Powered by Techcity

Cần tháo gỡ “nút thắt” về nguồn vốn


thang binh 1
Tại cuộc làm việc với Thường trực Tỉnh ủy Ban Thường vụ Huyện ủy Thăng Bình đã có các kiến nghị liên quan đến việc bảo tồn bảo vệ Di tích quốc gia đặc biệt Phật viện Đồng Dương Ảnh PV

Cuối năm 2019, UBND huyện Thăng Bình đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Phật viện Đồng Dương. Di tích có diện tích khoanh vùng bảo vệ là 5,3ha.

Trong khu vực này có 11 nhà dân, 112 ngôi mộ; có hơn 5.000m2 đất màu và 9.200m2 cây keo lá tràm. Ngoài ra, còn có 1.600m2 đất ở nông thôn; 5.000m2 đất trồng lúa; 236m2 đất trồng cây hằng năm; 698m2 đất tín ngưỡng và 20.000m2 đất trồng rừng.

Hằng năm, UBND huyện Thăng Bình bố trí kinh phí 20 triệu đồng để phát quang khu vực xung quanh cổng Tháp Sáng và đường vào di tích.

Dự án chờ… kinh phí

Năm 2020, UBND huyện Thăng Bình đã thành lập Tổ quản lý Di tích quốc gia đặc biệt Phật viện Đồng Dương, thực hiện nhiệm vụ được giao, khoanh vùng, bảo vệ, kiểm tra, ngăn chặn sự xâm hại đối với di tích, không thực hiện việc thu bất cứ loại phí nào tại di tích này.

Tại cuộc làm việc của Thường trực Tỉnh ủy với Ban Thường vụ Huyện ủy Thăng Bình, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Lương Nguyễn Minh Triết nói: Thường trực Tỉnh ủy cơ bản nhất trí với phương án đề xuất của Ban Thường vụ Huyện ủy Thăng Bình.

Đây là di tích quốc gia đặc biệt nên cần phải ưu tiên bố trí nguồn vốn theo hướng công trình khẩn cấp, để sớm có nguồn lực triển khai thực hiện khoanh vùng di tích, giải tỏa dân cư, tổ chức bảo tồn khu Tháp Sáng.

Theo bà Phan Thị Nhi – Phó Chủ tịch UBND huyện Thăng Bình, năm 2016 UBND tỉnh đã hỗ trợ kinh phí gần 5 tỷ đồng theo Quyết định số 3486 (ngày 28/9/2015) để xây dựng tường rào bảo vệ khu vực I, bao gồm 2 hạng mục: tường rào, cổng ngõ và con đường nội bộ đi vào di tích. Hiện nay, cổng Tháp Sáng đang xuống cấp trầm trọng, gạch vữa bị rơi rớt, nguy cơ ngã đổ nếu không có giải pháp bảo vệ kịp thời.

Theo bà Nhi, thực hiện Thông báo số 182 ngày 20/5/2022 của UBND tỉnh, UBND huyện Thăng Bình đã phối hợp với Sở VH-TT&DL tổ chức đối chiếu giữa bản đồ và kiểm tra thực địa để phục vụ cắm mốc khoanh vùng bảo vệ Di tích quốc gia đặc biệt Phật viện Đồng Dương.

Đồng thời đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan của huyện khảo sát, kiểm đếm thực tế cây cối, vật kiến trúc trong khu vực khoanh vùng bảo vệ và lập dự toán kinh phí thực hiện.

Trên cơ sở đó, ngày 8/9/2022, UBND huyện Thăng Bình đã lập Tờ trình số 311 về việc đề nghị hỗ trợ kinh phí thực hiện đo đạc, lập hồ sơ đất đai (vùng lõi di tích) và thực hiện công tác giải phóng mặt bằng di tích này, với tổng kinh phí thực hiện 10,2 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến nay huyện vẫn chưa được UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí để thực hiện các hạng mục trên.

Được biết, công tác thăm dò, thám sát, khảo cổ để lập Quy hoạch bảo tồn Di tích quốc gia đặc biệt Phật viện Đồng Dương đã được UBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 3490, ngày 21/12/2022, với tổng kinh phí gần 5,2 tỷ đồng.

Nhưng đến nay chưa được triển khai thực hiện do nguồn kinh phí trong kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021 – 2025 chưa đảm bảo (chưa được bố trí trong Nghị quyết số 28, ngày 12/7/2023 của HĐND tỉnh) và HĐND tỉnh đã thống nhất đưa vào danh mục dự án đầu tư khi xuất hiện nguồn.

Có kinh phí thì chờ thủ tục

Trong khi các dự án trên đang chờ kinh phí thì Dự án tu bổ, gia cố phục hồi và phát huy giá trị Tháp Sáng thuộc Di tích quốc gia đặc biệt Phật viện Đồng Dương đã được UBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 2270, ngày 25/12/2023 nhưng đến nay vẫn chưa thể triển khai.

thang binh 2
Công tác khảo cổ thám sát và di dời 11 hộ dân trong vùng lõi di tích Phật viện Đồng Dương nằm trong danh mục dự án đầu tư khi xuất hiện nguồn Ảnh PV

Theo ông Nguyễn Thanh Hồng – Giám đốc Sở VH-TT&DL, dự án trùng tu cổng Tháp Sáng đã được bố trí kinh phí theo Nghị quyết số 13, ngày 21/4/2022 của HĐND tỉnh với kinh phí 12 tỷ đồng.

Dự án này không vướng gì về nguồn vốn, song thủ tục hồ sơ rất phức tạp vì thuộc di tích quốc gia đặc biệt nên phải lấy ý kiến của Bộ VH-TT&DL, tư vấn của chuyên gia…

Liên quan đến nguồn kinh phí UBND huyện Thăng Bình nêu, theo ông Hồng, đó là hai dự án thành phần không thuộc Nghị quyết số 13 ngày 21/4/2022 của HĐND tỉnh. Cuối năm 2022, UBND tỉnh đã có quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án thám sát, khảo cổ để phục vụ cho dự án quy hoạch tổng thể sau này, với gần 5,2 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, do nguồn không có nên đưa vào dự án chờ trong danh mục khi xuất hiện nguồn. Ngoài ra, trước đây làm việc với UBND huyện Thăng Bình, lãnh đạo UBND tỉnh đã thống nhất bố trí kinh phí 10,2 tỷ đồng để di dời, tái định cư cho 11 hộ dân, 112 ngôi mộ trong vùng lõi di tích, nhưng nay cũng chưa bố trí được nguồn.

Thống nhất với đề nghị của Thăng Bình về việc hướng dẫn, hỗ trợ thực hiện đo đạc, bồi thường, giải phóng mặt bằng vùng lõi của di tích (quy mô 5,2ha) và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Di tích quốc gia đặc biệt Phật viện Đồng Dương, ông Hồng cho rằng, nên gộp hai dự án này thành một dự án để phù hợp với quy định của Luật Đầu tư công, dễ thực hiện.

Về chuyên môn khảo cổ, thám sát Sở VH-TT&DL sẽ thực hiện, còn việc tái định cư, hỗ trợ cho người dân di dời ra khỏi vùng lõi di tích thì địa phương chịu trách nhiệm triển khai.

“Phân công trách nhiệm như vậy, ngành cũng mong tỉnh ưu tiên bố trí nguồn để sớm triển khai thực hiện dự án. Nếu không, khi đưa vào danh mục chờ xuất hiện nguồn nhưng không có sự ưu tiên bố trí vốn trước thì không biết đến bao giờ mới làm được. Không tiến hành khảo cổ, thám sát, cũng không quy hoạch, rào chắn di tích để dân đi lại tự do thì không thể làm các công việc khác” – ông Hồng nói.



Nguồn: https://baoquangnam.vn/bao-ton-di-tich-quoc-gia-dac-biet-phat-vien-dong-duong-can-thao-go-nut-that-ve-nguon-von-3137386.html

Cùng chủ đề

Cử tri quan tâm địa điểm xây dựng khu xử lý rác thải tập trung tại xã Bình Phú

Cử tri cho rằng hạ tầng giao thông nông thôn, giao thông nội đồng chưa tương xứng với kết quả xây dựng xã nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao tại huyện Thăng Bình. Cần quan tâm chính...

Đại biểu HĐND tỉnh Quảng Nam tiếp xúc cử tri huyện Thăng Bình

Bày tỏ vui mừng trước những kết quả Quảng Nam đạt được thời gian qua, cử tri huyện Thăng Bình kiến nghị nâng chế độ đóng bảo hiểm xã hội và nhận lương hưu đối với cán bộ không...

OCOP 3 sao với bún gạo lứt khô Lợi Phát

Tuy làm bún gạo lứt tốn gấp hai thời gian thành phẩm bún gạo trắng, nhưng giá cả hai loại này chênh lệch gấp đôi. “Làm mấy chục ký gạo lứt thì bằng thời gian làm 1 tạ gạo...

Kiệu tết chậm lớn do thiếu nắng

Nhà trồng 3 sào kiệu, từ 6 giờ sáng đến hơn 11 giờ trưa vẫn ở trên mấy đám kiệu, bà Nguyễn Thị Hường (thôn Tất Viên, xã Bình Phục) trông trời: “Chỉ mong trời nắng cứu được củ...

Kiệu tết Bình Phục chậm lớn do thiếu nắng

Nhà trồng 3 sào kiệu, từ 6 giờ sáng đến hơn 11 giờ trưa vẫn ở trên mấy đám kiệu, bà Nguyễn Thị Hường (thôn Tất Viên, xã Bình Phục) trông trời: “Chỉ mong trời nắng cứu được củ...

Cùng tác giả

Liên đoàn Lao động huyện Tây Giang giới thiệu 55 đoàn viên ưu tú kết nạp Đảng

Dịp này, LĐLĐ Quảng Nam tặng bằng khen 3 tập thể và 1 cá nhân; UBND huyện Tây Giang tặng giấy khen 4 tập thể và 4 cá nhân; LĐLĐ huyện tặng giấy khen 3 tập thể và 12...

