No menu items!


Powered by Techcity

Để đồng bào vùng cao thay đổi nếp nghĩ cách làm


Thành quả từ thay đổi tư duy

Hơn 15 năm nay, thu nhập chính của gia đình anh Đinh Văn Lĩnh – thôn 2, xã Phước Năng (Phước Sơn) phụ thuộc vào rẫy keo rộng 2ha. Sau khoảng 4-5 năm trồng, đến khi khai thác tiền thu về chỉ đủ mua cây giống cho lứa tiếp theo, trang trải cuộc sống gia đình, trả nợ và đợi chờ… hơn 4 năm sau nữa.

Với anh Lĩnh, cây keo dù không thu nhập cao nhưng từng là cây đưa gia đình vượt qua nghèo khó, không lo đầu ra và không tốn công chăm sóc. Việc chuyển đổi cây trồng địa phương vận động, khuyến cáo nhiều, song không dễ thay đổi thói quen sản xuất truyền thống của người dân.

“Nghe cán bộ huyện, xã tuyên truyền chuyển đổi từ cây keo sang cây trồng bản địa và dược liệu, ban đầu tôi cũng hứng thú lắm. Nhưng rồi lại băn khoăn trồng cây khác có ai mua không, giá cả thế nào… Trong khi cây keo không cho thu nhập cao nhưng dễ trồng, không vất vả” – anh Lĩnh nêu ý kiến với cán bộ xã Phước Năng khi họ đến khu dân cư tuyên truyền chủ trương “Thay đổi nếp nghĩ cách làm” của Huyện ủy Phước Sơn. Đây cũng là suy nghĩ chung của nhiều người dân nơi đây khi đề cập việc chuyển đổi cây trồng. Họ lo ngại khi phải thay đổi…

Ngoài chuyển đổi 2ha trồng keo sang trồng giổi, anh Đinh Văn Lĩnh còn trồng xen canh cây ba kích tím. Hơn 1 năm chuyển đổi, 2 loại cây này đều phát triển, sinh trưởng tốt.

3 - Thay đổi nếp nghĩ cách làm
Vợ chồng anh Lĩnh chuyển từ trồng keo sang trồng cây gỗ lớn xen canh ba kích tím Ảnh VQ

Ông Hồ Văn Khu – Chủ tịch UBND xã Phước Năng cho rằng, thu nhập từ cây keo đổi ra công lao động sau một vụ thu hoạch thì rất thấp. Nếu còn giữ tư duy này, chắc chắn người dân sẽ quanh quẩn trong cảnh nghèo khó, không thể vươn lên. Để họ thay đổi nếp nghĩ, cách làm, cán bộ xã đã miệt mài vận động, hướng dẫn theo phương châm “mưa dầm, thấm lâu”, “người thật, việc thật và kết quả thật”.

[VIDEO] – Gia đình anh Đinh Văn Lĩnh – thôn 2, xã Phước Năng (Phước Sơn) chuyển từ trồng keo sang trồng ba kích tím:

Sau khi có những hộ đầu tiên bước ra khỏi “vùng an toàn” cùng mình, đã tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của cộng đồng dân cư. Dần dà, nhiều hộ bắt đầu chuyển đổi những diện tích trồng keo sang trồng rừng gỗ lớn theo định hướng của địa phương.

Cán bộ nói đúng, trồng keo có cái ăn nhưng mãi không khá lên được. Làm giàu càng là chuyện xa vời hơn. Mình cứ mạnh dạn làm, chính quyền địa phương đồng hành, hướng dẫn, tin chắc sẽ có kết quả tốt”

Anh Đinh Văn Lĩnh – thôn 2, xã Phước Năng (Phước Sơn)

5 - Thay đổi nếp nghĩ cách làm
Người dân xã Phước Năng trồng lúa hữu cơ Ảnh QV

Thành quả thay đổi nếp nghĩ, cách làm rõ nhất ở Phước Năng là cánh đồng lớn rộng 120ha đã chuyển sang trồng lúa hữu cơ thay thế phương pháp canh tác truyền thống nhiều đời nay. Ông Khu cho biết, thời gian đầu vận động, người dân còn mơ hồ lắm. Họ không biết cách sử dụng cơ giới hóa vào sản xuất lúa, lịch thời vụ, cây lúa, tưới tiêu tiết kiệm…

Do đó, cán bộ xã kiên trì vận động, tập huấn, giới thiệu mô hình sản xuất lúa ở các tỉnh, thành có điều kiện tự nhiên tương tự đã chuyển đổi thành công. Cuối cùng, người dân đồng ý thí điểm vụ đầu tiên vào cuối năm 2023.

6 - Thay đổi nếp nghĩ cách làm
Từ hiệu quả mô hình trồng lúa hữu cơ người dân vùng cao Phước Sơn chia sẻ kinh nghiệm để cùng áp dụng Ảnh VQ

Nông dân càng tin tưởng hơn vào định hướng của địa phương, khi năng suất lúa hữu cơ đạt 62 tạ/ha, cao hơn 20 tạ so với kiểu canh tác truyền thống. Đáng nói, việc không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nên giá thành bán ra thị trường cao, thương lái thu mua liên tục. Riêng giống gạo lứt đen có giá lên đến 50 nghìn đồng/kg.

[VIDEO] – Ông Hồ Văn Khu – Chủ tịch UBND xã Phước Năng chia sẻ về tín hiệu tích cực của việc người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm:

Phát huy văn hóa truyền thống

Đi đôi với thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong tư duy phát triển kinh tế, người dân vùng cao Phước Sơn còn được vận động xóa bỏ những hủ tục không còn phù hợp, phát triển văn hoá truyền thống theo hướng tích cực. Nhờ đó, tình trạng tảo hôn hay hủ tục chôn sống những đứa trẻ “mang nghiệp con ma rừng” hay chuyện ma chay chôn cất sơ sài vì sợ “con ma rừng”… đã không còn xuất hiện nữa.

Bỏ hủ tục thì dễ, nhưng việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa là hành trình đầy cam go, thử thách. Ông Hồ Công Điểm – Phó Chủ tịch UBND huyện Phước Sơn cho biết, nhiều năm trước, khi gặp gỡ các vị cao niên trong làng, họ thường trăn trở về chuyện làm sao phải bảo tồn văn hóa. Tuy vậy, khi đề cập sâu vào vấn đề này, họ lại không biết phải bắt đầu từ đâu. Tiếp thu những ý kiến già làng, người có uy tín, UBND huyện Phước Sơn đang tập trung vào việc thay đổi tư duy của những người làm công tác bảo tồn văn hóa, nghệ nhân và thế hệ trẻ. Đầu tiên phải khiến họ tự hào về văn hóa, trở thành chủ thể trong công tác bảo tồn.

Ngày hội văn hóa truyền thống của người Bhnong huyện Phước Sơn được tổ chức thường niên là hoạt động tạo nhiều điểm nhấn và giá trị cho công tác bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống.

Ngày hội diễn ra các hoạt động như trưng bày các hiện vật lịch sử, văn hóa, du lịch tiêu biểu của các xã, thị trấn; thi trình diễn nghề truyền thống, trình diễn ẩm thực truyền thống biểu diễn cồng chiêng, hát lý đối đáp, biểu diễn trang phục truyền thống; trình diễn, tái hiện nghi thức trong lễ hội truyền thống của người Bhnong như cúng đất lập làng, ăn mừng lúa mới, cúng và ăn mùng 5 (chahthok), nghi thức gả vợ, gả chồng, lễ cúng máng nước… Sân chơi văn hóa này đã trở thành “điểm hẹn” để đồng bào tự hào giới thiệu giá trị văn hóa truyền thống độc đáo của cộng đồng mình ra bạn bè khắp nơi.

Ngày hội là dịp để đồng bào Bhnong toàn huyện nhắc nhớ nhau về những phong tục, tập quán đặc sắc của mình, đồng thời, thông qua các cuộc thi, chương trình tái hiện, đồng bào cũng hăng say tập luyện, gìn giữ, bảo tồn văn hóa một cách nguyên vẹn”

Ông Hồ Công Điểm – Phó Chủ tịch UBND huyện Phước Sơn

Ngoài ra, Phước Sơn đã hỗ trợ mua sắm các dụng cụ cồng chiêng, khuyến khích thành lập nhiều câu lạc bộ sinh hoạt trống chiêng ở các thôn. Để gìn giữ nghệ thuật chơi nhạc cụ từ đàn đá của đồng bào Bhnong, địa phương đã hỗ trợ kinh phí để nghệ nhân bản địa đi biểu diễn và truyền dạy cho các thôn làng khác. Chính những cách làm thiết thực mà tư duy về bảo tồn văn hóa của người dân Phước Sơn đã được thay đổi theo chiều rộng lẫn chiều sâu.

