Powered by Techcity

Phả hệ làng, chuyện của đời người…


Lang Dien Ban
Một ngôi làng lâu đời ở Điện Bàn Ảnh KL

Công trình đầu tiên về gia phả học ở nước ta là cuốn Gia phả khảo luận và thực hành của cụ Dã Lan Nguyễn Đức Dụ (1919-2001), xuất bản năm 1972. Bên cạnh đó, còn có một Chương trình nghiên cứu gia phả Việt Nam thuộc Đại học quốc gia Hà Nội và Viện Viễn Đông Bác Cổ, đại học Paris, và Alberta (Canada) sau 1975.

Người làng viết sử

Trong cấu trúc quan hệ giữa họ tộc với làng xóm, tôi chợt nhớ đến một công trình biên soạn công phu, được coi như “lư sử”. Đó là cuốn sử làng chỉ do 4 người tự nhận là tay ngang, đứng ra biên soạn trong nhiều năm.

“Viết sử của một làng cần một đời người” – họ dẫn câu nói nổi tiếng của cố nhà văn Nguyễn Văn Xuân để dựng lại lịch sử làng Quảng Lăng, có tuổi đời 350 năm thăm thẳm. Bốn người đó là các ông Võ Đạt, Đặng Hữu Lý, Võ Như Tống, Đặng Hữu Duyên ở xã Điện Nam Trung, thị xã Điện Bàn từ gần 15 năm trước.

Lang DB2
Gia phả của các họ tộc góp phần lớn trong việc hình thành phả hệ làng Trong ảnh nhà thờ tộc Võ Văn ở xã Bình Giang một trong những tộc họ lớn ở huyện Thăng Bình Ảnh ĐÌNH HIỆP

Thật ra, trước công trình này, chúng tôi đã từng đọc các tác giả Phan Khoang và Li Tana về quá trình lập làng xã ở phía bắc Quảng Nam. Theo đó, giữa hai thời điểm lịch sử mà Ô Châu cận lục (Dương Văn An) và Phủ biên tạp lục (Lê Quý Đôn) đã cho chúng ta biết, ngoài 66 tên làng, ở Điện Bàn còn có 7 đơn vị dân cư gọi là giáp và hai trại.

Quảng Lăng trước 1776 chưa có làng. Lê Quý Đôn lần đầu đã ghi rõ trong Phủ biên tạp lục, Quảng Lăng là một làng cùng với Cổ Lưu, An Lưu… thuộc huyện Lễ Dương, phủ Thăng Hoa.

Trong 221 năm từ 1555 đến 1776, làng Quảng Lăng được hình thành lúc nào là câu chuyện mà các nhà “viết sử làng” đã phải lần vào gia phả và cả tài liệu “Quảng Nam xã chí” hồi 1944 để xác minh.

Đến đây thì mối quan hệ giữa tộc họ và làng xóm hiện ra.

Manh mối từ gia phả tộc họ

Gia phả tộc Võ được lưu giữ bởi cụ cử Võ Úy lẫn tài liệu ghi chép từ Quảng Nam xã chí cho thấy: “Thủy tổ tộc ta là ngài húy Võ Như Oanh là tiền hiền bổn xã, vào lập làng thời Hiếu Nghĩa Đế tức chúa Nguyễn Phúc Trăn, chiếu theo dương lịch là năm 1667”.

Lang DB3
Đình làng Phong Ngũ phường Điện Thắng Nam thị xã Điện Bàn Ảnh MINH TẠO

Cùng lúc đó, gia phả tộc Đặng Hữu cũng chỉ ra: “Tiền hiền Đặng Hữu Chiếu hiệu Quang Minh, quê quán Thanh Hóa, huyện Nông Cống, vào Nam lập nghiệp thời chúa Nguyễn Phúc Tần, lập điền trang doanh trại Quảng Lãng vào năm 1665…”.

Cả hai tài liệu, dựa vào gia phả hai tộc tiền hiền để tìm ra gốc gác làng Quảng Lăng. Sau đó là các tộc họ anh em khác trong tổng số 16 tộc họ đầu tiên vào khai thác vùng đất mới và sinh cơ lập nghiệp. Như vậy, phả hệ của làng bắt đầu cho thấy xuất phát từ gia phả các tộc họ tiền hiền, là một manh mối khả tín cho mỗi địa phương.

Phả hệ làng Quảng Lăng tiếp tục mở rộng ra những chân trời về địa lý địa hình, các thời kỳ lịch sử, giao thông, khí hậu, dân cư và kinh tế, kể cả văn học dân gian. Tựu trung, Quảng Lăng xuất phát từ đặc điểm địa hình là một làng có nhiều gò đất rộng. Chính nơi đây đã sản sinh ra những câu ca của một thời nghèo khó như: Đủ ăn đủ tiêu nhờ khoai với củ/ Quanh năm khỏi nợ nhờ củ với khoai.

Tuy vậy, từ gia phả của các tộc tiền hiền cho đến lập “xã hiệu” là một bước tiến không dễ gì tìm được, nếu thiếu dữ liệu khả tín. Bởi từ tài liệu Bắc địa tấu từ dẫn đến thành lập các xã hiệu như Nhất Giáp đến Lục Giáp cạnh địa danh Quảng Lăng vẫn còn đó nhiều yếu tố lịch sử cần khảo sát thêm, nhưng dẫu sao, kết luận trên đây cũng là một bước nghiên cứu thật đáng trân trọng!

“Ký ức quê nhà”

Những năm 1980, nhân về vùng bắc Điện Bàn, tôi được gặp cụ Hà Thao – người đau đáu với làng quê Ngũ Giáp của ông. Từ nghiên cứu của TS.Hà Phụng – “Họ Hà vào Quảng Nam từ khi nào?”, làng Phong Ngũ (nay là xã Điện Thắng Nam) đã ấn hành thành cuốn “Ký ức quê nhà” với chất liệu chính từ “phả hệ làng” của TS.Hà Phụng.

DJI_0186_PHUONG THAO
Làng quê xứ Quảng Ảnh PHƯƠNG THẢO

Theo đó, từ 4 bản Bắc địa tấu từ mà ông Phụng sưu tầm, đối chiếu và lý giải, cho thấy làng Ngũ Giáp ngày nay chính là Phong Niên xã, mang ý nghĩa của năm được mùa. Ông Phụng tiếp tục nghiên cứu các gia phả tộc Hà Đức, tộc Võ tại làng Ngũ Giáp và đối chiếu với nhiều gia phả của các tộc họ trong vùng có quan hệ hôn nhân.

Ở các bản Bắc Địa tấu từ thời Bùi Tá Hán vào Quảng Nam năm 1545, xác định làng Phong Niên được lập xã hiệu trong giai đoạn từ 1555 đến 1560 – thời gian Bùi Tá Hán làm trấn thủ Quảng Nam, trước khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ năm 1570.

“Phả hệ làng” Phong Niên sau đổi thành Ngũ Giáp trong nghiên cứu của Hà Phụng được nhiều người ủng hộ. Sau này, họ tiếp tục ghi chép sự thay đổi tên làng.

Kỳ công của ông Phụng còn ở chỗ đã tìm ra những thay đổi địa vực của làng Ngũ Giáp, căn cứ vào địa bạ các thời kỳ Gia Long về sau, kể cả các chi tiết về đất đai, tứ cận, thủy đạo thời Gia Long, Minh Mạng. Địa danh Ngũ Giáp tồn tại từ đầu thế kỷ 20 đến năm 1945 còn được tác giả chứng minh từ các văn tự mua bán gạo, mua bán ruộng, cả tên trường Sơ học thời Pháp thuộc, ca dao dân ca.

Ngũ Giáp, Giáp Năm hay Phong Ngũ là tên của một làng được thay đổi theo thời gian. Phả hệ làng Ngũ Giáp sau nghiên cứu của ông Hà Phụng còn có sự tiếp bước của các ông Hà Sáu, Hà Cung, Võ Xuân Quế… Nhờ đó, họ tiếp tục lưu giữ dấu tích của các tộc họ, chùa làng, lai lịch của những nhà khoa bảng, di tích âm linh nghĩa tự, chùa cổ lẫn các di sản về văn học dân gian.

