Powered by Techcity

Làng nghề xứ Quảng và những ưu tư thời cuộc


20250208_162426.jpg
Khách quốc tế nghe giới thiệu về các mặt hàng lưu niệm được trưng bày tại Nhà đón tiếp và trưng bày sản phẩm mộc truyền thống Kim Bồng Ảnh QUỐC TUẤN

Nguy cơ mai một

Ra tết, nhiều làng nghề, nhất là ở khu vực phía bắc của tỉnh chộn rộn mở hội truyền thống. Trong hai ngày tổ chức hội làng (11 và 12 tháng Giêng), làng mộc Kim Bồng (xã Cẩm Kim, TP.Hội An) đón hàng nghìn lượt du khách trẩy hội, mua sắm tại phiên chợ quê. Dù vậy, dãy cơ sở sản xuất mộc nằm phía sau Nhà đón tiếp và trưng bày sản phẩm mộc truyền thống Kim Bồng thì vẫn khá vắng vẻ.

Ông Phạm Xuân Nguyên – chủ một cơ sở sản xuất tại đây cho biết: “Rất ít du khách ghé lại cơ sở, nếu có thì chủ yếu ngắm nghía tham quan chứ không mua hàng. Các sản phẩm điêu khắc của cơ sở, trong đó có cả sản phẩm đã được công nhận là sản phẩm OCOP cũng chỉ bán lai rai, cầm chừng. Công việc chính của tôi và một số anh em thợ là làm mộc dân dụng thì mới duy trì sinh kế được”.

20230421_151224.jpg
Thị trường tiêu thụ của chiếu truyền thống sụt giảm bởi xu hướng của người tiêu dùng có sự thay đổi Ảnh QUỐC TUẤN

Còn tại Điện Bàn, lễ cúng giỗ tổ làng đúc đồng Phước Kiều (12 tháng Giêng), chỉ có sự tham dự của các bô lão và một số thợ còn lại của làng Phước Kiều (phường Điện Phương). Hiện chỉ còn chưa đến 10 hộ trong làng còn làm nghề.

Ông Dương Ngọc Tiển – Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ thương mại Đồng Phước Kiều cho hay, trước đây theo phong tục thì khi tổ chức cúng giỗ tổ làng đúc đồng Phước Kiều thì cả làng phải đến dự nhưng dần dần vãn dần, lớp trẻ không kế thừa được. Hy vọng năm tới sau phần lễ sẽ tổ chức được phần hội để gắn kết các thế hệ của làng, duy trì một sự kiện văn hóa đặc sắc của quê hương.

Theo Sở NN&PTNT, trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 14 làng nghề hoạt động sản xuất cầm chừng, không duy trì thường xuyên. Trong đó, một số làng nghề khả năng mai một rất lớn, tập trung ở những làng nghề như mây tre đan, nón lá, dệt chiếu, dệt vải, dệt thổ cẩm… Còn theo Sở KH-CN, hơn 50% nghề và làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh ra đời dựa trên nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương.

Hiện nay, nhiều nghề thủ công gặp khó khăn về nguyên liệu (dệt chiếu, dệt lụa, gốm, chổi đót…). Do đó, cần rà soát, thống kê lại các nguồn nguyên liệu hiện có, mức độ đáp ứng nhu cầu của các làng nghề để có cơ chế hỗ trợ, khuyến khích việc duy trì, khôi phục các vùng nguyên liệu. Ngoài ra, cần có sự phối hợp với một số tỉnh thành khác để chia sẻ, cung ứng, giải quyết sự khan hiếm về nguồn nguyên liệu tại chỗ.

Chấp nhận và thích ứng

Do đặc thù của làng nghề là nhiều cơ sở ngành nghề nông thôn đều làm một nghề giống nhau, sản xuất ra sản phẩm tương tự nhau, mẫu mã đơn điệu, giá bán sản phẩm còn cao…

Các làng nghề phải liên tục cải tiến mẫu mã, phù hợp với thị hiếu thị trường để tồn tại. Trong ảnh: Du khách tìm hiểu hàng lưu niệm từ nghề đan lát Cẩm Kim. Ảnh: QUỐC TUÁN
Các làng nghề phải liên tục cải tiến mẫu mã phù hợp với thị hiếu thị trường để tồn tại Trong ảnh Du khách tìm hiểu hàng lưu niệm từ nghề đan lát Cẩm Kim Ảnh QUỐC TUÁN

Bên cạnh đó, thói quen của phần lớn người tiêu dùng đã có sự thay đổi, chuyển sang dùng những sản phẩm tiện lợi hơn, như nệm thay cho chiếu; rỗ, rá bằng nhựa thay cho rỗ, rá làm từ mây tre đan; mũ vải thay cho nón lá…, dẫn đến sản phẩm làm ra tiêu thụ chậm.

