Powered by Techcity

Bảo tồn di sản tư liệu từ pháp lý


Không gian trưng bày “Vùng đất Duy Xuyên qua di sản tư liệu Hán Nôm” nhân kỷ niệm 420 Danh xưng Duy Xuyên(1604-2024). Ảnh: H.N
Không gian trưng bày Vùng đất Duy Xuyên qua di sản tư liệu Hán Nôm nhân kỷ niệm 420 Danh xưng Duy Xuyên1604 2024 Ảnh HN

Năm 2006, Việt Nam chính thức tham gia Chương trình Ký ức thế giới của UNESCO. Thời điểm hiện tại, cả nước có 9 di sản tư liệu được vinh danh. Tuy nhiên, công cụ pháp lý để quản lý, bảo tồn và phát huy loại hình di sản này vẫn chưa hình thành.

Phong phú di sản Hán – Nôm

Tại Quảng Nam, di sản tư liệu tồn tại ở nhiều loại hình. Theo TS.Nguyễn Thị Hậu, thời kỳ vương quốc Champa, di sản tư liệu tại Quảng Nam thường là di vật tại đền tháp, các bi ký bằng đá, ít hơn là chữ viết trên vật dụng dùng trong nghi lễ như đồ đồng, vàng, bạc… Đến thế kỷ 15, khi Đạo Quảng Nam thừa tuyên ra đời và nối tiếp sau đó là các cuộc di dân, nhất là dưới thời các chúa Nguyễn, đã tạo dựng nhiều di sản Hán – Nôm phong phú.

Nhà nghiên cứu Phan Thanh Minh (Hội Di sản Văn hóa Việt Nam) cho biết, thống kê sơ bộ, hiện Quảng Nam có trên 500 di tích đình, chùa đền miếu, nhà thờ tộc họ lưu giữ di sản Hán – Nôm.

Khảo sát sơ bộ, di sản Hán – Nôm ở Quảng Nam hiện nay có số lượng rất phong phú, bước đầu đã kiểm kê, nhận diện được 450 văn bia, 1.200 sắc phong, 6.000 hoành phi liễn đối ở 10/18 địa phương.

Trong khi đó, tại Hội An, thông tin từ Trung tâm Quản lý và Bảo tồn di sản văn hóa Hội An cho biết, qua các chương trình điều tra, sưu tầm, nghiên cứu, Trung tâm đã thu thập, sao chụp được hơn 2.000 trang tư liệu gốc, hơn 4.500 trang tư liệu bản sao, 300 bản dập thác bản văn bia, 800 bản in mộc bản, 63 sắc phong… góp phần nhận diện các giá trị lịch sử – văn hóa Hội An, cũng phần nào phục hồi các giá trị văn hóa truyền thống đã bị mai một.

Hiện nay, tình trạng bảo quản di sản tư liệu Hán – Nôm chủ yếu phụ thuộc công tác bảo tồn di tích – nơi chứa đựng di sản Hán – Nôm. Dù nhiều năm qua, Quảng Nam đã tiến hành một số hoạt động sưu tầm cũng như có kế hoạch, biện pháp khôi phục tuy nhiên vẫn như “muối bỏ bể”.

Vẫn còn hàng trăm bản sắc phong, địa bạ… được lưu giữ tại các di tích, tư gia, từ đường dòng họ, trong đó có những di sản chưa được bảo quản đúng mức, nhiều tài liệu xuống cấp, mục nát.

Nhận diện và định danh bằng pháp lý

Một cán bộ Sở VH-TT&DL chia sẻ, Luật Di sản văn hóa hiện hành chưa có các quy định để định nghĩa, nhận diện, ghi danh cũng như các biện pháp bảo vệ, bảo tồn và phát huy giá trị di sản tư liệu. Do vậy, ngành văn hóa phải vận dụng các quy định về bảo vệ di vật, cổ vật tại các di tích, danh lam thắng cảnh nhằm bảo vệ và phát huy giá trị các di sản tư liệu trên địa bàn tỉnh.

Không gian trưng bày “Vùng đất Duy Xuyên qua di sản tư liệu Hán Nôm”. Ảnh: T.T
Không gian trưng bày Vùng đất Duy Xuyên qua di sản tư liệu Hán Nôm Ảnh TT

Trong khi đó, dù Việt Nam tham gia Chương trình Ký ức thế giới của UNESCO về di sản tư liệu từ năm 2006 nhưng đến nay, vẫn chưa có quy định cụ thể về công tác bảo tồn di sản tư liệu.

Hiện tại, theo Bộ VH-TT&DL, Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) sẽ dành một chương riêng về bảo vệ và phát huy giá trị di sản tư liệu. Trong đó sẽ có đầy đủ quy định, khái niệm loại hình, thuật ngữ, tiêu chí nhận diện, các hoạt động kiểm kê, lập hồ sơ khoa học, quy trình ghi danh và hủy bỏ quyết định ghi danh của di sản tư liệu.

Cạnh đó, Luật sẽ quy định các biện pháp tiếp nhận quản lý, trách nhiệm hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản tư liệu sau khi được ghi danh; thẩm quyền thẩm định các dự án, đề án bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di sản tư liệu; quy định về bản sao đối với di sản tư liệu…

Hiện tại, Việt Nam có 9 di sản tư liệu được UNESCO vinh danh, bao gồm 3 di sản tư liệu thế giới và 6 di sản tư liệu khu vực châu Á – Thái Bình Dương. UNESCO ghi danh 3 di sản tư liệu thế giới là: Mộc bản triều Nguyễn, Châu bản triều Nguyễn, bia Tiến sĩ Văn Miếu Quốc Tử Giám. 6 di sản tư liệu khu vực châu Á – Thái Bình Dương gồm: Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm; Văn thơ trên kiến trúc cung đình Huế; Bia ma nhai tại danh thắng Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng; Mộc bản trường học Phúc Giang; Hoàng hoa sứ trình đồ; Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu, Hà Tĩnh (1689-1943).



Nguồn: https://baoquangnam.vn/bao-ton-di-san-tu-lieu-tu-phap-ly-3144749.html

Cùng chủ đề

Điện Bàn bảo tồn hiệu quả các giá trị truyền thống

Ngày 12/3/2024, di tích mộ Phạm Phú Thứ (xã Điện Trung) và địa điểm Chiến thắng Bồ Bồ (xã Điện Tiến) được Bộ VH-TT&DL xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia, nâng tổng số di tích quốc...

Sáp nhập, cơ chế nào quản lý di sản đô thị?

Tương tự, bộ máy hành chính được tái cấu trúc, việc ai chịu trách nhiệm quản lý công tác bảo vệ di sản được đặt ra? Nếu không có hướng giải quyết hợp lý đối với bài toán bảo...

Từ di sản văn hóa thế giới…

Theo thống kê, trong hơn 15 năm gần đây, trên 400 di tích đã được tu bổ với kinh phí khoảng 150 tỷ đồng. Hàng trăm ngôi nhà gỗ trong khu vực phố cổ đã được chống đỡ cứu...

Viên ngọc từ rừng sâu

Lời Kazik về Mỹ Sơn ẩn chứa cái tình và cái tài của một kiến trúc sư đầy trải nghiệm tại Mỹ Sơn: “Người Chămpa cổ đã gửi tâm linh vào đất đá và đã biết dựa vào thiên...

Nguy cơ thiếu thợ trùng tu di tích

Cũng như vậy, ông Võ Văn Thiên - thợ giỏi với gần 20 năm tham gia khảo cổ và trùng tu nhưng cũng không trụ được với nghề. Ông Thiên cho biết: “Ngày công trả thấp quá mà làm...

Cùng tác giả

Gia hạn thời gian thực hiện dự án hoàn thiện đường Võ Chí Công

Hợp đồng được gia hạn là gói thầu số 2 "Thi công xây lắp dự án thành phần 1, đoạn Km11+240 - Km26+500" thuộc Dự án hoàn thiện đường ven biển 129 (Võ Chí Công).UBND tỉnh yêu cầu chủ...

Phước Sơn đạt nhiều kết quả nổi bật trong quý I/2025

Theo báo cáo, 3 tháng đầu năm 2025, giá trị sản xuất công nghiệp toàn huyện đạt gần 572 tỷ đồng, tăng hơn 43,4% so với cùng kỳ năm 2024; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt...

Thông báo Thể lệ Giải thưởng Báo chí Huỳnh Thúc Kháng lần thứ XIX (2024

A - VỀ GIẢI THƯỞNG BÁO CHÍ HUỲNH THÚC KHÁNGI. ĐỐI TƯỢNG THAM DỰ GIẢI THƯỞNG1. Là công dân Việt Nam có tác phẩm báo chí về vùng đất và con người Quảng Nam được đăng tải, phát sóng...

Không gian của âm nhạc và tình hữu nghị

Các đoàn sẽ tranh tài ở 11 môn thi thuộc 7 hạng mục. Cụ thể, hạng A (Mức độ khó I) có 2 môn (Hợp xướng nam nữ, Hợp xướng nam/nữ); Hạng B (Mức độ khó II) có 2...

Đẩy mạnh phân bổ và giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2025

Cụ thể, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao khẩn trương tập trung thực hiện quyết liệt các giải pháp...

Cùng chuyên mục

Không gian của âm nhạc và tình hữu nghị

Các đoàn sẽ tranh tài ở 11 môn thi thuộc 7 hạng mục. Cụ thể, hạng A (Mức độ khó I) có 2 môn (Hợp xướng nam nữ, Hợp xướng nam/nữ); Hạng B (Mức độ khó II) có 2...

Quảng Nam: khai mạc Hợp xướng Quốc tế Việt Nam lần thứ VIII năm 2025

Tối ngày 09/4, tại thành phố Hội An đã diễn ra lễ khai mạc Hội thi Hợp xướng Quốc tế Việt Nam lần thứ VIII năm 2025. Đến dự có ông Ông Johan Rooze – Giám đốc Nghệ thuật, Tổ chức Interkurtul, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Huỳnh Thị Thuỳ Dung.Hội thi Hợp xướng quốc tế Việt Nam lần thứ VIII do Hiệp hội Interkultur –...

Bảo tồn văn hóa miền núi gắn với phát triển sinh kế

Các tộc người Ca Dong, Co, Xê Đăng, Mơ Nông (Bắc Trà My) đang nỗ lực khôi phục, bảo tồn từ từng nhịp trống chiêng, nếp nhà sàn, bộ chuỗi cườm, thổ cẩm bên khung dệt... Câu chuyện “hồi sinh” văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây đang được viết tiếp bằng hơi thở của đời sống hiện đại.Trà Sơn, Trà Kót, Trà Giang…...

Khai mạc hội thi hợp xướng quốc tế Việt Nam lần thứ 8

Từ năm 2011, Hội thi hợp xướng quốc tế do thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam phối hợp cùng Hiệp hội INTERKULTUR (CHLB Đức) tổ chức định kỳ 2 năm một lần tại Hội An.Trong khuôn khổ hội...

Quảng Nam: Lễ hội “Tam Kỳ – Mùa hoa sưa năm 2025” sẽ có 10 hoạt động chính

Từ ngày 10 đến 13/4/2025, lễ hội “Tam Kỳ – Mùa hoa sưa năm 2025” với chủ đề “Rực rỡ sắc hoa vàng” sẽ được tổ chức, nhằm giới thiệu, quảng bá vẻ đẹp độc đáo của hoa sưa và các hoạt động khác để phục vụ nhu cầu tham quan, du lịch.Trong khuôn khổ lễ hội “Tam Kỳ – Mùa hoa sưa năm 2025”, trong đêm khai mạc, thành phố Tam Kỳ sẽ công bố quyết định công...

Quảng Nam: tối 09/4 Hội An khai mạc Hội thi Hợp xướng quốc tế lần thứ 8 – 2025

Tối ngày 9/4, tại Rạp hát Hội An sẽ khai mạc Hội thi Hợp xướng quốc tế Việt Nam lần thứ 8- năm 2025. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên sóng Đài phát thanh – Truyền hình Quảng Nam.Đây là sự kiện văn hóa nghệ thuật đặc sắc được thành phố Hội An phối hợp với Hiệp hội Interkultur (Cộng hòa liên bang Đức) tổ chức định kỳ 2 năm 1 lần.Hội thi Hợp xướng quốc tế...

Chi 5 tỷ đồng để phát huy giá trị nghệ thuật Bài chòi ở Quảng Nam

Kế hoạch nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 08, ngày 23/1/2024 của HĐND tỉnh về quy định nội dung, mức hỗ trợ bảo tồn, phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật Bài...

Phú Ninh có trên 96% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

Kết quả này, vượt so với chỉ tiêu đề ra từ đầu năm là đạt trên 90%. Các địa phương có tỷ lệ hộ gia đình văn hóa cao như: xã Tam Thành (98,2%), xã Tam Phước (97,7%), xã...

Hành hương về miếu tổ nghề yến Cù Lao Chàm

Lễ giỗ tổ nghề yến được tổ chức vào mùng 9 và mùng 10/3 âm lịch hằng năm tại ngôi miếu tổ thuộc thôn Bãi Hương, xã đảo Tân Hiệp - Cù Lao Chàm (TP.Hội An). Đây là ngôi...

Giỗ Tổ nghề yến Cù Lao Chàm: Tri ân Tổ nghề – Giữ gìn nghề truyền thống

Trong hai ngày 6 và 7/4/2025 (nhằm mùng 9 và 10 tháng 3 âm lịch), tại thành phố Hội An đã diễn ra Lễ giỗ Tổ nghề yến – một nghi lễ truyền thống mang đậm dấu ấn văn hóa, gắn bó mật thiết với đời sống cộng đồng cư dân nơi đây.Lễ giỗ diễn ra trong không khí trang nghiêm, thành kính. Trong ngày mùng 9 tháng 3 âm lịch, người dân tổ chức lễ rước, chuẩn bị...

Tin nổi bật

Tin mới nhất