Powered by Techcity

“Chuẩn hóa” bộ chữ viết Cơ Tu


img_0260.jpeg
Các đại biểu tham dự Hội thảo công bố bộ chữ viết Cơ Tu được tổ chức vào trung tuần tháng 32025 Ảnh ALĂNG NGƯỚC

Trên cơ sở thống nhất và đảm bảo các điều kiện “chuẩn hóa” về bảng ký hiệu chữ viết, các tổ phụ âm đầu, nguyên âm…, bộ chữ viết Cơ Tu được kỳ vọng sẽ sớm đưa vào giảng dạy tại các trường phổ thông thuộc địa bàn Quảng Nam, TP.Huế – nơi có đông học sinh, cộng đồng Cơ Tu sinh sống và học tập.

Hệ thống chữ viết Cơ Tu

PGS.TS Nguyễn Hữu Hoành (Viện Ngôn ngữ học Việt Nam) cho biết, người Cơ Tu ở Việt Nam có ít nhất 4 hệ thống chữ ghi âm tự dạng La-tinh.

Hệ thống thứ nhất do các cán bộ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam chế tác, dựa trên mẫu tự La-tinh, khoảng năm 1956. Đây là kết quả lao động của các tác giả Conh Ta Lang (Lê Hồng Mao) và Conh Axơơp (Quách Xân).

Tháng 5/1959, tờ tin “Gung Dưr” (Vùng lên) bằng hai thứ chữ Cơ Tu và quốc ngữ ra đời. Năm 1986, UBND tỉnh, Ủy ban Khoa học kỹ thuật và Sở Giáo dục Quảng Nam – Đà Nẵng tổ chức ban nghiên cứu nhằm áp dụng và cải tiến một bước bộ chữ cũ. Kết quả của việc cải tiến này được sử dụng để biên soạn sách giáo khoa dùng cho lớp một (Boop Cơ Tu lớp muy) của tác giả Quách Xân, Lê Nam, Zơrâm Tuă và một số tác giả khác.

Hệ thống thứ hai được chế tác vào khoảng 1967 – 1969, do Viện Ngôn ngữ học Mùa hè xây dựng. Chữ này căn cứ vào tiếng địa phương Cơ Tu Êp (Cơ Tu vùng thấp), gặp trong Katu dictionary (Katu-Vietnamese-English – 1991) của N.A. Costell.

Hệ thống thứ ba vào năm 2003 – 2004, Quảng Nam hợp tác với Viện Ngôn ngữ học Việt Nam tiến hành sửa đối các hệ chữ đã có, trình bày một hệ thống chữ để dùng trong biên soạn từ điển, ngữ pháp và sách học tiếng Cơ Tu.

Riêng hệ thống thứ tư, bộ chữ do ông Bh’riu Liếc – nguyên Bí thư Huyện ủy Tây Giang sử dụng năm 2017. Chữ này căn cứ vào tiếng địa phương Cơ Tu Dal (Cơ Tu vùng cao) – tiếng của bộ phận người Cơ Tu sinh sống ở huyện Tây Giang và một số xã vùng cao huyện Nam Giang, được dùng trong cuốn sách P’rá Cơ Tu (Tiếng Cơ Tu) của tác giả Bh’riu Liếc.

“Hiện nay, chưa có một hệ thống chữ Cơ Tu thống nhất cho người Cơ Tu ở Việt Nam. Do vậy, cần phải có một bộ chữ viết thống nhất để có cơ sở pháp lý đưa vào giảng dạy tại hệ thống các trường phổ thông” – ông Hoành chia sẻ.

Bước ngoặt hồi sinh

Ông Bh’riu Liếc – nguyên Bí thư Huyện ủy Tây Giang cho hay, trước đây, chữ Cơ Tu từng được giảng dạy trong các trường học thuộc địa bàn miền núi phía tây của tỉnh. Tuy nhiên, sau năm 1975 chữ Cơ Tu gần như bị “lãng quên”. Do đó, đây là cơ hội và cũng là bước ngoặt rất lớn để cộng đồng Cơ Tu bảo tồn tiếng nói của dân tộc mình trước nguy cơ mai một.

img_3660(1).jpg
Từ nhu cầu thực tiễn Quảng Nam nỗ lực hoàn thiện bộ chữ viết Cơ Tu để sớm đưa vào chương trình giảng dạy cho học sinh dân tộc thiểu số Trong ảnh học sinh Cơ Tu tại Trường THPT Võ Chí Công Tây Giang Ảnh ALĂNG NGƯỚC

GS.TS Tạ Văn Thông (Viện Ngôn ngữ học) cho rằng, chữ Cơ Tu gần giống với chữ của người Co và người Ca Dong (nhóm địa phương thuộc dân tộc Xơ Đăng), rất dễ học và học nhanh hơn chữ quốc ngữ. Người Cơ Tu khá đông (đứng thứ 26/54 dân tộc), có nền văn hóa phong phú, đa dạng, đặc sắc nên cần có chữ viết để bảo tồn văn hóa và ngôn ngữ.

