Powered by Techcity

Nhân duyên Việt – Hàn và câu chuyện của ông Lý Xương Căn


img_20241108_135353-ly-xuong-can.jpg
Đại sứ du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc Lý Xương Căn chia sẻ về những mong muốn ông sẽ tiếp tục đóng góp cho mối quan hệ ngày càng tốt đẹp giữa Việt Nam và Hàn Quốc Ảnh Diệp Trần

Với ông Lý, dù chỉ còn mang một phần rất nhỏ của dòng máu Việt, nhưng tình yêu và sự gắn bó của ông với quê hương tổ tiên – dải đất hình chữ S – vẫn luôn mạnh mẽ và bền chặt.

Khởi đầu của mối lương duyên

Ông Lý đã dùng tiếng Việt để mở đầu những chia sẻ của mình về cuộc di cư từ 8 thế kỷ trước của vị tổ tiên mà ông gọi là “hoàng tử bị lãng quên”.

Hơn 800 năm trước, hoàng tử (hay còn gọi là hoàng thúc) Lý Long Tường (sinh năm Giáp Ngọ – 1174), là con vua Lý Anh Tông (1138 – 1175), lớn lên trong giai đoạn nhà Lý suy tàn và nhà Trần dần thay thế.

Trước bối cảnh binh biến, năm 1226, hoàng tử Lý Long Tường cùng một số tôn thất nhà Lý tìm cách vượt biển, tránh ra nước ngoài để bảo toàn tính mạng và lo việc thờ cúng tổ tiên. Trên hành trình lưu lạc, vị hoàng tử này đã tìm thấy nơi nương náu an toàn trên bán đảo Cao Ly và quyết định ở lại nơi này.

dsc_6441.jpg
Nghệ sĩ Hàn Quốc trên phố cổ Ảnh Minh Hải

Với lòng biết ơn quê hương thứ hai, hoàng tử Lý Long Tường đã tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ lãnh thổ Cao Ly, đặc biệt trong những cuộc chiến chống lại sự xâm lăng từ ngoại bang. Qua các chiến công và đóng góp của mình, hoàng tử và gia đình họ Lý dần trở thành một phần của vùng đất Cao Ly. Sau này, dòng họ Lý dịch chuyển dần xuống phía Nam (Hàn Quốc hiện tại) xây dựng nền móng cho mối quan hệ hữu nghị lâu đời giữa hai dân tộc Việt Nam – Hàn Quốc.

Dù trải qua nhiều thế hệ, dòng họ Lý ở Hàn Quốc vẫn giữ gìn những giá trị văn hóa của người Việt. Đối với Đại sứ Lý Xương Căn, tình yêu cội nguồn là một phần không thể tách rời, luôn hiện diện trong cuộc sống của ông.

Góp phần quảng bá Việt Nam

Năm 2024, ông Lý Xương Căn nhận nhiệm vụ làm Đại sứ Du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc trong nhiệm kỳ thứ 3 (2024-2029). Ở vai trò này, ông lại tiếp tục công việc đã tâm huyết lâu nay: quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam tới cộng đồng Hàn Quốc cũng như thế giới.

khach-du-lich-han-qu.jpg
Khách du lịch Hàn Quốc tham quan mua sắm tại chợ Hàn Đà Nẵng Ảnh NTB

Là đại sứ du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc, ông Lý nói, ông luôn cố gắng quảng bá tiềm năng của các địa phương Việt Nam đến với cộng đồng doanh nghiệp Hàn Quốc, giúp họ nhận diện những cơ hội đầu tư tại các địa phương ít được biết đến.

“Tuy nhiên, tôi cũng mong muốn Chính phủ Việt Nam xây dựng chiến lược hỗ trợ, giúp trải nguồn đầu tư nước ngoài đồng đều hơn trên khắp cả nước. Chẳng hạn, một số tỉnh miền Trung, Đồng bằng sông Cửu Long, hay một số tỉnh miền Bắc ngoài khu vực Hà Nội hiện vẫn chưa thu hút đầu tư tương xứng với tiềm năng. Những địa phương này rất cần nguồn lực để phát triển, và mỗi nơi đều có lợi thế riêng biệt”, ông bày tỏ.

Ông Lý Xương Căn thường dùng mạng xã hội TikTok và YouTube để tương tác với mọi người, đặc biệt là cộng đồng người Việt ở cả trong và ngoài nước. Sự kết nối này mang lại trải nghiệm nhiều ý nghĩa với ông.

“Khi chia sẻ thông tin trên mạng xã hội, tội nhận được những bình luận ấm áp từ người Việt Nam – như những lời chia sẻ mong muốn được gặp gỡ, hoặc những lời động viên chân thành. Đây thật sự là những tình cảm quý giá, và tôi trân trọng từng lời động viên ấy” – ông Lý Xương Căn nói.



Nguồn: https://baoquangnam.vn/nhan-duyen-viet-han-va-cau-chuyen-cua-ong-ly-xuong-can-3148450.html

Cùng chủ đề

Nối dài tình bang giao Việt

Gắn kết cộng đồngNăm 2022, dự án tu bổ di tích Chùa Cầu do Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An chủ trì được triển khai thực hiện. Dự án tu bổ này có...

Mỹ Sơn trên bản đồ “kết nối văn minh” của Ấn Độ

Mong muốn lan tỏa “quyền lực mềm” với nội hàm địa chính trị đã có trước thời của Thủ tướng hiện tại là Narendra Modi, với chính sách “Look East” được nêu ra năm 1991. Kể từ 2003, sau...