Theo các chuyên gia, làng nghề muốn phát triển và vươn xa cần tự tái cơ cấu bền vững theo trình tự: Tái cơ cấu sản phẩm, tập trung phát triển các sản phẩm truyền thống hiện có của làng nghề nhưng phù hợp với thị hiếu khách hàng. Cùng với đó là sáng tạo ra các sản phẩm mới và phải khai thác tối đa dư địa không gian thương mại điện tử.

Năm ngoái, dự án “Hội An – Làng nghề lên số” đã được nhận giải thưởng quốc tế Kotler Awards 2024 ở hạng mục “Công nghệ số và đổi mới sáng tạo có tầm ảnh hưởng”, mở ra nhiều triển vọng về duy trì sức sống làng nghề dựa vào môi trường số. Tuy nhiên, làng nghề tại Hội An có những lợi thế đặc trưng để tồn tại mà ở hầu hết khu vực khác trên địa bàn tỉnh rất khó so sánh là dựa vào du lịch.

Ông Phạm Viết Tích – Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết, đối với những nghề, làng nghề đang bị mai một và có khả năng mất đi thì cơ quan chức năng xác định bảo tồn là chính. Từ đó tiến hành điều tra, xây dựng dự án để duy trì các hộ hoặc nhóm hộ nghề, nghệ nhân hoạt động “trình diễn” nhằm lưu giữ, truyền nghề và phục vụ nhu cầu du lịch, văn hóa.

Còn với những nghề, làng nghề có khó khăn thì hỗ trợ và tạo điều kiện cho các nghệ nhân, thợ có tay nghề cao và các cơ sở trong làng nghề duy trì ổn định sản xuất các sản phẩm độc đáo phục vụ sinh hoạt, các lễ hội của cộng đồng. Sau đó, từng bước sẽ phát triển các sản phẩm có giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.



Nguồn: https://baoquangnam.vn/lang-nghe-xu-quang-va-nhung-uu-tu-thoi-cuoc-3148903.html

Cùng chủ đề

Giỗ tổ làng đúc đồng Phước Kiều

Nghệ nhân Dương Ngọc Tiển - Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ thương mại Đồng Phước Kiều chia sẻ, những sản phẩm của làng đã phần nào góp phần vào không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên."Có...

Tết trong niềm vui hội làng

“Người Cơ Tu quan niệm tất cả vạn vật đều có thần. Vì thế, lễ hội này ngoài mục đích chào đón năm mới còn là dịp để tạ ơn thần linh suốt một năm qua đã phù trợ,...

Kết nối và lan tỏa

Hạt nhân lan tỏaVới danh hiệu Làng du lịch tốt nhất dành cho Làng rau Trà Quế và Thành phố sáng tạo toàn cầu của UNESCO đã mang đến cơ hội và đòn bẩy thúc đẩy du lịch Hội...

Người dân Cẩm Kim thay đổi tư duy làm du lịch

Sau gần 2 năm thực hiện, người dân Cẩm Kim đã hưởng ứng và đồng hành với Hội LHPN thành phố và Ban điều hành dự án. Đến nay, cộng đồng ở Cẩm Kim đã thay đổi tư duy,...

Tựa núi, kết tình anh em…

Các huyện miền núi Quảng Nam đều khác nhau về khí hậu, thổ nhưỡng. Sự không đồng nhất về đặc điểm tự nhiên tạo nên những khác biệt trong cuộc sống thực tế và trong văn hóa ứng xử....

Cùng tác giả

Từ ngày 15/2, VinWonders Nam Hội An giảm giá vé tri ân khách địa phương

Theo đó, khách hàng đến từ các tỉnh thành trên sẽ được hưởng giá vé giảm lên đến 50% so với thông thường khi vui chơi, trải nghiệm tại VinWonders Nam Hội An.Cụ thể, giá vé đối với khách...

AIA Quảng Nam phát động kinh doanh và đóng góp cho chương trình Hành trình cuộc sống năm 2025

Tính đến nay, sau hơn một thập niên thực hiện chương trình Hành trình cuộc sống, AIA đã trao tặng 2.255 xe đạp, 33 hợp đồng bảo hiểm miễn phí cùng hàng nghìn phần quà thiết thực cho trẻ...

Đoàn công tác của Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Quảng Nam dâng hương tại Khu di tích Khu ủy 5

Tiếp đó, đoàn đến dâng hoa, dâng hương bày tỏ lòng tri ân, tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ tại bia tưởng niệm các liệt sĩ là cán bộ Ban Tuyên huấn Khu 5 đã hy sinh tại...

Lãnh đạo tỉnh thăm các doanh nghiệp ở Núi Thành dịp đầu xuân

Nguồn: https://baoquangnam.vn/lanh-dao-tinh-tham-cac-doanh-nghiep-o-nui-thanh-dip-dau-xuan-3148925.html

Quyết tâm tạo mặt bằng sạch tại các khu công nghiệp

Nỗ lực tháo nút thắtNăm 2024, đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, song CIZIDCO đã quyết liệt triển khai các giải pháp đồng bộ, thực hiện tốt các nhiệm vụ về quản lý vận hành 3 khu...

Cùng chuyên mục

Vào mùa lễ hội xuân, Quảng Nam kiểm soát ngăn ngừa hành vi trục lợi

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở VH-TT&DL chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan tiếp tục chỉ đạo thực hiện nghiêm quy định tại các chỉ thị, nghị định của...

Tết Nguyên tiêu thời nhà Nguyễn

Năm Minh Mệnh năm thứ 16 (1835), vua dụ Nội các rằng: “Năm nay, nhờ trời thương, Nam Bắc hai kỳ đều làm xong công cuộc lớn, giặc cướp đã dẹp yên, mùa màng thuận, năm được mùa, ta...

Đại Lộc tổ chức đêm thơ Nguyên tiêu “Tổ quốc bay lên”

Nhân Ngày thơ Việt Nam lần thứ 23, tối ngày 10/2, Trung tâm VH-TT&TT-TH huyện Đại Lộc đã tổ chức đêm thơ Nguyên tiêu với chủ đề “Tổ quốc bay lên”. Sự kiện thu hút đông đảo văn nghệ sĩ, người yêu thơ trong và ngoài huyện tham dự.Chương trình đêm thơ gồm nhiều tiết mục đặc sắc như hát, diễn ngâm, đọc thơ và giao lưu giữa các văn nghệ sĩ với người yêu thơ. Đây là dịp...

Quảng Nam: Đặcsắc lễ hội Bà Chiêm Sơn

Trong hai ngày 8 và 9/2, tức ngày 11, 12 tháng Giêng Âm lịch, tại làng Chiêm Sơn, xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên đã diễn ra sôi nổi lễ hội truyền thống Bà Chiêm Sơn.Năm nay, lễ hội Bà Chiêm Sơn được tổ chức với 2 phần lễ và phần hội, riêng về phần lễ tổ chức theo nghi thức truyền thống.Lễ vật cúng tế do dân làng sắm sửa gồm cơm, thịt heo và trái cây, ngoài...

Giỗ tổ làng đúc đồng Phước Kiều

Nghệ nhân Dương Ngọc Tiển - Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ thương mại Đồng Phước Kiều chia sẻ, những sản phẩm của làng đã phần nào góp phần vào không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên."Có...

Quảng Nam quyết tâm giành 3 điểm trong ngày trở lại SVĐ Tam Kỳ

Sau gần hai năm phải thuê SVĐ Hòa Xuân (Đà Nẵng) làm sân nhà, CLB Bóng đá Quảng Nam chính thức trở lại thi đấu tại SVĐ Tam Kỳ từ vòng 12 V-League 2024-2025, khi tiếp đón CLB Bình Dương vào chiều nay (9/2). Đây được xem là động lực để đội bóng xứ Quảng cải thiện thành tích trong giai đoạn còn lại của mùa giải.Hiện tại, sau 10 trận đấu, Quảng Nam mới có 11 điểm, tạm...

Gần 150 vận động viên tham gia Giải chạy bộ thiện nguyện phường An Mỹ

Sáng ngày 9/2, tại TP Tam Kỳ, Đoàn phường An Mỹ phối hợp với Trường THPT Hà Huy Tập tổ chức Giải chạy bộ thiện nguyện nhằm gây quỹ hỗ trợ học sinh nghèo. Sự kiện thu hút gần 150 vận động viên là giáo viên, học sinh, đoàn viên thanh niên và người dân tham gia.Trước khi xuất phát, lễ khai mạc đã được tổ chức trang trọng tại bờ hồ Nguyễn Du. Các vận động viên tranh...

Sôi động Ngày hội làng nghề truyền thống Kim Bồng

Chiều tối 8/2, tại Trung tâm làng nghề Kim Bồng (xã Cẩm Kim, TP. Hội An), UBND xã Cẩm Kim tổ chức Ngày hội làng nghề truyền thống Kim Bồng với nhiều hoạt động hấp dẫn, thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia trải nghiệm.Năm nay, ngày hội diễn ra với nghi thức “phạt mộc”, chương trình biểu diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc cùng nhiều trò chơi dân gian thú vị. Điểm nhấn...

Nghề chiếu cói Kim Bồng đón bằng công nhận nghề truyền thống tỉnh Quảng Nam

Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 17 nghề truyền thống, 8 làng nghề và 20 làng nghề truyền thống được công nhận. ...

Khách quốc tế hào hứng dệt chiếu, đan thúng tại hội làng Kim Bồng

Theo ông Huỳnh Ngọc Hùng - Chủ tịch UBND xã Cẩm Kim, lễ hội vừa là dịp ghi ơn công đức các bậc tổ nghề, vừa giữ gìn và phát huy giá trị làng nghề đặc sắc, làng quê...

Tin nổi bật

Tin mới nhất