Powered by Techcity

Cecile Le Pham Nữ doanh nhân làm văn hóa


cecile-01.jpg
Doanh nhân Cecile Le Pham

Tại căn biệt thự của chị ở Xuân Thiều (Liên Chiểu, Đà Nẵng), một bộ sưu tập hiện vật rất đồ sộ, gồm tượng Phật, đồ gỗ, tranh, đồ pháp lang Trung Hoa, đồ gốm… đang trưng bày. Ngoài chỗ này, chị còn một kho cổ vật khác đang lưu trữ ở Cocodo, Huế.

Doanh nhân có trái tim ấm áp

Cecile Le Pham sinh năm 1952 tại Huế, có cha là người Pháp, mẹ là người Việt. Cả quãng đời niên thiếu và thanh xuân cho đến khi rời Việt Nam sang Pháp định cư vào năm 1979, Cecile Le Pham sống ở Việt Nam nhưng học ở trường nội trú của người Pháp. Thành thử, chị ảnh hưởng sâu sắc lối sống và văn hóa Pháp. Chỉ có giọng nói vẫn là của một phụ nữ Nam Bộ, pha trộn âm sắc của một người nói tiếng Pháp lâu năm.

Năm 1990, Cecile quay về Việt Nam thăm mẹ. Đây là thời điểm Việt Nam bắt đầu thời kỳ đổi mới, chính phủ mời gọi doanh nhân ngoại quốc và kiều bào về nước đầu tư.

Cecile Le Pham hưởng ứng chính sách đó và chọn lĩnh vực dệt may để đầu tư. Đến nay, chị là chủ của hai nhà máy sản xuất hàng may mặc là Dacotex ở KCN Hòa Thọ (Đà Nẵng) và Dacotex ở KCN Chu Lai (Quảng Nam). Tại Huế, chị lập Hudatex, là Công ty liên doanh sản xuất hàng may mặc với một doanh nghiệp nhà nước ở Thừa Thiên Huế, đồng thời là người sở hữu khách sạn Le Domaine de Cocodo có tiếng ở cố đô.

Là doanh nhân, nhưng Cecile Le Pham dành nhiều thời gian, công sức và tiền của cho hoạt động thiện nguyện, hướng đến các cộng đồng thiểu số, người kém may mắn, tầng lớp lao động ở tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và TP. Đà Nẵng.

cecile-13.jpg
Khách xem tranh trong khuôn viên Bảo tàng Mỹ thuật Cecile Le Pham Ảnh NHẬT MINH

Cecile Le Pham đã hợp tác với Hội LHTN ở các huyện miền núi phía tây tỉnh Quảng Nam trong gần 20 năm qua để tài trợ lắp đặt điện mặt trời cho đồng bào thiểu số, đồng bào nghèo ở các huyện Nam Giang, Đông Giang, Nam Trà My, Bắc Trà My.

Chưa kể, chị hỗ trợ lương thực, thực phẩm, sách vở, đồ dùng học tập cho các trẻ em nghèo ở các xã vùng sâu, vùng xa trên địa bàn huyện Hòa Vang (TP. Đà Nẵng), A Lưới, Nam Đông (tỉnh Thừa Thiên Huế)… Chị còn lập hai cô nhi viện, đều đặt tên là Hoa Mai ở Đà Nẵng và Hậu Giang để nuôi trẻ mồ côi trong hơn 30 năm qua.

Lập bảo tàng mỹ thuật để giữ gìn di sản

Là doanh nhân, Cecile Le Pham từng đi nhiều nơi để gặp gỡ đối tác hay đi du lịch. Đó là cơ hội để chị khám phá di sản văn hóa của nhiều dân tộc, nhiều quốc gia trên thế giới. Và chị đã sưu tầm nhiều cổ vật tài sản, văn hóa… ở hơn 40 quốc gia đưa về Pháp, sau đó chuyển về lưu giữ ở Việt Nam.

Khi mời tôi tham quan hai bộ sưu tập đồ sộ của mình ở Đà Nẵng và Huế, Cecile Le Pham cho hay: “Tôi có ý định sẽ thành lập một bảo tàng mỹ thuật để giới thiệu với công chúng những di sản văn hóa của Việt Nam và của nhân loại, lan tỏa những giá trị mỹ thuật, giá trị văn hóa đến cộng đồng và du khách thăm Việt Nam.

Nhưng tôi chỉ là một doanh nhân yêu thích văn hóa và muốn làm văn hóa, nên rất cần sự giám định của những người có chuyên môn và sự ủng hộ của chính quyền địa phương, để bảo tàng mà chị ấp ủ bấy lâu nay sớm hình thành”.

cecile-12.jpg
Tác giả bài viết giữa giới thiệu cho khách tham quan Bảo tàng Mỹ thuật Cecile Le Pham Ảnh Khám phá Huế

Sau cùng, mong muốn của Cecile Le Pham cũng trở thành hiện thực. Hơn 3 năm lập đề án mở bảo tàng mỹ thuật tư nhân ở Huế, qua nhiều lần giám định của các chuyên gia bảo tàng, nhiều vòng thẩm định của ngành văn hóa, Bảo tàng Mỹ thuật Cecile Le Pham đã được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế trao quyết định thành lập và cấp phép hoạt động.

Ngày 24/4/2023, Bảo tàng Mỹ thuật Cecile Le Pham chính thức khai trương ở Huế. Đây là bảo tàng tư nhân thứ 5 ở Huế, tọa lạc trong khuôn viên của khách sạn Le Domaine de Cocodo (53 Hàm Nghi, Huế).

Cecile đã dồn tâm huyết của mình để gầy dựng một bộ sưu tập này, với hơn 1.000 hiện vật, có nguồn gốc từ nhiều quốc gia cũng như phong phú về loại hình, đa dạng về chất liệu, đặc sắc về tạo hình, giá trị về thẩm mỹ và văn hóa.

Bảo tàng Mỹ thuật Cecile Le Pham có các cổ vật và sản phẩm mỹ nghệ của Việt Nam và Trung Hoa, với niên đại chủ yếu từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 20. Cecile Le Pham có niềm đam mê đặc biệt đối với pháp lang Trung Hoa. Tại bảo tàng, chị cho trưng bày bộ sưu tập pháp lang Trung Hoa gồm tự khí, đồ trang trí nội thất, những bộ bàn ghế kích thước lớn…

Chủ đề “Mỹ thuật Phật giáo Á Đông – những tiếp cận đa chiều” là điểm nhấn ấn tượng tại bảo tàng. Với hơn 50 tượng Phật, kinh sách, pháp khí, tự khí, mỹ thuật phẩm… của Phật giáo các nước châu Á, trong đó có những tượng Phật xuất xứ từ Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Việt Nam… rất đặc sắc.

Những hiện vật trưng bày ở đây thể hiện sự đa dạng của hai dòng mỹ thuật Phật giáo: Tiểu thừa (chủ yếu ở các nước Nam Á – Đông Nam Á) và Đại thừa (chủ yếu ở các nước Đông Bắc Á và Việt Nam); đồng thời thể hiện sự giao thoa văn hóa và mỹ thuật trong diễn trình lịch sử giữa các quốc gia chịu ảnh hưởng của Phật giáo.

cecile-05.jpg
Sưu tập pháp lang Trung Hoa và vật dụng trang trí Việt Nam trưng bày ở BT Mỹ thuật Cecile Le Pham Ảnh NGUYỄN TẤN ANH PHONG

Địa chỉ để lan tỏa giá trị văn hóa

Di sản không chỉ để giữ gìn mà còn để lan tỏa giá trị. Đó là tâm nguyện của Cecile Le Pham. “Tôi muốn thành lập bảo tàng tại Huế vì đây là thành phố có nền văn hóa cổ xưa, tiêu biểu nhất là di sản triều Nguyễn. Mong muốn của tôi là những người trẻ, học sinh, sinh viên được chiêm ngưỡng những hiện vật sưu tầm từ khắp nơi trên thế giới, từ đó, nuôi dưỡng niềm đam mê trong các em với di sản văn hóa”.

Bảo tàng Mỹ thuật Cecile Le Pham trở thành một điểm đến mới, có sức hút đối với du khách và giới trẻ ở địa phương từ ngày khai trương đến nay. Đây cũng là nơi thường xuyên tổ chức những sinh hoạt nghệ thuật cho học sinh các cấp học ở Huế: tham quan bảo tàng, kể chuyện di sản, thi vẽ tranh…

Những hoạt động này đã khuyến khích giới trẻ quan tâm đến văn hóa và nghệ thuật, là nguồn dưỡng chất cần thiết cho những người trẻ trên hành trình trưởng thành và hoàn thiện tâm – trí – đức của mình. Đây là điều mà doanh nhân – nhà hoạt động thiện nguyện – người lan tỏa tình yêu văn hóa nghệ thuật Cecile Le Pham luôn mong muốn và thực hành trong mấy chục năm qua.



Nguồn: https://baoquangnam.vn/cecile-le-pham-nu-doanh-nhan-lam-van-hoa-3143627.html

Cùng chủ đề

Quảng Nam vươn mình cùng đất nước

Khơi thông nguồn lựcSau 27 năm tái lập, từ một tỉnh thuần nông, chậm phát triển, Quảng Nam đã vươn lên trở thành tỉnh phát triển khá của miền Trung.Năm 2024, tốc độ tăng tổng sản phẩm (GRDP) tăng 7,1%; quy mô nền kinh tế đạt 129 nghìn tỷ đồng, gấp 50 lần so với năm 1997; thu ngân sách tăng gấp 200 lần so với năm đầu tái lập tỉnh....

Chuyện về thanh kiếm thời Minh Mạng được đấu giá tại Ireland

Dòng văn tự khắc trên đốc kiếm có chữ 寸 (thốn), là đơn vị đo trọng lượng của vàng, chỉ được sử dụng dưới triều Nguyễn. Tôi đã tiếp xúc với nhiều cổ vật bằng vàng của thời Nguyễn,...

Một chuyến tham quan lịch sử

Nếu biết quý trọng, gìn giữ những giá trị về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật của các bậc tiền nhân trong từng món cổ vật thì tự thân người sưu tầm đã tĩnh tâm hướng thiện.Cổ vật mang...

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

.tdi_77{vertical-align:baseline}.tdi_77>.wpb_wrapper,.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{display:block}.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{width:100%}.tdi_77>.wpb_wrapper>.vc_row_inner{width:auto}.tdi_77>.wpb_wrapper{width:auto;height:auto}.tdi_77{padding-bottom:30px!important} .tdi_78{margin-top:0px!important;margin-bottom:0px!important;padding-bottom:0px!important} .tdb_single_content{margin-bottom:0;*zoom:1}.tdb_single_content:before,.tdb_single_content:after{display:table;content:'';line-height:0}.tdb_single_content:after{clear:both}.tdb_single_content .tdb-block-inner>*:not(.wp-block-quote):not(.alignwide):not(.alignfull.wp-block-cover.has-parallax):not(.td-a-ad){margin-left:auto;margin-right:auto}.tdb_single_content a{pointer-events:auto}.tdb_single_content .td-spot-id-top_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Top Ad'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad0 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 1'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad1 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 2'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad2 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 3'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-bottom_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Bottom Ad'!important}.tdb_single_content .id_top_ad,.tdb_single_content .id_bottom_ad{clear:both;margin-bottom:21px;text-align:center}.tdb_single_content .id_top_ad img,.tdb_single_content .id_bottom_ad img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_top_ad .adsbygoogle,.tdb_single_content .id_bottom_ad .adsbygoogle{position:relative}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{margin-bottom:15px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{text-align:center}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-right:auto;margin-left:auto}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left{float:left;margin-top:9px;margin-right:21px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right{float:right;margin-top:6px;margin-left:21px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title{width:300px;height:250px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title:before{position:absolute;top:50%;-webkit-transform:translateY(-50%);transform:translateY(-50%);margin:auto;display:table;width:100%}.tdb_single_content .tdb-block-inner.td-fix-index{word-break:break-word}.tdi_78 .tdb-block-inner{max-width:100%;margin-left:auto;margin-right:auto}.tdi_78,.tdi_78>p,.tdi_78 .tdb-block-inner>p{font-family:Noto Sans!important;font-size:15px!important;line-height:1.6!important;font-weight:400!important}.tdi_78 h1{font-family:Noto Sans!important;font-size:32px!important;line-height:1.2!important;font-weight:700!important}.tdi_78 h2{font-family:Noto Sans!important;font-size:24px!important;line-height:1.2!important;font-weight:600!important}.tdi_78 h3:not(.tds-locker-title){font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h4{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h5{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h6{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 li{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .tdb-block-inner blockquote p{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .wp-caption-text,.tdi_78 figcaption{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78...

Cùng tác giả

Phê duyệt hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện Nam Giang

Các chỉ tiêu phát triển vùng đến năm 2030 gồm: dân số toàn huyện khoảng 33.900 người (dân số thường trú khoảng 29.000 người); trong đó dân số đô thị khoảng 10.450 người (dân số thường trú khoảng 8.750...

Hoàn thành đoạn tuyến từ đường ĐH12.ĐB đến giáp cầu Quảng Đà trước ngày 27/3/2025

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu UBND thị xã Điện Bàn khẩn trương triển khai thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và chỉ đạo đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ thi công các...

Lãnh đạo huyện Thăng Bình thăm, chúc mừng lễ Thánh Đán Đức Chí Tôn đạo Cao đài

Tại những nơi đến thăm, lãnh đạo huyện Thăng Bình tặng hoa chúc các vị chức sắc, tín đồ đạo Cao đài đón đại lễ an lành, hạnh phúc; đồng thời thông tin những kết quả nổi bật về...

Vùng cao Nam Giang nỗ lực khôi phục nghề đan lát truyền thống

Là một trong số 7 phụ nữ tham gia lớp học đan lát, nhiều tháng qua, chị Arất Chiến gần như không vắng mặt buổi nào. Bằng quyết tâm của mình, chị Chiến nói việc theo học nghề truyền...

Công bố Quyết định thành lập Ban Tuyên giáo và Ban Dân vận Huyện uỷ Tiên Phước – Đài Phát Thanh

Sáng ngày 6/2, Huyện ủy Tiên Phước công bố Quyết định thành lập Ban Tuyên giáo và Ban Dân vận Huyện uỷ trên cơ sở hợp nhất Ban Tuyên giáo Huyện ủy và Ban Dân vận Huyện ủy.Tiếp đó, Huyện ủy Tiên Phước công bố Quyết định bổ nhiệm bà Trần Thị Thu Ba, Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy, Giám đốc Trung tâm Chính trị huyện giữ chức Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Huyện ủy. Tất...

Cùng chuyên mục

Vùng cao Nam Giang nỗ lực khôi phục nghề đan lát truyền thống

Là một trong số 7 phụ nữ tham gia lớp học đan lát, nhiều tháng qua, chị Arất Chiến gần như không vắng mặt buổi nào. Bằng quyết tâm của mình, chị Chiến nói việc theo học nghề truyền...

Chung kết Liên hoan Giọng hát hay thanh niên huyện Núi Thành năm 2025 – Đài Phát Thanh

Tối ngày 3/2/2025 (mùng 6 Tết Ất Tỵ), tại Quảng trường huyện Núi Thành, Trung tâm Văn hóa – Thể thao & Truyền thanh – Truyền hình huyện phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện tổ chức chung kết Liên hoan Giọng hát hay thanh niên huyện Núi Thành năm 2025 với chủ đề “Tự hào – Vững tin theo Đảng“.Liên hoan năm nay thu hút 50 thí sinh đến từ 17 xã, thị trấn, các trường...

Điện Bàn tổ chức chương trình nghệ thuật Mừng Đảng – Đón Xuân Ất Tỵ 2025

Tối 3/2, tại Công viên Thanh niên, Trung tâm VH-TT & TT-TH thị xã Điện Bàn tổ chức chương trình nghệ thuật Mừng Đảng – Đón Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Sáng mãi niềm tin”.Chương trình gồm 17 tiết mục đặc sắc do các diễn viên đến từ các câu lạc bộ, trung tâm năng khiếu trên địa bàn thị xã biểu diễn. Với các thể loại đa dạng như hát múa, tốp ca, nhảy dân vũ,...

Thí sinh Đỗ Thị Kim Trúc đoạt giải Nhất Chung kết liên hoan giọng hát hay thanh niên huyện Núi Thành Xuân Ất Tỵ

Liên hoan giọng hát hay thanh niên huyện Núi Thành mừng Xuân Ất Tỵ 2025” do Trung tâm VH-TT&TT-TH huyện phối hợp với Huyện đoàn tổ chức là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày...

Chương trình văn nghệ “Xuân yêu thương” quyên góp hơn 100 triệu đồng hỗ trợ phụ nữ khó khăn

Tối ngày 3/2, thôn Quý Phước, xã Bình Quý, huyện Thăng Bình tổ chức đêm văn nghệ với chủ đề “Xuân yêu thương”, chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.Nhân dịp này, Chi hội Phụ nữ thôn Quý Phước trao 30 suất quà (mỗi suất 500.000 đồng) cho hội viên phụ nữ và học sinh có hoàn cảnh khó khăn, đồng thời hỗ trợ 3,6 triệu đồng cho một em học sinh...

Tết trong niềm vui hội làng

“Người Cơ Tu quan niệm tất cả vạn vật đều có thần. Vì thế, lễ hội này ngoài mục đích chào đón năm mới còn là dịp để tạ ơn thần linh suốt một năm qua đã phù trợ,...

Nhân duyên Việt – Hàn và câu chuyện của ông Lý Xương Căn

Là đại sứ du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc, ông Lý nói, ông luôn cố gắng quảng bá tiềm năng của các địa phương Việt Nam đến với cộng đồng doanh nghiệp Hàn Quốc, giúp họ nhận diện...

Nối dài tình bang giao Việt

Gắn kết cộng đồngNăm 2022, dự án tu bổ di tích Chùa Cầu do Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An chủ trì được triển khai thực hiện. Dự án tu bổ này có...

Giáo sư người Nhật – Hiroki Tahara: Về nghe tiếng Việt

Tahara khiêm tốn nói: “Nhiều người nước ngoài giỏi tiếng Việt hơn mình lắm, còn Ta, tiếng Việt cũng còn hạn chế. Nhưng do có nhiều bạn người Việt Nam tốt, họ sẵn sàng hy sinh thời gian, chịu...

Đồng bào Cơ Tu mở hội truyền thống mừng năm mới

- Đồng bào Cơ Tu vui múa trống chiêng mừng năm mới: ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất