Powered by Techcity

Mưa ngang bến cũ


dau-nguon-song-que.jpg
Đầu nguồn sông Vu Gia ảnh MỤC ĐỒNG

Bến chợ ven sông

Chuyện ngoại kể năm xưa khi bà còn sống, giờ như bám chặt đâu đó trong nếp mờ não tôi. Từ nhà ngoại ở làng Phiếm Ái, vạch một đường cong cánh cung ra bùng. Sấp ngửa với cát trồng màu nào ớt, thuốc, dưa hấu và cả hoa nữa để nuôi bầy con 7 đứa. Bùng là bãi biền ven sông Vu Gia. Sau giải phóng, cả khu vực này còn mênh mông những cồn cát trắng.

Sông Vu Gia chia làm hai nhánh, một nhánh về Giao Thủy, nhánh còn lại chảy qua Ái Nghĩa nối với sông Yên rồi đổ ra Cẩm Lệ, tới sông Hàn (Đà Nẵng). Ưu thế sông nước, điền địa là thứ mà các nhà nghiên cứu văn hóa cho rằng quyết định tính cách nhanh nhẹn, giỏi xoay trở với thời cuộc của người vùng này.

Câu chuyện của ông Trần Đĩnh tại Hà Sông – nơi chín ngả sông Con trong câu ca “Ai về chín ngả sông Con/Hỏi thăm Tú Đĩnh có còn hay không?” lưu truyền trong dân gian và cả sử sách, thường được người già nhắc tới. Đó như một ví dụ cho chuyện người của vùng đất lao tâm trước vận mệnh nước non.

Cô tôi xưa trăm ngàn chuyến ngược nguồn mang sản vật về Ái Nghĩa bán buôn. Hà Nha, Bến Dầu, Phú Thuận, Ái Nghĩa, Phường Đông… chẳng thiếu bến chợ nào cô không ghé tới mua đi bán lại. Chán nông sản, cô quay lên bến Hội Khách tận đầu nguồn Vu Gia để buôn gỗ. Sau giải phóng và sau này là tách tỉnh, nhiều bến được đầu tư thêm phà, thêm cầu. Con đò neo lại thành chuyện để những người một đời bám đò kể lể.

Bến đò trên xứ Việt này, chẳng riêng gì vùng Đại Lộc, thường gắn liền với bến chợ ven sông. Lạ ở quê tôi, là đò dọc cũng đó mà đò ngang cũng đó. Nên suốt dặm dài con nước, không kể các bến lớn nhộn nhịp (bến mà sau mỗi chuyến đi có khi vài tháng, cô trở về toàn kể chuyện giang hồ tứ xứ đánh nhau), những bến để người làm đồng như ngoại lên xuống, nhiều vô kể.

Giữ một nếp nhà

Phù sa Vu Gia nuôi người để lưu giữ trăm phả hệ, bởi làng Phiếm Ái được nhắc đến lần đầu tiên trong sách “Ô Châu cận lục” của Tiến sĩ Dương Văn An viết năm 1553. Đến đời ngoại tôi, tới đời tôi là lùi xa từ dấu mốc đó tận thế kỷ 20. Làng vẫn còn, tên làng vẫn giữ. Chỉ những bến sông đổi dời theo con nước lở bồi.

mot-ben-song-duoc-tai-hien..jpg
Một bến sông được tái hiện ảnh LÊ TRỌNG KHANG

Như bến sông chỗ xóm Nghĩa Nam cách đây mấy chục năm. Hồi má mới về làm dâu, cái bến cách nhà vài chục bước chân.

Theo lệ, hăm bảy hăm tám tết, má thường nấu nướng sửa soạn mâm cúng để cha chồng mang ra bến nước. Mong cầu bình an theo con nước và no đủ cho mùa màng bên sông. Thời đói kém đó, nhưng thứ má nhớ nhiều không phải con gà hay xôi chè trên mâm cúng, mà là bó bông cúc đất để lại chỗ bến. Má nói tiếc, nhưng bông cúng thì không mang về được. Nhiều người ra sông cúng, khói hương thơm lừng cả bến quê.

Đâu chừng chục năm sau, bờ sông lở dữ dội, nền nhà đó giờ chắc ở đoạn giữa sông. Cả xóm di dời vào sâu phía trong.

Bốn mươi năm trước, đó là bến để gánh nước lên đồng tưới rau, gánh về ăn uống, chỗ tắm giặt của cả xóm. Bến lở rồi, thời công điểm đói kém, người làng cũng thôi chuyện cúng bến, chỉ còn giữ tục cúng tá thổ. Cái bến xưa dấu tích bây giờ là bến ca-nô chỗ đoạn kè sông rộng nhất. Hiếm hoi tiếng cười nói và bóng người lên xuống, trừ bận đua ghe ra Giêng.

Qua hăm ba tháng Mười âm lịch, người làng đánh luống chuẩn bị đất trồng cúc. Cuối Chạp đầu Giêng, nhiều bãi biền ven sông đoạn ngoại, dì tôi làm đồng bừng lên màu đỏ của cúc đất. Hoa với tím, trắng, đỏ, hồng đủ màu, nhưng dường như cái sự rực lên đó, trong những chuyện ngoại kể, thường chỉ nhìn thấy ở quãng dọc đường xuống bến.

Hồi đó (và cả bây giờ), cây dâu được trồng để làm mốc ranh giới giữa các thửa đồng nà. Có nhiều gốc dâu to già chẳng rõ đã trụ qua biết bao mùa lụt. Cúc đất được gom lại chỗ gốc dâu, trước khi chất đầy thúng mủng, theo xe đạp, xe bò ra chợ. Hình như nhớ cái mùi nồng sương ẩm, mùi ngọt dịu hoa cúc ngoài bùng đó, mà năm nào dì cũng dành lại vài luống đất để trồng hoa. Đóa cúc đất trên đường ra bến sông ngày con gái của dì, giờ là những vạt hoa trong vườn nhà.

Nửa thế kỷ trước, ngoại của tôi gom góp đậu khoai rau dưa, xé mấy buồng cau chạy chợ tết. Trong quang gánh trở về, thể nào cũng dành ít tiền mua mớ cúc đất đặt lên bàn thờ cha mẹ, tổ tiên. Giờ đến lượt nội của con tôi. Tết về, kiểu gì thì cũng phải mua vài chục bông hoặc nhớ sớm thì dặn hàng xóm để dành một vạt. “Để chưng mấy ngày ông bà ở và cúng đất đưa ông bà ngày mùng 3” – má nói như kiểu dặn dò để giữ một nếp nhà…



Nguồn: https://baoquangnam.vn/mua-ngang-ben-cu-3148316.html

Cùng chủ đề

Món ngon từ đất phù sa

Những cải, bí, đậu, mướp, dưa hồng, dưa gang, bắp nếp, đậu phụng… cứ theo mùa nối nhau xanh bãi cát triền sông. Cứ hễ mùa nào là mẹ lại đãi cả nhà trọn vẹn hương vị mùa nấy...

Cùng tác giả

Giá xăng xuống dưới 21 nghìn đồng mỗi lít

Hôm nay (6/2) là thời điểm điều chỉnh giá xăng dầu trong nước của Liên Bộ Tài chính - Công Thương. Trong kỳ điều hành hôm nay, giá xăng dầu tăng giảm trái chiều.Cụ thể, xăng E5RON92 tăng 51...

Trao tặng 11 “Vườn cây sinh kế

Hoạt động không chỉ tuyên truyền, phổ biến đến toàn thể cán bộ, hội viên phụ nữ về lợi ích của việc trồng cây tạo bóng mát cho đô thị mà còn hướng đến tạo sinh kế, đem lại...

Lãnh đạo huyện Quế Sơn thăm, chúc mừng Đại lễ vía Đức Chí Tôn đạo Cao Đài

Tại những nơi đến thăm, lãnh đạo huyện Quế Sơn thông tin tình hình kinh tế - xã hội và những định hướng lớn của huyện đến các vị chức sắc, bà con tín đồ đạo Cao Đài.Lãnh đạo...

Tổ chức lễ hội khai sơn làng Nghi Sơn

Nhân dịp tổ chức lễ hội khai sơn năm nay, Chi hội Khuyến học làng Nghi Sơn trao học bổng khuyến học cho 54 học sinh, sinh viên có thành tích xuất sắc năm học 2023 - 2024 và...

Tây Giang gặp mặt kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam – Đài Phát Thanh

Sáng ngày 06/2, huyện Tây Giang tổ chức gặp mặt kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/2/1930-03/2/2025); 95 năm ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Quảng Nam (28/3/1930 – 28/3/2025); 50 năm ngày giải phóng tỉnh Quảng Nam (24/3/1975 – 24/3/2025); 60 năm Ngày giải phóng huyện Tây Giang (06/02/1965 – 06/02/2025).Ôn lại chặng đường 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, 95 năm ngày thành lập Đảng bộ tỉnh...

