Powered by Techcity

Thạnh Mỹ chờ đợi “màu đô thị”


dji_0051.jpg
Với lợi thế và tiềm năng của vùng đất Thạnh Mỹ được kỳ vọng sẽ trở thành đô thị kiểu mới của miền núi xứ Quảng tạo động lực phát triển về công nghiệp dịch vụ Ảnh THÀNH CÔNG

Quy hoạch đô thị cho Thạnh Mỹ được kỳ vọng giúp phát huy được tiềm năng sẵn có của thị trấn, tạo sự khác biệt rõ rệt so với các thị trấn khác trên trục đường Hồ Chí Minh, mở ra cơ hội phát triển mới…

Tạo sự khác biệt

Với một tầm nhìn dài hạn và chiến lược phát triển đồng bộ, trong quy hoạch phát triển của Thạnh Mỹ, địa phương này đang chú trọng đến việc tạo dựng các phân khu chức năng rõ ràng, bao gồm các khu hành chính, công nghiệp, dịch vụ và khu dân cư, giúp xây dựng một môi trường sống, làm việc hợp lý, hướng đến đồng bộ và hiện đại. Đây chính là điểm khác biệt nổi bật của đô thị mới trên trục đường Hồ Chí Minh.

Trong chiến lược phát triển mới, Thạnh Mỹ chú trọng đến sự phát triển công nghiệp, trong đó có Cụm công nghiệp thôn Hoa với diện tích 37,2ha.

Cụm công nghiệp này hứa hẹn sẽ thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư và tạo ra hàng nghìn việc làm cho người dân địa phương, giúp Thạnh Mỹ phát triển nền kinh tế công nghiệp, cũng như tăng cường vị thế của Nam Giang trong khu vực.

Ông Kaphu Tân – Chủ tịch UBND thị trấn Thạnh Mỹ cho rằng, việc đầu tư vào công nghiệp tại Thạnh Mỹ với tầm nhìn dài hạn sẽ góp phần vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, mở ra một chương mới trong lịch sử phát triển của vùng đất.

Trong tương lai, Thạnh Mỹ được kỳ vọng sẽ là “điển hình” cho sự kết hợp giữa phát triển kinh tế và bảo tồn văn hóa. Với dự án mô hình làng du lịch dựa vào cộng đồng Đồng Râm đang được hình thành, mở ra nhiều cơ hội thu hút du khách giúp người dân địa phương phát triển nghề truyền thống, nâng cao thu nhập và bảo tồn những giá trị văn hóa lâu đời.

Sau thời gian dài chưa được khai thác xứng tầm, Nam Giang đang đặt quyết tâm hiện thực hóa mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng, kết hợp bảo tồn văn hóa, tạo sự phát triển bền vững từ việc khai thác triệt để hơn các tiềm năng.

Đây chính là yếu tố quan trọng giúp thị trấn Thạnh Mỹ trở thành điểm đến không chỉ hấp dẫn các nhà đầu tư mà còn giúp nhân dân địa phương ổn định cuộc sống lâu dài.

Kỳ vọng ở tương lai

Những người gắn bó nhiều năm với Thạnh Mỹ, từ khi thị trấn chỉ mới là vệt những ngôi nhà nhỏ nằm dọc theo đường Hồ Chí Minh, có quyền kỳ vọng vào đổi khác của thị trấn. Đi qua gian khó, thị trấn ngày một khang trang, mang hình hài đô thị rõ nét và sôi động hơn.

Bí thư Tỉnh ủy Lương Nguyễn Minh Triết khảo sát vị trí chọn triển khai Dự án sắp xếp dân cư khu vực đường Trường Sơn Đông. Ảnh: Đ.N
Bí thư Tỉnh ủy Lương Nguyễn Minh Triết khảo sát vị trí chọn triển khai Dự án sắp xếp dân cư khu vực đường Trường Sơn Đông tại Thạnh Mỹ Ảnh ALĂNG NGƯỚC

Ông Chơ Rum Nhiên – nguyên Bí thư Huyện ủy Nam Giang nói, thị trấn đã thay đổi rất nhiều.

“Đường sá thông suốt, rộng rãi, các công trình công cộng được đầu tư đầy đủ, cuộc sống ngày càng tốt lên. Thạnh Mỹ giờ đây không còn là một thị trấn nhỏ bé mà đã trở thành một khu vực phát triển mạnh mẽ. Với sự phát triển của các khu công nghiệp, chắc chắn sẽ có nhiều công việc mới cho người dân ở đây. Cùng với đó, việc phát triển du lịch sẽ mang lại cơ hội quảng bá đất và người Nam Giang, văn hóa truyền thống giàu bản sắc tạo nên sức hút đối với du khách, nhất du khách nước ngoài” – ông Nhiên cho hay.

Theo ông Nguyễn Đăng Chương – Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Giang, địa phương không chỉ phát triển kinh tế mà còn chú trọng đến việc bảo vệ môi trường và giữ gìn các giá trị văn hóa của cộng đồng dân tộc thiểu số.

Trong đó, Thạnh Mỹ sẽ là nơi hội tụ giữa hiện đại và truyền thống, phát triển bền vững và xây dựng cuộc sống mới với nhiều tiện ích, đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân. Điều trăn trở hiện nay của địa phương, là phải tìm giải pháp mở rộng không gian đô thị, xoay xở tạo hình hài khác biệt và có bản sắc trong bối cảnh không gian đang bị bó hẹp bởi địa hình.

“Thời gian qua, huyện đã triển khai hàng loạt dự án quan trọng về giao thông, hạ tầng, chỉnh trang tạo diện mạo mới cho đô thị, phát triển quỹ đất phục vụ nhu cầu an cư cho nhân dân và tính toán câu chuyện lâu dài. Hạ tầng giao thông và các tiêu chí khác sẽ được đầu tư để đáp ứng mục tiêu phấn đấu trở thành đô thị loại 4 sau năm 2030” – ông Chương nói.

Với những chiến lược phát triển rõ ràng và những định hướng lâu dài, Thạnh Mỹ đang tiến gần hơn đến mục tiêu trở thành một đô thị năng động, bền vững, kết hợp giữa phát triển công nghiệp, du lịch sinh thái và bảo tồn văn hóa. Khát vọng được định hình: nâng cao đời sống người dân, góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của huyện Nam Giang và tỉnh Quảng Nam trong tương lai.

Thạnh Mỹ đang sẵn sàng cho một hành trình phát triển mạnh mẽ và bền vững, đón cơ hội mới cho chính mình, từ tương lai…



Nguồn: https://baoquangnam.vn/thanh-my-cho-doi-mau-do-thi-3149410.html

Cùng chủ đề

Chợ truyền thống cần thay đổi nhiều hơn

Không ít doanh nghiệp sản xuất nhận định, hàng đưa vào chợ bán chậm hơn hẳn so với cách bán hàng trực tuyến, bán qua các kênh thương mại hiện đại. Hơn nữa, dù chợ truyền thống có tu...

Hoàn chỉnh đồ án Quy hoạch chung đô thị Duy Hải

Lãnh đạo tỉnh giao UBND huyện Duy Xuyên chỉ đạo đơn vị tư vấn Quy hoạch chung Duy Hải - Duy Nghĩa tiếp thu, nghiên cứu các giải pháp thoát nước đã được đề xuất để có phương án...

Thị trấn Thạnh Mỹ phát động xây dựng làng du lịch dựa vào cộng đồng

Đề án xây dựng Làng du lịch dựa vào cộng đồng Đồng Râm giai đoạn 2024 - 2025, định hướng đến năm 2030 được HĐND huyện Nam Giang thông qua ngày 29/8/2024; tổng kinh phí thực hiện giai đoạn...

Xử lý khu vực có nguy cơ sạt lở đất Dự án Đường dây 500kV Monsoon

UBND tỉnh giao UBND huyện Nam Giang chủ trì, phối hợp với Sở NN&PTNT, Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan thường xuyên kiểm tra, giám sát Ban Quản lý dự án Điện 2,...

Ái Nghĩa phấn đấu sớm nâng chuẩn đô thị

Ông Hứa Văn Hùng cho biết, địa phương còn phát động phong trào vận động nhân dân hiến đất, tháo dỡ vật kiến trúc để nâng cấp, mở rộng 218 tuyến giao thông đô thị, giao thông nội đồng,...

Cùng tác giả

Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam kiểm tra các dự án chậm tiến độ tại Điện Bàn

Chiều 24/2, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Lương Nguyễn Minh Triết cùng Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quang Bửu kiểm tra thực tế các dự án, công trình chậm tiến độ trên địa bàn thị xã Điện Bàn.Theo báo cáo của lãnh đạo thị xã Điện Bàn, dự án đường ĐH14 và ĐH7 thi công chậm tiến độ do vướng mặt bằng, một số hộ dân chưa nhận tiền...

Đảng bộ UBND tỉnh Quảng Nam kiện toàn tổ chức bộ máy, quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ

Các đồng chí Lê Văn Dũng - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Phan Thái Bình - Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Nguyễn...

Tiết kiệm hơn 64 tỷ đồng nhờ cơ chế khoán chi, giao quyền tự chủ

Báo cáo của UBND tỉnh về kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước năm 2024 cho biết, từ tiết kiệm chi quản lý hành chính, thực...

Đảng ủy UBND tỉnh Quảng Nam thông qua Đề án nhân sự Ủy ban kiểm tra Đảng ủy khoá I – Đài Phát Thanh

Chiều ngày 24/2, Đảng ủy UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức hội nghị Ban chấp hành lần thứ I, nhiệm kỳ 2020 – 2025 triển khai các nội dung, định hướng hoạt động trong thời gian tới. Đồng chí Lê Văn Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh, Bí thư Đảng ủy UBND tỉnh, đồng chí Phan Thái Bình, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Phó Bí thư Thường trực Đảng uỷ UBND tỉnh; đồng chí Nguyễn Xuân Đức –...

Độc đáo mô hình nuôi ếch thâm canh trên ruộng

Mua giống từ Công ty CP Giống thủy sản Quảng Nam, sau 4 tháng chăn thả 3.000 con ếch, anh thu về hơn 50 triệu đồng. Bán với giá 70.000 đồng/kg (1 kg tương đương 4 con ếch trưởng...

Cùng chuyên mục

Tiết kiệm hơn 64 tỷ đồng nhờ cơ chế khoán chi, giao quyền tự chủ

Báo cáo của UBND tỉnh về kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước năm 2024 cho biết, từ tiết kiệm chi quản lý hành chính, thực...

Độc đáo mô hình nuôi ếch thâm canh trên ruộng

Mua giống từ Công ty CP Giống thủy sản Quảng Nam, sau 4 tháng chăn thả 3.000 con ếch, anh thu về hơn 50 triệu đồng. Bán với giá 70.000 đồng/kg (1 kg tương đương 4 con ếch trưởng...

Điểm danh 55 công trình không sử dụng, sử dụng không hiệu quả

Quy hoạch - Đầu tưHỮU PHÚC - NGUYỄN TUẤN • 24/02/2025 08:42(QNO) - Quảng Nam vừa báo cáo danh mục các công trình, dự án trên địa bàn tỉnh trong tình trạng chậm tiến độ, kém hiệu quả, lãng phí. Trong số này có 55 dự án, công trình không sử dụng, sử dụng chưa hoặc không hiệu quả. Nguồn: https://baoquangnam.vn/diem-danh-55-cong-trinh-khong-su-dung-su-dung-khong-hieu-qua-3149413.html

Doanh nghiệp phản ánh xe điện chạy không đúng tuyến đường tại TP.Hội An

Doanh nghiệp này cho biết, loại xe bốn bánh có gắn động cơ hết hiệu lực thí điểm trên địa bàn TP.Hội An và nay phải hoạt động theo Luật Đường bộ, Luật Trật tự, an toàn giao thông...

Đại Lộc gặp mặt doanh nghiệp đầu xuân 2025

Tham dự buổi gặp mặt có đại diện gần 100 doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất, kinh doanh tiêu biểu trên địa bàn huyện Đại Lộc.Tại buổi gặp mặt, ông Lê Văn Quang - Chủ tịch UBND huyện...

Giải pháp phát triển chợ truyền thống Núi Thành

Trong những năm qua, chợ Núi Thành hoạt động tương đối tốt, lượng hàng hóa ở chợ đảm bảo đáp ứng nhu cầu mua bán của khách hàng trên địa bàn thị trấn Núi Thành và các địa phương...

Huyện có ba thị trấn

Đơn cử như nhu cầu nước sạch của thị dân Quế Sơn cũng chưa được đáp ứng cơ bản. Nhiều tổ dân phố như: Thuận An, Tam Hòa, Mỹ Đông, Cang Tây, Lãnh Thượng 1, Lãnh Thượng 2 (thị...

Quảng Nam khẩn trương rà soát, thúc đẩy các dự án nhà ở xã hội

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Tuấn đánh giá cao những nỗ lực của các cơ quan chức năng trong việc triển khai các dự án nhà ở xã hội và yêu cầu các thành viên Ban Chỉ...

Hưởng ứng “tín dụng xanh”, Quảng Nam chờ cơ chế, chính sách khơi thông

Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước chưa nhất quán phân loại danh mục tín dụng xanh, chưa có bộ tiêu chí xác định dự án xanh phù hợp với tín dụng xanh. Bởi vậy, dù có muốn giải ngân...

Kiêm nghề thủy sản và du lịch ở đảo Cù Lao Chàm

Thời điểm sau đại dịch COVID-19, toàn xã đã có 43 hộ kinh doanh loại hình homestay, 3 công ty hoạt động trên lĩnh vực du lịch - dịch vụ và hàng chục hộ buôn bán, chế biến sản...

Tin nổi bật

Tin mới nhất