Những “phả hệ làng” là công việc của nhiều đời người nối tiếp nhau. Trong đó, có sự hợp sức, khuyến khích từ các dòng tộc của mỗi địa phương. Phả hệ làng hàm chứa yếu tố về lịch sử, dân tộc học, tâm lý học, giáo dục, văn hóa, nhân khẩu học, kể cả quan hệ hôn nhân trên một địa bàn. Phả hệ của mỗi làng giúp con người nhận thức, tiếp cận các khuynh hướng phát triển của mỗi địa phương, để sau đó quay lại hun đúc tình yêu quê hương, xứ sở.

Nếu mỗi làng Việt Nam đều có một phả hệ như đã dẫn, sẽ tạo cho chúng ta những chứng tích lịch sử vô giá!



Nguồn: https://baoquangnam.vn/pha-he-lang-chuyen-cua-doi-nguoi-3146905.html

Cùng chủ đề

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Điện Phương

Hoạt động kết nối du lịch với phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, làng nghề bước đầu đạt những kết quả nhất định. Một số sản phẩm, dịch vụ du lịch mang đậm bản sắc địa...

Kinh tế Điện Bàn từng bước phục hồi tăng trưởng

Theo lãnh đạo UBND thị xã Điện Bàn, từ những tiền đề, cơ sở thành công năm 2024, thị xã Điện Bàn đặt ra mục tiêu tiếp tục đẩy mạnh hoàn thành các chỉ tiêu cơ bản, nhất là...

Hai bộ gia phả quý

Ông được Hồ Quý Ly cử vào Nam năm 1402 làm Chánh Đô vũ sứ phủ Thăng Hoa, lo việc vỗ an người Chiêm, di dân người Việt đến định cư trên vùng đất mới.Ông mất năm 1409, táng...

Tìm cội nguồn từ trang gia phả…

Ông Phan Văn Phúc, đại diện tộc Phan ở Đà Nẵng, có nguồn gốc từ Quảng Trị nhìn nhận, câu chuyện của tộc Phạm ở Đại Lộc, cũng là vấn đề “đau đầu” với dòng họ ông.Mặc dù tộc...

Năm 2024, Điện Bàn kết nạp được 220 đảng viên mới

Năm 2024, Thị ủy Điện Bàn mở 4 lớp lý luận chính trị kết nạp đảng cho 461 quần chúng; 2 lớp bồi dưỡng lý luận chính trị đảng viên mới cho 201 đảng viên; 7 lớp bồi dưỡng...

Cùng tác giả

Bí thư Tỉnh ủy làm Trưởng ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tỉnh...

Ban Chỉ đạo do Bí thư Tỉnh ủy làm Trưởng ban.Các đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh làm Phó Trưởng ban Chỉ đạo....

Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Nam thăm doanh nghiệp đầu năm

Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Phan Xuân Quang đánh giá cao những nỗ lực, cố gắng của doanh nghiệp trong việc duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh, thực hiện tốt các chế độ, chính sách dành cho người...

Rộn ràng lễ hội Cầu Bông

- Quang cảnh lễ hội Cầu Bông tại Làng rau Trà QuếLễ hội Cầu Bông được tổ chức thường niên tại làng Trà Quế, hiện đã được nâng tầm là sự kiện cấp thành phố của Hội An.Đây...

Chủ tịch Liên đoàn lao động tỉnh thăm doanh nghiệp nhân dịp đầu Xuân Ất Tỵ

Nhân dịp đầu Xuân mới Ất Tỵ, sáng ngày 4/2, Chủ tịch Liên đoàn lao động (LĐLĐ) tỉnh Phan Xuân Quang đã đến thăm, tặng quà, động viên một số doanh nghiệp tiêu biểu trên địa bàn tỉnh.Đến thăm Công ty TNHH Công nghệ Furui Việt Nam (Cụm Công nghiệp Tài Đa, huyện Tiên Phước), Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Phan Xuân Quang đánh giá cao những nỗ lực, cố gắng của doanh nghiệp trong việc duy trì hoạt động...

Chung kết Liên hoan Giọng hát hay thanh niên huyện Núi Thành năm 2025 – Đài Phát Thanh

Tối ngày 3/2/2025 (mùng 6 Tết Ất Tỵ), tại Quảng trường huyện Núi Thành, Trung tâm Văn hóa – Thể thao & Truyền thanh – Truyền hình huyện phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện tổ chức chung kết Liên hoan Giọng hát hay thanh niên huyện Núi Thành năm 2025 với chủ đề “Tự hào – Vững tin theo Đảng“.Liên hoan năm nay thu hút 50 thí sinh đến từ 17 xã, thị trấn, các trường...