Chính quyền và Công đoàn tỉnh Quảng Nam thực hiện hiệu quả công tác phối hợp

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quang Bửu đánh giá cao những kết quả đạt được trong công tác phối hợp.Ông Bửu cho biết, năm 2025 Quảng Nam đứng trước nhiều thách thức...

Mặt trận Quảng Nam phát huy kênh truyền thông báo chí

Quan tâm, tuyên truyền đậm nét một số nội dung, chủ điểm lớn như: Hội nghị gặp mặt cán bộ, công chức chuyên trách công tác mặt trận (từ 1997 đến nay); hội nghị lấy ý kiến nhân sĩ,...

Quảng Nam giải ngân 54% nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia

Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có 5 chỉ tiêu vượt kế hoạch gồm hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 3.707 hộ, giảm tỷ...

Đảng bộ huyện Nam Giang kết nạp 114 đảng viên mới năm 2024

Huyện ủy Nam Giang hoàn thành biên soạn, tái xuất bản tập sách “Những sự kiện lịch sử huyện Giằng (1885 - 1975); phát hành tập san “Đảng bộ huyện Nam Giang 75 năm vững bước đi lên”; sưu...

Cùng chuyên mục

Những bảo vật từ một ngôi đền

Mukhalinga là Linga 3 phần, từ phần tròn có khuôn mặt tượng thần Shiva nhô ra. Hiện vật được các nhà nghiên cứu cho là kiệt tác, thể hiện đầy đủ những chuẩn mực về hình dáng và ý...

Hai bộ gia phả quý

Ông được Hồ Quý Ly cử vào Nam năm 1402 làm Chánh Đô vũ sứ phủ Thăng Hoa, lo việc vỗ an người Chiêm, di dân người Việt đến định cư trên vùng đất mới.Ông mất năm 1409, táng...

Tìm cội nguồn từ trang gia phả…

Ông Phan Văn Phúc, đại diện tộc Phan ở Đà Nẵng, có nguồn gốc từ Quảng Trị nhìn nhận, câu chuyện của tộc Phạm ở Đại Lộc, cũng là vấn đề “đau đầu” với dòng họ ông.Mặc dù tộc...

Hội An tổ chức hội thi “Cây nêu ngày tết” xuân Ất Tỵ

Đối tượng tham gia là các cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp, trường học, nhà văn hóa thôn/khối phố, điểm di tích trên địa bàn thành phố; đặc biệt là các đơn vị có trụ sở nằm...

Thúc đẩy công nghiệp văn hóa, cơ hội nào cho Quảng Nam?

Bà Thân Thị Thu Huyền - Giám đốc điều hành “Đảo Ký ức Hội An” cho rằng, Quảng Nam hội tụ đầy đủ yếu tố để phát triển mạnh du lịch văn hóa đặc thù và xa hơn là...

Tam Kỳ tổ chức 4 giải chạy Marathon trong giai đoạn 2025-2027

Theo thỏa thuận ký kết giữa UBND thành phố Tam Kỳ và Công ty Khám phá không giới hạn Việt Nam, trong giai đoạn 2025-2027, hai bên sẽ phối hợp tổ chức 4 giải chạy Marathon trên địa bàn thành phố nhằm thúc đẩy quảng bá hình ảnh và tiềm năng của thành phố.Cụ thể, năm 2025, Tam Kỳ sẽ tổ chức giải chạy Marathon “Hành trình về đất mẹ” vào tháng 3 chào mừng kỷ niệm 95 năm...

Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam thăm Khu đền tháp Mỹ Sơn

Sáng 03/1/2025, Ngài Sandeep Arya – Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Ấn Độ tại Việt Nam và phu nhân đến thăm và làm việc tại Khu đền tháp Mỹ Sơn. Lãnh đạo Ban Quản lý Di sản Văn hoá Mỹ Sơn gửi lời chúc tốt đẹp đến Ngài Đại sứ cùng phu nhân, đánh giá cao sự quan tâm của Ngài Đại sứ dành cho di sản Mỹ Sơn; thể hiện qua việc tích cực thúc...

Thành lập hội đồng cấp tỉnh xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn...

Theo quyết định, hội đồng này gồm 9 người trong đó Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Phan Thái Bình làm Chủ tịch hội đồng và Giám đốc Sở VH-TT&DL Nguyễn Thanh Hồng làm Phó Chủ tịch hội...

vừa mới được công nhận

Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Quyết định số 1712/QĐ-TTg công nhận 33 Bảo vật Quốc gia (đợt 13, năm 2024). Theo đó, Quảng Nam có 04 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận Bảo vật Quốc gia gồm: Bộ sưu tập trang sức vàng ở khu mộ táng Lai Nghi, Hạt mã não hình con chim nước và con hổ Lai Nghi, Trống đồng Hoàng Long và Thạp đồng Hoàng Long.Đại diện Hội đồng thẩm định...

Quảng Nam có thêm 4 bảo vật quốc gia

Bộ sưu tập trang sức vàng và hiện vật mã não hình động vật ở khu mộ táng Lai Nghi do Bảo tàng Quảng Nam lưu giữ và lựa chọn xây dựng hồ sơ là các hiện vật phát...

Tin nổi bật

Tin mới nhất