Powered by Techcity

Chương trình phân bón trả chậm, nông dân hưởng lợi

(QNO) – Dù chưa có tiền, song nông dân vẫn có phân bón để sản xuất đầu vụ, đó là hình thức phân bón trả chậm do Hội Nông dân huyện Thăng Bình phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và hỗ trợ nông dân tỉnh triển khai từ nhiều năm nay. Điều này giúp nông dân an tâm sản xuất và không lo chi phí cũng như phân bón kém chất lượng.

Sau khi đăng ký chương trình trả chậm, phân bón được chở về tận nơi để nông dân sản xuất
Đăng ký chương trình trả chậm phân bón được chở về tận nơi để nông dân sản xuất

Vụ động xuân 2023 – 2024, xã Bình Nguyên (huyện Thăng Bình) vận động nông dân đăng ký dịch vụ phân bón trả chậm hơn 23 tấn. Những ngày qua, Hội Nông dân xã tiến hành phân loại và chở về từng tổ tự quản để nông dân kiểm tra, chuẩn bị sản xuất đầu vụ.

Theo ông Dương Ngọc Hồng Vinh – Chủ tịch Hội Nông dân xã Bình Nguyên, ban đầu Hội Nông dân xã chỉ thực hiện khoảng 8 tấn, đến nay con số này đã tăng lên gấp ba. Việc liên kết phân bón trả chậm giúp nông dân hưởng nhiều lợi ích. 

“Người nông dân chỉ cần đăng ký với tổ tự quản, phân bón được đưa về tận nơi để sản xuất dù chưa có tiền. Thứ hai, mọi người không lo về phân bón kém chất lượng và thứ ba là an tâm sản xuất, cuối vụ thu hoạch trả lại tiền phân bón đầy đủ” – ông Vinh nói.

[VIDEO] – Ông Dương Ngọc Hồng Vinh – Chủ tịch Hội Nông dân xã Bình Nguyên chia sẻ về lợi ích của chương trình phân bón trả chậm

Nhiều năm nay, gia đình ông Lê Văn Tâm – thôn Liễu Thạnh (xã Bình Nguyên) bớt đi gánh nặng tiền vật tư, phân bón mỗi khi bước vào vụ gieo trồng mới. Bởi ông Tâm đăng ký chương trình phân bón trả chậm từ Hội Nông dân xã, mỗi vụ ông Tâm đăng ký khoảng 150kg phân để bón cho cây lúa và hoa màu.

Ông Tâm cho hay, đầu vụ nông dân phải chi phí đủ thứ như chi trả máy làm đất, giống, phân bón, trong đó nặng nhất vẫn là phân bón sản xuất. Do đó nếu đăng ký hình thức phân bón trả chậm, nông dân cũng an tâm, dù chưa có tiền vẫn có phân bón để sản xuất.

[VIDEO] – Ông Lê Văn Tâm – thôn Liễu Thạnh xã Bình Nguyên hưởng lợi từ chương trình

Vụ đông xuân năm 2023 – 2024, Hội Nông dân huyện Thăng Bình và Trung tâm Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và hỗ trợ nông dân tỉnh đứng ra liên kết với các công ty phân bón như NPK Sao Việt, Bình Điền và Mặt Trời Mới để triển khai chương trình phân bón trả chậm.

Mức giá từng loại phân bón dao động từ 355.000 đồng đến 738.000 đồng với khối lượng tương ứng 25kg và 50kg/bao. Nếu trả chậm, nông dân trả thêm từ 10.000 – 20.000 đồng/bao loại 25kg và 50kg. Ngoài ra, các bên cũng đã phối hợp triển khai nhiều lớp tập huấn chương trình phân bón trả chậm cho bà con nông dân ở từng thôn, khu phố trước vụ sản xuất đông xuân 2023 – 2024.

Theo ông Huỳnh Quới – Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Thăng Bình, thực tế nhu cầu sử dụng phân bón để sản xuất nông nghiệp của người dân rất lớn, tuy nhiên, nhiều hộ còn khó khăn nên việc thực hiện chương trình cung ứng phân bón trả chậm là rất phù hợp. Hội Nông dân huyện đã đứng ra ký hợp đồng với các công ty để triển khai đến người dân với giá cả ổn định và chất lượng phân bón đảm bảo.

Nông dân kết hợp 2 loại phân để bón cho cây trồng
Nông dân kết hợp 2 loại phân để bón cho cây trồng

Vụ đông xuân 2022 – 2023 và vụ hè thu 2023, Hội Nông dân huyện Thăng Bình cung ứng 1.120 tấn phân bón theo chương trình phân bón trả chậm. Riêng vụ đông xuân 2023-2024, nông dân toàn huyện đăng ký 1.215 tấn.