Ngoảnh đầu từ Thái để thấy Chiêm Thành

1. Nói thế không đồng nghĩa tôi đồng hóa văn hóa Thái với văn hóa Champa ở Quảng Nam, miền Trung Việt Nam. Lịch sử đã chứng minh rằng sự giống nhau giữa hai nền văn hóa này không...

Ngày tết, thơm mùi za rắ…

Ngoài xông khói, người Cơ Tu còn chế biến thịt nướng, thịt ủ chua trong ống nứa, za rắ (thịt thọc nhuyễn trong ống nứa), hay cá, ếch khô cùng với rượu nếp than... để tiếp đãi khách. Người...

Người Cơ Tu kể chuyện rắn thần

Già Bríu Pố cho hay, ngoài giải thích các hiện tượng tự nhiên, thông qua các câu chuyện được kể, người Cơ Tu còn muốn giáo dục con cháu về lòng hiếu thảo, tinh thần giúp đỡ cộng đồng,...

Cùng tác giả

Rạng rỡ Việt Nam

Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài viết 'Rạng rỡ Việt Nam' đăng trên Báo Nhân Dân. Báo Quảng Nam xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết.Một mùa Xuân mới đang về, mang theo niềm hân hoan, sức sống mới trên khắp mọi miền của Tổ quốc. Mùa xuân này càng trở nên ý...

Nối dài tình bang giao Việt

Gắn kết cộng đồngNăm 2022, dự án tu bổ di tích Chùa Cầu do Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An chủ trì được triển khai thực hiện. Dự án tu bổ này có...

Ngày ấy chúng tôi vào Đảng

Xây dựng, chỉnh đốn Đảng - chuyện từ 50 năm trướcXuân Ất Tỵ 2025, vừa tròn 50 năm quê hương giải phóng, đất nước thống nhất, trên hành trình tìm gặp những đảng viên Quảng Nam được kết nạp...

Vietravel phục vụ hơn 150 nghìn lượt khách du xuân

Với mục tiêu đón tiếp và phục vụ hơn 150 nghìn lượt khách du lịch mùa tết, thời điểm hiện tại tỷ lệ lấp đầy chỗ của Vietravel đã đạt 96%.Theo lãnh đạo Vietravel, chi nhánh Đà Nẵng, từ...

Nhộn nhịp phiên chợ đầu năm

Tại các chợ truyền thống trên địa bàn TP.Tam Kỳ, từ sáng sớm, không khí mua bán đã bắt đầu sôi động. Phần lớn tiểu thương tập trung bán xung quanh chợ, người dân chủ yếu mua sắm các...

Cùng chuyên mục

Nối dài tình bang giao Việt

Gắn kết cộng đồngNăm 2022, dự án tu bổ di tích Chùa Cầu do Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An chủ trì được triển khai thực hiện. Dự án tu bổ này có...

Giáo sư người Nhật – Hiroki Tahara: Về nghe tiếng Việt

Tahara khiêm tốn nói: “Nhiều người nước ngoài giỏi tiếng Việt hơn mình lắm, còn Ta, tiếng Việt cũng còn hạn chế. Nhưng do có nhiều bạn người Việt Nam tốt, họ sẵn sàng hy sinh thời gian, chịu...

Đồng bào Cơ Tu mở hội truyền thống mừng năm mới

- Đồng bào Cơ Tu vui múa trống chiêng mừng năm mới: ...

Mỹ Sơn trên bản đồ “kết nối văn minh” của Ấn Độ

Mong muốn lan tỏa “quyền lực mềm” với nội hàm địa chính trị đã có trước thời của Thủ tướng hiện tại là Narendra Modi, với chính sách “Look East” được nêu ra năm 1991. Kể từ 2003, sau...

Ngoảnh đầu từ Thái để thấy Chiêm Thành

1. Nói thế không đồng nghĩa tôi đồng hóa văn hóa Thái với văn hóa Champa ở Quảng Nam, miền Trung Việt Nam. Lịch sử đã chứng minh rằng sự giống nhau giữa hai nền văn hóa này không...

Biểu tượng loài rắn trong điện ảnh đại chúng

Bộ phim biến loài trăn Anaconda khổng lồ thành biểu tượng của sức mạnh thô sơ và kinh hoàng của tự nhiên. Sự ngạo mạn của nhóm làm phim tài liệu trong việc cố gắng bắt giữ con quái...

Người Cơ Tu kể chuyện rắn thần

Già Bríu Pố cho hay, ngoài giải thích các hiện tượng tự nhiên, thông qua các câu chuyện được kể, người Cơ Tu còn muốn giáo dục con cháu về lòng hiếu thảo, tinh thần giúp đỡ cộng đồng,...

Ẩn dụ rắn trong thần thoại Ấn và điêu khắc Chăm

Bức phù điêu Đản sinh Brahma tìm thấy ở tháp Mỹ Sơn E1 (trưng bày ở Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng, đã được công nhận là Bảo vật quốc gia) thể hiện hình ảnh thần Brahma được...

Vua rắn Nagaraja

Cùng với tượng Nagaraja Mỹ Sơn, một pho tượng Nagaraja khác cũng được phát hiện tại Tháp Po Nagar Nha Trang. Tượng này cũng được chế tác vào khoảng thế kỷ 6 - 7. Như vậy, có thể nhận...

Thần rắn trên sông mẹ Thu Bồn

Tín ngưỡng thờ thủy thầnRắn thần Naga 7 đầu là biểu tượng của thần nước khởi nguyên trong hành trình sáng tạo vũ trụ, là Đại dương mà 9 vòng quấn quanh quả cầu thế giới, vòng 10 làm...

Tin nổi bật

Tin mới nhất