No menu items!


Powered by Techcity

Hai bộ gia phả quý


image003.jpg
Nhà thờ tộc Nguyễn ở làng Đồng Tràm

Cuốn sách giới thiệu gia phả

Năm 1959 sách “Một tài liệu về cuộc di dân Nam tiến của tiền nhân” được ấn hành tại Sài Gòn. Tác giả là Lâm Hoài Nam. Đây là bút danh của Nguyễn Lê Thọ, lúc này đang là Quận trưởng quận Quế Sơn.

Nội dung chủ yếu của sách là giới thiệu hai bộ gia phả của tộc Phạm và Nguyễn, hai “cự tộc” của Quảng Nam thời ấy. Hai bộ gia phả chiếm gần 70 trang trong số 109 trang của sách.

Nguyên nhân và mục đích ra đời của sách được tác giả “giải trình” một cách cụ thể trong lời tựa: “Nhân một dịp kêu nài về ruộng tư điền hai tộc Phạm, Nguyễn (họ Phạm có 500 cử tri, họ Nguyễn có 350 cử tri) xã Phú Hương, quận Quế Sơn vì Hội đồng xã rút bớt số ruộng tự điền, viện lẽ rằng công điền trong xã rất ít và dưới thời trước không cấp thì sao?

Để thấu triệt vấn đề, sau khi tiếp xúc những vị đại biểu của hai tộc, chúng tôi có ngỏ ý nhờ các vị này lục cho xem tôn đồ, gia phả hai tộc Tiền hiền còn lưu giữ (ghi chép từ đời Phạm tộc Triệu tổ Phạm Ngũ Lão) (…).

Chúng tôi cũng rất hân hạnh được cái may mắn đem ra ánh sáng những sự nghiệp lẫy lừng của những bậc chiến sĩ tiền phong, những vị khai quốc công thần mà bấy lâu nay trải qua thời kỳ ly loạn, hầu như quốc dân không được biết đến để thờ phụng”.

Nhờ quyển sách mà hai bộ gia phả quý hiếm được giới thiệu rộng rãi, được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Đây là hai bộ gia phả thuộc loại “cổ” nhất và được “công bố” sớm nhất ở vùng Nam Quảng Nam.

Dòng dõi công thần

Bộ gia phả tộc Phạm không rõ do ai chấp bút, chỉ biết một người ở đời thứ 14 đã “phụng sao” do gia phả cũ “bị rách nát”. Theo bộ gia phả thì Cao thủy tổ của tộc Phạm (ở làng Hương Quế và Đồng Tràm) là Phạm Nhữ Dực, thuộc dòng dõi Phạm Ngũ Lão.

image001.jpg
Mộ Phạm Nhữ Dực hiện ở làng Đồng Tràm

Ông được Hồ Quý Ly cử vào Nam năm 1402 làm Chánh Đô vũ sứ phủ Thăng Hoa, lo việc vỗ an người Chiêm, di dân người Việt đến định cư trên vùng đất mới.

Ông mất năm 1409, táng tại làng Đồng Tràm (xã Hương An).

Gia phả cho biết con trưởng của Phạm Nhữ Dực là Phạm Đức Đề – từng cầm quân chống lại người Chiêm sau sự cố 1407.

Con trai lớn Phạm Đức Đề là Phạm Nhữ Dự từng theo giúp Lê Lợi và được cử làm Lưu trấn phủ Thăng Hoa.

Con của Phạm Nhữ Dự là Phạm Nhữ Tăng (đời thứ 4), là người theo Lê Thánh Tông đi bình Chiêm vào năm 1471, sau đó quản lĩnh Đạo Thừa tuyên Quảng Nam.

Con trai của Phạm Nhữ Tăng là Phạm Nhữ Triều từng làm Chánh Đề đốc lãnh lục viện trung cơ dưới triều Lê Thánh Tông.

Theo gia phả thì tộc Phạm có hai nhánh. Nhánh thứ nhất ở làng Đồng Tràm do Phạm Đức Đối là Tiền hiền. Nhánh thứ hai ở làng Hương Quế do Phạm Nhữ Tăng là tiền hiền.

Bộ gia phả của tộc Nguyễn làng Hương Quế cho biết: Thủy tổ của tộc là Đề lãnh Nguyễn Văn Lang (1496 – 1573) còn có tên là Nguyễn Văn Giàu, nguyên ở xã Tiên Bào, huyện Nghi Xuân, phủ Đức Quang, thừa tuyên Nghệ An, di cư vào Nam, sống ở làng Hương Quế. Gia phả ghi ông mất ngày 17 tháng Chạp năm Quý Dậu, thọ 78 tuổi (trang 70). Như vậy là sinh năm 1496 mất năm 1573.

Bộ gia phả do Nguyễn Văn Dinh là cháu đời thứ 8 của dòng tộc viết trong khoảng 1774-1777 (thời chúa Nguyễn Phúc Thuần). Thực ra đây là bộ “Nguyễn tộc sử ký lược biên” hơn là gia phả.

