Powered by Techcity

Đẩy nhanh tiến độ quy hoạch di tích Mỹ Sơn


ms.jpg
Quy hoạch Mỹ Sơn giai đoạn 2030 2050 đang được triển khai quyết liệt Trong ảnh Quần thể tháp Mỹ Sơn Ảnh VĨNH LỘC

Đây được xem là cơ sở pháp lý quan trọng nhằm đẩy mạnh quy hoạch Mỹ Sơn khi Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích Mỹ Sơn giai đoạn (2008 – 2020) đã hết thời hạn gần 5 năm.

Cấp thiết

Ông Nguyễn Công Khiết – Giám đốc Ban Quản lý di sản văn hóa Mỹ Sơn cho biết, việc lập quy hoạch mới là nhiệm vụ hết sức cấp thiết nhằm tạo cơ sở pháp lý để Mỹ Sơn triển khai đầu tư, phát huy giá trị di sản.

“Quy hoạch cũ đã hết từ năm 2020 nhưng do vướng dịch COVID-19, thiếu nguồn lực đầu tư nên chưa thể triển khai được nên bây giờ mới thực hiện. Theo đó, bên cạnh tiếp tục nghiên cứu, bảo tồn giá trị khu đền tháp Mỹ Sơn; phát triển các phân khu chức năng, hạ tầng du lịch, dịch vụ…, cũng sẽ tập trung mạnh vào việc hoàn thiện các hạng mục hạ tầng phục vụ du lịch khu vực bên ngoài Khe Thẻ; thu hút nhà đầu tư; kết nối cộng đồng cùng tham gia” – ông Khiết thông tin.

Dự án Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích Mỹ Sơn giai đoạn 2008 – 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 30/12/2008 (Quyết định 1915/QĐ-TTg) bao gồm toàn bộ thung lũng Mỹ Sơn giới hạn bằng các đỉnh núi bao quanh thung lũng, tổng diện tích phạm vi đề xuất nghiên cứu quy hoạch là 1.158ha, tổng nguồn vốn 282 tỷ đồng.

Ngoài quy hoạch sử dụng đất, nội dung dự án cũng tập trung vào công tác bảo tồn, trùng tu di tích như rà phá bom mìn, vật liệu nổ, xử lý chất độc hóa học; nghiên cứu điều kiện tự nhiên, vật liệu xây dựng; phát lộ, khai quật khảo cổ học; trùng tu gia cố, bảo tồn di tích; sưu tầm, trưng bày hiện vật; cải tạo hạ tầng kỹ thuật và cảnh quan…, kết quả bước đầu khá tích cực.

Dù vậy, so với yêu cầu đặt ra, khối lượng và các nội dung công việc theo quy hoạch mới chỉ thực hiện một phần. Trong khi đó, quá trình triển khai thực hiện các nội dung quy hoạch gặp nhiều vấn đề phát sinh từ các nghiên cứu, phát hiện mới bổ sung cho giá trị di tích. Chưa kể, các yếu tố điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và nhu cầu phát triển dịch vụ du lịch đã có nhiều thay đổi.

Ông Nguyễn Công Khiết cho rằng, khó khăn trên đã gây nhiều bất lợi trong công tác quản lý, bảo vệ, huy động các nguồn lực xã hội để bảo tồn và phát huy giá trị di sản cũng như đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu…

Nhằm khắc phục vấn đề nêu trên, đồng thời tạo dựng cơ sở pháp lý thúc đẩy phát huy mọi nguồn lực đầu tư, hình thành điểm du lịch di sản đặc sắc xứng tầm với nội dung, giá trị của di tích, tiến tới hình thành vùng không gian di sản tiêu biểu của quốc gia và thế giới, cần thiết phải lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích quốc gia đặc biệt Khu đền tháp Mỹ Sơn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo các quy định của pháp luật.

Đẩy nhanh tiến độ

Trong buổi làm việc với Bộ VH-TT&DL do Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương chủ trì diễn ra hôm 18/2, ông Cương lưu ý trong nhiệm vụ quy hoạch cần điều chỉnh giai đoạn đến năm 2035 để có thời gian triển khai các hạng mục đề án khi được phê duyệt, tập trung hoàn chỉnh quy hoạch sớm nhất trong 2 năm 2025 – 2026, chú trọng hoàn thành nhiệm vụ quy hoạch trình Thủ tướng sớm (trong quý I/2025) để triển khai thực hiện đề án quy hoạch đúng thời gian.

dsc_0390.jpg
Du khách tham quan di tích Mỹ Sơn Ảnh VĨNH LỘC

Đề án quy hoạch do Ban Quản lý di sản văn hóa Mỹ Sơn làm chủ đầu tư, đơn vị tư vấn là Công ty CP Quy hoạch Hà Nội. Theo ông Nguyễn Công Khiết, việc xây dựng đề án phải luôn dựa trên quan điểm bảo tồn và phát huy giá trị di sản.

Cụ thể, bên cạnh bảo tồn các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể (kiến trúc, tâm linh, tín ngưỡng, lễ hội…), đề án cũng chú trọng phát huy giá trị di tích đáp ứng nhu cầu của người dân và phát triển kinh tế – xã hội địa phương.

Tạo lập sự hải hòa giữa bảo tồn và phát triển, bao gồm bảo vệ tài nguyên rừng, đa dạng sinh học và di sản văn hóa của cộng đồng trong khu vực nghiên cứu quy hoạch trên cơ sở kế thừa các mục tiêu Quy hoạch giai đoạn 2008 – 2020.

Hướng tới phát huy giá trị Khu đền tháp Mỹ Sơn là điểm du lịch văn hóa hấp dẫn của tỉnh, quốc gia và thế giới, đồng thời kết nối với các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh khác tại địa phương, hình thành chuỗi sản phẩm du lịch.

Quá trình quy hoạch sẽ triển khai theo các giai đoạn gồm khảo sát sơ bộ, điều tra, sưu tầm tài liệu lịch sử văn hóa, chụp ảnh, vẽ ghi, đánh giá hiện trạng cho tất cả các hạng mục kiến trúc cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật tại các điểm di tích.

Khảo sát, đánh giá sơ bộ về các yếu tố kinh tế – xã hội và môi trường tự nhiên, hạ tầng kỹ thuật của khu vực lập quy hoạch; đánh giá khái quát quy hoạch giai đoạn 2008 – 2020, xác định các nội dung đã thực hiện và chưa thực hiện, các yêu tố và nhu cầu mới; cập nhật các quy hoạch, dự án có liên quan trong khu vực nghiên cứu… Tổ chức lấy ý kiến các sở, ngành liên quan; các tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư…

“Quy hoạch mới sẽ phải đảm bảo các giá trị tiêu biểu về lịch sử, giá trị về khảo cổ học, giá trị về kiến trúc nghệ thuật, giá trị về cảnh quan đa dạng sinh học, giá trị về sử dụng và phát huy, đặc biệt đóng vai trò hạt nhân kết nối, tạo động lực phát triển” – ông Khiết nói.



Nguồn: https://baoquangnam.vn/day-nhanh-tien-do-quy-hoach-di-tich-my-son-3149282.html

Cùng chủ đề

Nguy cơ thiếu thợ trùng tu di tích

Cũng như vậy, ông Võ Văn Thiên - thợ giỏi với gần 20 năm tham gia khảo cổ và trùng tu nhưng cũng không trụ được với nghề. Ông Thiên cho biết: “Ngày công trả thấp quá mà làm...

Nhanh chóng triển khai dự án trùng tu nhóm tháp E, F Mỹ Sơn

Tại buổi làm việc, Ban Quản lý di sản văn hóa Mỹ Sơn kiến nghị lãnh đạo tỉnh quan tâm đôn đốc các cấp, ngành triển khai thủ tục pháp lý nhằm đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo hoàn...

Mỹ Sơn đón 10.875 lượt khách dịp Tết Ất Tỵ 2025

Nguồn: https://baoquangnam.vn/my-son-don-10-875-luot-khach-dip-tet-at-ty-2025-3148499.html

Mỹ Sơn trên bản đồ “kết nối văn minh” của Ấn Độ

Mong muốn lan tỏa “quyền lực mềm” với nội hàm địa chính trị đã có trước thời của Thủ tướng hiện tại là Narendra Modi, với chính sách “Look East” được nêu ra năm 1991. Kể từ 2003, sau...

Ngoảnh đầu từ Thái để thấy Chiêm Thành

1. Nói thế không đồng nghĩa tôi đồng hóa văn hóa Thái với văn hóa Champa ở Quảng Nam, miền Trung Việt Nam. Lịch sử đã chứng minh rằng sự giống nhau giữa hai nền văn hóa này không...

Cùng tác giả

Quảng Nam: Bàn giao chức vụ Chính trị viên Ban Chỉ huy Quân sự huyện Tiên Phước

Sáng ngày 24/2, Đảng ủy, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) huyện Tiên Phước tổ chức hội nghị bàn giao chức vụ Chính trị viên Ban CHQS huyện.Đại tá Mai Kim Bình – Phó Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bộ CHQS tỉnh Quảng Nam đánh giá cao nỗ lực, trình độ, năng lực công tác của Thượng tá Nguyễn Văn Viên cũng như Trung tá Nguyễn Hoài Nam được điều động, bổ nhiệm đợt này. Đại tá Mai...

Chuyển đổi số toàn dân, toàn diện, toàn trình để tăng tốc, bứt phá phát triển kinh tế số

Ngày 23/2/2025, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo kết luận Phiên họp lần thứ 10 tổng kết hoạt động Ủy ban Quốc gia về CĐS và Đề án 6 năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm...

