Powered by Techcity

Đâu hồn xưa phố cũ Hội An?


DJI_0627_PHUONG THAO
Hội An nhìn từ trên cao Ảnh PHƯƠNG THẢO

Món quà Việt Nam

Sau khi tốt nghiệp, tôi được mời ở lại trường làm việc cho văn phòng sinh viên quốc tế – nơi tôi kiểm soát và điều hành những dự án trao đổi ngắn lẫn dài hạn từ Mỹ sang các nước khác. Cũng vì cơ hội này, tôi được tiếp xúc với một giáo sư dạy Giáo dục trong trường.

Cô bày tỏ rằng cô muốn sang thăm Việt Nam và thiết kế một khóa học trao đổi ở đây. Sau khi trao đổi với cô, chúng tôi sắp xếp lịch trình để cô thăm Hà Nội, Ninh Bình và cuối cùng là Hội An. Cô và tôi hẹn gặp nhau sau khi cô trở về Mỹ để chuyện trò về lần đầu tiên cô đặt chân tới Việt Nam. Bên cạnh đó, cô sẽ giữ liên lạc với tôi trong suốt hành trình.

Gần hai tuần ở Việt Nam của cô trôi qua rất nhanh. Chúng tôi hẹn gặp nhau trong một quán ăn Việt Nam gần trường giữa tháng Một lạnh giá ở Minnesota.

Cô mang cho tôi vài thỏi bánh đậu xanh, một bịch hạt hướng dương hương dừa, đặc biệt rất nhiều bánh dừa và một cuốn sổ tay có hình cà phê Việt Nam trên bìa. Xa nhà 5 năm, lần đầu tiên được một người nước ngoài mang tặng đặc sản quê mình, tôi bồi hồi xúc động.

Ở Minnesota không thiếu đồ ăn châu Á, càng không thiếu đồ ăn xứ mình, nhưng thức quà Quảng Nam là điều không phải ở đâu cũng kiếm được. Lần cuối cùng tôi được ăn bánh dừa là 5 năm về trước – khi tôi mới chân ướt chân ráo đến xứ sở cờ hoa. Lúc đó tôi nào biết rằng 5 năm sau, có một phụ nữ da trắng tóc vàng lặn lội mang bánh dừa từ Việt Nam sang cho tôi. Một sự oái oăm lạ lùng!

Vẻ đẹp ẩn giấu

Tôi hỏi cô về Việt Nam và trải nghiệm của cô. Cô nói, cô thích sự phồn hoa nhưng cũ kỹ của Hà Nội, cô cũng rất yêu non nước Hoa Lư – Ninh Bình. Nhưng với Hội An, cô bảo cô yêu nó theo một cách riêng.

st-1.jpg
Di sản nghệ thuật bài chòi là sản phẩm du lịch đêm tại Hội An Ảnh ĐỖ HUẤN

Phố cổ Hội An với cô đẹp thật, nhưng cái đẹp đó đã bị thương mại và du lịch hóa. Cái cô muốn đi tìm là hồn cốt phố Hội, là văn hóa Hội An xưa được lưu lại trong những căn nhà cổ. Một thời đã qua của Hội An lưu lại trên biết bao chuyến tàu chuyên chở thương dân tứ xứ, từ Trung Quốc, Nhật Bản đến xa nhất là Ai Cập. Vang bóng một thời phố Hội nằm ở những cuộc giao lưu văn hóa, để lại cho mảnh đất này sự màu mỡ phì nhiêu không chỉ trong kinh tế mà còn trong hồn cốt con người – hào sảng, thân thiện và dễ gần.

Vì lý do này nên với cô, những quán cà phê mọc lên như nấm, những cửa hàng lưu niệm cứ vài bước chân là có, nằm cạnh nhau san sát không thu hút cô. Sự thương mại hóa của Hội An có thể dễ dàng đáp ứng các du khách muốn có bộ ảnh đẹp, nhưng không thể làm hài lòng người muốn đi tìm vẻ đẹp ẩn giấu của hạt ngọc An Nam một thời.

Cô quyết định đi ra khỏi phố cổ để hiểu về Hội An hơn – như cái cách cô đã đi tìm cà phê trứng ở một quán vỉa hè để hiểu về Hà Nội. Điều làm tôi bất ngờ là cô đã tìm thấy sự yêu thích Hội An trong những điều bình dị nhất!

Cô thuê chiếc xe đạp và ra khỏi thành phố, băng qua những phố phường sầm uất để tới ngoại ô Hội An. Gọi ly cà phê sữa đá, cô ngồi ở một quán cóc ven đường, ngắm nhìn những đứa trẻ quần cộc chân trần chạy theo cánh diều trên đồng cỏ rộng lớn. Cô thích thú với công việc chăn trâu của người dân xứ tôi, và yêu hơn hết chiếc nón lá đã sờn rách vì gió sương.

