Powered by Techcity

Cái kết đẹp cho một câu chuyện văn hóa


e64d2ba3cdc9689731d8.jpg
Hai pháp khí con ốc và đóa sen được Quảng Nam giao lại cho Bảo tàng Chăm Đà Nẵng một cái kết đẹp cho câu chuyện văn hóa Ảnh XH

Câu chuyện “hoàn nguyên” bảo vật đã được báo chí viết khá kỹ. Chỉ xin kể lại đây quá trình những người làm văn hóa Quảng Nam và Đà Nẵng đã thực hiện để có được cái kết đẹp như đã nói.

Từ năm 1978 (thời gian phát hiện pho tượng) đến năm 2019, hai pháp khí này được các đời chủ tịch xã Bình Định Bắc (Thăng Bình) thay nhau cất giữ.

Tuy nhiên, trong suốt gần 25 năm, từ 1978 đến năm 2002, điều này gần như là một bí mật. Cho đến sau khi Quảng Nam và Đà Nẵng chia tách, địa giới hành chính của xã cũng bắt đầu có những thay đổi, câu chuyện về hai cổ vật trên mới được hé lộ cho các nhà nghiên cứu.

Tôi còn nhớ, cán bộ lãnh đạo và chuyên môn của Bảo tàng Điêu khắc Chăm đã vài lần trực tiếp vào làm việc với địa phương để xin được thu hồi hai pháp khí nói trên nhưng bất thành.

Bởi một mặt, do những quy định mang tính pháp lý về quản lý di sản, di vật văn hóa bấy giờ còn thiếu hoặc nếu có cũng chưa đồng bộ, chưa chặt chẽ. Mãi đến năm 2001, nghĩa là 23 năm sau khi tượng Bồ tát Tara được phát hiện, Luật Di sản văn hóa mới được ban hành.

Thực ra, trên thế giới, nhiều bức tượng cổ vô cùng nổi tiếng, bị mất mát, gãy vỡ những chi tiết rất quan trọng nhưng vẫn không làm giảm giá trị, ngược lại, càng gây sự tò mò thú vị.

Bảo tàng Louvre ở Pháp thể hiện rất rõ điều này, chẳng hạn như tượng thần chiến thắng Samothrace bị mất hẳn cái đầu, hoặc tượng bán khỏa thân thần Vệ nữ Milo (Venus de Milo) bị mất cả hai cánh tay, vẫn được du khách nườm nượp kéo đến chiêm ngưỡng hàng ngày, hàng giờ.

Thế nhưng, sự mất mát những chi tiết ở các bức tượng nước ngoài nói trên là sự mất mát vĩnh viễn, vô phương phục hồi. Còn đối với tượng Bồ tát Tara, hai pháp khí vẫn còn đấy, thì chuyện làm thế nào để nó được hoàn nguyên với bức tượng gốc được đặt ra như một nhiệm vụ quan trọng và khẩn trương của chính quyền cùng ngành văn hóa Đà Nẵng bấy giờ.

t.jpg
Bảo tàng Điêu khắc Chăm tặng phiên bản tượng Bồ tát Tara bằng đồng tỷ lệ 11 cho Bảo tàng Quảng Nam Ảnh XH

Năm 2019, sau khi biết Bảo tàng Quảng Nam đã thu hồi được 2 pháp khí người dân cất giữ sau 41 năm, chúng tôi tham mưu UBND TP. Đà Nẵng ký công văn gửi UBND tỉnh Quảng Nam và các ngành, các cấp liên quan đề nghị hỗ trợ, giúp đỡ việc hoàn nguyên bảo vật.

Chúng tôi cũng trực tiếp gặp gỡ, làm việc cùng Cục Di sản văn hóa của Bộ VH-TT&DL và Sở VH-TT&DL tỉnh Quảng Nam để bàn cách phối hợp tháo gỡ các vướng mắc.

Mặt khác, Bảo tàng Điêu khắc Chăm trực tiếp vào mời đại diện lãnh đạo và nhân dân xã Bình Định Bắc – nơi đang bảo quản hai chi tiết của bảo vật quốc gia, cùng tham quan Bảo tàng, để từ đó thuyết phục họ đẩy nhanh tiến độ công việc.

Công việc đang được xúc tiến tương đối thuận lợi thì bất ngờ đại dịch COVID -19 ập đến, cùng sự thay đổi nhân sự lãnh đạo của Đà Nẵng, khiến quá trình xúc tiến việc hoàn nguyên cổ vật bị chững lại. Mãi đến nửa cuối năm 2023, báo chí mới xới xáo lại chuyện này, và các cơ quan văn hóa Đà Nẵng, Quảng Nam lại vào cuộc.

Cuối năm 2023, hai địa phương Quảng Nam và Đà Nẵng tiến hành bàn giao hiện vật. Như vậy là sau 45 năm (1978-2023) lưu lạc, hai pháp khí cực kỳ quan trọng được về với tượng gốc bảo vật quốc gia Bồ tát Tara. Hành trình “trở về” này diễn ra khá dài và tương đối trắc trở, gập ghềnh; tuy nhiên, nó đã có một cái kết đẹp.

Kể câu chuyện để thấy, người làm văn hóa xứ Quảng, người nhận lãnh phần giữ gìn di sản văn hóa cho mai sau, đôi khi cần tính cách Quảng rất mạnh…

NSND Huỳnh Hùng gây ấn tượng tại nhiều diễn đàn ở TP.Đà Nẵng, bởi ông thường khảng khái trình bày các kiến nghị, phản biện đến cùng để bảo vệ các di sản văn hóa lịch sử của đô thị này.

Ở ông in đậm khí chất của một trí thức xứ Quảng, theo đuổi đến cùng sự thật lịch sử. Tính cách quyết liệt nhưng lại trong một gương mặt hiền lành.

Đã từng hơn 20 năm làm báo trước khi làm quản lý văn hóa của TP.Đà Nẵng, tính cách Quảng cộng công việc làm báo luôn đòi hỏi phải phản biện, đã tạo nên một Huỳnh Hùng đặt ý thức về sự công bằng với lịch sử lên đầu tiên. Có lẽ đó là khởi nguyên để luôn có những bước chân Huỳnh Hùng trong các câu chuyện văn hóa, di sản đặc biệt của Đà Nẵng.

Mới đây, khi Hải Vân quan được công nhận là Di tích cấp quốc gia của cả Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng, người ta lại nhớ ngay đến công việc bền bỉ và thầm lặng của NSND Huỳnh Hùng với di sản độc đáo này.

X.H



Nguồn: https://baoquangnam.vn/cai-ket-dep-cho-mot-cau-chuyen-van-hoa-3139371.html

Cùng chủ đề

Ẩn dụ rắn trong thần thoại Ấn và điêu khắc Chăm

Bức phù điêu Đản sinh Brahma tìm thấy ở tháp Mỹ Sơn E1 (trưng bày ở Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng, đã được công nhận là Bảo vật quốc gia) thể hiện hình ảnh thần Brahma được...

Dấu ấn vùng đất nhìn từ bảo vật quốc gia

Đây cũng là sản phẩm đầy trí tuệ, biểu hiện cho tài năng sáng tạo, sự khéo léo và tinh xảo hiếm có của tổ tiên với kỹ thuật luyện kim đồng thau bản địa - nền văn hóa...

Chuyện về thanh kiếm thời Minh Mạng được đấu giá tại Ireland

Dòng văn tự khắc trên đốc kiếm có chữ 寸 (thốn), là đơn vị đo trọng lượng của vàng, chỉ được sử dụng dưới triều Nguyễn. Tôi đã tiếp xúc với nhiều cổ vật bằng vàng của thời Nguyễn,...

Một chuyến tham quan lịch sử

Nếu biết quý trọng, gìn giữ những giá trị về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật của các bậc tiền nhân trong từng món cổ vật thì tự thân người sưu tầm đã tĩnh tâm hướng thiện.Cổ vật mang...

Những bảo vật từ một ngôi đền

Mukhalinga là Linga 3 phần, từ phần tròn có khuôn mặt tượng thần Shiva nhô ra. Hiện vật được các nhà nghiên cứu cho là kiệt tác, thể hiện đầy đủ những chuẩn mực về hình dáng và ý...

Cùng tác giả

Lãnh đạo thị xã Điện Bàn thăm, chúc mừng Đại lễ vía Đức Chí Tôn

Tại các nơi đến thăm, lãnh đạo thị xã thăm hỏi tình hình vui xuân đón tết của bà con đạo hữu và chúc các chức sắc, tín đồ theo đạo một năm mới an lành; đồng thời mong...

Công bố quyết định thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Huyện ủy Bắc Trà My

Đại diện Ban Tổ chức Huyện ủy Bắc Trà My đã công bố Quyết định số 1706, ngày 5/2/2025 của Huyện ủy Bắc Trà My về việc thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Huyện ủy trên cơ...

Trao tặng 11 “Vườn cây sinh kế

Hoạt động không chỉ tuyên truyền, phổ biến đến toàn thể cán bộ, hội viên phụ nữ về lợi ích của việc trồng cây tạo bóng mát cho đô thị mà còn hướng đến tạo sinh kế, đem lại...

Giá xăng xuống dưới 21 nghìn đồng mỗi lít

Hôm nay (6/2) là thời điểm điều chỉnh giá xăng dầu trong nước của Liên Bộ Tài chính - Công Thương. Trong kỳ điều hành hôm nay, giá xăng dầu tăng giảm trái chiều.Cụ thể, xăng E5RON92 tăng 51...