“Khi chúng tôi tiến hành khảo sát, nghiên cứu bộ chữ viết Cơ Tu trên cơ sở kế thừa hệ thống vốn có luôn nhận được sự đồng tình, ủng hộ từ chính người dân Cơ Tu. Điều đó cho thấy sự đón nhận của cộng đồng Cơ Tu đối với bộ chữ viết này, nhất là chủ trương đưa chữ Cơ Tu vào giảng dạy tại trường học có con em đồng bào Cơ Tu sinh sống, học tập” – ông Thông nhấn mạnh.

Theo ông Avô Tô Phương – Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo Quảng Nam, việc hoàn thiện bộ chữ Cơ Tu được xem là sự kiện mang dấu ấn lịch sử, là cơ hội bảo tồn, phát triển chữ viết, tiếng nói của đồng bào Cơ Tu tại Việt Nam. Việc thống nhất bộ chữ chung không đơn thuần là quyết định mang tính khoa học, mà còn mang ý nghĩa rất lớn đối với lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chính trị…

Về lâu dài cần hướng đến ứng dụng công nghệ, đưa chữ viết Cơ Tu vào chuyển đổi số, đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu của cộng đồng. Trong đó, xây dựng bộ dữ liệu số hóa chữ viết Cơ Tu, tạo nền tảng giáo trình, tài liệu điện tử phục vụ việc giảng dạy trong hệ thống giáo dục phổ thông.

Sớm đưa vào giảng dạy

Giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Nam Thái Viết Tường cho biết, chặng đường pháp lý để công nhận bộ chữ viết Cơ Tu thống nhất trải qua nhiều thời gian, công sức. Đặc biệt, để đưa bộ chữ viết này vào hệ thống giáo dục cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về cơ sở vật chất, con người, khảo sát nguyện vọng của học sinh.

img_0712(1).jpg
Bàn đá in tờ Gung Dưr bằng chữ Cơ Tu được trưng bày tại không gian văn hóa của huyện Nam Giang vào năm 2024 Ảnh ALĂNG NGƯỚC

Ngoài ra, TP.Huế và tỉnh Quảng Nam – hai địa phương cư trú chủ yếu của đồng bào Cơ Tu cần phối hợp chặt chẽ để tạo ra một bộ chữ Cơ Tu thống nhất, hoàn chỉnh, đảm bảo các điều kiện đưa vào giảng dạy tại các trường phổ thông. Đây là nguyện vọng chung rất chính đáng mà cộng đồng Cơ Tu ở Quảng Nam và TP.Huế luôn mong mỏi trong việc góp phần bảo tồn giá trị văn hóa địa phương.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Tuấn cho rằng, chữ viết Cơ Tu có vai trò và tầm quan trọng rất lớn trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Cơ Tu hiện nay. Bởi trong thời kỳ kháng chiến, người Cơ Tu từng được dạy học bộ “chữ cách mạng” này.

Tiêu biểu trong hoạt động giáo dục là việc cho ra đời bản tin “Gung Dưr” bằng chữ viết Cơ Tu, giúp người Cơ Tu biết được chữ viết của mình, góp phần đẩy mạnh phong trào đấu tranh chống Mỹ cứu nước ở các huyện miền núi Quảng Nam.

Để chữ Cơ Tu sớm đến được với người dân và học sinh, ông Trần Anh Tuấn mong muốn sự đồng hành từ các cơ quan quản lý nhà nước, nhà khoa học, địa phương nhằm thúc đẩy quá trình triển khai thực hiện sớm và hiệu quả.

