Powered by Techcity

Cõi thiêng Chiêm Sơn

img_6421.jpeg
Dinh Bà Chiêm Sơn Ảnh TTT

Ngôi làng cổ

Chiêm Sơn là một làng cổ được ghi nhận trong sách “Ô Châu cận lục” của Dương Văn An từ những năm 1553 – 1555. Làng trước đây thuộc tổng Mậu Hòa, phủ Duy Xuyên, nay thuộc xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên.

Làng có nhiều di tích đặc biệt quan trọng, gắn liền mối quan hệ giao lưu tiếp biến văn hóa Champa – Đại Việt. Từ dinh Bà Chiêm Sơn và lệ cúng Bà cho đến các di tích thời Nguyễn với lăng Vĩnh Diễn (Hiếu Văn hoàng hậu của Sãi vương Nguyễn Phúc Nguyên), lăng Vĩnh Diên (Đoàn Huệ phi, vợ Thượng vương Nguyễn Phúc Lan, mẹ của Hiền vương Nguyễn Phúc Tần)…

Theo các bậc cao niên làng Chiêm Sơn, lịch sử khai phá lập làng ghi nhận công đức của các vị tiền hiền trong việc thiết lập xã hiệu, lập thôn ấp, lập đình miếu, cầu cống… Nổi bật 3 tộc tiền hiền là Nguyễn Công, Nguyễn Văn và Nguyễn Đình.

Tộc Nguyễn Công với ngài Tiền hiền thủy tổ Nguyễn Tá Hiền, trước năm 1945 tộc trưởng Nguyễn Công Kiên còn giữ được một quyển mục lục năm Thái Đức thứ 6 (1783), một quyển phổ ý năm Minh Mạng thứ 16 (1835).

Tộc Nguyễn Văn có ngài Tiền hiền thủy tổ Nguyễn Văn Minh, con cháu từng bảo quản một quyển phổ ý năm Giáp Tuất (1754), một tờ trường biên năm Thái Đức thứ 8 (1785).

Tộc Nguyễn Đình có ngài Tiền hiền thủy tổ Nguyễn Đình Tứ. Ngoài ra làng còn có một số tộc họ được dự vào hàng hậu hiền.

TS. Trần Đình Hằng – Phân Viện trưởng Phân viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia tại Huế cho biết, tư liệu về kết quả khảo sát trước năm 1945 cho thấy ở làng Chiêm Sơn có 14 đạo sắc phong triều Nguyễn dành cho ngài Cao Các, Thành hoàng, Thái Dương phu nhân (Bà Chiêm Sơn) và nhân vật Chánh Đội trưởng Suất đội Trần Văn Phú.

Đáng chú ý, bản sắc phong năm Duy Tân thứ 5 (1911), Bà Chiêm Sơn từ Thái Dương Phu Nhân chi thần được phong Nhàn/Trinh Uyển Dực Bảo Trung Hưng chi thần. Đến sắc phong năm Khải Định 9 (1924), Bà được gia tặng Trai Tĩnh Trung đẳng thần.

Cội nguồn sâu thẳm

Dân làng truyền tụng từ xa xưa về một hiện tượng dị thường, mang tên Thần tích làng Chiêm Sơn. Ấy là cốt tượng Bà tự nhiên nổi lên trên mặt nước ở bến Tây An, nơi rừng cấm làng Mậu Hòa. Dân chúng các làng lân cận thấy ngài hiển linh, đến xin rước Bà về thờ nhưng đều gánh không nổi. Khi ấy dân làng Chiêm Sơn cũng đến xin rước Bà về để thờ thì được Bà đồng ý (có truyền thuyết nói là 8 trẻ mục đồng).

Người ta muốn thỉnh Bà đến cạnh Dinh Ông (ngài Cao Các) nhưng đến xứ Bàu Đưng, dây thừng bị đứt. Dân làng biết ý Bà muốn ở lại, bèn xin thiết trí tự miếu và tổ chức cúng tế thường niên trang nghiêm, cung kính. Đặc biệt, đại lễ 3 năm một lần tổ chức mời hát tuồng dâng lên Bà.

Theo nguyên lý hiến sinh để cầu an với khát vọng phồn thực, trong lễ Bà, dân làng dâng cúng những vật phẩm là thổ sản trong vùng với nhiều ý nghĩa đặc trưng. Lễ vật bắt buộc phải có cua đồng, cây tỏi nguyên rễ, cây cải đủ rễ và hoa, cá lóc nấu om và đặc biệt phải có một con chồn quay.

Tính thiêng của vật tổ và tín ngưỡng vạn vật hữu linh đã giúp giải mã, làm rõ ý nghĩa biểu tượng của lễ vật. Chính nhờ cội nguồn linh thiêng sâu thẳm mà Dinh Bà trở thành tâm điểm cho lễ hội truyền thống Bà Chiêm Sơn.