Cùng chuyên mục

Chung kết Liên hoan Giọng hát hay thanh niên huyện Núi Thành năm 2025 – Đài Phát Thanh

Tối ngày 3/2/2025 (mùng 6 Tết Ất Tỵ), tại Quảng trường huyện Núi Thành, Trung tâm Văn hóa – Thể thao & Truyền thanh – Truyền hình huyện phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện tổ chức chung kết Liên hoan Giọng hát hay thanh niên huyện Núi Thành năm 2025 với chủ đề “Tự hào – Vững tin theo Đảng“.Liên hoan năm nay thu hút 50 thí sinh đến từ 17 xã, thị trấn, các trường...

Điện Bàn tổ chức chương trình nghệ thuật Mừng Đảng – Đón Xuân Ất Tỵ 2025

Tối 3/2, tại Công viên Thanh niên, Trung tâm VH-TT & TT-TH thị xã Điện Bàn tổ chức chương trình nghệ thuật Mừng Đảng – Đón Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Sáng mãi niềm tin”.Chương trình gồm 17 tiết mục đặc sắc do các diễn viên đến từ các câu lạc bộ, trung tâm năng khiếu trên địa bàn thị xã biểu diễn. Với các thể loại đa dạng như hát múa, tốp ca, nhảy dân vũ,...

Thí sinh Đỗ Thị Kim Trúc đoạt giải Nhất Chung kết liên hoan giọng hát hay thanh niên huyện Núi Thành Xuân Ất Tỵ

Liên hoan giọng hát hay thanh niên huyện Núi Thành mừng Xuân Ất Tỵ 2025” do Trung tâm VH-TT&TT-TH huyện phối hợp với Huyện đoàn tổ chức là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày...

Chương trình văn nghệ “Xuân yêu thương” quyên góp hơn 100 triệu đồng hỗ trợ phụ nữ khó khăn

Tối ngày 3/2, thôn Quý Phước, xã Bình Quý, huyện Thăng Bình tổ chức đêm văn nghệ với chủ đề “Xuân yêu thương”, chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.Nhân dịp này, Chi hội Phụ nữ thôn Quý Phước trao 30 suất quà (mỗi suất 500.000 đồng) cho hội viên phụ nữ và học sinh có hoàn cảnh khó khăn, đồng thời hỗ trợ 3,6 triệu đồng cho một em học sinh...

Tết trong niềm vui hội làng

“Người Cơ Tu quan niệm tất cả vạn vật đều có thần. Vì thế, lễ hội này ngoài mục đích chào đón năm mới còn là dịp để tạ ơn thần linh suốt một năm qua đã phù trợ,...

Nhân duyên Việt – Hàn và câu chuyện của ông Lý Xương Căn

Là đại sứ du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc, ông Lý nói, ông luôn cố gắng quảng bá tiềm năng của các địa phương Việt Nam đến với cộng đồng doanh nghiệp Hàn Quốc, giúp họ nhận diện...

Nối dài tình bang giao Việt

Gắn kết cộng đồngNăm 2022, dự án tu bổ di tích Chùa Cầu do Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An chủ trì được triển khai thực hiện. Dự án tu bổ này có...

Giáo sư người Nhật – Hiroki Tahara: Về nghe tiếng Việt

Tahara khiêm tốn nói: “Nhiều người nước ngoài giỏi tiếng Việt hơn mình lắm, còn Ta, tiếng Việt cũng còn hạn chế. Nhưng do có nhiều bạn người Việt Nam tốt, họ sẵn sàng hy sinh thời gian, chịu...

Đồng bào Cơ Tu mở hội truyền thống mừng năm mới

- Đồng bào Cơ Tu vui múa trống chiêng mừng năm mới: ...

Mỹ Sơn trên bản đồ “kết nối văn minh” của Ấn Độ

Mong muốn lan tỏa “quyền lực mềm” với nội hàm địa chính trị đã có trước thời của Thủ tướng hiện tại là Narendra Modi, với chính sách “Look East” được nêu ra năm 1991. Kể từ 2003, sau...

Tin nổi bật

Tin mới nhất