Trước mắt, Sở GD-ĐT tham mưu UBND tỉnh phê duyệt bộ chữ Cơ Tu và làm việc với TP.Huế về chủ trương đưa chữ Cơ Tu vào trường học. Ngoài ra, chuẩn bị đầy đủ điều kiện để UBND tỉnh ban hành quyết định đưa chữ Cơ Tu vào giảng dạy trong các trường học và trong đội ngũ cán bộ liên quan…



Nguồn: https://baoquangnam.vn/chuan-hoa-bo-chu-viet-co-tu-3151733.html

Cùng chủ đề

Quảng Nam góp ý phương án thí điểm mô hình hành chính công chủ động

Mục tiêu đề án là đổi mới căn bản phương thức phục vụ người dân và doanh nghiệp, lấy công dân làm trung tâm, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ số để chuyển từ mô hình hành chính bị...

Quảng Nam tổ chức Đoàn đại biểu chức sắc đạo Cao Đài giao lưu, học tập kinh nghiệm tại các tỉnh phía Nam

Theo ông Mau, việc tổ chức Đoàn đại biểu chức sắc đạo Cao Đài tỉnh Quảng Nam giao lưu, học tập kinh nghiệm tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, là nhằm tiếp tục đổi...

Chi 5 tỷ đồng để phát huy giá trị nghệ thuật Bài chòi ở Quảng Nam

Kế hoạch nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 08, ngày 23/1/2024 của HĐND tỉnh về quy định nội dung, mức hỗ trợ bảo tồn, phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật Bài...

Trong 3 tháng, Quảng Nam đón hơn 2,23 triệu lượt du khách

Trong số 2,235 triệu lượt du khách đến Quảng Nam, lượng khách quốc tế ước đạt 1,725 triệu lượt (tăng 11% so với cùng kỳ); khách nội địa ước đạt hơn 510 nghìn lượt (tăng 9% so với cùng...

Du lịch Quảng Nam rộn ràng dịp Giỗ Tổ Hùng Vương

Nguồn: https://baoquangnam.vn/du-lich-quang-nam-ron-rang-dip-gio-to-hung-vuong-3152262.html

Cùng tác giả

Núi Thành phê duyệt 38 phương án bồi thường, tái định cư phục vụ các dự án

Trong đó, có 16 phương án với tổng diện tích đất thu hồi là 7.478,7m2; tổng kinh phí bồi thường hơn 4 tỷ đồng, có 70 hộ bị ảnh hưởng; bố trí 12 lô tái định cư, diện tích...

Quý I/2025, Quế Sơn phát triển 23 đảng viên mới

Đặc biệt, huyện tổ chức thành công các hoạt động kỷ niệm 50 năm giải phóng quê hương, thực hiện tốt công tác chăm lo gia đình chính sách, đối tượng bảo trợ xã hội.Trong quý, nguồn Quỹ xóa...

Quảng Nam góp ý phương án thí điểm mô hình hành chính công chủ động

Mục tiêu đề án là đổi mới căn bản phương thức phục vụ người dân và doanh nghiệp, lấy công dân làm trung tâm, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ số để chuyển từ mô hình hành chính bị...

Giá vàng tiến tới mốc 101 triệu

Cập nhật chi tiết giá vàng hôm nay 9/4/2025 mới nhất ở thị trường trong nướcGiá vàng hôm nay 9/4/2025 tại thị trường trong nước bừng tỉnh trong một cơn sóng tăng giá, phủ kín sắc xanh lên các...

Các chức sắc đạo Cao đài học tập kinh nghiệm xây dựng NTM tại các tỉnh phía Nam – Đài Phát Thanh

Chiều ngày 08/4, Ban thường trực UBMTTQVN tỉnh Quảng Nam tổ chức buổi gặp mặt các chức sắc đạo Cao đài đại diện cho các họ đạo trên địa bàn tỉnh nhân đoàn có chuyến thăm và học tập, trao đổi kinh nghiệm về công tác xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh tại các tỉnh phía Nam.Phát biểu tại buổi gặp mặt, lãnh đạo UBMTTQVN tỉnh cho biết, việc tổ chức đoàn các chức sắc...

Cùng chuyên mục

Quảng Nam: Lễ hội “Tam Kỳ – Mùa hoa sưa năm 2025” sẽ có 10 hoạt động chính

Từ ngày 10 đến 13/4/2025, lễ hội “Tam Kỳ – Mùa hoa sưa năm 2025” với chủ đề “Rực rỡ sắc hoa vàng” sẽ được tổ chức, nhằm giới thiệu, quảng bá vẻ đẹp độc đáo của hoa sưa và các hoạt động khác để phục vụ nhu cầu tham quan, du lịch.Trong khuôn khổ lễ hội “Tam Kỳ – Mùa hoa sưa năm 2025”, trong đêm khai mạc, thành phố Tam Kỳ sẽ công bố quyết định công...