Đậm dấu ấn văn hóa

Tượng Bà Chiêm Sơn thờ nơi chính điện có chiều cao 56cm, chân xếp bằng rộng 54cm, thân dày 13cm, đầu cao 18cm, cánh tay dài 28,8cm, bàn chân dài 17cm.

img_6449.jpeg
Vật phẩm dâng cúng trong lễ Bà Chiêm Sơn Ảnh TTT

TS. Trần Đình Hằng cho rằng, điểm đặc biệt từ pho tượng Bà, vốn đã được Việt hóa nhiều nhờ khả năng sơn vẽ qua thời gian. Xung quanh tượng vẫn được bảo bọc, nâng đỡ bởi bảy đầu rắn thần Naga tạo thành một lọng che trên đầu và bên dưới, ngồi trên lưng rắn, tựa như vật cưỡi linh thiêng.

Gần đây, dân làng cố gắng trả lại nguyên bản linh tượng với nhiều nét nguyên thủy như tai dài, mũi to, môi dày – ngẫu tượng khá xa lạ với người Việt.

TS. Trần Đình Hằng lý giải: “Rắn – rồng và những cấp độ hóa thân là biểu tượng cô đọng nhất cho khát vọng cầu mùa của cư dân nông nghiệp.

Nếu như rồng được biểu tượng hóa nổi bật trong thế giới vương quyền phong kiến phương Bắc thì trong văn hóa bản địa phương Nam, đó chính là thần rắn Nagar.

Có thể nói, 7 đầu rắn Nagar trong tượng thờ Bà Chiêm Sơn là dấu ấn hiếm hoi về phía cực bắc giữa hai vùng ảnh hưởng văn minh rồng – rắn.

Từ các ngài rắn quanh tượng thờ Bà Chiêm Sơn, người Việt lúa nước vùng châu thổ sông Thu Bồn đã biểu tượng hóa ba ngài rắn thành Tam vị Thủy tướng, được hiển linh và thờ tự phổ biến trong các làng xã ven sông Cái, ra tới làng Thanh Hà và Cù Lao Chàm ở Hội An, thời Nguyễn được sắc phong Phục Ba tướng quân”.

Với hệ thống các điểm thiêng từ Trà Kiệu cho tới Bà Thu Bồn (ở Thu Bồn, ở Trung An), Bà Chiêm Sơn, nối liền Bà Chúa Ngọc trên núi Ấn, đến Bô Bô phu nhân ở Cù Lao Chàm…, dòng sông Cái – Sài Thị – Thu Bồn đầy thiêng liêng huyền hoặc, cho thấy vai trò đặc biệt quan trọng trong lịch sử và văn hóa xứ Quảng.

Nguồn

Cùng chủ đề

Lễ hội “Tam Kỳ – Mùa hoa sưa năm 2025”

Ông Hồ Minh Sơn - Chủ tịch UBND phường Hòa Hương cho biết, địa phương sẽ tổ chức một số hoạt động nhằm tạo sự đa dạng cho Lễ hội “Tam Kỳ - Mùa hoa sưa năm 2025”, góp...

Món ngon qua miền lễ hội

Xuôi dòng về Hội An, Cẩm Nam là vùng đất màu mỡ, trù phú được bao bọc bởi các nhánh của hạ lưu sông Thu Bồn. Từ lâu bắp nếp Cẩm Nam đã trở thành đặc sản của phố...

Cùng trẩy hội lệ Bà…

Nguồn: https://baoquangnam.vn/cung-tray-hoi-le-ba-3150690.html

Chờ đợi từ du lịch lễ hội

Theo ông Nguyễn Trọng Tuấn - Giám đốc Công ty Du lịch Hội An DMC, để các lễ hội Quảng Nam trở thành điểm du xuân, cần phải nâng tầm sự kiện theo hướng là một sản phẩm du...

Vang tiếng trống hội giữa phố

Các làng cũ một thời nổi tiếng với vùng đất Thăng Long, lại được xướng danh và cử đại diện hương thôn tham gia tế cáo trời đất. Ngày hội tết của phố cổ, nhờ đó cũng là ngày...

Cùng tác giả

Sẽ có sự giảm nhẹ

Cập nhật chi tiết giá vàng hôm nay 7/4/2025 mới nhất ở thị trường trong nướcTại thời điểm khảo sát lúc 18h00 ngày 7/4/2025, giá vàng trong nước tạm nghỉ ngơi khi bước vào ngày nghỉ lễ Giỗ tổ...

Tin tức, dự báo giá tiêu ngày mai 8/4/2025 có xu hướng tăng nhẹ

Cập nhật giá tiêu mới nhất ngày 7/4/2025 ở thị trường trong nướcKhu vực Giá trung bình (VNĐ/kg) Thay đổi (VNĐ)Gia Lai153,000+2,500Bà Rịa - Vũng Tàu154,000+3,000Đắk Lắk155,000+3,000Bình Phước154,000+3,000Đắk Nông155,000+3,000Cập nhật: 07/04/2025Tính trung bình, giá tiêu toàn quốc hiện đạt...

