Powered by Techcity

Cần quyết liệt triển khai, không chấp nhận trả vốn


0.jpg
Quang cảnh cuộc họp sáng nay 58 Ảnh MN

Tại cuộc họp, nhiều ý kiến đánh giá, từ đầu năm 2024 đến nay việc triển khai thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn Quảng Nam còn nhiều bất cập, khó khăn. Vì vậy, dẫn đến tình trạng giải ngân các nguồn vốn đầu tư đạt tỷ lệ rất thấp.

Tỷ lệ giải ngân vốn quá thấp

Theo báo cáo của Sở KH-ĐT, tổng nguồn vốn thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia năm 2024 trên địa bàn Quảng Nam là 3.525,3 tỷ đồng, gồm vốn đầu tư 1.923,8 tỷ đồng và vốn sự nghiệp 1.601,5 tỷ đồng. Riêng tổng nguồn vốn thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia năm 2024 của các sở, ban ngành, hội đoàn thể, đơn vị thuộc khối tỉnh là 232,3 tỷ đồng (chiếm 7% vốn chương trình mục tiêu quốc gia toàn tỉnh).

Đến nay, UBND tỉnh đã phân bổ chi tiết cho các sở, ban ngành, hội đoàn thể, đơn vị thuộc khối tỉnh là 213,2/232,3 tỷ đồng, đạt 92%. Trong đó, vốn đầu tư phân bổ 79,3/98,5 tỷ đồng (đạt 81%) và vốn sự nghiệp phân bổ 133,8/133,8 tỷ đồng (đạt 100%).

1.jpg
Ông Ngô Tấn Phó Giám đốc Sở NNPTNT kiêm Chánh Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh phát biểu tại cuộc họp Ảnh MN

Theo số liệu tổng hợp của Sở KH-ĐT, tính đến ngày 31/7/2024, các sở, ban ngành, hội đoàn thể, đơn vị thuộc khối tỉnh đã tiến hành giải ngân 18,2/232,3 tỷ đồng, đạt 8% (thấp hơn so với mức trung bình của tỉnh hiện nay là 16%). Trong đó, vốn đầu tư giải ngân 10,6/98,5 tỷ đồng, đạt 11% và vốn sự nghiệp giải ngân 7,6/133,8 tỷ đồng, đạt 6%.

Nhiều khó khăn, vướng mắc

Tại cuộc họp, nhiều ý kiến cho rằng, Luật Đấu thầu năm 2023 mới có hiệu lực, mới có hướng dẫn, nhiều nội dung sử dụng vốn sự nghiệp trên 100 triệu đồng phải đấu thầu. Tuy nhiên, việc thuê tư vấn đấu thầu còn nhiều khó khăn, kinh phí tư vấn đấu thầu thấp nên khó tìm được nhà thầu tư vấn đấu thầu.

Trong khi đó, một số nội dung quy định, hướng dẫn của trung ương trong thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững chưa rõ, có nội dung chưa hướng dẫn; một số nội dung chưa rõ nên cần thời gian nghiên cứu, xin ý kiến cấp thẩm quyền cho ý kiến dẫn đến chậm triển khai, giải ngân vốn chương trình; một số dự án thành phần có đối tượng hỗ trợ quá ít, hoặc có nhưng không có nhu cầu để hỗ trợ do đã được doanh nghiệp hỗ trợ nên kết quả triển khai hạn chế, giải ngân thấp…

2.jpg
Việc triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia ở những địa phương miền núi gặp không ít khó khăn Ảnh MN

Nguồn kinh phí phân bổ thực hiện một số nội dung thuộc chương trình phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của các đơn vị thuộc khối tỉnh và UBND các huyện có sự trùng lắp về các nội dung hoạt động, về đối tượng cũng như địa bàn thụ hưởng do chưa có sự thống nhất giữa cấp tỉnh và cấp huyện…

3.jpg
Các cấp ngành cần tích cực quan tâm hỗ trợ người dân phát triển mạnh sản xuất để nâng cao đời sống Ảnh MN

Ông Ngô Tấn – Phó Giám đốc Sở NN&PTNT kiêm Chánh Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh nói, công tác truyền thông, thông tin tuyên truyền trên báo, đài gặp khó khăn. Cụ thể, hiện nay tỉnh chưa thống nhất phê duyệt hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt theo Điều 29 Luật Đấu thầu nên đã có những bất cập trong tổ chức thực hiện trên toàn tỉnh (nhiều đơn vị chưa thể hợp đồng tuyên truyền được với báo, đài). Nếu tổ chức lựa chọn thầu bằng các hình thức khác của Luật Đấu thầu thì sẽ kéo dài, việc tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới theo chỉ đạo của Đảng, Nhà nước không được duy trì thường xuyên, kịp thời; đồng thời khó có thể giải ngân hết kinh phí được giao.

Vấn đề đáng quan tâm là thời gian qua công tác chỉ đạo, điều hành tại một số đơn vị còn thiếu quyết liệt, tập trung dẫn đến kinh phí giải ngân còn thấp. Một số đơn vị đề nghị phân bổ vốn để thực hiện công tác kết nghĩa, tuy nhiên qua quá trình triển khai đã đề xuất điều chuyển vốn về cho địa phương thực hiện với lý do địa bàn triển khai dự án ở xa, việc bố trí nhân lực và thời gian quản lý dự án gặp nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó, số hộ dân thuộc đối tượng được hỗ trợ không có nhu cầu hỗ trợ phát triển sản xuất và không đảm bảo điều kiện, khả năng tham gia dự án…

Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Dũng đánh giá, 3 chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có ý nghĩa xã hội rất lớn. Thế nhưng, thời gian qua các sở, ban ngành chưa thực sự vào cuộc một cách mạnh mẽ, quyết liệt; thậm chí một số đơn vị tỏ ra thờ ơ, hời hợt, thiếu trách nhiệm. Từ đó, dẫn đến việc thực hiện còn nhiều hạn chế, tỷ lệ giải ngân các nguồn vốn đạt quá thấp.

4.jpg
Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Dũng phát biểu chỉ đạo Ảnh MN

Đồng chí Lê Văn Dũng yêu cầu, thời gian tới tổ chức đảng của các đơn vị thuộc khối tỉnh phải tập trung chỉ đạo quyết liệt, khẩn trương tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình. “Quan điểm nhất quán của UBND tỉnh là các sở, ban ngành phải vào cuộc với quyết tâm chính trị cao; nỗ lực tăng nhanh tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư, UBND tỉnh không chấp nhận việc trả lại nguồn vốn đã phân bổ, trừ trường hợp bất khả kháng” – đồng chí Lê Văn Dũng nhấn mạnh.

Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Dũng lưu ý, các đơn vị phải tập trung xây dựng, ban hành kế hoạch triển khai và bám sát tiến độ, lộ trình thực hiện, giải ngân từng dự án, tiểu dự án thuộc các chương trình để tăng cường chỉ đạo, đôn đốc kết quả thực hiện…



Nguồn: https://baoquangnam.vn/thuc-hien-3-chuong-trinh-muc-tieu-quoc-gia-o-cac-so-ban-nganh-can-quyet-liet-trien-khai-khong-chap-nhan-tra-von-3139053.html

Cùng chủ đề

Đối thoại với ngành TN-MT, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam

“Cấp tỉnh, huyện phải thường xuyên kiểm tra giám sát. Hiện nay việc trích đo phục vụ dự án bồi thường giải phóng mặt bằng rất chậm, nhiều huyện đơn vị tư vấn không làm, do chi phí chỉnh...

Quảng Nam tập trung nhiệm vụ trọng tâm hoàn thành kế hoạch năm

Khẳng định sắp đến lãnh đạo UBND tỉnh sẽ gặp gỡ, đối thoại với từng ngành, mà trước mắt là ngành giáo dục và TN-MT để tháo gỡ khó khăn, chấn chỉnh những tồn tại, Chủ tịch UBND tỉnh...

Sẽ điều nơi thừa vốn sang nơi cần vốn

“Nhất quyết hồ sơ phải theo xã, xã chứng minh đất là của dân, không phải vin vào hồ sơ cũ, từ “tờ bản đồ số...” là đất 5%, nếu lệ thuộc vào hồ sơ cũ thì quá vô...

Chủ tịch UBND tỉnh tiếp công dân định kỳ tháng 8/2024 vào ngày 23

Theo Thông báo số 410 ngày 28/12/2023 của UBND tỉnh về lịch tiếp công dân định kỳ năm 2024, Chủ tịch UBND tỉnh sẽ tiếp công dân định kỳ vào ngày 20 hằng tháng; trường hợp ngày 20 trùng...

Khẩn trương xử lý vướng mắc cho các dự án

Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Dũng ghi nhận khó khăn, vướng mắc khách quan mà các đơn vị liên quan đang gặp phải; đồng thời đề nghị các đơn vị trên tinh thần chủ động, tháo gỡ dứt...

Cùng tác giả

Phục hồi nghề dệt thổ cẩm Cơ Tu

Hơn 2 tháng trước, tại Lễ hội văn hóa truyền thống Cơ Tu xã Sông Kôn lần thứ IV, không gian Tổ dệt thổ cẩm này trở thành nơi đón người dân và du khách tham quan.Bằng bàn tay...

Nhanh chóng thi hành án, đảm bảo quyền lợi công dân Võ Văn Thiện

Sáng 20/9, đồng chí Lê Văn Dũng – Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam chủ trì buổi tiếp công dân định kỳ tháng 9, giải quyết khiếu nại liên quan đến các hợp đồng mua bán đất của công dân Võ Văn Thiện, trú tại quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng.Công dân Võ Văn Thiện cho biết, trước đây ông có ký hợp đồng mua 2 lô đất tại dự án Khu đô thị số...

Quảng Nam đảm bảo an toàn cho hồ thủy lợi

Với nguồn vốn hơn 299,5 tỷ đồng (WB tài trợ gần 284 tỷ đồng), ngành chức năng đã sửa chữa, nâng cấp các đập, tăng cường năng lực quản lý, vận hành an toàn đập cho 17 hồ thủy...

Công bố Quy hoạch chi tiết Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Tam Anh

Dự án do Công ty CP KCN và đô thị An An Hòa làm chủ đầu tư tại 2 xã Tam Anh Nam và Tam Anh Bắc (huyện Núi Thành); được Ban Quản lý các Khu kinh tế và...

Không công nhận nội dung khiếu nại của ông Lê Thái Bình

Ông Lê Thái Bình đề nghị hủy Thông báo số 296 ngày 16/4/2024 của UBND TP.Tam Kỳ và thụ lý giải quyết khiếu nại đối với Quyết định số 5203/QĐ-UBND ngày 1/11/2023 của UBND TP.Tam Kỳ về phê duyệt...

Cùng chuyên mục

Quảng Nam đảm bảo an toàn cho hồ thủy lợi

Với nguồn vốn hơn 299,5 tỷ đồng (WB tài trợ gần 284 tỷ đồng), ngành chức năng đã sửa chữa, nâng cấp các đập, tăng cường năng lực quản lý, vận hành an toàn đập cho 17 hồ thủy...

Công bố Quy hoạch chi tiết Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Tam Anh

Dự án do Công ty CP KCN và đô thị An An Hòa làm chủ đầu tư tại 2 xã Tam Anh Nam và Tam Anh Bắc (huyện Núi Thành); được Ban Quản lý các Khu kinh tế và...

Đã thông xe đoạn sạt lở qua trước Cổng Trời Đông Giang

Nhận được thông tin, lãnh đạo Sở GTVT đã đề nghị chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu huy động máy móc thiết bị, nhân lực khẩn trương khắc phục sạt lở. Đến 5 giờ sáng ngày 20/9, nhà...

Hiệp Đức: năng suất lúa Hè – Thu ước đạt 57,5 tạ/hecta

Vụ hè thu 2024, nông dân trên địa bàn huyện Hiệp Đức sản xuất khoảng 930ha lúa, chủ yếu cơ cấu những loại giống trung, ngắn ngày có chất lượng tốt như BC15, TBR225, TBR87, TBR1, Bắc Thịnh, Thiên Ưu 8, Hà Phát 3, VNR20.  Thời tiết tương đối thuận lợi, nhất là nắng hạn không gây gắt như các năm trước, đặc biệt, phần lớn nông dân chú trọng đầu tư thâm canh, chủ động cơ cấu giống...

Dang dở hai dự án giao thông trọng điểm ở Điện Bàn

“Do đó, thị xã đề nghị tỉnh thống nhất kết thúc giai đoạn 1 của dự án để quyết toán; còn khối lượng chưa thi công của dự án này sẽ bổ sung vào dự án đường từ Hoàng...

Lập quy hoạch Khu công nghiệp phía tây cao tốc đoạn qua huyện Thăng Bình

UBND tỉnh giao Ban Quản lý các khu kinh tế và khu công nghiệp tỉnh chủ trì, phối hợp Sở KH-ĐT, Sở Tài chính xác định nguồn và bố trí vốn cho công tác lập Quy hoạch xây dựng...

Ngành giao thông chủ động ứng phó thiên tai năm 2024

Riêng với tuyến đường ĐT606, ông Văn Anh Tuấn yêu cầu đơn vị quản lý bảo trì cần kiểm tra kỹ lưỡng, sẵn sàng phương án “4 tại chỗ” để khắc phục các vị trí sạt lở trên tuyến....

Thành lập Ban tổ chức hội thảo quốc tế kết nối vùng qua cặp Cửa khẩu Nam Giang

Theo quyết định này, ông Hồ Quang Bửu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban, cùng 13 thành viên gồm các phó ban và thành viên thuộc các sở, ban, ngành liên quan. Ban Quản lý các...

Năm 2024, Thăng Bình có 15 sản phẩm đăng ký đánh giá phân hạng OCOP

Tại buổi làm việc, sau khi nghe các chủ thể thông tin về sản phẩm, đoàn kiểm tra liên ngành đánh giá cao nỗ lực và yêu cầu chủ thể hoàn chỉnh hồ sơ vào cuối tháng 9/2024; hồ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất