Powered by Techcity

Hành trình bảo tồn, phát huy giá trị di sản Mỹ Sơn


1.jpg
Sau 25 năm được vinh danh Di sản văn hóa thế giới Khu đền tháp Mỹ Sơn đã được bảo tồn và phát huy hiệu quả Ảnh VL

Hồi sinh di sản

Ông Nguyễn Công Khiết – Giám đốc Ban Quản lý (BQL) di sản văn hóa Mỹ Sơn khẳng định, thành công quan trọng nhất chính là công tác bảo tồn di tích. Những năm qua, từ nguồn ngân sách địa phương và viện trợ quốc tế, sự phối hợp, hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức, chuyên gia trong và ngoài nước, một số dự án bảo tồn đã được triển khai giúp nhiều công trình kiến trúc đền tháp thoát khỏi nguy cơ sụp đổ.

Điển hình, Dự án trùng tu tôn tạo, hợp tác ba bên UNESCO – Việt Nam – Italia về “Thuyết trình và đào tạo các tiêu chuẩn quốc tế về bảo tồn nhóm tháp G Mỹ Sơn”; Dự án khai quật khảo cổ suối Khe Thẻ; Dự án trùng tu tháp E7; Dự án bảo tồn, trùng tu các nhóm tháp K, H, A thuộc dự án Ấn Độ được thực hiện từ năm 2016 – 2021…, góp phần quan trọng hồi sinh hệ thống kiến trúc đền tháp Mỹ Sơn sau hàng trăm năm quên lãng.

Danh hiệu di sản văn hóa thế giới đã thực sự mang đến nhiều cơ hội cho Mỹ Sơn, đặc biệt giúp thu hút được nhiều nguồn lực vào công tác bảo tồn.

Thông qua sự giúp đỡ, hợp tác sâu rộng với các tổ chức trong nước, quốc tế như Lerici, MAG, JICA, Trường Đại học Milan, Viện ASI (Ấn Độ), tổ chức America Express, Văn phòng UNESCO Hà Nội; chính phủ 2 nước Italia, Ấn Độ; Viện Bảo tồn di tích, Viện Khảo cổ, Cục Di sản…, hầu hết công trình kiến trúc đền tháp đã được bảo tồn, trùng tu vững chãi.

Bên cạnh dấu ấn bảo tồn, một kết quả nổi bật khác của Mỹ Sơn sau 25 năm trở thành di sản văn hóa thế giới chính là phục hồi, phát triển hiệu quả hệ động thực vật rừng, cảnh quan khu vực xung quanh di tích.

Những năm qua, bên cạnh trồng mới các loài cây bản địa, việc triển khai phương án phòng chống cháy rừng, tổ chức tuần tra ngăn chặn các hành vi xâm phạm rừng trái phép… đã giúp rừng cảnh quan Mỹ Sơn được quản lý, bảo vệ tốt.

Dù chưa có nghiên cứu, thống kê về số lượng chủng loài động thực vật chính xác, nhưng quá trình khảo sát của BQL di sản văn hóa Mỹ Sơn đã phát hiện sự trở lại của một số loại động vật quý hiếm như heo rừng, mang, hươu, chồn, rắn… Nhiều loài cây bản địa như lim xanh, tràm thị, chua… cũng được phục hồi phát triển.

Theo ông Nguyễn Công Khiết, kết quả từ công tác bảo tồn đã đóng vai trò quan trọng thúc đẩy hiệu quả việc phát huy giá trị di sản Mỹ Sơn, thể hiện cụ thể qua hoạt động du lịch. Nếu năm 1999, khoảng 22 nghìn lượt khách mua vé tham quan Mỹ Sơn thì đến nay đã tăng gấp hàng chục lần.

Khẳng định thương hiệu điểm đến

Với những giá trị văn hóa, kiến trúc độc đáo cùng sự nỗ lực vượt bậc của tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức BQL di sản văn hóa Mỹ Sơn đã góp phần khẳng định thương hiệu điểm đến di sản. Nhiều giải pháp đồng bộ đã được BQL triển khai, thực hiện.

dsc_0614.jpg
Nhiều giá trị văn hóa phi vật thể gắn với Mỹ Sơn đã được phục hồi trình diễn phục vụ khách Ảnh VL

Đơn cử: quảng bá xúc tiến, đón đoàn famtrip, phát triển sản phẩm du lịch thông minh, duy trì gặp gỡ đối thoại doanh nghiệp lữ hành nhằm trao đổi, cung cấp thông tin… Qua đó giúp đơn vị kịp thời nắm bắt tình hình thị trường khách để cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ phù hợp.

Khách tham quan Mỹ Sơn không chỉ được khám phá một nền văn minh Champa cổ kính giữa khung cảnh thiên nhiên sinh thái trong lành mà còn có cơ hội trải nghiệm các dịch vụ hấp dẫn như chụp ảnh lưu niệm, trung chuyển bằng xe điện, xem biểu diễn nghệ thuật Chăm dưới chân tháp…

Sau 25 năm, giá trị Mỹ Sơn đã không còn bó hẹp trong khu di tích mà đã lan tỏa ra bên ngoài hướng đến cộng đồng. Trong đó, việc chia sẻ lợi ích đến cộng đồng được BQL di sản văn hóa Mỹ Sơn thực hiện hiệu quả. Rõ nhất là việc tiếp nhận con em địa phương vào làm việc tại đơn vị.

Đến nay, hơn 80% cán bộ viên chức BQL di sản văn hóa Mỹ Sơn là người dân địa phương. Ngoài ra, công nhân tham gia các dự án trùng tu di tích Mỹ Sơn cũng hầu hết là người quanh vùng.

Cùng với việc phục hồi các giá trị văn hóa Champa như hình thành đội múa Chăm (năm 2003), phối hợp với ngành giáo dục huyện đưa chương trình giáo dục di sản vào trường học (năm 2004)… đã giúp phục hồi, lan tỏa các giá trị văn hóa phi vật thể di sản ngày càng sâu rộng đến người dân, du khách, nhất là các thế hệ trẻ.

KTS. Đặng Khánh Ngọc – Viện trưởng Viện Bảo tồn di tích (Bộ VH-TT&DL), người đã có hơn 20 năm tham gia các dự án bảo tồn tại Mỹ Sơn nhìn nhận, thành công của Mỹ Sơn sau 25 trở thành di sản văn hóa thế giới cơ bản toàn diện, thể hiện cụ thể trên các lĩnh vực hợp tác quốc tế, bảo tồn di sản, phát triển du lịch, phục hồi môi trường cảnh quan.

Đặc biệt, việc mở cửa đón khách tham quan một số nhóm tháp sau khi được bảo tồn thành công như G, E7, K, H, A… đã minh chứng rõ nét mối quan hệ không tách rời giữa bảo tồn và phát huy giá trị di sản thông qua du lịch. Đây cũng là nền tảng để Mỹ Sơn tiếp tục phát triển mạnh mẽ, vững chắc, xứng đáng là mô hình quản lý hiệu quả hiện nay.

Theo ông Nguyễn Thanh Hồng – Giám đốc Sở VH-TT&DL, sau 25 năm được UNESCO công nhận danh hiệu di sản văn hóa thế giới, đến thời điểm hiện tại có thể đánh giá sự thành công của di sản Mỹ Sơn ở 3 phương diện. Đó là công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản.

“Đối với công tác quản lý, các di sản văn hóa thế giới ở các địa phương khác, việc quản lý thường giao cho cấp tỉnh. Nhưng với Mỹ Sơn, Quảng Nam đã mạnh dạn thí điểm giao cho huyện và thực tế đã quản lý rất tốt” – ông Hồng nói.

Đối với công tác bảo tồn, chính quyền địa phương cùng với các sở ban ngành đã tập trung rất nhiều nguồn lực đầu tư, từ ngân sách của tỉnh, trung ương.

Đồng thời thực hiện rất tốt vấn đề hợp tác quốc tế như Nhật Bản, Ý, Ấn Độ cùng nhiều tổ chức quốc tế khác trong các vấn đề từ nghiên cứu, tài trợ nguồn lực đến hỗ trợ chuyên gia… Từ đó, nhiều nhóm tháp đã được bảo tồn trùng tu vững chãi.

Cuối cùng là vấn đề phát huy giá trị di sản rất thành công, Mỹ Sơn đã trở thành thương hiệu du lịch, điểm đến nổi tiếng không chỉ của Việt Nam mà cả quốc tế. Qua đó đóng góp nguồn thu ngân sách, giải quyết việc làm, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội Duy Xuyên phát triển, đồng thời có nguồn lực để đầu tư trở lại cho công tác bảo tồn các nhóm tháp Mỹ Sơn.

Trước dịch COVID-19, tốc độ phát triển du lịch trung bình năm của Mỹ Sơn khoảng 10%. Riêng năm 2023, mặc dù mới phục hồi sau đại dịch nhưng lượng khách mua vé tham quan khu di sản đạt 380 nghìn lượt, tổng doanh thu hơn 60 tỷ đồng. Riêng doanh thu dịch vụ bán hàng chạm 5,3 tỷ đồng, thuyết minh đạt 255 triệu đồng. Dự kiến hết năm 2024, Mỹ Sơn sẽ đón khoảng 420 nghìn lượt khách, bằng thời điểm năm 2019 (đỉnh điểm trước dịch COVID-19).



Nguồn: https://baoquangnam.vn/hanh-trinh-bao-ton-phat-huy-gia-tri-di-san-my-son-3145287.html

Cùng chủ đề

Chuyện vụn quanh di tích

Và tôi thì có một ngày đáng nhớ!Hôm nay tôi và người bạn đến từ Canada đứng nép trong lòng tháp B1- đền thờ chính. Tôi không làm công việc thuyết minh nên lặng nhìn hai vị khách Ấn...

Bảo quản văn khắc trên đá

Tại Việt Nam, có thể nghiên cứu bảo tồn bằng công nghệ nano. Đây là công nghệ còn mới mẻ, mới đưa vào ứng dụng mang tính thể nghiệm tại vài di tích của nước ta.Tạo ra các bản...

16 Di sản Văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh

.tdi_77{vertical-align:baseline}.tdi_77>.wpb_wrapper,.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{display:block}.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{width:100%}.tdi_77>.wpb_wrapper>.vc_row_inner{width:auto}.tdi_77>.wpb_wrapper{width:auto;height:auto}.tdi_77{padding-bottom:30px!important} .tdi_78{margin-top:0px!important;margin-bottom:0px!important;padding-bottom:0px!important} .tdb_single_content{margin-bottom:0;*zoom:1}.tdb_single_content:before,.tdb_single_content:after{display:table;content:'';line-height:0}.tdb_single_content:after{clear:both}.tdb_single_content .tdb-block-inner>*:not(.wp-block-quote):not(.alignwide):not(.alignfull.wp-block-cover.has-parallax):not(.td-a-ad){margin-left:auto;margin-right:auto}.tdb_single_content a{pointer-events:auto}.tdb_single_content .td-spot-id-top_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Top Ad'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad0 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 1'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad1 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 2'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad2 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 3'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-bottom_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Bottom Ad'!important}.tdb_single_content .id_top_ad,.tdb_single_content .id_bottom_ad{clear:both;margin-bottom:21px;text-align:center}.tdb_single_content .id_top_ad img,.tdb_single_content .id_bottom_ad img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_top_ad .adsbygoogle,.tdb_single_content .id_bottom_ad .adsbygoogle{position:relative}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{margin-bottom:15px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{text-align:center}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-right:auto;margin-left:auto}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left{float:left;margin-top:9px;margin-right:21px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right{float:right;margin-top:6px;margin-left:21px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title{width:300px;height:250px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title:before{position:absolute;top:50%;-webkit-transform:translateY(-50%);transform:translateY(-50%);margin:auto;display:table;width:100%}.tdb_single_content .tdb-block-inner.td-fix-index{word-break:break-word}.tdi_78 .tdb-block-inner{max-width:100%;margin-left:auto;margin-right:auto}.tdi_78,.tdi_78>p,.tdi_78 .tdb-block-inner>p{font-family:Noto Sans!important;font-size:15px!important;line-height:1.6!important;font-weight:400!important}.tdi_78 h1{font-family:Noto Sans!important;font-size:32px!important;line-height:1.2!important;font-weight:700!important}.tdi_78 h2{font-family:Noto Sans!important;font-size:24px!important;line-height:1.2!important;font-weight:600!important}.tdi_78 h3:not(.tds-locker-title){font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h4{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h5{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h6{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 li{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .tdb-block-inner blockquote p{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .wp-caption-text,.tdi_78 figcaption{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78...

Mỹ Sơn – Hình mẫu trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản

Nhân sự kiện tiếp xúc cử tri tại huyện Duy Xuyên, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đã dành thời gian đến dự và phát biểu tại chương trình kỷ niệm. Theo đồng chí Nguyễn Đức Hải,...

Đồng loạt “cứu” tháp Chăm

Bao gồm: Dự án bảo tồn, tu bổ và phát huy giá trị tháp Bắc, tháp Giữa thuộc Di tích tháp Chăm Khương Mỹ (hoàn thành cuối năm 2022); Dự án bảo tồn, tu bổ và phát huy giá...

Cùng tác giả

Kiến nghị bổ sung thêm một lớp bê tông nhựa dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 14E

Theo UBND tỉnh Quảng Nam, dự án cải tạo, nâng cấp QL14E (đoạn km15+270 - km89+700) đã được Bộ GTVT phê duyệt tại Quyết định số 1070, ngày 4/8/2022 và Cục Đường bộ Việt Nam (chủ đầu tư) phê...

Bế giảng Lớp trung cấp lý luận chính trị K19 hệ tập trung năm 2024

Tham dự buổi lễ có các đồng chí trong Ban giám hiệu, đại diện lãnh đạo Văn phòng Ban Tổ chức Tỉnh ủy, quý thầy cô giáo và toàn thể học viên lớp K19.Lớp trung cấp lý luận chính...

Ông Hoàng Thanh Lân được bổ nhiệm Phó Giám đốc Ngân hàng CSXH chi nhánh Quảng Nam

Phát biểu nhận nhiệm vụ, ông Hoàng Thanh Lân gửi lời cảm ơn đến Tổng Giám đốc, các đồng chí trong Ban Tổng Giám đốc Ngân hàng CSXH Việt Nam, Giám đốc Ngân hàng CSXH chi nhánh Quảng Nam...

Quảng Nam rà soát, phân loại nhà, đất là tài sản công không sử dụng vào mục đích để ở

Việc quản lý, sử dụng và khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng vào mục đích để ở giao cho tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà địa phương quản lý, khai...

Cùng chuyên mục

Tìm cội nguồn từ trang gia phả…

Ông Phan Văn Phúc, đại diện tộc Phan ở Đà Nẵng, có nguồn gốc từ Quảng Trị nhìn nhận, câu chuyện của tộc Phạm ở Đại Lộc, cũng là vấn đề “đau đầu” với dòng họ ông.Mặc dù tộc...

Hội An tổ chức hội thi “Cây nêu ngày tết” xuân Ất Tỵ

Đối tượng tham gia là các cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp, trường học, nhà văn hóa thôn/khối phố, điểm di tích trên địa bàn thành phố; đặc biệt là các đơn vị có trụ sở nằm...

Thúc đẩy công nghiệp văn hóa, cơ hội nào cho Quảng Nam?

Bà Thân Thị Thu Huyền - Giám đốc điều hành “Đảo Ký ức Hội An” cho rằng, Quảng Nam hội tụ đầy đủ yếu tố để phát triển mạnh du lịch văn hóa đặc thù và xa hơn là...

Tam Kỳ tổ chức 4 giải chạy Marathon trong giai đoạn 2025-2027

Theo thỏa thuận ký kết giữa UBND thành phố Tam Kỳ và Công ty Khám phá không giới hạn Việt Nam, trong giai đoạn 2025-2027, hai bên sẽ phối hợp tổ chức 4 giải chạy Marathon trên địa bàn thành phố nhằm thúc đẩy quảng bá hình ảnh và tiềm năng của thành phố.Cụ thể, năm 2025, Tam Kỳ sẽ tổ chức giải chạy Marathon “Hành trình về đất mẹ” vào tháng 3 chào mừng kỷ niệm 95 năm...

Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam thăm Khu đền tháp Mỹ Sơn

Sáng 03/1/2025, Ngài Sandeep Arya – Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Ấn Độ tại Việt Nam và phu nhân đến thăm và làm việc tại Khu đền tháp Mỹ Sơn. Lãnh đạo Ban Quản lý Di sản Văn hoá Mỹ Sơn gửi lời chúc tốt đẹp đến Ngài Đại sứ cùng phu nhân, đánh giá cao sự quan tâm của Ngài Đại sứ dành cho di sản Mỹ Sơn; thể hiện qua việc tích cực thúc...

Thành lập hội đồng cấp tỉnh xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn...

Theo quyết định, hội đồng này gồm 9 người trong đó Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Phan Thái Bình làm Chủ tịch hội đồng và Giám đốc Sở VH-TT&DL Nguyễn Thanh Hồng làm Phó Chủ tịch hội...

vừa mới được công nhận

Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Quyết định số 1712/QĐ-TTg công nhận 33 Bảo vật Quốc gia (đợt 13, năm 2024). Theo đó, Quảng Nam có 04 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận Bảo vật Quốc gia gồm: Bộ sưu tập trang sức vàng ở khu mộ táng Lai Nghi, Hạt mã não hình con chim nước và con hổ Lai Nghi, Trống đồng Hoàng Long và Thạp đồng Hoàng Long.Đại diện Hội đồng thẩm định...

Quảng Nam có thêm 4 bảo vật quốc gia

Bộ sưu tập trang sức vàng và hiện vật mã não hình động vật ở khu mộ táng Lai Nghi do Bảo tàng Quảng Nam lưu giữ và lựa chọn xây dựng hồ sơ là các hiện vật phát...

Hấp lực từ bảo vật văn hóa Champa

Năm 2019, nhân kỷ niệm 100 năm mở cửa, Bảo tàng Điêu khắc Chăm đã có báo cáo sơ bộ về lượng khách tham quan kể từ năm 1936 cho đến năm 2018. Trong đó, giai đoạn từ 2005...

Chuyện vụn quanh di tích

Và tôi thì có một ngày đáng nhớ!Hôm nay tôi và người bạn đến từ Canada đứng nép trong lòng tháp B1- đền thờ chính. Tôi không làm công việc thuyết minh nên lặng nhìn hai vị khách Ấn...

Tin nổi bật

Tin mới nhất