Sở Dân tộc và Tôn giáo ổn định bộ máy, bắt tay vào công việc

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Tuấn đề nghị Sở Dân tộc và Tôn giáo khẩn trương ổn định bộ máy, tổ chức sắp xếp lại chức năng nhiệm vụ, tạo điều kiện...

Việt Nam qua các lần thành lập, sáp nhập tỉnh

Nhìn lại lịch sử, việc "nhập, tách" các đơn vị hành chính cấp tỉnh đã diễn ra qua nhiều giai đoạn, phản ánh sự thay đổi trong chiến lược quản lý của Nhà nước. Từ thời kỳ Pháp thuộc...

Đảng bộ các cơ quan đảng tỉnh Quảng Nam kiện toàn tổ chức bộ máy và nhân sự

Dự hội nghị có các đồng chí: Lê Trí Thanh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh – Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy các cơ quan đảng tỉnh;...

Cùng chuyên mục

Nguy cơ thiếu thợ trùng tu di tích

Cũng như vậy, ông Võ Văn Thiên - thợ giỏi với gần 20 năm tham gia khảo cổ và trùng tu nhưng cũng không trụ được với nghề. Ông Thiên cho biết: “Ngày công trả thấp quá mà làm...

Truyện Kiều trong dòng chảy văn học và đời sống

Ngay cả Tổng thống Mỹ trong các cuộc gặp gỡ với lãnh đạo Việt Nam cũng đã đưa thơ Kiều vào bài phát biểu. Năm 1996, cựu Tổng thống Bill Clinton từng nói: “Sen tàn cúc lại nở hoa/...

Nhanh chóng triển khai dự án trùng tu nhóm tháp E, F Mỹ Sơn

Tại buổi làm việc, Ban Quản lý di sản văn hóa Mỹ Sơn kiến nghị lãnh đạo tỉnh quan tâm đôn đốc các cấp, ngành triển khai thủ tục pháp lý nhằm đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo hoàn...

Trung tâm Văn hóa Quảng Nam tổ chức tuyên truyền lưu động “Khúc ca dâng Đảng”

Đêm văn nghệ thu hút gần 1.000 lượt người đến xem và cổ vũ, góp phần tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong những ngày đầu năm mới. Chương trình hướng đến kỷ niệm 50 năm giải phóng...

Chiếc chuông cổ ở chùa Hồng Phúc (Điện Phước, Điện Bàn) được đúc khoảng năm 1743

Minh văn trên hồng chung còn thể hiện triết lý Phật giáo và tinh thần hướng thiện, “cầu an, thỉnh phước”, cùng nhau giác ngộ. Chuông chùa Hồng Phúc sẽ góp thêm tư liệu về lịch sử vùng đất...

Đồng bào Cơ Tu vào hội khai năm tạ ơn rừng

Ông Arất Blúi nói, lễ hội năm nay tiếp tục được tổ chức với nhiều hoạt động hưởng ứng đi kèm nhằm tái hiện đầy đủ, nguyên vẹn nghi thức cúng thần rừng truyền thống của đồng bào Cơ...

Quảng Nam: Nhóm chuyên gia trùng tu Ấn Độ đến làm việc tại khu di sản văn hóa Mỹ Sơn

Mới đây nhóm chuyên gia Ấn Độ thuộc Cục Khảo cổ học Ấn Độ (ASI) đã đến Mỹ Sơn thực hiện công tác bảo tồn giai đoạn II.Nhóm chuyên gia gồm có: ông Danve D.S kỹ sư khảo cổ học làm nhóm trưởng, ông Pashindla Prashant Kỹ sư khảo cổ học, ông Ravula Vikas Senior làm nhiệm vụ ghi hình. Nhóm tháp được quan tâm bảo tồn là nhóm F. Dự kiến nhóm đền tháp F sẽ hoàn thành...

Đưa “ý đảng” đến với “lòng dân”

Theo bà Nguyễn Thị Hương - Giám đốc Trung tâm Văn hóa Quảng Nam, chương trình tuyên truyền diễn ra từ nay đến 10/3, hướng đến chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng tỉnh Quảng Nam (24/3/1975...

Tầm vóc “Truyện Kiều” trong văn hóa Việt

Giá trị vượt thời gian của "Truyện Kiều" và tầm vóc của Nguyễn Du đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận khi UNESCO vinh danh ông là Danh nhân văn hóa thế giới vào năm 2013.Tọa đàm "Truyện...

Làng chài Thuận An (xã Tam Hải) tổ chức lễ cầu ngư

Sáng tinh mơ dân làng đã thực hiện nghi lễ cúng ở lăng Cô Bác, tiếp đến là lễ cầu ngư - lễ nghinh thần tại Bãi Bấc, cúng mộ cá Ông (ở nghĩa địa cá Ông), biểu diễn...

Tin nổi bật

Tin mới nhất