Tài liệu ghi: “Tiền hiền tộc ta là người có công lớn được triều đình phong tặng. Nếu không lưu lại sự tích gì thì chẳng khác nào ở trong nhà ban đêm mà không có đuốc sáng nên ta phải làm tập sử ký này để con cháu ngày sau xem khỏi bị sai lạc”.

Nguyễn Văn Lang có 4 con trai, con thứ hai là Nguyễn Ngọc Thanh được dân làng Hương Quế tôn làm một trong ba vị tiền hiền của làng. Cả 4 người đều làm quan dưới thời các chúa Nguyễn.

Ngoài ra các đời kế tiếp có Nguyễn Ngọc Diệm (đời thứ 3), Nguyễn Ngọc Chánh (đời thứ 4), Nguyễn Văn Vĩnh (đời thứ 7), Nguyễn Văn Thuận, Nguyễn Văn Hy (đời thứ 8)… đều là những người có công dưới thời chúa Nguyễn và triều Nguyễn.

Hai bộ gia phả của tộc Nguyễn và tộc Phạm được đánh giá là hai bộ gia phả sớm nhất, đầy đủ nhất, được con cháu lưu giữ cẩn thận.

Tuy còn nhiều vấn đề cần “khảo chứng” để làm sáng tỏ thêm nhưng đây là tài liệu lịch sử quý giá, cung cấp một số thông tin về thời kỳ bình Chiêm mở cõi gian khó của cha ông ta, về thời kỳ đầu lập làng xã ở vùng Quảng Nam.

Đây cũng là cơ sở cung cấp hồ sơ cho việc công nhận và bảo tồn các di tích văn hóa lịch sử trên địa bàn.



Nguồn: https://baoquangnam.vn/hai-bo-gia-pha-quy-3147243.html

Cùng chủ đề

Tối nay 11/4, khai mạc Lễ hội “Tam Kỳ

Mở đầu là lễ Tế xuân tại đình làng Hương Trà - Di tích Văn hóa lịch sử cấp tỉnh được tổ chức trang trọng. Lãnh đạo TP.Tam Kỳ, phường Hòa Hương và các cụ ông trong làng Hương...

Tìm cội nguồn từ trang gia phả…

Ông Phan Văn Phúc, đại diện tộc Phan ở Đà Nẵng, có nguồn gốc từ Quảng Trị nhìn nhận, câu chuyện của tộc Phạm ở Đại Lộc, cũng là vấn đề “đau đầu” với dòng họ ông.Mặc dù tộc...

Những bản phả ký đặc biệt ở Tam Kỳ xưa

Mặt trước tấm bia này khắc 24 dòng đứng gồm khoảng 600 đơn vị chữ Nho nhiều kích cỡ khác nhau. Ở vị trí trán bia khắc một dòng ngang chữ lớn “Trần Đại lang tự sở xuất” (tạm...

Phả hệ làng, chuyện của đời người…

Theo đó, từ 4 bản Bắc địa tấu từ mà ông Phụng sưu tầm, đối chiếu và lý giải, cho thấy làng Ngũ Giáp ngày nay chính là Phong Niên xã, mang ý nghĩa của năm được mùa. Ông...

Cùng tác giả

GIá vàng trong nước tăng lên 118 triệu

Cập nhật giá vàng chiều nay 17/4/2025 tại thị trường trong nướcTại thời điểm khảo sát lúc 15h30 ngày 17/4/2025, giá vàng hôm nay 17/4/2025 trên thị trường trong nước ghi nhận xu hướng tăng mạnh mẽ, tiếp tục...

Đồn Biên phòng Cù Lao Chàm tổ chức gần 500 lượt tuần tra trên bờ, trên biển

Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ Đồn Biên phòng Cù Lao Chàm nhiệm kỳ 2025 - 2030; Thượng tá Nguyễn Trí Tài - Chính trị viên Đồn Biên phòng Cù Lao Chàm tiếp tục được tín...

Lãnh đạo huyện Hiệp Đức nghiêm túc tiếp thu các ý kiến, kiến nghị của người dân

Chiều ngày 16/4, huyện Hiệp Đức tổ chức hội nghị đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với 70 hộ dân và hội viên nông dân, phụ nữ, cựu chiến binh còn vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng các công trình, dự án trọng điểm trên địa bàn.Tại buổi đối thoại, nhiều hộ dân phản ánh: hiện nay tiến độ thi công tuyến đường QL 14E, đường Già Bang...

Dư nợ tín dụng chính sách của huyện Thăng Bình đạt hơn 971 tỷ đồng

Tuy vậy, hoạt động tín dụng chính sách ở huyện Thăng Bình còn gặp nhiều khó khăn. Quy mô dư nợ của huyện lớn nhất toàn tỉnh, tuy nhiên dư nợ bình quân ở xã còn thấp.Nhu cầu vay...

Giá xăng dầu hôm nay 17/4/2025: Phục hồi trở lại

Động thái này cho thấy Tổng thống Donald Trump đang muốn siết chặt hơn nữa hoạt động xuất khẩu dầu của Tehran, với mục tiêu đưa lượng dầu xuất khẩu của Iran về mức thấp nhất có thể.Tại thời...