10 - Thay đổi nếp nghĩ cách làm
Đặc sắc ngày hội văn hoá vùng cao Phước Sơn Ảnh VQ
11 - Thay đổi nếp nghĩ cách làm
Tái hiện các nghi lễ truyền thống của người Bhnong ẢnhQV
1920x1080-1.png
1920x1080-5.png

[VIDEO] – Những nét văn hoá độc đáo của đồng bào vùng cao Phước Sơn được gìn giữ, phát huy:

Tạo sức lan tỏa

Ông Lê Quang Trung – Chủ tịch UBND huyện Phước Sơn cho biết, sau khi học tập mô hình ở những địa phương tương đồng về điều kiện tự nhiên, ngày 9/2/2023, Huyện ủy Phước Sơn ban hành Chỉ thị số 27 về thực hiện cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững” với 10 nội dung thay đổi nếp nghĩ và 10 nội dung thay đổi cách làm.

Trong đó tập trung khuyến khích người dân chú trọng phát triển các mô hình kinh tế nông, lâm nghiệp; biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; biết tích lũy vốn tái đầu tư sản xuất; có mô hình sản xuất ổn định; tham gia các tổ hợp tác, hợp tác xã. Mục tiêu là giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 4-5%/năm, đến năm 2030 còn dưới 10%.

Cuộc vận động của chúng tôi không chỉ dừng lại ở công tác tuyên truyền, khuyến khích mà còn chú trọng đầu tư cơ sở vật chất và hỗ trợ mang tính thí điểm. Bởi chúng tôi tin rằng, nếu ở trong môi trường có đầy đủ điều kiện cơ sở vật chất, đời sống văn minh thì suy nghĩ của người dân cũng sẽ thay đổi”

Ông Lê Quang Trung – Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Phước Sơn

14 - Thay đổi nếp nghĩ cách làm
Hội Nông dân huyện Phước Sơn ra mắt mô hình nhóm hộ Thay đổi nếp nghĩ cách làm Ảnh QV

Làng Triêng, xã Phước Kim (Phước Sơn) là điển hình nhất của việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm. Trước đây, người dân nơi đây sống trong những căn nhà tạm bợ, cảnh quan môi trường nhếch nhác. Sau khi được di dời ra khỏi vùng có nguy cơ sạt lở đến khu dân cư được quy hoạch, làng Triêng chuyển mình về mọi mặt. Trong điều kiện mới, có đầy đủ điện, nước sạch, người dân tự trồng cây xanh để tạo cảnh quan, mạnh dạn chung vốn với nhau đầu tư phát triển kinh tế.

“Việc đầu tư xây dựng các tuyến đường liên xã, đường dẫn vào khu sản xuất đã giúp người dân đổi mới tư duy làm ăn. Từ khi có đường, người dân góp tiền thuê xe tải vào rẫy chở nông sản về, nâng cao giá trị kinh tế rõ rệt, không còn cảnh gùi nông lâm sản từ rừng, nương rẫy, đi bộ hàng giờ đồng hồ mới đến điểm bán vừa tốn công, tốn sức vừa ít lợi nhuận. Thấy hiệu quả, dần dà, hộ này bắt chước hộ kia, làng đi sau học hỏi làng đi trước,… cùng nhau thay đổi, cùng nhau phát triển” – ông Trung nói thêm.

2.jpg
Diện mạo vùng cao Phước Sơn từng ngày thay đổi từ việc người dân thay đổi nếp nghĩ cách làm Ảnh QV

[VIDEO] – Ông Lê Quang Trung – Chủ tịch UBND huyện Phước Sơn chia sẻ về việc triển khai cuộc vận động thay đổi nếp nghĩ, cách làm:

Thay đổi nếp nghĩ, thay đổi cách làm là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự mạnh dạn, dũng cảm của người dân. Bằng sự kiên trì vận động và hỗ trợ kịp thời, hợp lý của cả hệ thống chính trị huyện Phước Sơn, Chỉ thị 27 của Huyện ủy sẽ thật sự đi vào đời sống, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống, hướng tới sự văn minh, tiến bộ”

Ông Đoàn Văn Thông – Bí thư Huyện ủy Phước Sơn

Tác phẩm tham dự cuộc thi báo chí “Lan tỏa năng lượng tích cực vì khát vọng Quảng Nam”



Nguồn: https://baoquangnam.vn/de-dong-bao-vung-cao-thay-doi-nep-nghi-cach-lam-3144870.html

Cùng chủ đề

Phước Sơn đạt nhiều kết quả nổi bật trong quý I/2025

Theo báo cáo, 3 tháng đầu năm 2025, giá trị sản xuất công nghiệp toàn huyện đạt gần 572 tỷ đồng, tăng hơn 43,4% so với cùng kỳ năm 2024; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt...

Gương sáng lao động giỏi ở Ngân hàng Chính sách xã hội Quảng Nam

Tháng 1/2004, anh Lê Văn Hưng được nhận vào việc ở Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) thị xã Điện Bàn; tháng 6/2018 được điều động phụ trách Phó Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân...

Thúc đẩy thi công quốc lộ 14E

Đại diện Ban Quản lý dự án 4 cho biết, nếu thời tiết thuận lợi, đến cuối tháng 4/2025, liên danh các nhà thầu sẽ thảm xong bê tông nhựa qua Hiệp Đức có tổng chiều dài 12,4km, qua...

Gần 89 tỷ đồng thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia ở Phước Sơn

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Tuấn đề nghị huyện Phước Sơn nhanh chóng cấp nguồn vốn cho danh mục dự án đầu tư mới. Về công tác giải ngân, phải xử lý dứt điểm vốn kéo dài...

Phước Sơn sẵn sàng bàn giao mặt bằng quốc lộ 14E

Theo ông Hồ Công Điểm, việc hoàn thành giải phóng mặt bằng đúng tiến độ không chỉ giúp dự án được triển khai thuận lợi mà còn mang lại lợi ích thiết thực cho người dân.Những kết quả đạt...

Cùng tác giả

GIá vàng trong nước tăng lên 118 triệu

Cập nhật giá vàng chiều nay 17/4/2025 tại thị trường trong nướcTại thời điểm khảo sát lúc 15h30 ngày 17/4/2025, giá vàng hôm nay 17/4/2025 trên thị trường trong nước ghi nhận xu hướng tăng mạnh mẽ, tiếp tục...

Đồn Biên phòng Cù Lao Chàm tổ chức gần 500 lượt tuần tra trên bờ, trên biển

Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ Đồn Biên phòng Cù Lao Chàm nhiệm kỳ 2025 - 2030; Thượng tá Nguyễn Trí Tài - Chính trị viên Đồn Biên phòng Cù Lao Chàm tiếp tục được tín...

Lãnh đạo huyện Hiệp Đức nghiêm túc tiếp thu các ý kiến, kiến nghị của người dân

Chiều ngày 16/4, huyện Hiệp Đức tổ chức hội nghị đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với 70 hộ dân và hội viên nông dân, phụ nữ, cựu chiến binh còn vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng các công trình, dự án trọng điểm trên địa bàn.Tại buổi đối thoại, nhiều hộ dân phản ánh: hiện nay tiến độ thi công tuyến đường QL 14E, đường Già Bang...

Dư nợ tín dụng chính sách của huyện Thăng Bình đạt hơn 971 tỷ đồng

Tuy vậy, hoạt động tín dụng chính sách ở huyện Thăng Bình còn gặp nhiều khó khăn. Quy mô dư nợ của huyện lớn nhất toàn tỉnh, tuy nhiên dư nợ bình quân ở xã còn thấp.Nhu cầu vay...

Giá xăng dầu hôm nay 17/4/2025: Phục hồi trở lại

Động thái này cho thấy Tổng thống Donald Trump đang muốn siết chặt hơn nữa hoạt động xuất khẩu dầu của Tehran, với mục tiêu đưa lượng dầu xuất khẩu của Iran về mức thấp nhất có thể.Tại thời...

Cùng chuyên mục

Đồn Biên phòng Cù Lao Chàm tổ chức gần 500 lượt tuần tra trên bờ, trên biển

Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ Đồn Biên phòng Cù Lao Chàm nhiệm kỳ 2025 - 2030; Thượng tá Nguyễn Trí Tài - Chính trị viên Đồn Biên phòng Cù Lao Chàm tiếp tục được tín...

Lãnh đạo huyện Hiệp Đức nghiêm túc tiếp thu các ý kiến, kiến nghị của người dân

Chiều ngày 16/4, huyện Hiệp Đức tổ chức hội nghị đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với 70 hộ dân và hội viên nông dân, phụ nữ, cựu chiến binh còn vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng các công trình, dự án trọng điểm trên địa bàn.Tại buổi đối thoại, nhiều hộ dân phản ánh: hiện nay tiến độ thi công tuyến đường QL 14E, đường Già Bang...

Bộ Công an quán triệt Kết luận 132 của Bộ Chính trị

Sáng ngày 17/4, Bộ Công an tổ chức hội nghị trực tuyến quán triệt Kết luận số 132 năm 2025 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 36, ngày 16/8/2019 về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy.Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Phó Thủ tướng Lê Thành Long và Thượng tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì tại đầu cầu Hà Nội. Đồng chí Lương Nguyễn...

Đại biểu Quốc Hội tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV – Đài Phát Thanh

Sáng 17/4, đại biểu Quốc hội gồm: Chủ tịch UBND tỉnh – Trưởng Đoàn ĐBQH Quảng Nam Lê Văn Dũng, ông Vương Quốc Thắng – Uỷ viên chuyên trách Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội tiếp xúc cử tri huyện Phú Ninh.Đại biểu Quốc hội cũng đã thông tin những nội dung dự kiến trong chương trình kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV sắp tới. Theo đó, kỳ họp sẽ...

Đồn Biên phòng Ga Ry thực hiện hoạt động an sinh xã hội hơn 8 tỷ đồng

Nhiệm kỳ tới, Đảng bộ Đồn Biên phòng Ga Ry xác định 10 chỉ tiêu chủ yếu. Trong đó, phấn đấu 100% đảng viên hoàn thành nhiệm vụ, kết nạp mỗi năm 1-2 đảng viên mới; đảm bảo an...

Quảng Nam tiếp tục tháo gỡ vướng mắc dự án bất động sản Bách Đạt An

Chiều 16/4, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng chủ trì buổi tiếp công dân, tháo gỡ những vướng mắc tại các dự án bất động sản do Công ty Cổ phần Bách Đạt An làm chủ đầu tư. Dự buổi tiếp có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Nam Hưng.Theo Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Dũng, qua các cuộc đối thoại bà con cũng đã phối hợp tốt với doanh nghiệp, hướng đến mục tiêu...

Nam Giang nâng cao chất lượng phát triển đảng viên

Ông Lê Văn Lai - Phó Bí thư Đảng ủy thị trấn Thạnh Mỹ cho biết, năm 2024, tập trung thực hiện các nhiệm vụ, công tác phát triển đảng viên, địa phương kết nạp 14 đảng viên mới,...

Quảng Nam triển khai công tác đối ngoại năm 2025

Kế hoạch nhằm đề ra các nhiệm vụ công tác đối ngoại trọng tâm, trọng điểm, lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại (Đảng, Nhà...

Quảng Nam chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng các hoạt động kỷ niệm 78 năm ngày Thương binh – Liệt sĩ – Đài Phát...

Chiều 16/4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Trần Anh Tuấn chủ trì cuộc họp với Sở Nội vụ, các sở, ngành liên quan nhằm đánh giá công tác chuẩn bị hoạt động kỷ niệm 78 năm ngày Thương binh – Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025).Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Tuấn cũng thống nhất các phương án về hoạt động thăm tặng quà theo kế hoạch tham mưu Sở Nội vụ, đồng thời đề nghị Sở phối hợp...

Sở Dân tộc và Tôn giáo Quảng Nam báo cáo các nội dung trình HĐND tỉnh

Chiều 16/4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Tuấn chủ trì buổi làm việc với Sở Dân tộc và Tôn giáo cùng các sở, ban, ngành liên quan nghe báo cáo tình hình thực hiện một số nội dung dự kiến trình HĐND tỉnh tại kỳ họp thứ 31.Sau khi nghe các ý kiến thảo luận, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Tuấn giao Sở Dân tộc và Tôn giáo tiếp thu các góp ý tại buổi...

Tin nổi bật

Tin mới nhất