Cô bảo với tôi rằng, hình như có đi ra khỏi phố cổ, cô mới tìm lại được một Việt Nam đúng nghĩa – Việt Nam dịu dàng và yên ả với đồng ruộng cò lả mà cô thường hình dung trong trí tưởng khi đọc về đất nước của tôi.

Mong manh ký ức Hội An

Phố cổ đã… Tây phương đi nhiều. Với một người phương Tây như cô, điều này đã quá quen thuộc và nhàm chán. Hội An với cô có bóng hình cũ của một bến cảng giao du văn hóa, nhộn nhịp và vui tươi nhưng không hề mất đi chất mộc mạc vốn có của miền Trung Việt Nam.

20230121_172502.jpg
Hội An hiện vẫn là một trong những điểm đến thu hút khách quốc tế hàng đầu Việt Nam Ảnh QT

Cô bảo với tôi rằng, cô đồng ý nhà cổ Hội An, chợ Hội An, lẫn miếu mạo đền thờ còn lưu lại ký ức rêu phong của Faifo – tên cũ của Hội An xưa. Nhưng câu chuyện văn hóa của phố Hội phải được kể nhiều hơn thay vì chỉ nhắc đến những quán cà phê cho bạn trẻ hay khách du lịch check-in và hàng quán lưu niệm cứ dày đặc mỗi ngày.

Văn hóa Hội An nằm ở những người nông dân vẫn miệt mài với ruộng đồng, ở những đứa trẻ vẫn chân trần chạy theo cánh diều trong một chiều lộng gió. Nó khiến người ta tạm quên đi phố cổ đầy khách du lịch và hoạt động thương mại không ngừng nghỉ ngày đêm.

Nghe cô nói, tôi tự hỏi mình rằng, từ khi nào Hội An đã trở nên nghèo nàn đối với những du khách muốn đi tìm linh hồn văn hóa phố Hội?

Giữa cơ man nào là quán cà phê, nhà hàng, khách sạn… thì nhà cổ Hội An trở nên lọt thỏm. Hồn cốt Hội An lưu giữ trong những ngôi nhà cổ, hội quán chìm nghỉm khi người ta xây lên quầy hàng lưu niệm quá đỗi bắt mắt. Đi về đâu ký ức Hội An xưa khi thương mại và du lịch lấn sân, chèn ép bước chân cũ kỹ về một thời đã qua?

Tôi ôm ấp câu hỏi đó mãi đến ngày trở về nước. Bước chân dọc phố cổ Hội An, hoài niệm về những năm tháng thế kỷ 17, 18 của mảnh đất hội nhân hội thủy này. Rồi nán lâu hơn bên một mắt cửa nhà cổ, để lòng mình lặng im…



Nguồn: https://baoquangnam.vn/dau-hon-xua-pho-cu-hoi-an-3145696.html

Cùng chủ đề

Hội An “tiếp sức” chủ thể sản phẩm OCOP

Tham gia tập huấn có các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh có ý tưởng, dự án khởi nghiệp; chủ thể sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu trên địa bàn thành...

Làng nghề truyền thống ở Hội An tiếp cận số hóa

Bà Nguyễn Thị Xuân Vui – Phó Trưởng phòng Kinh tế TP.Hội An thông tin, đơn vị thường xuyên tư vấn, hướng dẫn các cơ sở ngành nghề nông thôn nói chung và các cơ sở nghề, làng nghề...

Điểm hẹn Bảo tàng thổ sản Hội An

Sự xuất hiện của Bảo tàng thổ sản Hội An góp thêm sự phong phú cho mạng lưới bảo tàng chuyên đề trong khu phố cổ trước đó đã có: Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh, Bảo tàng gốm...

Di sản, nền móng cho đô thị Huế

Ở bờ Bắc sông Hương, yêu cầu không phá vỡ cảnh quan, không phát triển dân cư, nhà cửa mật độ cao, đô thị nén sẽ giải quyết hài hòa giữa bài toán bảo tồn phát triển. Việc di...

Nội dung tiếp công dân tại Hội An chủ yếu liên quan đất đai

Trong 10 năm qua, UBND TP.Hội An, các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp trực thuộc và UBND xã, phường tổ chức tiếp công dân với 11.773 lượt, 11.863 người.Chủ tịch UBND thành phố tiếp công dân...

Cùng tác giả

Quảng Nam: địa điểm thành lập đội du kích Vũ Hùng được xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh  

Sáng 12/12, tại xã Tam Quang, huyện Núi Thành công bố và đón nhận bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh đối với “Di tích lịch sử địa điểm thành lập đội Du kích Vũ Hùng, tiền thân của lực lượng vũ trang tỉnh Quảng Nam”.Ghi nhận ý nghĩa lịch sử to lớn của di tích, ngày 20/11/2024, UBND tỉnh Quảng Nam quyết định công nhận, xếp bằng di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Địa...

Sáng mãi phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ trong cựu chiến binh huyện Duy Xuyên

Thực hiện công tác nghĩa tình đồng đội, Huyện hội vận động các cơ quan, đơn vị trong và ngoài huyện hỗ trợ xây dựng, sửa chữa 4 nhà nghĩa tình đồng đội cho hội viên và đối tượng...

Độc đáo tranh gỗ 3D Quế Lâm

Năm 2023, cơ sở của anh Quý được chính quyền huyện Nông Sơn hỗ trợ 120 triệu đồng từ nguồn kinh phí của chương trình khuyến công để mua máy CNC.Theo anh Quý, từ khi ứng dụng máy móc,...

Rà soát, lập danh mục các thửa đất nhỏ hẹp, nằm xen kẹt do Nhà nước trực tiếp quản lý

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 5/12/2024 và thay thế Quyết định số 27, ngày 10/10/2022 của UBND tỉnh ban hành Quy định việc rà soát, công bố công khai danh mục các thửa đất nhỏ...

Cùng chuyên mục

Tựa núi, kết tình anh em…

Các huyện miền núi Quảng Nam đều khác nhau về khí hậu, thổ nhưỡng. Sự không đồng nhất về đặc điểm tự nhiên tạo nên những khác biệt trong cuộc sống thực tế và trong văn hóa ứng xử....

Đông Giang nỗ lực bảo tồn văn hóa Cơ Tu

Đến ngày 25/10/2023, HĐND huyện ban hành Nghị quyết số 28 thông qua “Đề án bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của tộc người Cơ Tu gắn với phát triển du lịch trên...

Xét chọn Giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí chủ đề “Học tập và làm theo tư...

Chiều ngày 10/12, Hội đồng sơ khảo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã họp xét chọn Giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đợt II, giai đoạn 2023-2024.Theo Kế hoạch số 37-KH/BTGTU, ngày 23/7/2021 của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy về phát động Giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật,...

Đoàn công tác Sở VH-TT&DL tỉnh Bạc Liêu tham quan, trao đổi kinh nghiệm tại huyện Duy Xuyên

Tại buổi làm việc, đại diện Sở VH-TT&DL tỉnh Quảng Nam và lãnh đạo huyện Duy Xuyên đã thông tin những kết quả nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; những hoạt động, sự...

Quế Sơn tổ chức hội diễn nghệ thuật tuồng, dân ca

Hội diễn nhằm tạo sân chơi cho người yêu mến loại hình nghệ thuật sân khấu tuồng, dân ca, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị các loại hình nghệ thuật truyền thống; đồng thời chào mừng...

Công nhận thêm 7 nghề truyền thống của tỉnh Quảng Nam

Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh có 17 nghề truyền thống, 8 làng nghề và 20 làng nghề truyền thống được công nhận. Thời gian qua, Quảng Nam đã có nhiều cơ chế, chính sách quan tâm tìm...

Bảo quản văn khắc trên đá

Tại Việt Nam, có thể nghiên cứu bảo tồn bằng công nghệ nano. Đây là công nghệ còn mới mẻ, mới đưa vào ứng dụng mang tính thể nghiệm tại vài di tích của nước ta.Tạo ra các bản...

Ca dao, dân ca – nhìn từ giao thoa vùng Nam Ngãi

Từ phương ngữ...Theo chiều dài lịch sử dân tộc, dễ thấy sự giao thoa văn hóa - ngôn ngữ các địa phương thường diễn ra theo chiều từ Bắc vào Nam. Nhưng với Quảng Nam và Quảng Ngãi, chúng...

Hội thảo về di tích Nam Thịnh Sơn Trang

Sáng ngày 6/12, huyện Thăng Bình (Quảng Nam) lấy ý kiến các nhà chuyên môn, các bậc cao niên về thông tin tư liệu liên quan đến di tích Nam Thịnh Sơn Trang ở thôn Quý thạnh 2, xã Bình Quý để hoàn thiện hồ sơ trình cấp trên xếp hạng di tích cấp tỉnh.Tại hội thảo, đã có 15 ý kiến đóng góp. Một số ý kiến cho rằng: vai trò, vị trí của chí sĩ Tiểu La-Nguyễn...

Bế mạc Trại sáng tác VH-NT huyện Hiệp Đức năm 2024 với chủ đề “Chung một cơ đồ Việt Nam”

Sau gần 3 tháng triển khai, sáng nay 6/12, UBND huyện Hiệp Đức ( Quảng Nam) tổ chức bế mạc Trại sáng tác văn học nghệ thuật (VH-NT) huyện lần thứ nhất năm 2024.Trại sáng tác VH-NT huyện Hiệp Đức năm 2024 với chủ đề “Chung một cơ đồ Việt Nam” được khai mạc vào ngày 7/6/2024. Chương trình nằm trong chuỗi hoạt động tổng kết 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày đất nước...

Tin nổi bật

Tin mới nhất