Powered by Techcity

Bảo tồn cổ phục Việt

img_1914.jpeg
Chụp cổ phục tại Hội An Ảnh Hoài Ân

Từ phục dựng đến trào lưu

Manh nha từ khoảng năm 2018, cổ phục Việt dần phổ biến và ngày càng quen mắt với người Việt Nam. Quá trình nghiên cứu, phục dựng… cổ phục đã có từ lâu. Tuy nhiên, chỉ đến khi nhận được sự ủng hộ của giới trẻ thành thị, cổ phục trở thành trào lưu, phát triển mạnh mẽ. Thậm chí, tạo dựng cho mình thị trường riêng đầy tiềm năng.

Từ cô dâu chú rể mặc cổ phục trong đám hỏi, đám cưới, theo chân các diễn viên kịch, hoa hậu, người mẫu xuất hiện trên sân khấu, cổ phục còn được đưa vào phim cổ trang hay theo chân nhiều bạn trẻ ra nước ngoài cùng lòng tự hào dân tộc…

Hàng chục hội nhóm về cổ phục ra đời trên mạng xã hội. Họ trao đổi, chia sẻ với nhau những nghiên cứu về cổ phục, các hình ảnh tư liệu cũ kèm chú thích, các hoa văn, cách may, những nhà may cổ phục uy tín và những nơi/concept (ý tưởng chủ đạo) chụp hình với cổ phục sao cho đẹp, cho đặc trưng Việt Nam để không nhầm lẫn với trang phục kiểu Hán, Hàn.

file.hstatic.net-200000503583-file-_ao-tu-than-cardina__10__5392fef7906c4a67acb58a74a6b40f5f.jpg.jpg
Cấu tạo áo tứ thân Nguồn Internet

Điều này cho thấy cổ phục Việt không chỉ là một trào lưu đơn thuần về lượng mà còn đảm bảo về chất. Từ những bước đầu chập chững, đến nay một số kiểu cổ phục đã được phục dựng sát với thực tế nhất dựa theo tư liệu cổ. Đồng thời còn có sự cách tân chừng mực để phù hợp với đời sống hiện đại. Cổ phục Việt cũng đã có đà để phát triển, tạo dấu ấn riêng của mình.

Lan tỏa

Sức sống của cổ phục đã và đang mang lại nhiều lợi ích và giá trị, từ bảo tồn văn hóa, khơi dậy lòng tự hào dân tộc… cho đến phát triển thị trường thời trang nội địa.

Chưa kể, trào lưu này làm sống lại những từ vựng xưa cũ dùng để chỉ trang phục, đem chúng đến với đại chúng một cách gần gũi và tự nhiên. Cách hiểu về cổ phục Việt cũng từng ngày tiệm cận với từng lớp người.

Từ áo dài – trang phục truyền thống nổi tiếng với áo hai vạt, dài quá gối, có khuy cài từ cổ tới nách cho đến áo tứ thân – được xem như biểu tượng của người phụ nữ Kinh Bắc xưa, với 2 vạt trước và sau, tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu (cha mẹ chồng và cha mẹ vợ).

Ở áo tứ thân, vạt trước tách làm hai, khi mặc cột lại tượng trưng cho tình cảm vợ chồng khăng khít, cũng thuận tiện cho công việc thường ngày. Bên trong mặc yếm, phía dưới váy đụp màu đen, đi cùng guốc mộc, trên đầu chít khăn mỏ quạ, đội nón quai thao.

img_1913.jpeg
Chụp ảnh cổ phục tại Hội An Ảnh Hoài Ân

Ở trang phục áo ngũ thân, được cho rằng xuất hiện từ thế kỷ 17 hoặc 18 dưới thời chúa Nguyễn và càng trở nên phổ biến từ triều vua Minh Mạng trở về sau, áo ngũ thân hiện nay được ưa chuộng, phục dựng và mặc nhiều nhất.

Tương tự như tứ thân, áo ngũ thân có thêm một vạt con ở bên trong, tượng trưng cho thân mình nữa là năm thân, 5 nút áo tượng trưng cho ngũ thường: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín hoặc ngũ luân: vua – tôi, cha – con,vợ – chồng, anh – em, bạn bè.

