lý

Trong khi đó, dù Việt Nam tham gia Chương trình Ký ức thế giới của UNESCO về di sản tư liệu từ năm 2006 nhưng đến nay, vẫn chưa có quy định cụ thể về công tác bảo tồn...

Luật để bảo tồn, phát huy di sản văn hóa

XÂY DỰNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ DI SẢN ĐẶC THÙQuản lý nguồn lực tài chính như thế nào cho các hoạt động bảo vệ di sản, bên cạnh câu chuyện xác lập di sản văn hóa theo từng loại hình sở hữu, cơ chế đối với các di sản đặc thù... đều cần thiết phải có một hành lang pháp lý.“Cây gậy pháp lý” cho Hội AnVới hơn 1.200 di tích,...

Quảng Nam tham gia triển lãm Sắc màu di sản văn hóa tại tỉnh Nghệ An

Theo ông Trần Văn Đức – Phó Giám đốc phụ trách Bảo tàng Quảng Nam, sự kiện là cơ hội để Quảng Nam giới thiệu, quảng bá, tôn vinh những di sản văn hóa, thiên nhiên, các di tích...

Hội An triển lãm 20 tác phẩm tranh màu nước của họa sĩ Lưu Công Nhân

Nhiều nhà nghiên cứu mỹ thuật và giới họa sĩ cho rằng, với bộ tranh miêu tả Hội An rất điêu luyện đến tuyệt vời, họa sĩ Lưu Công Nhân được cho là “bậc thầy tranh màu nước”.Triển lãm...

Triển lãm “Chuyện phố, chuyện làng” trong Ngày hội di sản văn hóa Đà Nẵng

Bên cạnh các triển lãm chính, tại ngày hội còn trưng bày một số sản phẩm lưu niệm thủ công là các mô hình bằng tăm tre, gỗ về các công trình kiến trúc nổi bật của Đà Nẵng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất