Powered by Techcity

Cần giữ địa danh như giữ gia bảo

20200123_115934.jpg
Bến sông quê Ảnh LÊ TRỌNG KHANG

Lai lịch ngôi làng

Làng (xã) Tào Sơn, theo sách “Ký ức dân gian làng Tào Sơn”, đã có từ thế kỷ 16. Làng có lịch sử rất thú vị và nhiều ý nghĩa, do gắn với danh nhân Quan Yên Phủ Sứ Lương Văn Phụng.

Ông là một trong 28 người đã tham gia hội thề Lũng Nhai, tương truyền là người đã xung trận đánh giặc giết Liễu Thăng, lập được nhiều công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Minh. Vùng đất Tào Sơn được ban họ vua và được phong hầu phong đất. Tào Sơn sau trở thành nơi hội tụ, có truyền thống hiếu học và khoa bảng bậc nhất của đất Tĩnh Gia (Thanh Hóa) với cả 3 văn chỉ đều chọn đặt nơi đây.

Tào Sơn gồm Đông Tào và Tây Tào, tồn tại hơn 4 thế kỷ, lưu giữ biết bao trang sử với ký ức văn hóa, nếp sống, hồn người. Làng và tên làng thành máu thịt. Sau 1945, làng không những mất tên mà còn bị cắt làm đôi thành 2 xã: Thanh Sơn và Thanh Thủy. Tên theo lịch sử mấy trăm năm đứt đoạn.

Cái tên Tĩnh Gia cũng có một lịch sử lâu đời như thế. Từ thời Hậu Lê (năm 1435) là phủ Tĩnh Gia, sau đổi tên vài lần vì kỵ húy cùng với những thay đổi về mặt địa giới nhưng vẫn giữ lại chữ “Tĩnh” (Tĩnh Ninh thành Tĩnh Giang).

Đến thời nhà Nguyễn, năm 1838, vua Minh Mạng lại khôi phục tên Tĩnh Gia. Cái tên này tồn tại cho đến ngày 22/4/2020, khi chính thức đổi thành (thị xã) Nghi Sơn, chấm dứt 500 năm trường viễn của một danh xưng.

dji_0407_phuong-thao.jpg
Một góc làng quê xứ Quảng Ảnh PHƯƠNG THẢO

Thận trọng khi tổ chức sáp nhập

Mỗi vùng đất, mỗi cái tên, đối với người Việt không đơn thuần là cái nhãn hành chính vô hồn. Nó là căn cước của mỗi người, thậm chí là máu thịt và thiêng liêng.

Xã hội biến chuyển, kéo theo yêu cầu phải sắp xếp lại nhiều vấn đề. Nhưng không thể chỉ căn cứ trên lợi ích kinh tế trước mắt hay những nhu cầu ngắn hạn mà xem nhẹ nội dung lịch sử, văn hóa, con người.

Việc giảm biên chế cho bộ máy hành chính hoàn toàn có thể tìm những giải pháp khác, khoa học, hiện đại và hiệu quả hơn – như tinh giản biên chế, áp dụng thành tựu của công nghệ thông tin…
Sáp nhập hay đổi tên địa danh, sẽ gây ra vô vàn xáo trộn và nhiêu khê, liên quan đến đủ các việc trên đời như giấy tờ, hồ sơ, nhân thân của mỗi người. Và cũng chưa kể đến tốn kém, lãng phí đủ bề.

Một bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu quả nhờ cách cấu trúc khoa học và sự hỗ trợ đắc lực của các thành tựu khoa học tiên tiến, đó mới là điều cần nghiên cứu để áp dụng. Việc “khắc xuất – khắc nhập” là tối kỵ, chỉ nên nghĩ đến khi mọi giải pháp đã đi vào ngõ cụt.

Trân trọng địa danh như gia bảo

Trở lại chuyện làng tôi. Tuy tên làng đã mất nhưng đến nay, sau hơn nửa thế kỷ, những người lớn vẫn nói trên cửa miệng, rằng “lên Tào Sơn”, “người Tào Sơn”… một cách rất tự nhiên.

Nghĩa là cái tên ấy vẫn ở đó trong ký ức nhiều người. Nó đã bám rễ sâu vào từng nếp nghĩ, trở thành tâm hồn và bật ra thành lời ăn tiếng nói.

Nhưng, rồi người già cũng phải chết đi, lớp con cháu không còn ký ức. Và như thế, cả một không gian tinh thần liên quan đến lịch sử và văn hóa gắn với cái tên Tào Sơn ấy sẽ theo đó mà chìm trôi.

Xây một tòa nhà thì chỉ cần có tiền, nhưng để tòa nhà ấy thành di sản thì cần nhiều hơn thế. Ở đó phải hội tụ những điều kiện khắt khe mà có thể không của cải nào làm được: tính thẩm mỹ, sự kiện lịch sử, phẩm chất con người, các giá trị tinh thần hòa quyện, yếu tố thời gian dài lâu…

Bởi thế, cần trân trọng địa danh như một gia bảo mà cha ông để lại, và hậu thế vẫn được thừa kế những di sản quý giá. Càng không nên mang địa danh ra làm một cuộc phiêu lưu của những ý tưởng vụt đến…

Sự bảo thủ là một trở lực của phát triển, nhưng xem nhẹ quá khứ, nhất là quá khứ văn hóa, cũng là một cực đoan khác.

Xây dựng “đời sống văn hóa mới” không nhất thiết phải xóa bỏ những cái tên nhiều trăm năm lịch sử. Phẩm chất của một xã hội, được ươm trồng và chăm sóc bằng các chính sách tiến bộ với cái nhìn sâu và viễn kiến rộng rãi. Là đầu tư cho hạ tầng, dồn tâm sức cho giáo dục, chăm lo cho an sinh, biết giữ gìn những di sản, hướng con người tới các giá trị văn minh trong suy nghĩ và ứng xử…

Nguồn

Cùng chủ đề

Chuyện từ làng vô hình

Còn với thế hệ con cháu Việt Nam sinh ra ở nước ngoài, sẽ có những cái tên khác lạ như Terry, Trianna, Harry… dù còn giữ được cái gốc họ, nào Hoàng, nào Nguyễn, Trần... Cái họ theo...

Cùng tác giả

Tam Kỳ bồi dưỡng nhận thức về Đảng cho 116 quần chúng ưu tú

Lớp bồi dưỡng diễn ra từ 11-17/2, học viên được giảng viên Trung tâm Chính trị TP.Tam Kỳ và các báo cáo viên Thành ủy truyền đạt 5 chuyên đề: Khái quát lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam;...

Dư nợ cho vay xây dựng xã nông thôn mới ở Quảng Nam đạt 32.000 tỷ đồng

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Quảng Nam đã nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý trong thực hiện chính sách tín dụng của các tổ chức tín dụng đối với nông nghiệp, nông dân và nông thôn.Đồng...

Quảng Nam: các hoạt động lễ hội và Lễ hội xuân phải bảo đảm văn minh, an toàn, tiết kiệm

Thực hiện Công điện số 09/CĐ-TTg ngày 03/02/2025 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm thực hiện nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong các hoạt động lễ hội sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân năm 2025, ngày 10/2/2025, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam ký công văn yêu cầu:1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan:...

Tiên Phước phát động tham gia cuộc thi tìm hiểu lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Nam

Sáng 11/2, Huyện ủy Tiên Phước tổ chức hội nghị phát động tham gia Cuộc thi “Tìm hiểu truyền thống lịch sử, văn hóa Quảng Nam; lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Nam” trên Internet.Cuộc thi do Tỉnh ủy Quảng Nam tổ chức từ ngày 10/2 đến 10/3/2025, gồm 4 kỳ thi, mỗi kỳ diễn ra trong một tuần. Đối tượng tham gia là cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, đoàn viên thanh...

Quảng Nam với nhiều chương trình ưu đãi thu hút khách du lịch trong năm 2025

Du lịchMỸ LINH - TUYẾT TRINH • 11/02/2025 09:31(QNO) - Năm 2025, Quảng Nam triển khai nhiều chương trình ưu đã hấp dẫn nhằm thu hút khách du lịch nội địa và quốc tế đến Quảng Nam, hướng đến phát triển du lịch xanh, hiệu quả, bền vững. Nguồn: https://baoquangnam.vn/quang-nam-voi-nhieu-chuong-trinh-uu-dai-thu-hut-khach-du-lich-trong-nam-2025-3148806.html

Cùng chuyên mục

Đại Lộc tổ chức đêm thơ Nguyên tiêu “Tổ quốc bay lên”

Nhân Ngày thơ Việt Nam lần thứ 23, tối ngày 10/2, Trung tâm VH-TT&TT-TH huyện Đại Lộc đã tổ chức đêm thơ Nguyên tiêu với chủ đề “Tổ quốc bay lên”. Sự kiện thu hút đông đảo văn nghệ sĩ, người yêu thơ trong và ngoài huyện tham dự.Chương trình đêm thơ gồm nhiều tiết mục đặc sắc như hát, diễn ngâm, đọc thơ và giao lưu giữa các văn nghệ sĩ với người yêu thơ. Đây là dịp...