Vạt áo ngũ thân rộng, càng xuống dưới càng xòe ra. Ngoài ra, áo ngũ thân cho nam có cổ đứng (lập lĩnh), vuông và cao, tượng trưng cho sự chính trực của người quân tử. Cổ áo nữ thấp hơn và vạt dài hơn. Áo ngũ thân dành cho mọi đối tượng mặc, sự khác biệt ở địa vị nằm ở chất liệu, hoa văn và phụ kiện đi kèm như kim khánh, kim bài…

Trong làng “cổ phục Việt”, mọi người thường hay nhắc về Ỷ Vân Hiên – một nhóm những người phỏng dựng lại cổ phục Việt với rất nhiều các sự kiện văn hóa.

Kết nối nhiều nghệ nhân của các làng nghề để làm nên những sản phẩm như hài, quạt, gối xếp, Ỷ Vân Hiên đã cùng các nghệ nhân các làng nghề La Khê, Vạn Phúc, Mã Châu, Lãnh Mỹ A… phục dựng, tái hiện thành công nhiều bộ cổ phục khác nhau. Từ trang phục triều Trần, triều Nguyễn hay những trang phục truyền thống của các vùng miền, chúng bắt đầu có một đời sống đương đại.

Nguồn

Cùng chủ đề

Tài xế công nghệ phải mặc trang phục riêng biệt khi lái xe

UBND tỉnh vừa ban hành quy định mới về việc sử dụng mô tô, xe gắn máy và xe thô sơ để kinh doanh vận chuyển hành khách và hàng hóa trên địa bàn tỉnh. Quy định này được...

Áo dài muôn nẻo

Ông Vắn Nhật Bíu, chủ tiệm, kể chuyện thường gặp: nếu du khách Nhật đến tiệm cùng với bạn người Việt thì y như rằng, người bạn Việt sẽ tư vấn cho bạn Nhật, yêu cầu tiệm cắt may...

Dấu ấn văn hóa Sa Huỳnh trong tâm thức người Cơ Tu

Khác với người Kinh, người Cơ Tu ở Cơ Noonh không dùng bàn xoay để tạo dáng gốm. Họ chế tác đồ gốm theo cách mà những người cổ Sa Huỳnh đã làm cách nay hàng ngàn năm.Khối đất...

Cùng tác giả

Dự kiến sau sắp xếp Điện Bàn còn 82 đơn vị trực thuộc UBND thị xã

Tính đến ngày 31/12/2024 Điện Bàn có 11 cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã gồm Văn phòng HĐND&UBND; Phòng Nội vụ; Phòng VH-TT; Phòng LĐ-TB&XH; Phòng GD-ĐT; Phòng Kinh tế; Phòng Tài chính - Kế hoạch; Phòng...

Thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Huyện ủy Nam Trà My

Chiều ngày 11/2, Huyện ủy Nam Trà My tổ chức hội nghị công bố Quyết định thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Huyện ủy.Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Huyện ủy Nam Trà My – Lê Thanh Hưng chúc mừng sự ra đời của Ban Tuyên giáo và Dân vận Huyện ủy và các cá nhân được bổ nhiệm, đồng thời tin tưởng khi đi vào hoạt động, Ban Tuyên giáo và Dân vận sẽ hoàn...

Nam Trà My thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Huyện ủy

Tại hội nghị, đại diện Ban Tổ chức Huyện ủy Nam Trà My công bố Quyết định số 1628 của Huyện ủy Nam Trà My về việc thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Huyện ủy trên cơ...

Tổ chức tốt Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030

Đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đây không chỉ là đợt sinh hoạt chính trị to lớn, sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân mà còn là tiền đề để tổ chức thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Cao hơn, chuỗi sự kiện này là một trong những yếu tố then chốt tạo nền...

Bí thư Tỉnh ủy Lương Nguyễn Minh Triết thăm các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Nội

Nhân dịp năm mới Ất Tỵ 2025, sáng ngày 11/2, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng – Bí thư Tỉnh ủy Lương Nguyễn Minh Triết dẫn đầu đoàn công tác của tỉnh đến thăm và làm việc với một số doanh nghiệp, nhà đầu tư tại TP. Hà Nội. Tham gia đoàn có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quang Bửu, lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, lãnh đạo Sở Thông tin truyền thông.Bí thư Tỉnh ủy Lương...

Cùng chuyên mục

Đại Lộc tổ chức đêm thơ Nguyên tiêu “Tổ quốc bay lên”

Nhân Ngày thơ Việt Nam lần thứ 23, tối ngày 10/2, Trung tâm VH-TT&TT-TH huyện Đại Lộc đã tổ chức đêm thơ Nguyên tiêu với chủ đề “Tổ quốc bay lên”. Sự kiện thu hút đông đảo văn nghệ sĩ, người yêu thơ trong và ngoài huyện tham dự.Chương trình đêm thơ gồm nhiều tiết mục đặc sắc như hát, diễn ngâm, đọc thơ và giao lưu giữa các văn nghệ sĩ với người yêu thơ. Đây là dịp...

Quảng Nam: Đặcsắc lễ hội Bà Chiêm Sơn

Trong hai ngày 8 và 9/2, tức ngày 11, 12 tháng Giêng Âm lịch, tại làng Chiêm Sơn, xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên đã diễn ra sôi nổi lễ hội truyền thống Bà Chiêm Sơn.Năm nay, lễ hội Bà Chiêm Sơn được tổ chức với 2 phần lễ và phần hội, riêng về phần lễ tổ chức theo nghi thức truyền thống.Lễ vật cúng tế do dân làng sắm sửa gồm cơm, thịt heo và trái cây, ngoài...

Giỗ tổ làng đúc đồng Phước Kiều

Nghệ nhân Dương Ngọc Tiển - Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ thương mại Đồng Phước Kiều chia sẻ, những sản phẩm của làng đã phần nào góp phần vào không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên."Có...

Quảng Nam quyết tâm giành 3 điểm trong ngày trở lại SVĐ Tam Kỳ

Sau gần hai năm phải thuê SVĐ Hòa Xuân (Đà Nẵng) làm sân nhà, CLB Bóng đá Quảng Nam chính thức trở lại thi đấu tại SVĐ Tam Kỳ từ vòng 12 V-League 2024-2025, khi tiếp đón CLB Bình Dương vào chiều nay (9/2). Đây được xem là động lực để đội bóng xứ Quảng cải thiện thành tích trong giai đoạn còn lại của mùa giải.Hiện tại, sau 10 trận đấu, Quảng Nam mới có 11 điểm, tạm...

Gần 150 vận động viên tham gia Giải chạy bộ thiện nguyện phường An Mỹ

Sáng ngày 9/2, tại TP Tam Kỳ, Đoàn phường An Mỹ phối hợp với Trường THPT Hà Huy Tập tổ chức Giải chạy bộ thiện nguyện nhằm gây quỹ hỗ trợ học sinh nghèo. Sự kiện thu hút gần 150 vận động viên là giáo viên, học sinh, đoàn viên thanh niên và người dân tham gia.Trước khi xuất phát, lễ khai mạc đã được tổ chức trang trọng tại bờ hồ Nguyễn Du. Các vận động viên tranh...

Sôi động Ngày hội làng nghề truyền thống Kim Bồng

Chiều tối 8/2, tại Trung tâm làng nghề Kim Bồng (xã Cẩm Kim, TP. Hội An), UBND xã Cẩm Kim tổ chức Ngày hội làng nghề truyền thống Kim Bồng với nhiều hoạt động hấp dẫn, thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia trải nghiệm.Năm nay, ngày hội diễn ra với nghi thức “phạt mộc”, chương trình biểu diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc cùng nhiều trò chơi dân gian thú vị. Điểm nhấn...

Nghề chiếu cói Kim Bồng đón bằng công nhận nghề truyền thống tỉnh Quảng Nam

Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 17 nghề truyền thống, 8 làng nghề và 20 làng nghề truyền thống được công nhận. ...

Khách quốc tế hào hứng dệt chiếu, đan thúng tại hội làng Kim Bồng

Theo ông Huỳnh Ngọc Hùng - Chủ tịch UBND xã Cẩm Kim, lễ hội vừa là dịp ghi ơn công đức các bậc tổ nghề, vừa giữ gìn và phát huy giá trị làng nghề đặc sắc, làng quê...

Tọa đàm “Thơ Quảng Nam trong dòng chảy thơ Việt đương đại” – Đài Phát Thanh

Nằm trong chuỗi hoạt động của Ngày thơ Việt Nam năm nay, Chi hội Văn học thuộc Hội Văn học – Nghệ thuật Quảng Nam vừa tổ chức tọa đàm với chủ đề “Thơ Quảng Nam trong dòng chảy thơ Việt Nam đương đại”. Chương trình quy tụ nhiều hội viên Chi hội Văn học và người yêu thơ trong tỉnh tham dự.Năm nay, Ngày thơ Việt Nam mang chủ đề “Tổ quốc bay lên”,  được tổ chức đồng...

Sắc màu hội tết Nguyên tiêu

Nguồn: https://baoquangnam.vn/sac-mau-hoi-tet-nguyen-tieu-3148671.html

Tin nổi bật

Tin mới nhất