Trong mọi giai đoạn cách mạng, Đảng, Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm công tác phòng, chống lãng phí, đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, kết luận về vấn đề này và lãnh đạo cả hệ thống chính trị, toàn dân tổ chức thực hiện đạt nhiều kết quả. Trước yêu cầu tăng cường nguồn lực, khơi dậy sức dân đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác phòng, chống lãng phí đang đứng trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới rất khẩn trương, cấp bách. Báo Quảng Nam trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm – Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Ngay khi bắt đầu 1 tiếng tắt đèn nhiều hoạt động cần đến ánh sáng được mọi người sử dụng các nguồn điện có công suất thấp hơn linh hoạt hơn để thay thế
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chú trọng phòng, chống lãng phí. Bác căn dặn “Tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu là kẻ thù của nhân dân, của bộ đội và của Chính phủ”[1]; Người chỉ rõ “Tham ô có hại nhưng lãng phí có khi còn hại nhiều hơn: Nó tai hại hơn tham ô vì lãng phí rất phổ biến…”[2]; “Lãng phí tuy không lấy của công đút túi, song kết quả cũng rất tai hại cho nhân dân, cho Chính phủ. Có khi tai hại hơn nạn tham ô”[3]; Người nhiều lần nhấn mạnh “Phải quý trọng của công: Tất cả cái ăn, cái mặc, cái dùng của các cô, các chú là mồ hôi nước mắt của đồng bào. Phải tiết kiệm, giữ gìn, không được lãng phí[4]; “Tham ô, lãng phí, quan liêu là một thứ “giặc ở trong lòng”. Nếu chiến sĩ và nhân dân ra sức chống giặc ngoại xâm mà quên chống giặc nội xâm, như thế là chưa làm tròn nhiệm vụ của mình. Vì vậy, chiến sĩ và nhân dân phải hăng hái tham gia phong trào ấy”[5].
Không chỉ là thường xuyên căn dặn, nhắc nhở, bàn luận về tiết kiệm, chống lãng phí dưới góc độ lý luận, Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là tấm gương mẫu mực, sáng ngời về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đã truyền cảm hứng trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ra sức thi đua, huy động, hội tụ tiềm lực, sức mạnh chiến thắng thực dân, đế quốc, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Từ khi tiến hành công cuộc đổi mới đến nay, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư các khóa đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết, kết luận về phòng, chống lãng phí.
Ngày 21/8/2006, Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; ngày 25/5/2012, Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) ban hành Kết luận số 21-KL/TW về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba, Ban Chấp hành Trung ương (khóa X); ngày 21/12/2012, Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 21-CT/TW về việc đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; ngày 25/12/2023, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị 27-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng chỉ rõ: “Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí… chưa có chuyển biến rõ rệt… phát hiện, xử lý tham nhũng, lãng phí vẫn còn hạn chế…
Tham nhũng, lãng phí… vẫn còn nghiêm trọng, phức tạp… ngày càng tinh vi, gây bức xúc trong xã hội”[6]. Thể chế hóa các chủ trương của Đảng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa X ban hành Pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 1998; Quốc hội đã thông qua Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2005 và năm 2013; Hiến pháp năm 2013 quy định “Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng trong hoạt động kinh tế-xã hội và quản lý nhà nước”[7].
Người dân tìm hiểu thông tin vay mua nhà ở xã hội tại ngân hàng VietinBank Ảnh Nam Anh
Thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Hiến pháp và quy định của pháp luật, các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể từ Trung ương đến địa phương đã xác định rõ hơn trách nhiệm trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ phòng, chống lãng phí. Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, khai thác, sử dụng các nguồn lực của đất nước được nâng lên. Ngân sách nhà nước được kiểm soát chặt chẽ từ khâu lập đến chấp hành dự toán và quyết toán; mua sắm, trang bị, quản lý và sử dụng tài sản, phương tiện đi lại, trang thiết bị làm việc trong các cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách thực hiện theo đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ quy định; công tác quản lý các dự án đầu tư sử dụng vốn, tài sản nhà nước có chuyển biến tích cực.
Việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước được triển khai; quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp, ý thức tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng của nhân dân có nhiều chuyển biến tích cực. Kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã góp phần đưa công cuộc đổi mới đạt những thành tựu vĩ đại; đạt và vượt hầu hết các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội qua các nhiệm kỳ, kể cả trong bối cảnh có những thách thức chưa từng có tiền lệ như dịch bệnh, thiên tai; huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn nhân lực, vật lực, tài lực, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội của đất nước.
Bên cạnh kết quả, lãng phí còn diễn ra khá phổ biến, dưới nhiều dạng thức khác nhau, đã và đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho phát triển. Trong đó, gây suy giảm nguồn lực con người, nguồn lực tài chính, giảm hiệu quả sản xuất, tăng gánh nặng chi phí, gây cạn kiệt tài nguyên, gia tăng khoảng cách giàu nghèo. Hơn thế, lãng phí còn gây suy giảm lòng tin của người dân với Đảng, Nhà nước, tạo rào cản vô hình trong phát triển kinh tế-xã hội, bỏ lỡ thời cơ phát triển của đất nước.
Dự án xây dựng Cung Thiếu nhi Hà Nội được xây dựng trên khu đất gần 40000m2 tại khu vực công viên hồ điều hòa CV1 Khu đô thị mới Cầu Giấy Nam Từ Liêm Hà Nội
Một số dạng thức của lãng phí đang nổi lên gay gắt hiện nay, đó là: Chất lượng xây dựng, hoàn thiện pháp luật chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn công cuộc đổi mới dẫn đến khó khăn, cản trở việc thực thi, gây thất thoát, lãng phí các nguồn lực. Lãng phí thời gian, công sức của doanh nghiệp, cá nhân khi thủ tục hành chính rườm rà, dịch vụ công trực tuyến chưa thuận tiện và thông suốt. Lãng phí cơ hội phát triển của địa phương, của đất nước do bộ máy nhà nước có nơi, có lúc hoạt động chưa hiệu quả, một bộ phận cán bộ nhũng nhiễu, thiếu năng lực, né tránh, đùn đẩy công việc, sợ trách nhiệm; do chất lượng, năng suất lao động thấp. Lãng phí tài nguyên thiên nhiên; lãng phí tài sản công do quản lý, sử dụng chưa hiệu quả, trong đó giải ngân vốn đầu tư công; cổ phần hóa, xử lý thoái vốn của các doanh nghiệp nhà nước; sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước, các dự án sử dụng nhiều tài nguyên đất và nước; thực hiện các chương trình, mục tiêu quốc gia, các gói tín dụng hỗ trợ phát triển an sinh xã hội hầu hết rất chậm. Lãng phí trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng của nhân dân diễn ra dưới nhiều hình thức.
Ngoài những nguyên nhân dẫn đến từng dạng thức lãng phí, còn do thực thi các nghị quyết, chỉ thị, văn bản pháp luật về phòng, chống lãng phí trong thực tế vẫn còn hạn chế; hệ thống tiêu chuẩn, định mức, chế độ, một số chưa phù hợp thực tế nhưng chậm được sửa đổi, bổ sung; xử lý lãng phí chưa được đề cao, thường gắn với xử lý tham nhũng như hệ lụy kéo theo. Chưa tạo được phong trào thi đua rộng khắp về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí cũng như dư luận xã hội mạnh mẽ để phê phán, lên án những hành vi gây lãng phí. Việc xây dựng văn hoá tiết kiệm, không lãng phí trong xã hội chưa được quan tâm đúng mức.
“
Tiết kiệm, chống lãng phí phải được thể hiện rõ nét qua những cam kết, kế hoạch, có lãnh đạo, có chỉ tiêu cụ thể, tiến hành thường xuyên, triệt để.
Chúng ta đang đứng trước cơ hội lịch sử để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Đây cũng là thời điểm để định hình tương lai của chúng ta. Để nắm bắt cơ hội, đẩy lùi thách thức, gia tăng mạnh mẽ nguồn lực chăm lo cho nhân dân, làm giàu cho đất nước trong giai đoạn cách mạng mới, xây dựng tương lai tốt đẹp, công tác phòng, chống lãng phí cần được triển khai quyết liệt, đồng bộ với những giải pháp hữu hiệu, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ, trở thành tự nguyện, tự giác của mỗi cán bộ, đảng viên và người dân, văn hóa ứng xử trong thời đại mới; chú trọng một số giải pháp trọng tâm, sau đây:
Thứ nhất,cần thống nhất nhận thức đấu tranh phòng, chống lãng phí là cuộc chiến chống “giặc nội xâm” đầy cam go, phức tạp; là một phần của cuộc đấu tranh giai cấp; có vị trí tương đương với phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để xây dựng Đảng ta vững mạnh, “là đạo đức, là văn minh”; Tập trung tuyên truyền sâu rộng, nâng cao ý thức, trách nhiệm trong cán bộ, đảng viên và người lao động, trước hết là sự nêu gương của người đứng đầu tại từng cơ quan, tổ chức, cá nhân khu vực công, khu vực tư về ý nghĩa, tầm quan trọng và trách nhiệm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tiết kiệm, chống lãng phí phải được thể hiện rõ nét qua những cam kết, kế hoạch, có lãnh đạo, có chỉ tiêu cụ thể, tiến hành thường xuyên, triệt để. Xây dựng, triển khai thiết thực các cuộc vận động, phong trào thi đua về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tạo khí thế thi đua sôi nổi, rộng khắp trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Kịp thời biểu dương, khen thưởng, nhân rộng các điển hình tiên tiến trong thực hiện tốt công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Đường cao tốc La Sơn Túy Loan
Thứ hai, tập trung hoàn thiện và tổ chức triển khai có hiệu quả thể chế phòng, chống lãng phí; xử lý nghiêm các cá nhân, tập thể có hành vi, việc làm gây thất thoát, lãng phí tài sản công. Ban hành quy định của Đảng nhận diện cụ thể những biểu hiện lãng phí trong thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, đảng viên; quy định vai trò, trách nhiệm của cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác phòng, chống lãng phí; xây dựng và tổ chức thực hiện Chiến lược quốc gia về phòng, chống lãng phí. Tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo hướng tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, đồng bộ cho giám sát, kiểm tra, phát hiện, xử lý mạnh, có tính răn đe cao đối với các hành vi lãng phí; xây dựng cơ chế thực sự hữu hiệu cho giám sát, phát hiện lãng phí của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và nhân dân. Đẩy mạnh phát hiện, xử lý nghiêm minh các vụ vi phạm gây lãng phí lớn tài sản công theo tinh thần “xử lý một vụ cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực”.
Nhà ga hành khách được xem là trái tim của dự án xây dựng sân bay Long Thành giai đoạn 1
Thứ ba,tập trung giải quyết triệt để các nguyên nhân dẫn đến lãng phí tài sản công, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực chăm lo nhân dân và phát triển đất nước. Trọng tâm là: (i) Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng, hoàn thiện và thực thi pháp luật, coi đây là yếu tố quan trọng để phòng, chống lãng phí. Trong đó, xây dựng pháp luật phải xuất phát từ thực tiễn; vừa làm vừa rút kinh nghiệm; không cầu toàn, không nóng vội; lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khơi thông nguồn lực, giải quyết, khắc phục điểm nghẽn, mở rộng không gian, tạo đà cho phát triển. Thường xuyên đánh giá hiệu quả, chất lượng chính sách sau ban hành để kịp thời điều chỉnh bất cập, mâu thuẫn, giảm thiểu thất thoát, lãng phí các nguồn lực. Rà soát, bổ sung các quy định về cơ chế quản lý, các định mức kinh tế-kỹ thuật không còn phù hợp với thực tiễn phát triển của đất nước. Hoàn thiện các quy định xử lý hành vi lãng phí; các quy định về quản lý, sử dụng tài sản công; thể chế trong ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, tạo sự đồng bộ trong chuyển đổi để giảm thiểu lãng phí.
(ii) Cải cách triệt để, giảm tối đa thủ tục hành chính, chi phí tuân thủ của người dân, doanh nghiệp; chống bệnh quan liêu.
(iii) Sử dụng tài nguyên, nhân lực, vật lực hiệu quả; tăng cường tính bền vững, tối ưu hoá quy trình làm việc; nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng. Giải quyết dứt điểm tồn tại kéo dài đối với các dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm, dự án hiệu quả thấp, gây thất thoát, lãng phí lớn; các ngân hàng thương mại yếu kém. Sớm hoàn thành cổ phần hóa, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước. Tổng kết, nhân rộng kinh nghiệm triển khai dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch (Quảng Bình)-Phố Nối (Hưng Yên) để rút ngắn thời gian thực hiện các công trình, dự án đầu tư công trọng điểm, quan trọng quốc gia, đường cao tốc, công trình trọng điểm, liên vùng, dự án có tác động lan tỏa.
Đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch Phố Nối Ảnh Trần Hải
(iv) Tập trung xây dựng, tinh gọn bộ máy tổ chức Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội để hoạt động hiệu lực, hiệu quả; xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là người đứng đầu các cấp đủ phẩm chất, năng lực, uy tín ngang tầm nhiệm vụ trong điều kiện mới. Có các giải pháp cụ thể tăng năng suất lao động, nâng cao giá trị lao động Việt Nam trong giai đoạn mới.
Thứ tư,xây dựng văn hóa phòng, chống lãng phí; đưa thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trở thành “tự giác”, “tự nguyện”, “cơm ăn nước uống, áo mặc hằng ngày”. Xây dựng văn hóa tiết kiệm, chống lãng phí trong các cơ quan, tổ chức; khuyến khích nhân dân tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tạo thói quen quý trọng tài sản của Nhà nước, công sức của nhân dân, sự đóng góp của tập thể và công sức của mỗi cá nhân; coi việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là nhiệm vụ hằng ngày. Thực hiện đồng bộ các giải pháp xây dựng văn hóa tiết kiệm, ý thức tiết kiệm; tư duy làm việc khoa học, quản lý thời gian hiệu quả, hình thành trách nhiệm đạo đức xã hội gắn với thực hiện nghiêm kỷ cương, kỷ luật.
V.I. Lênin nói “Chúng ta phải thực hành tiết kiệm tột mức trong bộ máy nhà nước của chúng ta. Chúng ta phải bài trừ mọi vết tích lãng phí mà nước Nga quân chủ và bộ máy quan liêu tư bản chủ nghĩa của nó đã để lại đầy rẫy”[8]; Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu nhấn mạnh “Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội phải khắc phục khuyết điểm, tức là phải tăng gia sản xuất, tiết kiệm, chống lãng phí, bảo vệ của công”[9]; để đưa đất nước vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng, 100 năm thành lập nước, nhất định chúng ta phải quyết tâm phòng, chống lãng phí gắn với phòng chống tham nhũng, tiêu cực.
TÔ LÂM
Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
________ (1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t.7, tr.357 (2) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.345 (3) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.357 (4) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.221 (5) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.362 (6) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, t1, tr.92, 93 (7) Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2013, tr.12 (8) V.I.Lênin: Toàn tập, NXB Tiến bộ, Mátxcơva, 1979, t.45, tr.458, 459 (9) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.11, tr.110
Phát biểu tại phiên họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quang Bửu kiến nghị Chính phủ sớm phổ biến rộng rãi Nghị quyết 170 của Quốc hội để tạo điều kiện cho địa phương giải quyết dứt điểm...
Ban Chỉ đạo do đồng chí Lương Nguyễn Minh Triết - Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm Trưởng ban. Phó Trưởng ban gồm có: Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ...
Bí thư Tỉnh ủy Lương Nguyễn Minh Triết nhận định địa phương ít để xảy ra tình trạng lãng phí về sử dụng đất, một số việc dở dang nhưng cũng đã có hướng giải quyết. Tuy nhiên, nếu...
* Thưa đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh, hiện nay, song song với phòng chống tham nhũng, tiêu cực, Đảng và Nhà nước tập trung đẩy mạnh chống lãng phí. Đồng chí có thể cho biết tỉnh Quảng Nam đã, đang và sẽ tiếp tục triển khai nhiệm vụ này như thế nào?CHỦ TỊCH UBND TỈNH LÊ VĂN DŨNG:Đảng bộ, chính quyền tỉnh Quảng Nam xác định, phòng chống tham nhũng,...
Trong đó, kiến nghị thu hồi chi trả lại cho đối tượng hưởng lợi hơn 3,2 tỷ đồng; kiến nghị thu hồi nộp ngân sách nhà nước hơn 671 triệu đồng và chuyển cơ quan điều tra làm rõ...
Chia sẻ với khán giả trường quay, ông Phạm Ngọc Sinh - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Trưởng ban Điều hành hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tỉnh cho biết, song hành với chương trình...
Nghị quyết này được HĐND huyện Hiệp Đức thông qua tại Kỳ họp thứ 23 vào ngày 28/3/2025.Theo đó, đối với Dự án 2, điều chỉnh giảm 425,3 triệu đồng đối với công trình Khu tái định cư thôn...
Cập nhật giá cà phê trong nước ngày 5/4/2025 Thị trường Trung bình Thay đổi Đắk Lắk-5,000Lâm Đồng-5,400Gia Lai-5,000Đắk Nông-4,200Giá tiêu155,000+3,000USD/VND25,570-30Theo thông tin cập nhật vào lúc 18 giờ ngày 5/4/2025, giá cà phê tại...
Chốt phiên giá vàng hôm nay ngày 5/4/2025 tại thị trường trong nướcGiá vàng hôm nay 5/4/2025 ghi nhận một đợt giảm giá mạnh mẽ trên toàn thị trường trong nước, lan tỏa từ các thương hiệu lớn như...
Tính chung quý I/2025, tổng lượng khách lưu trú Đà Nẵng đạt hơn 2,53 triệu lượt, tăng 19,2% so với cùng kỳ. Trong đó, khách quốc tế hơn 1,26 triệu lượt, tăng hơn 42%; khách trong nước hơn 1,26...
Đại tướng Khamtai Siphandone từ trần vào sáng 2/4/2025 tại nhà riêng ở thủ đô Vientiane, Lào. Lào tổ chức Quốc tang trong 5 ngày, từ 3-7/4. Việt Nam cũng để tang nguyên Chủ tịch Lào theo nghi thức...
Chiều ngày 5/4, đoàn đại biểu của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Nam do đồng chí Lương Nguyễn Minh Triết Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành TW Đảng làm trưởng đoàn đã đến viếng Đại tướng Khăm tày – Si phăn đon – nguyên Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.“Đồng chí Khăm tày - Si phăn đon sinh ngày 08/02/1924 từ...
Chiều ngày 4/4, Uỷ viên Dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí Thư Tỉnh ủy Quảng Nam Lương Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Dũng chủ trì cuộc họp phiên thứ 2 Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, đánh kết quả thực hiện hoạt động trong quý I và triển khai định hướng, nhiệm vụ trọng tâm quý II/2025.Dự họp có Chủ tịch UBMTTQVN...
Chiều ngày 4/4, Huyện ủy Tiên Phước tổ chức hội nghị đánh giá tình hình kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn trong 3 tháng đầu năm, nhiệm vụ những tháng còn lại cuối năm 2025.Từ đầu năm đến nay Huyện ủy Tiên Phước đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền cùng với nhân dân tăng cường sản xuất kinh tế, ổn định đời sống nhân dân. Huyện làm...
Chiều ngày 4/4, Huyện ủy Tây Giang tổ chức hội nghị đánh giá tình hình các mặt công tác quý I và nhiệm vụ trọng tâm công tác quý II năm 2025.Trên cơ sở nghị quyết của Huyện uỷ, các cấp, các ngành, địa phương tập trung chỉ đạo nhân dân sản xuất lúa vụ Đông-Xuân 2024- 2025 với diện tích gieo cấy toàn huyện ước thực hiện 460 ha. Tổng thu ngân sách trên 123 tỷ đồng, đạt...
Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu ban hành kế hoạch phát triển hạ tầng số phải hoàn thành trong tháng 5; kế hoạch cập nhật điều chỉnh hệ thống thông tin chính quyền điện tử trong tháng 4. Tập...
Thanh tra huyện, Phòng Nội vụ huyện, UBND các xã Bình Minh, Bình Đào, Bình Phú, Bình Quý... là những tập thể có nhiều kết quả nổi bật trong thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính (CCHC) được...
Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lê Trí Thanh cho biết, để hoàn thành đề án theo quy định, các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh đã có báo cáo...
<!-- Thư của đồng chí Phan Thái Bình - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Nam - Đài Phát Thanh - Truyền Hình Quảng Nam
Trang chủChính TrịThư của đồng chí Phan Thái Bình - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh...
Tại buổi lễ, ông Phạm Văn Đốc - Bí thư Huyện ủy Tiên Phước trao tặng Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng cho 3 đảng viên: Nguyễn Văn Hòa, Đỗ Thị Minh và Nguyễn Đình Thiệp, cùng sinh hoạt...