Powered by Techcity

Bí ẩn dưới chân đèo Le


459-202412121010241(1).jpg
Anh Lâm Dũ Xênh trầm ngâm bên những chén dĩa Khách trú Ảnh XH

1. Mới đây, cơ duyên khiến tôi được gặp mặt và trò chuyện cùng anh Lâm Dũ Xênh – nhà sưu tầm và bảo tồn cổ vật nổi tiếng không chỉ của Quảng Nam, mà cả ở trong và ngoài nước.

Sách báo viết về Lâm Dũ Xênh dành cho anh quá nhiều mỹ danh, từ nhà sưu tầm cổ vật số 1 cho đến người lưu giữ và bảo tồn cổ vật ngàn năm… Khu vườn nhà anh ở thị trấn Châu Ổ, huyện Bình Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) trở thành bảo tàng tư nhân với 4 dãy nhà chứa hàng ngàn, thậm chí cả vạn cổ vật đủ các kích cỡ, kiểu dáng.

Hiện vật nhỏ thì có đá mã não, trang sức bằng vàng thuộc văn hóa Sa Huỳnh, các loại tiền cổ. Lớn thì có mỏ neo bằng gỗ lim nặng cỡ vài tạ, hay cả xác con thuyền đắm có tuổi vài trăm năm.

Đủ các kiểu hình cổ vật, từ chén ly, chum ché đời Đường, đời Minh đến vũ khí đồ đồng thời Đông Sơn, tượng thú, tượng phồn thực linga, yoni và các linh thần thuộc văn hóa Champa. Chỉ nhìn ngắm và đi trọn một vòng thôi cũng đã… hoa mắt.

Sau khi ghé thăm, anh và tôi cùng ra quán trà nhỏ. Quán trà này cũng được décor (thiết kế/phối cảnh…) theo lối cổ, có vài tủ kính nhỏ trưng bày các loại chén dĩa xưa.

Nhìn vào một chiếc tủ, tôi thấy lô chén dĩa có màu trắng viền xanh hoặc gần với lam khói, hoa văn vẽ hình cây cối, đường kỷ hà. Tôi nói với anh rằng, năm 1975, gia đình tôi từ Đà Nẵng hồi cư về Quảng Trị từng có những lô chén dĩa kiểu dáng y hệt. Nhưng người lớn thường cất kỹ, chỉ khi giỗ chạp hay ngày tết mới mang ra dùng.

Cách đây ít phút thôi, tôi cũng thấy đường vào vườn nhà anh Lâm Dũ Xênh, ở trụ cổng xây cất theo lối cổ cũng có gắn những chiếc dĩa chén như vậy.

459-202412121010242.jpg
Loại chén dĩa này được cho là đã từng được sản xuất dưới chân Đèo Le Ảnh XH

Nghe tôi kể, anh Lâm Dũ Xênh chăm chú hỏi tôi có biết nguồn gốc những chén dĩa này. Tôi trả lời: “Trước đây nghe nói các sản phẩm đó xuất xứ từ Trung Quốc, sau này có nơi bắt chước làm như ở Lái Thiêu, tỉnh Bình Dương”.

Nghe vậy, Lâm Dũ Xênh gật: “Nói vậy cũng đúng mà chưa đúng. Nó xuất xứ từ Trung Quốc nhưng sau này ở ta đã làm được. Ở duyên hải miền Trung, hầu như những đồ gốm này được sản xuất ở các lò gốm dưới chân Đèo Le, huyện Quế Sơn”.

Đèo Le, mới nghe tôi đã giật mình. Con đường tỉnh lộ 611 băng qua con đèo này tôi đã nhiều lần qua lại. Bạn bè ở Quế Sơn, Nông Sơn cũng nhiều mà chưa bao giờ nghe nói ở đó sản xuất đồ gốm sứ.

2. Nhấp ngụm trà gừng trong chiều đông cuối năm, anh Lâm Dũ Xênh kể lại câu chuyện lần tìm những lò gốm này mới thấy cuộc hạnh ngộ thật thú vị.

Nguyên do bắt đầu từ đôi ba năm trước, anh có mời một người thợ chạm khắc quê Quảng Nam vào phục dựng ngôi nhà cổ mà anh mới cất công tìm được. Trong lúc rảnh rỗi, người thợ chạm khắc ấy kể với anh Lâm Dũ Xênh về câu chuyện anh nghe được từ các cụ, các ông.

Rằng ngày xưa, dưới chân đèo Le quê anh có lò gốm chuyên làm các loại chén dĩa mà Lâm Dũ Xênh dùng để ốp trang trí trụ cổng. Nghe chuyện hay quá, Lâm Dũ Xênh đã lần tìm về Quảng Nam và phát hiện đó là câu chuyện có thật.

Anh cẩn thận mở tủ kính lấy ra vài chiếc chén dĩa rồi kể tiếp. Chuyến đầu tiên anh tự đi, đến đèo Le thì rẽ về phía đập An Trạch chừng vài kilomet, vạch cây rừng đào xuống cạn thôi đã gặp các mảnh gốm sứ. Anh mừng vì đã phát hiện ra dấu vết.

459-202412121010243.jpg
Chén Vẽ rối được dùng trong các dịp giỗ chạp lễ tết Ảnh XH

Nhưng mừng hơn là thông tin này được hai nhà nghiên cứu nổi tiếng biết đến. Đó là PGS-TS. Bùi Minh Trí – Viện trưởng Viện Khảo cổ kinh thành và TS.Nguyễn Văn Việt – Giám đốc Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á. Cả hai người liên hệ với anh Lâm Dũ Xênh. Họ lặng lẽ làm thêm các chuyến điền dã.

Kết quả thu được là chắc chắn có những lò gốm tại đây, chuyên làm đồ gia dụng chén dĩa có hoa văn màu xanh. Anh Lâm Dũ Xênh kể: “Chuyến đi đầu tiên tôi còn nhìn thấy hình hài lò gốm nằm theo triền đồi, ở độ cao chừng vài chục mét, ngang cũng vài chục mét. Nó độc đáo ở chỗ các lò gạch ở nhiều địa phương là lò nằm còn ở đây là lò nghiêng, nghiêng vài mươi độ theo triền đồi”.

Anh còn giải thích thêm rằng, lò gốm ở đây rất thuận tiện bởi đất giàu cao lanh, có rừng núi cấp nguyên liệu đốt, có nước để làm xương gốm. Ngoài ra, ngày xưa giao thông khó khăn thì đã có sông Thu Bồn, các loại đồ gốm gia dụng theo sông này về phố cổ Hội An, từ đó tỏa ra các địa phương khác ở duyên hải miền Trung.

Lâm Dũ Xênh nói, anh đã tìm hiểu và biết chủ nhân đầu tiên của các lò gốm ở đây là người Hoa di cư sang nên người dân địa phương gọi họ là Khách trú. Sau vài đời thì đã Việt hóa hoàn toàn và người ta cũng quên dần tên gọi mặt hàng chén dĩa này là chén dĩa Khách trú.

3. Cầm từng loại chén dĩa trên tay, anh Lâm Dũ Xênh nói, mặt hàng gia dụng này có vẻ đẹp rất mộc mạc. Người ta dựa vào hình vẽ hoa văn trên chén mà gọi thành tên. Có chiếc chén vẽ rối vì trên thân có những hoa văn kỷ hà móc vào nhau.

Có chén gọi tên là cây chuối vì có hình cây chuối, chén phật thủ vì có hình quả phật thủ. Ngày xưa, hầu như gia đình nào cũng có loại chén dĩa này để dùng trong các dịp tết, giỗ chạp. Thức ăn bày biện trên các loại chén dĩa này nhìn rất bắt mắt và sống động.

images.baoquangnam.vn-storage-newsportal-2023-1-28-138021-_5(1).jpg
Hòn Tàu Đèo Le vẫn còn nhiều bí ẩn Ảnh PV

Tôi chợt hỏi anh, đã có những thông tin thú vị vậy sao không công bố hoặc cung cấp cho các ngành liên quan cùng phối hợp nghiên cứu? Anh Lâm Dũ Xênh nói: “Anh Trí và anh Việt đã ghi chép rất nhiều, chụp rất nhiều ảnh và đã có dự định tổ chức hội thảo khoa học. Nhưng ngay lúc đó thì dịch COVID–19 ập đến đành phải trì hoãn. Mới đây tôi cũng có liên lạc, ướm hỏi thì các anh bảo sẽ tổ chức trong thời điểm nào đó thích hợp”.

Vậy liệu rằng từng có những lò gốm cổ chuyên sản xuất mặt hàng chén dĩa Khách trú từng tồn tại dưới chân đèo Le? Trăm năm đi qua, những lò gốm vẫn còn vết tích và còn trong ký ức các bậc cao niên.

Cầm những chén dĩa có thể được xem là cổ, liên tưởng đến các vật phẩm từ gốm sứ tôi vẫn nhìn thấy người dân bày biện trong dịp lễ tết, lòng thoáng chút rưng rưng.

Có lẽ rằng, dưới chân đèo Le, địa danh khá nổi tiếng ở tỉnh Quảng Nam, vẫn còn có những điều bí ẩn chưa được khám phá. Như những lò gốm và đồ gốm gia dụng mà anh Lâm Dũ Xênh tình cờ phát hiện. Chúng có từ khi nào, tên tuổi những chủ nhân lò gốm ngày ấy là những ai, rồi thời sản xuất và hưng thịnh diễn ra bao lâu, đến khi nào và vì sao tàn lụi?

Biết bao nhiêu câu hỏi chưa có câu trả lời. Chợt ước rằng, thông tin điền dã này gây chú ý với ngành văn hóa và địa phương. Và các bên liên quan sẽ tính đến việc phối hợp nghiên cứu, phục dựng những lò gốm này? Có khi những thông tin ấy sẽ giúp nơi đây trở thành điểm du lịch hấp dẫn của vùng tây xứ Quảng.

Chưa kể, mặt hàng gốm sứ gia dụng đang có xu hướng “lên ngôi” trở lại, người ta có quyền mơ những kiểu chén dĩa như vầy sẽ được người tiêu dùng chọn lựa. Bởi ngoài công năng, những vật phẩm này còn phảng phất bóng hình xưa cũ của tiền nhân, trong một giai đoạn lịch sử đã sương mờ bao phủ…



Nguồn: https://baoquangnam.vn/bi-an-duoi-chan-deo-le-3146754.html

Cùng chủ đề

Thông xe bước một qua đèo Le sạt lở

(QNO) - Khoảng 7 giờ 30 phút sáng nay 14/10, vị trí sạt lở tại lý trình km24 +560 đoạn qua đèo Le, thuộc tuyến ĐT611 (Quế Sơn - Nông Sơn) đã được thông xe bước một. ...

Đèo Le sạt lở, tắc lưu thông trên tuyến ĐT611

(QNO) - Đại diện Sở GTVT cho biết, tuyến ĐT611 (Quế Sơn - Nông Sơn) hiện đang bị chia cắt, do sạt lở taluy dương tại lý trình km24+560 đoạn qua đèo Le. Đơn vị bảo trì chưa thể tiếp cận đảm bảo giao thông do mưa lớn, trời tối không...

Cùng tác giả

Cổ phiếu Công ty dệt may Garmex Sài Gòn bị hủy niêm yết

.tdi_69{vertical-align:baseline}.tdi_69>.wpb_wrapper,.tdi_69>.wpb_wrapper>.tdc-elements{display:block}.tdi_69>.wpb_wrapper>.tdc-elements{width:100%}.tdi_69>.wpb_wrapper>.vc_row_inner{width:auto}.tdi_69>.wpb_wrapper{width:auto;height:auto}.tdi_69{padding-bottom:30px!important} .tdi_70{margin-top:0px!important;margin-bottom:0px!important;padding-bottom:0px!important} .tdb_single_content{margin-bottom:0;*zoom:1}.tdb_single_content:before,.tdb_single_content:after{display:table;content:'';line-height:0}.tdb_single_content:after{clear:both}.tdb_single_content .tdb-block-inner>*:not(.wp-block-quote):not(.alignwide):not(.alignfull.wp-block-cover.has-parallax):not(.td-a-ad){margin-left:auto;margin-right:auto}.tdb_single_content a{pointer-events:auto}.tdb_single_content .td-spot-id-top_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Top Ad'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad0 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 1'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad1 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 2'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad2 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 3'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-bottom_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Bottom Ad'!important}.tdb_single_content .id_top_ad,.tdb_single_content .id_bottom_ad{clear:both;margin-bottom:21px;text-align:center}.tdb_single_content .id_top_ad img,.tdb_single_content .id_bottom_ad img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_top_ad .adsbygoogle,.tdb_single_content .id_bottom_ad .adsbygoogle{position:relative}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{margin-bottom:15px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{text-align:center}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-right:auto;margin-left:auto}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left{float:left;margin-top:9px;margin-right:21px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right{float:right;margin-top:6px;margin-left:21px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title{width:300px;height:250px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title:before{position:absolute;top:50%;-webkit-transform:translateY(-50%);transform:translateY(-50%);margin:auto;display:table;width:100%}.tdb_single_content .tdb-block-inner.td-fix-index{word-break:break-word}.tdi_70 .tdb-block-inner{max-width:100%;margin-left:auto;margin-right:auto}.tdi_70,.tdi_70>p,.tdi_70 .tdb-block-inner>p{font-family:Noto Sans!important;font-size:15px!important;line-height:1.6!important;font-weight:400!important}.tdi_70 h1{font-family:Noto Sans!important;font-size:32px!important;line-height:1.2!important;font-weight:700!important}.tdi_70 h2{font-family:Noto Sans!important;font-size:24px!important;line-height:1.2!important;font-weight:600!important}.tdi_70 h3:not(.tds-locker-title){font-family:Noto Sans!important}.tdi_70 h4{font-family:Noto Sans!important}.tdi_70 h5{font-family:Noto Sans!important}.tdi_70 h6{font-family:Noto Sans!important}.tdi_70 li{font-family:Noto Sans!important}.tdi_70 .tdb-block-inner blockquote p{font-family:Noto Sans!important}.tdi_70 .wp-caption-text,.tdi_70 figcaption{font-family:Noto Sans!important}.tdi_70...

Vietnam Airlines, VNPT, TKV, PVN… trước thời điểm chia tay CMSC

.tdi_69{vertical-align:baseline}.tdi_69>.wpb_wrapper,.tdi_69>.wpb_wrapper>.tdc-elements{display:block}.tdi_69>.wpb_wrapper>.tdc-elements{width:100%}.tdi_69>.wpb_wrapper>.vc_row_inner{width:auto}.tdi_69>.wpb_wrapper{width:auto;height:auto}.tdi_69{padding-bottom:30px!important} .tdi_70{margin-top:0px!important;margin-bottom:0px!important;padding-bottom:0px!important} .tdb_single_content{margin-bottom:0;*zoom:1}.tdb_single_content:before,.tdb_single_content:after{display:table;content:'';line-height:0}.tdb_single_content:after{clear:both}.tdb_single_content .tdb-block-inner>*:not(.wp-block-quote):not(.alignwide):not(.alignfull.wp-block-cover.has-parallax):not(.td-a-ad){margin-left:auto;margin-right:auto}.tdb_single_content a{pointer-events:auto}.tdb_single_content .td-spot-id-top_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Top Ad'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad0 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 1'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad1 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 2'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad2 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 3'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-bottom_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Bottom Ad'!important}.tdb_single_content .id_top_ad,.tdb_single_content .id_bottom_ad{clear:both;margin-bottom:21px;text-align:center}.tdb_single_content .id_top_ad img,.tdb_single_content .id_bottom_ad img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_top_ad .adsbygoogle,.tdb_single_content .id_bottom_ad .adsbygoogle{position:relative}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{margin-bottom:15px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{text-align:center}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-right:auto;margin-left:auto}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left{float:left;margin-top:9px;margin-right:21px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right{float:right;margin-top:6px;margin-left:21px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title{width:300px;height:250px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title:before{position:absolute;top:50%;-webkit-transform:translateY(-50%);transform:translateY(-50%);margin:auto;display:table;width:100%}.tdb_single_content .tdb-block-inner.td-fix-index{word-break:break-word}.tdi_70 .tdb-block-inner{max-width:100%;margin-left:auto;margin-right:auto}.tdi_70,.tdi_70>p,.tdi_70 .tdb-block-inner>p{font-family:Noto Sans!important;font-size:15px!important;line-height:1.6!important;font-weight:400!important}.tdi_70 h1{font-family:Noto Sans!important;font-size:32px!important;line-height:1.2!important;font-weight:700!important}.tdi_70 h2{font-family:Noto Sans!important;font-size:24px!important;line-height:1.2!important;font-weight:600!important}.tdi_70 h3:not(.tds-locker-title){font-family:Noto Sans!important}.tdi_70 h4{font-family:Noto Sans!important}.tdi_70 h5{font-family:Noto Sans!important}.tdi_70 h6{font-family:Noto Sans!important}.tdi_70 li{font-family:Noto Sans!important}.tdi_70 .tdb-block-inner blockquote p{font-family:Noto Sans!important}.tdi_70 .wp-caption-text,.tdi_70 figcaption{font-family:Noto Sans!important}.tdi_70...

Nữ doanh nhân Quảng Nam liên kết cùng phát triển

"Tuy nhiên, thời gian tới, chúng tôi mong rằng các nữ doanh nhân của tỉnh phải luôn luôn giữ được tinh thần khởi nghiệp, không ngừng sáng tạo và phát triển. Đồng thời, cũng cần học hỏi kinh nghiệm...

Quảng Nam phê duyệt kiến trúc chính quyền điện tử phiên bản 3.0 hướng tới chính quyền số

Quyết định này thay thế Quyết định số 2768, ngày 25/12/2023 của UBND tỉnh về phê duyệt nội dung duy trì, cập nhật kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Quảng Nam (phiên bản 2.0).Kiến trúc chính quyền điện...

Tàu siêu sang dừng ga xứ Quảng

Nguồn: https://baoquangnam.vn/tau-sieu-sang-dung-ga-xu-quang-3146776.html

Cùng chuyên mục

Chi hội Văn học nghệ thuật các Dân tộc thiểu số – miền núi Quảng Nam tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2025

Nguồn: https://baoquangnam.vn/chi-hoi-van-hoc-nghe-thuat-cac-dan-toc-thieu-so-mien-nui-quang-nam-to-chuc-dai-hoi-nhiem-ky-2025-2030-3146687.html

Chi hội VHNT các DTTS – Miền núi Quảng Nam tiến hành Đại hội lần thứ V, nhiệm kỳ 2025 – 2030 – Đài...

Chiều ngày 26/12, Chi hội Văn học nghệ thuật các DTTS – Miền núi Quảng Nam tổ chức Đại hội lần thứ V, nhiệm kỳ 2025 – 2030.Đại hội bầu Ban chấp hành khóa V, nhà báo Aăng Ngước tiếp tục được tín nhiệm giữ chức vụ Chi hội trưởng, Chi hội VHNT các DTTS – Miền núi, nhiệm kỳ 2025 – 2030.Xuân Hiếu Nguồn: https://qrt.vn/van-hoa-van-nghe/chi-hoi-vhnt-cac-dtts-mien-nui-quang-nam-tien-hanh-dai-hoi-lan-thu-v-nhiem-ky-2025-2030/

64/195 tác phẩm đạt giải tại Lễ trao giải thưởng Văn học – Nghệ thuật 5 năm lần thứ IV (2019-2023) – Đài Phát...

Sáng 26/12, Ban tổ chức Giải thưởng Văn học – Nghệ thuật đất Quảng 5 năm (2019-2023) và Tặng thưởng văn học nghệ thuật Quảng Nam năm 2024 đã trao giải cho các tác phẩm xuất sắc. Đến tham dự lễ trao giải có Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Lương Nguyễn Minh Triết, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quang Bửu, trưởng Ban tổ chức cùng các đồng chí lãnh...

Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa chiếm hơn 95,7%

Năm 2024, Đại Lộc có 100% các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đăng ký danh hiệu văn hóa. Kết quả, 39/40 cơ quan, 64/65 đơn vị, 11/14 doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa, đạt tỷ lệ 95,79%. Trong...

Ngẫm chuyện Hải Vân Quan

Qua thời gian và qua chiến tranh, một số hạng mục công trình Hải Vân Quan bị biến mất. Chưa kể, nơi đó mọc lên một số hạng mục mới mà thuở ban đầu không có, như: lô cốt...

Hoàn thành dự án phục hồi và phát huy giá trị di tích quốc gia Hải Vân Quan

Công trình này được xem là tài sản chung vô giá, là biểu tượng của quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và TP.Đà Nẵng. Đây cũng là nền tảng quan trọng để hai bên...

Triển lãm ảnh nghệ thuật “Sắc màu ánh sáng” tại Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Ông Văn Sinh sinh năm 1954 tại huyện Hòa Vang, TP.Đà Nẵng. Ông nguyên là Phó Chủ tịch Thường trực Hội Liên hiệp văn học - nghệ thuật TP.Đà Nẵng, nguyên Chủ tịch Hội Nhiếp...

Độc đáo lễ cưới của đồng bào Ve

Ở Nam Giang, đồng bào Ve (một nhánh dân tộc Giẻ Triêng) cư trú chủ yếu ở địa bàn 2 xã Đắc Pre và Đắc Pring. Do địa bàn hiểm trở nên ngày xưa quá trình kết duyên của...

Tập huấn, bồi dưỡng công tác quản lý Di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật Bài chòi – Đài Phát Thanh

Sáng ngày 19/12, tại thành phố Hội An, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Quảng Nam tổ chức tập huấn, bồi dưỡng công tác quản lý Di sản văn hóa phi vật thể Nghệ thuật Bài chòi, năm 2024.Tại đây, các báo cáo viên, nghệ nhân trình bày các chuyên đề về kiến thức chuyên môn, các quy định của pháp luật, công tác quản lý liên quan đến Di sản văn hóa phi vật thể nghệ...

Chương trình giao lưu văn nghệ “Tổ quốc nơi đầu sóng”

Tối 18/12, tại xã Tam Quang, huyện Núi Thành, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 tổ chức chương trình giao lưu văn nghệ với chủ đề: “Tổ quốc nơi đầu sóng“ chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày Hội Quốc phòng toàn dân.Tại chương trình, các đại biểu cùng nhau ôn lại truyền thống 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân...

Tin nổi bật

Tin mới nhất