Cùng chuyên mục

Khoảnh khắc thăng hoa của âm nhạc và tình hữu nghị

Văn hóaQUỐC TUẤN - VĨNH LỘC • 12/04/2025 21:22(QNO) - Hội thi hợp xướng quốc tế Việt Nam lần thứ VIII tại TP.Hội An đã khép lại vào chiều 12/4 với nhiều giải thưởng được trao, nhưng dấu ấn...

Tam Kỳ khai mạc Lễ hội “Tam Kỳ – Mùa Hoa Sưa năm 2025”

Tối ngày 11/4, tại Làng sinh thái Hương Trà, UBND thành phố Tam Kỳ khai mạc Lễ hội “Tam Kỳ – Mùa Hoa Sưa năm 2025” với chủ đề “ Rực rỡ sắc hoa vàng”. Dự khai mạc có Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh Phan Thái Bình, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh uỷ Huỳnh Thị Thuỳ Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Nam Hưng, Bí thư Thành uỷ Tam Kỳ Nguyễn Thị Thu Lan.Lễ hội...

Vẻ đẹp vùng đất Tam Kỳ qua nét vẽ của học sinh

Hội thi Mỹ thuật thiếu nhi thành phố Tam Kỳ năm 2025 với chủ đề: “Tam Kỳ trong tim em” do Phòng GD-ĐT TP.Tam Kỳ phối hợp với Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thông thành phố...

Không gian của âm nhạc và tình hữu nghị

Các đoàn sẽ tranh tài ở 11 môn thi thuộc 7 hạng mục. Cụ thể, hạng A (Mức độ khó I) có 2 môn (Hợp xướng nam nữ, Hợp xướng nam/nữ); Hạng B (Mức độ khó II) có 2...

Quảng Nam: khai mạc Hợp xướng Quốc tế Việt Nam lần thứ VIII năm 2025

Tối ngày 09/4, tại thành phố Hội An đã diễn ra lễ khai mạc Hội thi Hợp xướng Quốc tế Việt Nam lần thứ VIII năm 2025. Đến dự có ông Ông Johan Rooze – Giám đốc Nghệ thuật, Tổ chức Interkurtul, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Huỳnh Thị Thuỳ Dung.Hội thi Hợp xướng quốc tế Việt Nam lần thứ VIII do Hiệp hội Interkultur –...

Bảo tồn văn hóa miền núi gắn với phát triển sinh kế

Các tộc người Ca Dong, Co, Xê Đăng, Mơ Nông (Bắc Trà My) đang nỗ lực khôi phục, bảo tồn từ từng nhịp trống chiêng, nếp nhà sàn, bộ chuỗi cườm, thổ cẩm bên khung dệt... Câu chuyện “hồi sinh” văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây đang được viết tiếp bằng hơi thở của đời sống hiện đại.Trà Sơn, Trà Kót, Trà Giang…...

Khai mạc hội thi hợp xướng quốc tế Việt Nam lần thứ 8

Từ năm 2011, Hội thi hợp xướng quốc tế do thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam phối hợp cùng Hiệp hội INTERKULTUR (CHLB Đức) tổ chức định kỳ 2 năm một lần tại Hội An.Trong khuôn khổ hội...

Quảng Nam: Lễ hội “Tam Kỳ – Mùa hoa sưa năm 2025” sẽ có 10 hoạt động chính

Từ ngày 10 đến 13/4/2025, lễ hội “Tam Kỳ – Mùa hoa sưa năm 2025” với chủ đề “Rực rỡ sắc hoa vàng” sẽ được tổ chức, nhằm giới thiệu, quảng bá vẻ đẹp độc đáo của hoa sưa và các hoạt động khác để phục vụ nhu cầu tham quan, du lịch.Trong khuôn khổ lễ hội “Tam Kỳ – Mùa hoa sưa năm 2025”, trong đêm khai mạc, thành phố Tam Kỳ sẽ công bố quyết định công...

Quảng Nam: tối 09/4 Hội An khai mạc Hội thi Hợp xướng quốc tế lần thứ 8 – 2025

Tối ngày 9/4, tại Rạp hát Hội An sẽ khai mạc Hội thi Hợp xướng quốc tế Việt Nam lần thứ 8- năm 2025. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên sóng Đài phát thanh – Truyền hình Quảng Nam.Đây là sự kiện văn hóa nghệ thuật đặc sắc được thành phố Hội An phối hợp với Hiệp hội Interkultur (Cộng hòa liên bang Đức) tổ chức định kỳ 2 năm 1 lần.Hội thi Hợp xướng quốc tế...

Chi 5 tỷ đồng để phát huy giá trị nghệ thuật Bài chòi ở Quảng Nam

Kế hoạch nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 08, ngày 23/1/2024 của HĐND tỉnh về quy định nội dung, mức hỗ trợ bảo tồn, phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật Bài...

Tin nổi bật

Tin mới nhất