Quảng Nam: tối 09/4 Hội An khai mạc Hội thi Hợp xướng quốc tế lần thứ 8 – 2025

Tối ngày 9/4, tại Rạp hát Hội An sẽ khai mạc Hội thi Hợp xướng quốc tế Việt Nam lần thứ 8- năm 2025. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên sóng Đài phát thanh – Truyền hình Quảng Nam.Đây là sự kiện văn hóa nghệ thuật đặc sắc được thành phố Hội An phối hợp với Hiệp hội Interkultur (Cộng hòa liên bang Đức) tổ chức định kỳ 2 năm 1 lần.Hội thi Hợp xướng quốc tế...

Chi 5 tỷ đồng để phát huy giá trị nghệ thuật Bài chòi ở Quảng Nam

Kế hoạch nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 08, ngày 23/1/2024 của HĐND tỉnh về quy định nội dung, mức hỗ trợ bảo tồn, phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật Bài...

Phú Ninh có trên 96% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

Kết quả này, vượt so với chỉ tiêu đề ra từ đầu năm là đạt trên 90%. Các địa phương có tỷ lệ hộ gia đình văn hóa cao như: xã Tam Thành (98,2%), xã Tam Phước (97,7%), xã...

Hành hương về miếu tổ nghề yến Cù Lao Chàm

Lễ giỗ tổ nghề yến được tổ chức vào mùng 9 và mùng 10/3 âm lịch hằng năm tại ngôi miếu tổ thuộc thôn Bãi Hương, xã đảo Tân Hiệp - Cù Lao Chàm (TP.Hội An). Đây là ngôi...

Giỗ Tổ nghề yến Cù Lao Chàm: Tri ân Tổ nghề – Giữ gìn nghề truyền thống

Trong hai ngày 6 và 7/4/2025 (nhằm mùng 9 và 10 tháng 3 âm lịch), tại thành phố Hội An đã diễn ra Lễ giỗ Tổ nghề yến – một nghi lễ truyền thống mang đậm dấu ấn văn hóa, gắn bó mật thiết với đời sống cộng đồng cư dân nơi đây.Lễ giỗ diễn ra trong không khí trang nghiêm, thành kính. Trong ngày mùng 9 tháng 3 âm lịch, người dân tổ chức lễ rước, chuẩn bị...

Nhiều địa phương long trọng tổ chức Giỗ tổ Hùng Vương

Sáng 7/4 (tức mùng 10 tháng Ba âm lịch), tại Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương và Chủ tịch Hồ Chí Minh ở làng Trừng Giang, xã Điện Trung, nhân dân ba xã Gò Nổi gồm Điện Trung, Điện Quang và Điện Phong long trọng tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh.Tham dự buổi lễ có ông Phan Minh Dũng – Bí thư Thị ủy; lãnh đạo Thị ủy, HĐND, UBND,...

Hội An đầu tư hơn 6,5 tỷ đồng tu bổ, sửa chữa di tích

Danh mục tu bổ, sửa chữa di tích được phê duyệt gồm: Quét vôi, kẻ bia các di tích cộng đồng và lịch sử cách mạng; sửa chữa một số hạng mục công trình, điểm di tích gồm Bảo...

Đại Lộc tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025 – Đài Phát Thanh

Chiều tối 6/4 (nhằm ngày 9/3 Âm lịch), tại Đền Tưởng niệm Trường An, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Đại Lộc long trọng tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025.Phần tế lễ được tổ chức trang nghiêm, thành kính theo nghi thức truyền thống. Văn tế nêu bật công lao to lớn của các Vua Hùng, các bậc tiền nhân hữu công và anh hùng liệt sĩ đã góp phần dựng nước, giữ nước và bảo vệ...

Cây găng néo làng Trà Tây (xã Tam Mỹ Đông) được công nhận Cây di sản Việt Nam

Theo ông Đặng Huy Huỳnh, khi nhận hồ sơ đề nghị công nhận Cây di sản Việt Nam, Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam nghĩ đơn thuần chỉ là một thực thể cây cổ thụ....

Tin nổi bật

Tin mới nhất