No menu items!


Powered by Techcity

“Chuẩn hóa” bộ chữ viết Cơ Tu


img_0260.jpeg
Các đại biểu tham dự Hội thảo công bố bộ chữ viết Cơ Tu được tổ chức vào trung tuần tháng 32025 Ảnh ALĂNG NGƯỚC

Trên cơ sở thống nhất và đảm bảo các điều kiện “chuẩn hóa” về bảng ký hiệu chữ viết, các tổ phụ âm đầu, nguyên âm…, bộ chữ viết Cơ Tu được kỳ vọng sẽ sớm đưa vào giảng dạy tại các trường phổ thông thuộc địa bàn Quảng Nam, TP.Huế – nơi có đông học sinh, cộng đồng Cơ Tu sinh sống và học tập.

Hệ thống chữ viết Cơ Tu

PGS.TS Nguyễn Hữu Hoành (Viện Ngôn ngữ học Việt Nam) cho biết, người Cơ Tu ở Việt Nam có ít nhất 4 hệ thống chữ ghi âm tự dạng La-tinh.

Hệ thống thứ nhất do các cán bộ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam chế tác, dựa trên mẫu tự La-tinh, khoảng năm 1956. Đây là kết quả lao động của các tác giả Conh Ta Lang (Lê Hồng Mao) và Conh Axơơp (Quách Xân).

Tháng 5/1959, tờ tin “Gung Dưr” (Vùng lên) bằng hai thứ chữ Cơ Tu và quốc ngữ ra đời. Năm 1986, UBND tỉnh, Ủy ban Khoa học kỹ thuật và Sở Giáo dục Quảng Nam – Đà Nẵng tổ chức ban nghiên cứu nhằm áp dụng và cải tiến một bước bộ chữ cũ. Kết quả của việc cải tiến này được sử dụng để biên soạn sách giáo khoa dùng cho lớp một (Boop Cơ Tu lớp muy) của tác giả Quách Xân, Lê Nam, Zơrâm Tuă và một số tác giả khác.

Hệ thống thứ hai được chế tác vào khoảng 1967 – 1969, do Viện Ngôn ngữ học Mùa hè xây dựng. Chữ này căn cứ vào tiếng địa phương Cơ Tu Êp (Cơ Tu vùng thấp), gặp trong Katu dictionary (Katu-Vietnamese-English – 1991) của N.A. Costell.

Hệ thống thứ ba vào năm 2003 – 2004, Quảng Nam hợp tác với Viện Ngôn ngữ học Việt Nam tiến hành sửa đối các hệ chữ đã có, trình bày một hệ thống chữ để dùng trong biên soạn từ điển, ngữ pháp và sách học tiếng Cơ Tu.

Riêng hệ thống thứ tư, bộ chữ do ông Bh’riu Liếc – nguyên Bí thư Huyện ủy Tây Giang sử dụng năm 2017. Chữ này căn cứ vào tiếng địa phương Cơ Tu Dal (Cơ Tu vùng cao) – tiếng của bộ phận người Cơ Tu sinh sống ở huyện Tây Giang và một số xã vùng cao huyện Nam Giang, được dùng trong cuốn sách P’rá Cơ Tu (Tiếng Cơ Tu) của tác giả Bh’riu Liếc.

“Hiện nay, chưa có một hệ thống chữ Cơ Tu thống nhất cho người Cơ Tu ở Việt Nam. Do vậy, cần phải có một bộ chữ viết thống nhất để có cơ sở pháp lý đưa vào giảng dạy tại hệ thống các trường phổ thông” – ông Hoành chia sẻ.

Bước ngoặt hồi sinh

Ông Bh’riu Liếc – nguyên Bí thư Huyện ủy Tây Giang cho hay, trước đây, chữ Cơ Tu từng được giảng dạy trong các trường học thuộc địa bàn miền núi phía tây của tỉnh. Tuy nhiên, sau năm 1975 chữ Cơ Tu gần như bị “lãng quên”. Do đó, đây là cơ hội và cũng là bước ngoặt rất lớn để cộng đồng Cơ Tu bảo tồn tiếng nói của dân tộc mình trước nguy cơ mai một.

img_3660(1).jpg
Từ nhu cầu thực tiễn Quảng Nam nỗ lực hoàn thiện bộ chữ viết Cơ Tu để sớm đưa vào chương trình giảng dạy cho học sinh dân tộc thiểu số Trong ảnh học sinh Cơ Tu tại Trường THPT Võ Chí Công Tây Giang Ảnh ALĂNG NGƯỚC

GS.TS Tạ Văn Thông (Viện Ngôn ngữ học) cho rằng, chữ Cơ Tu gần giống với chữ của người Co và người Ca Dong (nhóm địa phương thuộc dân tộc Xơ Đăng), rất dễ học và học nhanh hơn chữ quốc ngữ. Người Cơ Tu khá đông (đứng thứ 26/54 dân tộc), có nền văn hóa phong phú, đa dạng, đặc sắc nên cần có chữ viết để bảo tồn văn hóa và ngôn ngữ.

“Khi chúng tôi tiến hành khảo sát, nghiên cứu bộ chữ viết Cơ Tu trên cơ sở kế thừa hệ thống vốn có luôn nhận được sự đồng tình, ủng hộ từ chính người dân Cơ Tu. Điều đó cho thấy sự đón nhận của cộng đồng Cơ Tu đối với bộ chữ viết này, nhất là chủ trương đưa chữ Cơ Tu vào giảng dạy tại trường học có con em đồng bào Cơ Tu sinh sống, học tập” – ông Thông nhấn mạnh.

Theo ông Avô Tô Phương – Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo Quảng Nam, việc hoàn thiện bộ chữ Cơ Tu được xem là sự kiện mang dấu ấn lịch sử, là cơ hội bảo tồn, phát triển chữ viết, tiếng nói của đồng bào Cơ Tu tại Việt Nam. Việc thống nhất bộ chữ chung không đơn thuần là quyết định mang tính khoa học, mà còn mang ý nghĩa rất lớn đối với lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chính trị…

Về lâu dài cần hướng đến ứng dụng công nghệ, đưa chữ viết Cơ Tu vào chuyển đổi số, đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu của cộng đồng. Trong đó, xây dựng bộ dữ liệu số hóa chữ viết Cơ Tu, tạo nền tảng giáo trình, tài liệu điện tử phục vụ việc giảng dạy trong hệ thống giáo dục phổ thông.

Sớm đưa vào giảng dạy

Giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Nam Thái Viết Tường cho biết, chặng đường pháp lý để công nhận bộ chữ viết Cơ Tu thống nhất trải qua nhiều thời gian, công sức. Đặc biệt, để đưa bộ chữ viết này vào hệ thống giáo dục cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về cơ sở vật chất, con người, khảo sát nguyện vọng của học sinh.

img_0712(1).jpg
Bàn đá in tờ Gung Dưr bằng chữ Cơ Tu được trưng bày tại không gian văn hóa của huyện Nam Giang vào năm 2024 Ảnh ALĂNG NGƯỚC

Ngoài ra, TP.Huế và tỉnh Quảng Nam – hai địa phương cư trú chủ yếu của đồng bào Cơ Tu cần phối hợp chặt chẽ để tạo ra một bộ chữ Cơ Tu thống nhất, hoàn chỉnh, đảm bảo các điều kiện đưa vào giảng dạy tại các trường phổ thông. Đây là nguyện vọng chung rất chính đáng mà cộng đồng Cơ Tu ở Quảng Nam và TP.Huế luôn mong mỏi trong việc góp phần bảo tồn giá trị văn hóa địa phương.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Tuấn cho rằng, chữ viết Cơ Tu có vai trò và tầm quan trọng rất lớn trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Cơ Tu hiện nay. Bởi trong thời kỳ kháng chiến, người Cơ Tu từng được dạy học bộ “chữ cách mạng” này.

Tiêu biểu trong hoạt động giáo dục là việc cho ra đời bản tin “Gung Dưr” bằng chữ viết Cơ Tu, giúp người Cơ Tu biết được chữ viết của mình, góp phần đẩy mạnh phong trào đấu tranh chống Mỹ cứu nước ở các huyện miền núi Quảng Nam.

Để chữ Cơ Tu sớm đến được với người dân và học sinh, ông Trần Anh Tuấn mong muốn sự đồng hành từ các cơ quan quản lý nhà nước, nhà khoa học, địa phương nhằm thúc đẩy quá trình triển khai thực hiện sớm và hiệu quả.

Trước mắt, Sở GD-ĐT tham mưu UBND tỉnh phê duyệt bộ chữ Cơ Tu và làm việc với TP.Huế về chủ trương đưa chữ Cơ Tu vào trường học. Ngoài ra, chuẩn bị đầy đủ điều kiện để UBND tỉnh ban hành quyết định đưa chữ Cơ Tu vào giảng dạy trong các trường học và trong đội ngũ cán bộ liên quan…



Nguồn: https://baoquangnam.vn/chuan-hoa-bo-chu-viet-co-tu-3151733.html

Cùng chủ đề

Quảng Nam triển khai công tác đối ngoại năm 2025

Kế hoạch nhằm đề ra các nhiệm vụ công tác đối ngoại trọng tâm, trọng điểm, lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại (Đảng, Nhà...

Quảng Nam chuẩn bị chu đáo cho Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quang Bửu nhấn mạnh, đây là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt, vừa là dịp tri ân, vừa là cơ hội để báo chí Quảng Nam nhìn lại chặng đường phát triển...

Quảng Nam trình Bộ Nội vụ thẩm định Đề án đơn vị hành chính cấp xã trước ngày 1/5

Về công tác quán triệt, phổ biến, tuyên truyền các kết luận liên quan của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các văn bản khác của Trung ương, tỉnh về việc triển khai thực hiện,...

Băn khoăn chính sách hỗ trợ khi sắp xếp bộ máy

UBND huyện Nam Trà My cho hay, theo quy định tại Nghị định 178/2024 ngày 31/12/2024 của Chính phủ, đối với cán bộ, công chức có đủ 15 năm trở lên làm việc ở nơi có phụ cấp khu...

Trong quý I/2025, Quảng Nam kỷ luật 30 đảng viên vi phạm

Trong đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy kỷ luật 2 đảng viên (1 cách chức, 1 khai trừ). Nội dung vi phạm việc chấp hành nghị quyết, chỉ thị, quy định, kết luận của Đảng; chính sách, pháp luật...

Cùng tác giả

GIá vàng trong nước tăng lên 118 triệu

Cập nhật giá vàng chiều nay 17/4/2025 tại thị trường trong nướcTại thời điểm khảo sát lúc 15h30 ngày 17/4/2025, giá vàng hôm nay 17/4/2025 trên thị trường trong nước ghi nhận xu hướng tăng mạnh mẽ, tiếp tục...

Đồn Biên phòng Cù Lao Chàm tổ chức gần 500 lượt tuần tra trên bờ, trên biển

Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ Đồn Biên phòng Cù Lao Chàm nhiệm kỳ 2025 - 2030; Thượng tá Nguyễn Trí Tài - Chính trị viên Đồn Biên phòng Cù Lao Chàm tiếp tục được tín...

Lãnh đạo huyện Hiệp Đức nghiêm túc tiếp thu các ý kiến, kiến nghị của người dân

Chiều ngày 16/4, huyện Hiệp Đức tổ chức hội nghị đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với 70 hộ dân và hội viên nông dân, phụ nữ, cựu chiến binh còn vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng các công trình, dự án trọng điểm trên địa bàn.Tại buổi đối thoại, nhiều hộ dân phản ánh: hiện nay tiến độ thi công tuyến đường QL 14E, đường Già Bang...

Dư nợ tín dụng chính sách của huyện Thăng Bình đạt hơn 971 tỷ đồng

Tuy vậy, hoạt động tín dụng chính sách ở huyện Thăng Bình còn gặp nhiều khó khăn. Quy mô dư nợ của huyện lớn nhất toàn tỉnh, tuy nhiên dư nợ bình quân ở xã còn thấp.Nhu cầu vay...

Giá xăng dầu hôm nay 17/4/2025: Phục hồi trở lại

Động thái này cho thấy Tổng thống Donald Trump đang muốn siết chặt hơn nữa hoạt động xuất khẩu dầu của Tehran, với mục tiêu đưa lượng dầu xuất khẩu của Iran về mức thấp nhất có thể.Tại thời...

Cùng chuyên mục

Khoảnh khắc thăng hoa của âm nhạc và tình hữu nghị

Văn hóaQUỐC TUẤN - VĨNH LỘC • 12/04/2025 21:22(QNO) - Hội thi hợp xướng quốc tế Việt Nam lần thứ VIII tại TP.Hội An đã khép lại vào chiều 12/4 với nhiều giải thưởng được trao, nhưng dấu ấn...

Tam Kỳ khai mạc Lễ hội “Tam Kỳ – Mùa Hoa Sưa năm 2025”

Tối ngày 11/4, tại Làng sinh thái Hương Trà, UBND thành phố Tam Kỳ khai mạc Lễ hội “Tam Kỳ – Mùa Hoa Sưa năm 2025” với chủ đề “ Rực rỡ sắc hoa vàng”. Dự khai mạc có Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh Phan Thái Bình, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh uỷ Huỳnh Thị Thuỳ Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Nam Hưng, Bí thư Thành uỷ Tam Kỳ Nguyễn Thị Thu Lan.Lễ hội...

Vẻ đẹp vùng đất Tam Kỳ qua nét vẽ của học sinh

Hội thi Mỹ thuật thiếu nhi thành phố Tam Kỳ năm 2025 với chủ đề: “Tam Kỳ trong tim em” do Phòng GD-ĐT TP.Tam Kỳ phối hợp với Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thông thành phố...

Không gian của âm nhạc và tình hữu nghị

Các đoàn sẽ tranh tài ở 11 môn thi thuộc 7 hạng mục. Cụ thể, hạng A (Mức độ khó I) có 2 môn (Hợp xướng nam nữ, Hợp xướng nam/nữ); Hạng B (Mức độ khó II) có 2...

Quảng Nam: khai mạc Hợp xướng Quốc tế Việt Nam lần thứ VIII năm 2025

Tối ngày 09/4, tại thành phố Hội An đã diễn ra lễ khai mạc Hội thi Hợp xướng Quốc tế Việt Nam lần thứ VIII năm 2025. Đến dự có ông Ông Johan Rooze – Giám đốc Nghệ thuật, Tổ chức Interkurtul, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Huỳnh Thị Thuỳ Dung.Hội thi Hợp xướng quốc tế Việt Nam lần thứ VIII do Hiệp hội Interkultur –...

Bảo tồn văn hóa miền núi gắn với phát triển sinh kế

Các tộc người Ca Dong, Co, Xê Đăng, Mơ Nông (Bắc Trà My) đang nỗ lực khôi phục, bảo tồn từ từng nhịp trống chiêng, nếp nhà sàn, bộ chuỗi cườm, thổ cẩm bên khung dệt... Câu chuyện “hồi sinh” văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây đang được viết tiếp bằng hơi thở của đời sống hiện đại.Trà Sơn, Trà Kót, Trà Giang…...

Khai mạc hội thi hợp xướng quốc tế Việt Nam lần thứ 8

Từ năm 2011, Hội thi hợp xướng quốc tế do thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam phối hợp cùng Hiệp hội INTERKULTUR (CHLB Đức) tổ chức định kỳ 2 năm một lần tại Hội An.Trong khuôn khổ hội...

Quảng Nam: Lễ hội “Tam Kỳ – Mùa hoa sưa năm 2025” sẽ có 10 hoạt động chính

Từ ngày 10 đến 13/4/2025, lễ hội “Tam Kỳ – Mùa hoa sưa năm 2025” với chủ đề “Rực rỡ sắc hoa vàng” sẽ được tổ chức, nhằm giới thiệu, quảng bá vẻ đẹp độc đáo của hoa sưa và các hoạt động khác để phục vụ nhu cầu tham quan, du lịch.Trong khuôn khổ lễ hội “Tam Kỳ – Mùa hoa sưa năm 2025”, trong đêm khai mạc, thành phố Tam Kỳ sẽ công bố quyết định công...

Quảng Nam: tối 09/4 Hội An khai mạc Hội thi Hợp xướng quốc tế lần thứ 8 – 2025

Tối ngày 9/4, tại Rạp hát Hội An sẽ khai mạc Hội thi Hợp xướng quốc tế Việt Nam lần thứ 8- năm 2025. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên sóng Đài phát thanh – Truyền hình Quảng Nam.Đây là sự kiện văn hóa nghệ thuật đặc sắc được thành phố Hội An phối hợp với Hiệp hội Interkultur (Cộng hòa liên bang Đức) tổ chức định kỳ 2 năm 1 lần.Hội thi Hợp xướng quốc tế...

Chi 5 tỷ đồng để phát huy giá trị nghệ thuật Bài chòi ở Quảng Nam

Kế hoạch nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 08, ngày 23/1/2024 của HĐND tỉnh về quy định nội dung, mức hỗ trợ bảo tồn, phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật Bài...

Tin nổi bật

Tin mới nhất