Powered by Techcity

Gắn tăng trưởng với chất lượng tín dụng chính sách

(QNO) – Chủ trì buổi làm việc sáng nay 18/10 của Ban đại diện HĐQT Ngân hàng Chính sách xã hội Quảng Nam về hoạt động tín dụng chính sách 9 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 3 tháng cuối năm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Tuấn yêu cầu cả hệ thống ngân hàng chính sách đẩy nhanh vốn ưu đãi; chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng chính sách…

Quang cảnh buổi làm việc sáng nay 18/10 của Ban đại diện HĐQT Ngân hàng Chính sách xã hội Quảng Nam về hoạt động tín dụng chính sách 9 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 3 tháng cuối năm. Ảnh: Q.VIỆT
Quang cảnh buổi làm việc sáng nay 1810 của Ban đại diện HĐQT Ngân hàng Chính sách xã hội Quảng Nam về hoạt động tín dụng chính sách 9 tháng đầu năm triển khai nhiệm vụ 3 tháng cuối năm Ảnh QVIỆT

Đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn

Trong 9 tháng qua, Ban đại diện HĐQT Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) Quảng Nam triển khai hiệu quả Chỉ thị 40 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, tham mưu UBND tỉnh và 18 huyện, thị xã, thành phố chuyển nguồn vốn ngân sách ủy thác qua ngân hàng chính sách để mở rộng cho vay trên địa bàn.

Ở Tây Giang, trong 9 tháng qua, Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện đã tham mưu UBND huyện bổ sung 250 triệu đồng để cho vay hộ nghèo, chính sách (đạt 104% kế hoạch giao). Đơn vị thực hiện tốt huy động tiền gửi dân cư, tiền gửi tiết kiệm hoàn thành 102,5% kế hoạch tăng trưởng.

Ông Vũ Định – Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH Tây Giang cho biết, đến ngày 30/9, tổng nguồn vốn hoạt động hơn 271 tỷ đồng (tăng 64,6 tỷ đồng so với đầu năm). Tổng dư nợ đến ngày 30/9 đạt 246,7 tỷ đồng (tăng 43 tỷ đồng so với đầu năm). Doanh số cho vay 9 tháng đầu năm là 66,6 tỷ đồng… “Tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn đã góp phần hoàn thành xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã A Tiêng, giúp người dân tạo sinh kế, giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 66,13% năm 2021 xuống còn 58,38% cuối năm 2022 và tiếp tục giảm trong năm 2023 này” – ông Định nói.

Tín dụng chính sách giúp người dân nuôi bò hiệu quả để thoát nghèo bền vững. Ảnh: Q.VIỆT
Tín dụng chính sách giúp người dân nuôi bò hiệu quả để thoát nghèo bền vững Ảnh QVIỆT

Tổng dư nợ tín dụng chính sách toàn tỉnh đến ngày 30/9 là hơn 7 nghìn tỷ đồng (tăng 616 tỷ đồng so đầu năm, tỷ lệ tăng trưởng 10%, hoàn thành 92% kế hoạch giao năm 2023) với 139.133 khách hàng còn dư nợ. Đến ngày 30/9, tổng nợ khoanh và nợ quá hạn là 11 tỷ đồng (tỷ lệ 0,16% tổng dư nợ).

Ông Lê Hùng Lam – Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng CSXH Quảng Nam cho biết, nguồn vốn tín dụng chính sách được cho vay đúng đối tượng thụ hưởng, vốn vay được sử dụng đúng mục đích, mang lại hiệu quả. Chất lượng tín dụng chính sách không ngừng được củng cố và nâng cao.

Đẩy nhanh giải ngân, giữ vững chất lượng tín dụng

Thời gian qua, Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh thực hiện đúng quy định hỗ trợ lãi suất 2%/năm cho doanh nghiệp đối với các khoản vay tại ngân hàng chính sách có lãi suất trên 6%/năm. Đến ngày 30/9/2023, đã giải ngân số vốn vay các chương trình tín dụng chính sách được hỗ trợ lãi suất 2% đạt hơn 3.033 tỷ đồng cho 60.341 khách hàng. Thực hiện hỗ trợ lãi suất với tổng số tiền hơn 57,8 tỷ đồng, trong đó số tiền đã hỗ trợ lãi suất năm 2022 là 20,2 tỷ đồng, số tiền hỗ trợ lãi suất 9 tháng đầu năm 2023 là 37,5 tỷ đồng.

Mô hình nuôi dê đem lại giá trị kinh tế khá từ vốn vay ưu đãi. Ảnh: Q.VIỆT
Mô hình nuôi dê đem lại giá trị kinh tế khá từ vốn vay ưu đãi Ảnh QVIỆT

Bên cạnh đó, cũng tồn tại nhiều khó khăn trong triển khai tín dụng chính sách trong 9 tháng qua. Đến nay vẫn còn 3 đơn vị Phú Ninh, Nam Trà My, Nông Sơn chưa ban hành kế hoạch thực hiện chiến lược phát triển Ngân hàng CSXH đến năm 2030.

Về cho vay chương trình Nghị định số 28 của Chính phủ, đến nay Sở Y tế chưa tham mưu UBND tỉnh ban hành quy định về mẫu hồ sơ, trình tự, thủ tục lựa chọn dự án, trình phê duyệt danh sách thụ hưởng hỗ trợ phát triển vùng dược liệu quý. Một số địa phương không còn quỹ đất hoặc đất chưa có chứng nhận quyền sử dụng đất nên khó khăn trong triển khai chương trình tín dụng cho vay hỗ trợ đất ở, đất sản xuất. Một số xã xây dựng, điều chỉnh chỉ tiêu kế hoạch tín dụng chưa sát với thực tế tại địa phương…

Người dân Tiên Phước phát triển kinh tế từ vay vốn chính sách xã hội. Ảnh: Q.VIỆT
Người dân Tiên Phước phát triển kinh tế từ vay vốn chính sách xã hội Ảnh QVIỆT

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Tuấn – Trưởng ban Đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH giao nhiệm vụ Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh đẩy nhanh giải ngân, thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch tín dụng được giao. Phối hợp với các hội đoàn thể nhận ủy thác rà soát các hộ nghèo, chính sách đủ điều kiện vay vốn, hoàn thiện hồ sơ để giải ngân kịp thời đến khách hàng.

Ngoài ra, đảm bảo thu hồi nợ đến hạn trong quý IV với số tiền 144 tỷ đồng; phân tích xử lý thu hồi nợ quá hạn, nợ khoanh; theo dõi, đôn đốc thu hồi các trường hợp nợ vay đi làm ăn xa, nợ bỏ đi khỏi nơi cư trú…

“Cần đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về các chính sách tín dụng ưu đãi, phát huy vai trò của tín dụng ưu đãi đối với giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn” – ông Trần Anh Tuấn nói.

Nguồn vốn tín dụng chính sách trong 9 tháng qua đã góp phần giải quyết việc làm cho 7.747 lao động; giúp 1.199 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn đi học; xây dựng hơn 14.326 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; xây dựng 433 ngôi nhà ở xã hội cho người dân, 3 cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập; giúp cho 1.437 hộ dân tộc thiểu số có điều kiện xây dựng nhà ở, chuyển đổi nghề vươn lên ổn định cuộc sống…



Nguồn

Cùng chủ đề

Bộ LĐ-TB&XH trả lời cử tri Quảng Nam về chi trả chính sách không dùng tiền mặt

Cử tri Quảng Nam kiến nghị: Nhiều người hưởng chính sách ASXH không thể thực hiện qua hình thức chuyển khoản vào tài khoản ngân hàng vì nhiều khó khăn như ở vùng sâu vùng xa, tuổi cao sức...

Tổ chức tín dụng ở Quảng Nam kích cầu, đẩy vốn vào nền kinh tế

Dư nợ cho vay của các ngân hàng thương mại Quảng Nam đến nay đạt 109.147 tỷ đồng (tăng 2,14% so với đầu năm, đạt 88,89% chỉ tiêu kế hoạch năm), hầu hết ngân hàng chưa đạt chỉ tiêu...

Ngân hàng và doanh nghiệp ở Quảng Nam kết nối cùng phát triển

Trong số các DN có quan hệ tín dụng với ngân hàng thương mại trên địa bàn, DN nhỏ và vừa có dư nợ 12.207 tỷ đồng (chiếm 28,91% tổng dư nợ cho vay DN, giảm 15,18% so với...

Mặt trận Duy Xuyên phát huy vai trò

Thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, thời gian qua Mặt trận huyện Duy Xuyên huy động được sự chung tay của cả cộng...

Tăng tốc… giải ngân

Nguồn vốn lớn, giải ngân thấpNăm 2024, vốn đầu tư công của Quảng Nam khá lớn, nhất là đối với 3 chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Tuy nhiên, thời gian qua nhiều đơn vị, địa phương có tỷ lệ giải ngân rất thấp,...

Cùng tác giả

Phòng, chống âm mưu “diễn biến hoà bình” về tư tưởng chính trị trên địa bàn Quảng Nam

Thực hiện chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam về nghiên cứu thực hiện Đề tài khoa học cấp tỉnh “Phòng, chống âm mưu “diễn biến hòa bình” về tư tưởng chính trị trên địa bàn tỉnh Quảng Nam”, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã triển khai thực hiện và hoàn thành bản thảo lần thứ nhất. Sáng 28/11, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ tiến hành hội thảo, lấy ý kiến bổ sung, hoàn thiện bản...

Các ngành, địa phương của Quảng Nam nỗ lực kích cầu tiêu dùng cuối năm

Đáng chú ý trong bức tranh mua sắm, bán lẻ, tiêu dùng Quảng Nam trong tháng 10 và 10 tháng đầu năm là tiêu dùng nội địa phục hồi chưa cao.Điều đó đã phản ánh khó khăn của người...

Điện Bàn, “điểm sáng” phát triển đảng viên

Theo đó, Thị ủy Điện Bàn chỉ đạo quyết liệt việc xây dựng báo cáo, tổ chức hội nghị chuyên đề về công tác phát triển đảng viên mới theo cụm địa bàn và theo ngành, lĩnh vực.Trên cơ...

Thơm ngon bánh giầy từ nếp bầu Tam Mỹ

Trong một tháng, cơ sở sản xuất khoảng 5.000 cái bánh, thu lãi 5 triệu đồng, tương đương với lãi 60 triệu đồng/năm. Đây là cơ sở để chị Trang và chị Linh mở rộng cơ sở sản xuất...

Nhìn nhận những khó khăn

Ông Nguyễn Văn Nam cho hay, phát huy trồng rừng gỗ lớn với định hướng phát triển công nghệ chế biến sâu về gỗ được huyện xác định là mũi nhọn.Những năm đầu nhiệm kỳ, việc thực hiện chủ...

Cùng chuyên mục

Các ngành, địa phương của Quảng Nam nỗ lực kích cầu tiêu dùng cuối năm

Đáng chú ý trong bức tranh mua sắm, bán lẻ, tiêu dùng Quảng Nam trong tháng 10 và 10 tháng đầu năm là tiêu dùng nội địa phục hồi chưa cao.Điều đó đã phản ánh khó khăn của người...

Thơm ngon bánh giầy từ nếp bầu Tam Mỹ

Trong một tháng, cơ sở sản xuất khoảng 5.000 cái bánh, thu lãi 5 triệu đồng, tương đương với lãi 60 triệu đồng/năm. Đây là cơ sở để chị Trang và chị Linh mở rộng cơ sở sản xuất...

Nhìn nhận những khó khăn

Ông Nguyễn Văn Nam cho hay, phát huy trồng rừng gỗ lớn với định hướng phát triển công nghệ chế biến sâu về gỗ được huyện xác định là mũi nhọn.Những năm đầu nhiệm kỳ, việc thực hiện chủ...

Ước cả năm 2024, Quảng Nam vượt và đạt 14/17 chỉ tiêu phát triển kinh tế

Kinh tếTR.NGUYỄN - A.HUY • 28/11/2024 06:43(QNO) - Báo cáo (số 257, ngày 25/11/2024) của UBND tỉnh về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, cho thấy trong số 17 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh đề ra trong năm, ước sẽ có 14 chỉ tiêu vượt và đạt kế hoạch đề ra. Nguồn: https://baoquangnam.vn/uoc-ca-nam-2024-quang-nam-vuot-va-dat-14-17-chi-tieu-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-3144935.html

3 hộ dân bàn giao mặt bằng cho dự án nâng cấp quốc lộ 14E trước khi bị cưỡng chế

Trước đó ngày 19/11, UBND huyện Thăng Bình đã ban hành các quyết định về cưỡng chế thu hồi đất đối với các hộ gia đình ông Phan Minh Hồng, Lê Khắc Chung và Nguyễn Thiên Quang vào ngày...

Năm 2024, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Duy Xuyên đạt 9,8%

Đồng thời, đề nghị huyện Duy Xuyên thời gian tới cần làm tốt hơn nữa công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, thu hút các nhà đầu tư; tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công. Ngoài ra,...

Bộ GTVT yêu cầu khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ

Công điện nêu rõ, những ngày qua tại khu vực các tỉnh Trung Bộ từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định xảy ra mưa lớn kéo dài, gây sạt lở đất, ngập lụt cục bộ, chia cắt giao thông,...

11 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp Quảng Nam tăng 18,6%

Trong đó, ngành khai khoáng giảm 0,2% so với tháng trước, tăng 97,1% so với cùng kỳ; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 3,2% so với tháng trước, tăng 25% so với cùng kỳ; ngành sản xuất...

Nam Trà My giải ngân vốn đầu tư công đạt gần 70%

Sáng 27/11, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Tuấn làm việc với huyện Nam Trà My về tình hình triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn.Trong thời gian tới, huyện Nam Trà My sẽ chỉ đạo các đơn vị chủ đầu tư khắc phục các nguyên nhân khách quan, khẩn trương hoàn thiện hồ sơ, đẩy nhanh công tác thẩm định và phê duyệt, tổ chức triển khai thực hiện, đảm...

Tin nổi bật

Tin mới nhất