Quảng Nam: Đặcsắc lễ hội Bà Chiêm Sơn

Trong hai ngày 8 và 9/2, tức ngày 11, 12 tháng Giêng Âm lịch, tại làng Chiêm Sơn, xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên đã diễn ra sôi nổi lễ hội truyền thống Bà Chiêm Sơn.Năm nay, lễ hội Bà Chiêm Sơn được tổ chức với 2 phần lễ và phần hội, riêng về phần lễ tổ chức theo nghi thức truyền thống.Lễ vật cúng tế do dân làng sắm sửa gồm cơm, thịt heo và trái cây, ngoài...

Giỗ tổ làng đúc đồng Phước Kiều

Nghệ nhân Dương Ngọc Tiển - Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ thương mại Đồng Phước Kiều chia sẻ, những sản phẩm của làng đã phần nào góp phần vào không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên."Có...

Quảng Nam quyết tâm giành 3 điểm trong ngày trở lại SVĐ Tam Kỳ

Sau gần hai năm phải thuê SVĐ Hòa Xuân (Đà Nẵng) làm sân nhà, CLB Bóng đá Quảng Nam chính thức trở lại thi đấu tại SVĐ Tam Kỳ từ vòng 12 V-League 2024-2025, khi tiếp đón CLB Bình Dương vào chiều nay (9/2). Đây được xem là động lực để đội bóng xứ Quảng cải thiện thành tích trong giai đoạn còn lại của mùa giải.Hiện tại, sau 10 trận đấu, Quảng Nam mới có 11 điểm, tạm...

Gần 150 vận động viên tham gia Giải chạy bộ thiện nguyện phường An Mỹ

Sáng ngày 9/2, tại TP Tam Kỳ, Đoàn phường An Mỹ phối hợp với Trường THPT Hà Huy Tập tổ chức Giải chạy bộ thiện nguyện nhằm gây quỹ hỗ trợ học sinh nghèo. Sự kiện thu hút gần 150 vận động viên là giáo viên, học sinh, đoàn viên thanh niên và người dân tham gia.Trước khi xuất phát, lễ khai mạc đã được tổ chức trang trọng tại bờ hồ Nguyễn Du. Các vận động viên tranh...

Sôi động Ngày hội làng nghề truyền thống Kim Bồng

Chiều tối 8/2, tại Trung tâm làng nghề Kim Bồng (xã Cẩm Kim, TP. Hội An), UBND xã Cẩm Kim tổ chức Ngày hội làng nghề truyền thống Kim Bồng với nhiều hoạt động hấp dẫn, thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia trải nghiệm.Năm nay, ngày hội diễn ra với nghi thức “phạt mộc”, chương trình biểu diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc cùng nhiều trò chơi dân gian thú vị. Điểm nhấn...

Nghề chiếu cói Kim Bồng đón bằng công nhận nghề truyền thống tỉnh Quảng Nam

Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 17 nghề truyền thống, 8 làng nghề và 20 làng nghề truyền thống được công nhận. ...

Khách quốc tế hào hứng dệt chiếu, đan thúng tại hội làng Kim Bồng

Theo ông Huỳnh Ngọc Hùng - Chủ tịch UBND xã Cẩm Kim, lễ hội vừa là dịp ghi ơn công đức các bậc tổ nghề, vừa giữ gìn và phát huy giá trị làng nghề đặc sắc, làng quê...

Tọa đàm “Thơ Quảng Nam trong dòng chảy thơ Việt đương đại” – Đài Phát Thanh

Nằm trong chuỗi hoạt động của Ngày thơ Việt Nam năm nay, Chi hội Văn học thuộc Hội Văn học – Nghệ thuật Quảng Nam vừa tổ chức tọa đàm với chủ đề “Thơ Quảng Nam trong dòng chảy thơ Việt Nam đương đại”. Chương trình quy tụ nhiều hội viên Chi hội Văn học và người yêu thơ trong tỉnh tham dự.Năm nay, Ngày thơ Việt Nam mang chủ đề “Tổ quốc bay lên”,  được tổ chức đồng...

Sắc màu hội tết Nguyên tiêu

Nguồn: https://baoquangnam.vn/sac-mau-hoi-tet-nguyen-tieu-3148671.html

Tin nổi bật

Tin mới nhất