Lãnh đạo huyện Quế Sơn thăm, chúc mừng Đại lễ vía Đức Chí Tôn đạo Cao Đài

Tại những nơi đến thăm, lãnh đạo huyện Quế Sơn thông tin tình hình kinh tế - xã hội và những định hướng lớn của huyện đến các vị chức sắc, bà con tín đồ đạo Cao Đài.Lãnh đạo...

Cùng chuyên mục

Tổ chức lễ hội khai sơn làng Nghi Sơn

Nhân dịp tổ chức lễ hội khai sơn năm nay, Chi hội Khuyến học làng Nghi Sơn trao học bổng khuyến học cho 54 học sinh, sinh viên có thành tích xuất sắc năm học 2023 - 2024 và...

Vùng cao Nam Giang nỗ lực khôi phục nghề đan lát truyền thống

Là một trong số 7 phụ nữ tham gia lớp học đan lát, nhiều tháng qua, chị Arất Chiến gần như không vắng mặt buổi nào. Bằng quyết tâm của mình, chị Chiến nói việc theo học nghề truyền...

Chung kết Liên hoan Giọng hát hay thanh niên huyện Núi Thành năm 2025 – Đài Phát Thanh

Tối ngày 3/2/2025 (mùng 6 Tết Ất Tỵ), tại Quảng trường huyện Núi Thành, Trung tâm Văn hóa – Thể thao & Truyền thanh – Truyền hình huyện phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện tổ chức chung kết Liên hoan Giọng hát hay thanh niên huyện Núi Thành năm 2025 với chủ đề “Tự hào – Vững tin theo Đảng“.Liên hoan năm nay thu hút 50 thí sinh đến từ 17 xã, thị trấn, các trường...

Điện Bàn tổ chức chương trình nghệ thuật Mừng Đảng – Đón Xuân Ất Tỵ 2025

Tối 3/2, tại Công viên Thanh niên, Trung tâm VH-TT & TT-TH thị xã Điện Bàn tổ chức chương trình nghệ thuật Mừng Đảng – Đón Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Sáng mãi niềm tin”.Chương trình gồm 17 tiết mục đặc sắc do các diễn viên đến từ các câu lạc bộ, trung tâm năng khiếu trên địa bàn thị xã biểu diễn. Với các thể loại đa dạng như hát múa, tốp ca, nhảy dân vũ,...

Thí sinh Đỗ Thị Kim Trúc đoạt giải Nhất Chung kết liên hoan giọng hát hay thanh niên huyện Núi Thành Xuân Ất Tỵ

Liên hoan giọng hát hay thanh niên huyện Núi Thành mừng Xuân Ất Tỵ 2025” do Trung tâm VH-TT&TT-TH huyện phối hợp với Huyện đoàn tổ chức là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày...

Chương trình văn nghệ “Xuân yêu thương” quyên góp hơn 100 triệu đồng hỗ trợ phụ nữ khó khăn

Tối ngày 3/2, thôn Quý Phước, xã Bình Quý, huyện Thăng Bình tổ chức đêm văn nghệ với chủ đề “Xuân yêu thương”, chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.Nhân dịp này, Chi hội Phụ nữ thôn Quý Phước trao 30 suất quà (mỗi suất 500.000 đồng) cho hội viên phụ nữ và học sinh có hoàn cảnh khó khăn, đồng thời hỗ trợ 3,6 triệu đồng cho một em học sinh...

Tết trong niềm vui hội làng

“Người Cơ Tu quan niệm tất cả vạn vật đều có thần. Vì thế, lễ hội này ngoài mục đích chào đón năm mới còn là dịp để tạ ơn thần linh suốt một năm qua đã phù trợ,...

Nhân duyên Việt – Hàn và câu chuyện của ông Lý Xương Căn

Là đại sứ du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc, ông Lý nói, ông luôn cố gắng quảng bá tiềm năng của các địa phương Việt Nam đến với cộng đồng doanh nghiệp Hàn Quốc, giúp họ nhận diện...

Nối dài tình bang giao Việt

Gắn kết cộng đồngNăm 2022, dự án tu bổ di tích Chùa Cầu do Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An chủ trì được triển khai thực hiện. Dự án tu bổ này có...

Giáo sư người Nhật – Hiroki Tahara: Về nghe tiếng Việt

Tahara khiêm tốn nói: “Nhiều người nước ngoài giỏi tiếng Việt hơn mình lắm, còn Ta, tiếng Việt cũng còn hạn chế. Nhưng do có nhiều bạn người Việt Nam tốt, họ sẵn sàng hy sinh thời gian, chịu...

Tin nổi bật

Tin mới nhất