Tin tức, dự báo giá cà phê ngày mai 8/4/2025 chưa có dấu hiệu lạc quan

Cập nhật giá cà phê trong nước ngày 7/4/2025 Thị trường Trung bình Thay đổi Đắk Lắk127,200-3,800Lâm Đồng126,000-4,200Gia Lai127,000-4,000Đắk Nông127,200-4,000Giá tiêu156,000+4,000USD/VND25,570-30Giá cà phê hôm nay (07/04/2025) vào lúc 17h cho thấy sự biến động nhẹ...

Tin tức, dự báo giá heo hơi ngày mai 8/4/2025 tiếp tục chuỗi ngày tăng

Cập nhật tin tức, giá heo hơi hôm nay 7/4/2025 mới nhấtCập nhật giá heo hơi hôm nay 7/4/2025 tại khu vực miền Bắc Địa phương Giá (đ/kg) Biến động (đ/kg) Giá tại các địa...

Du lịch Quảng Nam rộn ràng dịp Giỗ Tổ Hùng Vương

Nguồn: https://baoquangnam.vn/du-lich-quang-nam-ron-rang-dip-gio-to-hung-vuong-3152262.html

Cùng chuyên mục

Giỗ Tổ nghề yến Cù Lao Chàm: Tri ân Tổ nghề – Giữ gìn nghề truyền thống

Trong hai ngày 6 và 7/4/2025 (nhằm mùng 9 và 10 tháng 3 âm lịch), tại thành phố Hội An đã diễn ra Lễ giỗ Tổ nghề yến – một nghi lễ truyền thống mang đậm dấu ấn văn hóa, gắn bó mật thiết với đời sống cộng đồng cư dân nơi đây.Lễ giỗ diễn ra trong không khí trang nghiêm, thành kính. Trong ngày mùng 9 tháng 3 âm lịch, người dân tổ chức lễ rước, chuẩn bị...

Nhiều địa phương long trọng tổ chức Giỗ tổ Hùng Vương

Sáng 7/4 (tức mùng 10 tháng Ba âm lịch), tại Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương và Chủ tịch Hồ Chí Minh ở làng Trừng Giang, xã Điện Trung, nhân dân ba xã Gò Nổi gồm Điện Trung, Điện Quang và Điện Phong long trọng tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh.Tham dự buổi lễ có ông Phan Minh Dũng – Bí thư Thị ủy; lãnh đạo Thị ủy, HĐND, UBND,...

Hội An đầu tư hơn 6,5 tỷ đồng tu bổ, sửa chữa di tích

Danh mục tu bổ, sửa chữa di tích được phê duyệt gồm: Quét vôi, kẻ bia các di tích cộng đồng và lịch sử cách mạng; sửa chữa một số hạng mục công trình, điểm di tích gồm Bảo...

Đại Lộc tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025 – Đài Phát Thanh

Chiều tối 6/4 (nhằm ngày 9/3 Âm lịch), tại Đền Tưởng niệm Trường An, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Đại Lộc long trọng tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025.Phần tế lễ được tổ chức trang nghiêm, thành kính theo nghi thức truyền thống. Văn tế nêu bật công lao to lớn của các Vua Hùng, các bậc tiền nhân hữu công và anh hùng liệt sĩ đã góp phần dựng nước, giữ nước và bảo vệ...

Cây găng néo làng Trà Tây (xã Tam Mỹ Đông) được công nhận Cây di sản Việt Nam

Theo ông Đặng Huy Huỳnh, khi nhận hồ sơ đề nghị công nhận Cây di sản Việt Nam, Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam nghĩ đơn thuần chỉ là một thực thể cây cổ thụ....

Đón nhận Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam đối với cây găng néo

Theo ông Đặng Huy Huỳnh, khi nhận hồ sơ đề nghị công nhận Cây di sản Việt Nam, Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam nghĩ đơn thuần chỉ là một thực thể cây cổ thụ....

Cơ chế thuận lợi bảo tồn di sản

Đại diện các tổ chức này chia sẻ, thường họ sẽ dễ dàng đóng góp tài chính cho các dự án bảo tồn di sản văn hóa, trùng tu các di tích… do các cơ quan chuyên môn quản...

Học sinh trải nghiệm dập tranh giấy dó tại Bảo tàng Hội An

Đây là hoạt động trải nghiệm mới lạ, bổ ích, giúp học sinh tiếp cận các di tích lịch sử, văn hóa và truyền thống dân tộc. ...

Nuôi dưỡng đam mê với văn hóa truyền thống

Đồng bào Cơ Tu hay bất kỳ các tộc người DTTS sinh sống ở núi cao đều tự hào về bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Điều đó thể hiện tầm quan trọng không thể thay thế...

Điện Bàn bảo tồn hiệu quả các giá trị truyền thống

Ngày 12/3/2024, di tích mộ Phạm Phú Thứ (xã Điện Trung) và địa điểm Chiến thắng Bồ Bồ (xã Điện Tiến) được Bộ VH-TT&DL xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia, nâng tổng số di tích quốc...

Tin nổi bật

Tin mới nhất