Cùng chuyên mục

Tổ chức lễ hội khai sơn làng Nghi Sơn

Nhân dịp tổ chức lễ hội khai sơn năm nay, Chi hội Khuyến học làng Nghi Sơn trao học bổng khuyến học cho 54 học sinh, sinh viên có thành tích xuất sắc năm học 2023 - 2024 và...

Vùng cao Nam Giang nỗ lực khôi phục nghề đan lát truyền thống

Là một trong số 7 phụ nữ tham gia lớp học đan lát, nhiều tháng qua, chị Arất Chiến gần như không vắng mặt buổi nào. Bằng quyết tâm của mình, chị Chiến nói việc theo học nghề truyền...

Chung kết Liên hoan Giọng hát hay thanh niên huyện Núi Thành năm 2025 – Đài Phát Thanh

Tối ngày 3/2/2025 (mùng 6 Tết Ất Tỵ), tại Quảng trường huyện Núi Thành, Trung tâm Văn hóa – Thể thao & Truyền thanh – Truyền hình huyện phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện tổ chức chung kết Liên hoan Giọng hát hay thanh niên huyện Núi Thành năm 2025 với chủ đề “Tự hào – Vững tin theo Đảng“.Liên hoan năm nay thu hút 50 thí sinh đến từ 17 xã, thị trấn, các trường...

Điện Bàn tổ chức chương trình nghệ thuật Mừng Đảng – Đón Xuân Ất Tỵ 2025

Tối 3/2, tại Công viên Thanh niên, Trung tâm VH-TT & TT-TH thị xã Điện Bàn tổ chức chương trình nghệ thuật Mừng Đảng – Đón Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Sáng mãi niềm tin”.Chương trình gồm 17 tiết mục đặc sắc do các diễn viên đến từ các câu lạc bộ, trung tâm năng khiếu trên địa bàn thị xã biểu diễn. Với các thể loại đa dạng như hát múa, tốp ca, nhảy dân vũ,...

Thí sinh Đỗ Thị Kim Trúc đoạt giải Nhất Chung kết liên hoan giọng hát hay thanh niên huyện Núi Thành Xuân Ất Tỵ

Liên hoan giọng hát hay thanh niên huyện Núi Thành mừng Xuân Ất Tỵ 2025” do Trung tâm VH-TT&TT-TH huyện phối hợp với Huyện đoàn tổ chức là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày...

Chương trình văn nghệ “Xuân yêu thương” quyên góp hơn 100 triệu đồng hỗ trợ phụ nữ khó khăn

Tối ngày 3/2, thôn Quý Phước, xã Bình Quý, huyện Thăng Bình tổ chức đêm văn nghệ với chủ đề “Xuân yêu thương”, chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.Nhân dịp này, Chi hội Phụ nữ thôn Quý Phước trao 30 suất quà (mỗi suất 500.000 đồng) cho hội viên phụ nữ và học sinh có hoàn cảnh khó khăn, đồng thời hỗ trợ 3,6 triệu đồng cho một em học sinh...

Tết trong niềm vui hội làng

“Người Cơ Tu quan niệm tất cả vạn vật đều có thần. Vì thế, lễ hội này ngoài mục đích chào đón năm mới còn là dịp để tạ ơn thần linh suốt một năm qua đã phù trợ,...

Nhân duyên Việt – Hàn và câu chuyện của ông Lý Xương Căn

Là đại sứ du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc, ông Lý nói, ông luôn cố gắng quảng bá tiềm năng của các địa phương Việt Nam đến với cộng đồng doanh nghiệp Hàn Quốc, giúp họ nhận diện...

Nối dài tình bang giao Việt

Gắn kết cộng đồngNăm 2022, dự án tu bổ di tích Chùa Cầu do Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An chủ trì được triển khai thực hiện. Dự án tu bổ này có...

Giáo sư người Nhật – Hiroki Tahara: Về nghe tiếng Việt

Tahara khiêm tốn nói: “Nhiều người nước ngoài giỏi tiếng Việt hơn mình lắm, còn Ta, tiếng Việt cũng còn hạn chế. Nhưng do có nhiều bạn người Việt Nam tốt, họ sẵn sàng hy sinh thời gian, chịu...

Tin nổi bật

Tin mới nhất