Hình thức này giúp nông dân dù không vốn vẫn có điều kiện sản xuất, vừa không lo việc phân bón giả, phân bón kém chất lượng, vừa tăng năng suất các loại cây trồng.

Nông dân không lo về chất lượng phân bón
Nông dân không lo về chất lượng phân bón

Ông Quới cũng cho hay chương trình cung ứng phân bón theo hình thức trả chậm đã được thực hiện trên địa bàn huyện Thăng Bình hơn chục năm qua. Để giúp nông dân kịp thời vụ sản xuất, ngay từ đầu mỗi vụ sản xuất, Hội Nông dân huyện thông báo bảng giá đến các cơ sở hội, chi hội để tổng hợp nhu cầu đăng ký của hội viên, sau đó Hội Nông dân các xã sẽnhận phân bón từ công ty cung ứng và giao đến tận tay nông dân.



Nguồn

Cùng chủ đề

Đại biểu HĐND tỉnh Quảng Nam tiếp xúc cử tri huyện Thăng Bình

Bày tỏ vui mừng trước những kết quả Quảng Nam đạt được thời gian qua, cử tri huyện Thăng Bình kiến nghị nâng chế độ đóng bảo hiểm xã hội và nhận lương hưu đối với cán bộ không...

OCOP 3 sao với bún gạo lứt khô Lợi Phát

Tuy làm bún gạo lứt tốn gấp hai thời gian thành phẩm bún gạo trắng, nhưng giá cả hai loại này chênh lệch gấp đôi. “Làm mấy chục ký gạo lứt thì bằng thời gian làm 1 tạ gạo...

Kiệu tết chậm lớn do thiếu nắng

Nhà trồng 3 sào kiệu, từ 6 giờ sáng đến hơn 11 giờ trưa vẫn ở trên mấy đám kiệu, bà Nguyễn Thị Hường (thôn Tất Viên, xã Bình Phục) trông trời: “Chỉ mong trời nắng cứu được củ...

Kiệu tết Bình Phục chậm lớn do thiếu nắng

Nhà trồng 3 sào kiệu, từ 6 giờ sáng đến hơn 11 giờ trưa vẫn ở trên mấy đám kiệu, bà Nguyễn Thị Hường (thôn Tất Viên, xã Bình Phục) trông trời: “Chỉ mong trời nắng cứu được củ...

Doanh số cho vay tín dụng chính sách năm 2024 đạt hơn 293 tỷ đồng

Năm 2024, Ngân hàng CSXH huyện Thăng Bình tham mưu UBND huyện phân giao nguồn vốn kịp thời cho các xã, thị trấn. Tổng doanh số cho vay trong năm hơn 293 tỷ đồng, thu nợ 179 tỷ đồng....

Cùng tác giả

Năm 2024, Quảng Nam giải quyết đúng hạn 99,76% hồ sơ thủ tục hành chính ở cấp tỉnh

Tại hội nghị, Chánh Văn phòng UBND tỉnh tặng giấy khen 7 tập thể, 11 cá nhân hoàn thành tốt công tác tiếp nhận và giải quyết TTHC năm 2024.Năm 2024, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai...

Đại biểu HĐND tỉnh Quảng Nam tiếp xúc cử tri các xã cánh Đông huyện Thăng Bình – Đài Phát Thanh

Sáng ngày 6/1/2025, các đại biểu HĐND tỉnh Quảng Nam gồm Đại tá Hoàng Văn Mẫn – Chính ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh, ông Phan Thanh Thiên – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy tiếp xúc với gần 100 cử tri thị trấn Hà Lam, xã Bình Nguyên và các xã cánh đông huyện Thăng Bình.Sau khi nghe đại biểu HĐND tỉnh thông tin những nội dung kỳ họp thứ 28, HĐND tỉnh khóa X,...

Đảng ủy Bộ Chỉ huy BĐBP Quảng Nam triển khai công tác biên phòng 2025 – Đài Phát Thanh

Chiều ngày 06/1/2025, Đảng ủy Bộ Chỉ huy BĐBP Quảng Nam tổng kết công tác năm 2024, triển khai công tác biên phòng năm 2025. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quang Bửu dự hội nghị.Dịp này, Bộ chỉ huy BĐBP Quảng Nam được Bộ Quốc Phòng tặng cờ thi đua “Đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua quyết thắng”; nhiều tập thể, cá nhân được UBND tỉnh, Chính ủy BĐBP tuyên dương, khen thưởng vì đã...

Đại biểu HĐND tỉnh Quảng Nam tiếp xúc cử tri huyện Thăng Bình

Bày tỏ vui mừng trước những kết quả Quảng Nam đạt được thời gian qua, cử tri huyện Thăng Bình kiến nghị nâng chế độ đóng bảo hiểm xã hội và nhận lương hưu đối với cán bộ không...

Giai đoạn 2020 – 2024 , ngành thanh tra Quảng Nam kiến nghị chuyển cơ quan điều tra 12 vụ việc

Báo cáo tại hội nghị cho biết, trong 5 năm (2020 - 2024), toàn ngành thanh tra tỉnh tiến hành 1.028 cuộc thanh tra hành chính; đã ban hành 969 kết luận thanh tra; phát hiện sai phạm 214,18 tỷ đồng và 361.555m2 đất; kiến nghị thu hồi nộp ngân sách Nhà nước 131,852 tỷ đồng và 315.737m2 đất.Ngành kiến nghị chấn chỉnh, giảm trừ giá trị quyết toán, xử lý khác 82,328 tỷ đồng và 45.818m2 đất; kiến...

Cùng chuyên mục

GDP Việt Nam năm 2024 tăng 7,09%

Theo số liệu công bố sáng 6/1 của Tổng cục Thống kê, GDP quý IV/2024 tăng 7,55% so với cùng kỳ năm trước đó.Như vậy, GDP 2024 tăng 7,09% so với năm 2023. Mức này chỉ thấp hơn tốc độ tăng các năm 2018, 2019 và 2022 trong 15 năm qua, cho thấy kinh tế phục hồi rõ nét.Tăng trưởng kinh tế vượt 7% của Việt Nam là điểm sáng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu vẫn khó...

OCOP 3 sao với bún gạo lứt khô Lợi Phát

Tuy làm bún gạo lứt tốn gấp hai thời gian thành phẩm bún gạo trắng, nhưng giá cả hai loại này chênh lệch gấp đôi. “Làm mấy chục ký gạo lứt thì bằng thời gian làm 1 tạ gạo...

Từ 1/1/2025, dự án đầu tư của Quảng Nam dưới 15 tỷ đồng do Giám đốc Sở Tài chính phê duyệt quyết toán

Theo đó, UBND tỉnh ủy quyền cho Giám đốc Sở Tài chính phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành và chủ tịch UBND cấp huyện phê duyệt quyết toán chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.Cụ...

Đưa 600 mặt hàng lên trang sản phẩm của Quảng Nam

Trong đó Sở Công Thương đã xây dựng, đưa vào hoạt động trang sản phẩm tỉnh Quảng Nam (sanpham.quangnam.gov.vn) tích hợp ứng dụng Smart Quảng Nam với 600 sản phẩm của 127 cơ sở, doanh nghiệp. Sở NN&PTNT hỗ...

Tam Kỳ với những động lực mới

Thu ngân sách khởi sắcCũng như nhiều địa phương khác, năm 2024 TP. Tam Kỳ đối mặt với nhiều khó khăn trong công tác thu ngân sách, nhất là khoản thu tiền sử dụng đất phải điều chỉnh giảm...

Tổng kiểm kê tài sản công, tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý

Việc tổng kiểm kê thực hiện theo Quyết định số 213 ngày 1/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án tổng kiểm kê tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, tài sản kết...

Phát triển kinh tế – xã hội của Quảng Nam năm 2025: Vì mục tiêu tăng trưởng “hai con số”

“Chúng ta đã rút ra được nhiều kinh nghiệm quý báu để lưu ý và làm tốt hơn trong giai đoạn sắp tới. Không được bi quan trước khó khăn, nhưng cũng không thỏa mãn với những gì đã...

Điều chỉnh tiến độ thực hiện một dự án ven biển phường Điện Dương đến hết năm 2026

Theo đề nghị của Sở KH-ĐT, ý kiến của UBND thị xã Điện Bàn và Sở TN-MT, UBND tỉnh thống nhất điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án này đến tháng 12/2026 sẽ hoàn thành, đưa toàn bộ...

Hội An có hơn 100.000 chậu quật cảnh phục vụ Tết nguyên đán Ất Tỵ

Riêng xã Cẩm Hà có hơn 350 hộ trồng quật bán dịp Tết, với khoảng 71.000 chậu các loại. Đến thời điểm này, các nhà vườn trồng quật đã được các thương lái đến hỏi mua và đặt cọc...

Kiệu tết chậm lớn do thiếu nắng

Nhà trồng 3 sào kiệu, từ 6 giờ sáng đến hơn 11 giờ trưa vẫn ở trên mấy đám kiệu, bà Nguyễn Thị Hường (thôn Tất Viên, xã Bình Phục) trông trời: “Chỉ mong trời nắng cứu được củ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất