Powered by Techcity

Vũ điệu múa Chăm


Múa quạt tại di tích Mỹ Sơn, ảnh Mai Tâm (1)
Múa quạt tại Khu di tích Mỹ Sơn Ảnh MAI TÂM

Xây dựng đội ngũ bài bản

Nghệ thuật múa truyền thống tồn tại trong cộng đồng Chăm hiện nay chủ yếu là loại hình múa dân gian. Từ khi Mỹ Sơn được công nhận Di sản văn hóa thế giới năm 1999, các nhà quản lý địa phương đã có ý tưởng đưa loại hình múa dân gian Chăm vào trình diễn tại đây.

Ban Quản lý di sản văn hóa Mỹ Sơn thành lập Đội văn nghệ dân gian Chăm và biểu diễn thường xuyên phục vụ cho du khách từ tháng 7/2004. Ban đầu đội có 11 diễn viên, trong đó có 6 thành viên là những nghệ nhân, diễn viên người Chăm đến từ tỉnh Ninh Thuận. Đội được sự hướng dẫn, truyền dạy của nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Hải Liên, nghệ nhân dân gian Trượng Tốn và các nghệ sĩ Chăm khác.

Tròn 20 năm, đến nay số lượng diễn viên tăng lên 28 người; hoạt động biểu diễn chính tại Nhà biểu diễn nghệ thuật dân gian Chăm Mỹ Sơn.

Một chương trình gồm các tiết mục: Trống hội làng Chăm, Điệu múa đội nước, múa Bốn điệu truyền thống dân gian (do Đoàn Nghệ thuật dân gian Chăm tỉnh Ninh Thuận xây dựng từ các điệu múa dân gian), Độc tấu kèn saranai (do nghệ nhân dân gian Trượng Tốn trao truyền), múa Tượng tháp Shiva (tác giả Đặng Hùng), Vũ nữ Apsara (biên đạo Thọ Thái, nhạc Amư Nhân). Mỗi ngày đội thường biểu diễn 3 suất buổi sáng, 2 suất buổi chiều và 2 suất được biểu diễn tại nhóm tháp G.

Thực tế, dù múa hát Chăm đã được nhiều nơi tổ chức nhưng khi diễn ra tại Mỹ Sơn vẫn mang đến cho người xem cảm xúc khó tả. Có lẽ, điểm khác biệt nhất chính là loại hình nghệ thuật này được trình diễn trong không gian thung lũng với các khu đền tháp cùng sự hóa thân của các nghệ sĩ người Chăm và diễn viên địa phương.

Góp phần phát huy giá trị di sản

Ông Nguyễn Công Khiết – Giám đốc Ban Quản lý di sản văn hóa Mỹ Sơn cho hay, việc đưa múa Chăm vào trình diễn thời gian qua tại di sản Mỹ Sơn là bước đi hợp lý. Qua đó nhằm giới thiệu văn nghệ dân gian Chăm với du khách, góp phần phát huy và bảo tồn văn hóa của cộng đồng Chăm. Đặc biệt, nghệ thuật múa Chăm đã khó, việc tìm kiếm diễn viên càng khó gấp bội.

múa chăm
Múa Apsara tại Nhà biểu diễn nghệ thuật dân gian Chăm Mỹ Sơn Ảnh VĂN THỌ

Bà Nguyễn Thị Thu – nguyên cán bộ Trung tâm Nghiên cứu văn hóa Chăm Ninh Thuận, bày tỏ: “Văn hóa phi vật thể tạo nên sức hấp dẫn, làm sống lại di sản nên việc biểu diễn múa Chăm cần phát huy.

Tuy nhiên, nên phân biệt cái nào là trích đoạn dân gian hoàn toàn, còn cái nào là nghệ thuật hóa, là tác phẩm nghệ thuật. Ví dụ múa Shiva không phải dân gian mà do nghệ sĩ Đặng Hùng dàn dựng có cơ sở và mang tính sáng tạo, cần có lời dẫn để mọi người hiểu”.

Ông Lê Xuân Lợi – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu văn hóa Chăm tỉnh Ninh Thuận, cho biết: “Chưa có cuộc nghiên cứu sâu, cụ thể để biết chính xác trước đây tại nơi này lễ nghi, lễ hội diễn ra như thế nào. Không thể khẳng định rằng, “Vũ điệu Apsara” đã từng diễn xướng ở đây, bởi do phát triển từ sân khấu hóa mà ra…

Nhưng chắc chắn rằng, ở đây đã từng diễn ra các giai điệu ca ngợi các vị thần linh, các điệu múa hầu bóng, hầu thần, các loại nhạc lễ phục vụ cho nghi lễ… Mặc dù diễn viên chưa hoàn toàn là người Chăm nhưng quan trọng hơn là nghệ thuật phải đạt chuẩn”.

Thực tiễn cho thấy, hoạt động này đã lan tỏa ở nhiều di tích Champa như biểu diễn tại tháp Bà Ponagar Nha Trang, tháp Đôi Bình Định, Bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng, Po Sa Inu Bình Thuận… Trình diễn này cũng đã được biểu diễn trong các hoạt động văn hóa của cộng đồng địa phương nhiều nơi hay các nước Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức.

Trải qua 20 năm, trình diễn văn nghệ dân gian tại Mỹ Sơn bao gồm cả các trích đoạn truyền thống dân gian và sự sáng tạo dựa trên các chất liệu truyền thống của nghệ sĩ Chăm. Các tiết mục được trình diễn có sự kết hợp của các nghệ nhân, diễn viên người Chăm và địa phương.

Hoạt động này đã góp phần thu hút khách tham quan trong và ngoài nước, đóng góp cho hoạt động bảo tồn di tích Mỹ Sơn. Văn hóa dân gian Chăm được quảng bá, truyền dạy, góp phần bảo tồn di sản, lan tỏa nghệ thuật đặc sắc của cộng đồng Chăm hiện nay.



Nguồn: https://baoquangnam.vn/vu-dieu-mua-cham-3143352.html

Cùng chủ đề

Luật để bảo tồn, phát huy di sản văn hóa

XÂY DỰNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ DI SẢN ĐẶC THÙQuản lý nguồn lực tài chính như thế nào cho các hoạt động bảo vệ di sản, bên cạnh câu chuyện xác lập di sản văn hóa theo từng loại hình sở hữu, cơ chế đối với các di sản đặc thù... đều cần thiết phải có một hành lang pháp lý.“Cây gậy pháp lý” cho Hội AnVới hơn 1.200 di tích,...

Quảng Nam tham gia triển lãm Sắc màu di sản văn hóa tại tỉnh Nghệ An

Theo ông Trần Văn Đức – Phó Giám đốc phụ trách Bảo tàng Quảng Nam, sự kiện là cơ hội để Quảng Nam giới thiệu, quảng bá, tôn vinh những di sản văn hóa, thiên nhiên, các di tích...

Nghĩ về giáo dục di sản cho thế hệ trẻ

Học qua hiện vậtMột trong những nguyên tắc then chốt của lý thuyết giáo dục di sản trong bảo tàng học hiện đại là ý tưởng “nhìn qua hiện vật”. Theo đó, học sinh được tạo cơ hội tiếp...

Quảng Nam tham gia triển lãm sắc màu di sản văn hóa tại Nghệ An

Đây là sự kiện chào mừng Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11) do Bộ VH-TT&DL, UBND tỉnh Nghệ An phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức.Tham gia triển lãm có 20 tỉnh, thành phố gồm...

Cecile Le Pham Nữ doanh nhân làm văn hóa

Địa chỉ để lan tỏa giá trị văn hóaDi sản không chỉ để giữ gìn mà còn để lan tỏa giá trị. Đó là tâm nguyện của Cecile Le Pham. “Tôi muốn thành lập bảo tàng tại Huế vì...

Cùng tác giả

Đoàn khảo sát Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXIII làm việc tại Điện Bàn

Theo báo cáo về công tác xây dựng Đảng, Đảng bộ thị xã Điện Bàn đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và đạt nhiều kết quả tích cực như: Tổ chức 7 đợt sinh hoạt chính trị; mở...

3 hộ dân bàn giao mặt bằng cho dự án nâng cấp quốc lộ 14E trước khi bị cưỡng chế

Trước đó ngày 19/11, UBND huyện Thăng Bình đã ban hành các quyết định về cưỡng chế thu hồi đất đối với các hộ gia đình ông Phan Minh Hồng, Lê Khắc Chung và Nguyễn Thiên Quang vào ngày...

Bị sa thải sẽ không được trợ cấp thất nghiệp

.tdi_77{vertical-align:baseline}.tdi_77>.wpb_wrapper,.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{display:block}.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{width:100%}.tdi_77>.wpb_wrapper>.vc_row_inner{width:auto}.tdi_77>.wpb_wrapper{width:auto;height:auto}.tdi_77{padding-bottom:30px!important} .tdi_78{margin-top:0px!important;margin-bottom:0px!important;padding-bottom:0px!important} .tdb_single_content{margin-bottom:0;*zoom:1}.tdb_single_content:before,.tdb_single_content:after{display:table;content:'';line-height:0}.tdb_single_content:after{clear:both}.tdb_single_content .tdb-block-inner>*:not(.wp-block-quote):not(.alignwide):not(.alignfull.wp-block-cover.has-parallax):not(.td-a-ad){margin-left:auto;margin-right:auto}.tdb_single_content a{pointer-events:auto}.tdb_single_content .td-spot-id-top_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Top Ad'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad0 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 1'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad1 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 2'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad2 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 3'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-bottom_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Bottom Ad'!important}.tdb_single_content .id_top_ad,.tdb_single_content .id_bottom_ad{clear:both;margin-bottom:21px;text-align:center}.tdb_single_content .id_top_ad img,.tdb_single_content .id_bottom_ad img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_top_ad .adsbygoogle,.tdb_single_content .id_bottom_ad .adsbygoogle{position:relative}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{margin-bottom:15px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{text-align:center}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-right:auto;margin-left:auto}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left{float:left;margin-top:9px;margin-right:21px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right{float:right;margin-top:6px;margin-left:21px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title{width:300px;height:250px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title:before{position:absolute;top:50%;-webkit-transform:translateY(-50%);transform:translateY(-50%);margin:auto;display:table;width:100%}.tdb_single_content .tdb-block-inner.td-fix-index{word-break:break-word}.tdi_78 .tdb-block-inner{max-width:100%;margin-left:auto;margin-right:auto}.tdi_78,.tdi_78>p,.tdi_78 .tdb-block-inner>p{font-family:Noto Sans!important;font-size:15px!important;line-height:1.6!important;font-weight:400!important}.tdi_78 h1{font-family:Noto Sans!important;font-size:32px!important;line-height:1.2!important;font-weight:700!important}.tdi_78 h2{font-family:Noto Sans!important;font-size:24px!important;line-height:1.2!important;font-weight:600!important}.tdi_78 h3:not(.tds-locker-title){font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h4{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h5{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h6{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 li{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .tdb-block-inner blockquote p{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .wp-caption-text,.tdi_78 figcaption{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78...

Quốc hội thông qua Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi với 8 điểm mới

2. Quy định về khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, trong đó có đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu, chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo...

Cùng chuyên mục

Quảng Nam đoạt giải cao tại Liên hoan nghệ thuật dân gian truyền thống Việt Nam – Những sắc màu di sản

Ngày 26/11, Trung tâm Văn hóa tỉnh Quảng Nam cho biết, tại Liên hoan nghệ thuật dân gian truyền thống chủ đề “Việt Nam – Những sắc màu di sản”, Đoàn nghệ thuật quần chúng tỉnh Quảng Nam tham gia 4 tiết mục và cả 4 đều đoạt giải cao.Cụ thể, có 2 giải A cho tiết mục “Diễn xướng dân gian bài chòi” và tiết mục múa độc lập “Hồn gốm”; 1 giải B  cho tiết mục hát...

Quảng Nam đoạt giải cao tại Liên hoan nghệ thuật dân gian truyền thống toàn quốc

Liên hoan do Bộ VH-TT&DL phối hợp với UBND tỉnh Nghệ An, Bộ NN&PTNT tổ chức, diễn ra từ ngày 22 - 26/11 tại TP.Vinh (Nghệ An), với sự tham gia của 11 đoàn nghệ thuật tiêu biểu trên...

Xã vùng cao Trà Cang bảo tồn văn hóa từ sức dân

Tại xã Trà Cang, từ năm 2020 đến nay, nhờ vào sự chung sức đóng góp của nhân dân, xã đã sưu tầm được các vật phẩm văn hóa quý giá. Đó là những vật dụng hằng ngày như...

Hồi ức khó quên về ca khúc “Chiều Hội An” – Đài Phát Thanh

Một ca khúc có thể gọi là để đời qua sự tồn tại của nó 40 năm qua mà đến bây giờ nhiều người dân Hội An đều nhớ và có thể ngân nga vài câu, vài đoạn hoặc cả bài hát; đó là ca khúc “Chiều Hội An” của nhạc sĩ Hoàng Lân.Khoảnh khắc hồi ứcMình nhớ, những năm đầu thập niên 80, lúc mà khi ai đó ở ngoài thị xã Hội An muốn nối điện thoại...

Bảo tồn di sản tư liệu từ pháp lý

Trong khi đó, dù Việt Nam tham gia Chương trình Ký ức thế giới của UNESCO về di sản tư liệu từ năm 2006 nhưng đến nay, vẫn chưa có quy định cụ thể về công tác bảo tồn...

Luật để bảo tồn, phát huy di sản văn hóa

XÂY DỰNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ DI SẢN ĐẶC THÙQuản lý nguồn lực tài chính như thế nào cho các hoạt động bảo vệ di sản, bên cạnh câu chuyện xác lập di sản văn hóa theo từng loại hình sở hữu, cơ chế đối với các di sản đặc thù... đều cần thiết phải có một hành lang pháp lý.“Cây gậy pháp lý” cho Hội AnVới hơn 1.200 di tích,...

Quảng Nam tham gia triển lãm Sắc màu di sản văn hóa tại tỉnh Nghệ An

Theo ông Trần Văn Đức – Phó Giám đốc phụ trách Bảo tàng Quảng Nam, sự kiện là cơ hội để Quảng Nam giới thiệu, quảng bá, tôn vinh những di sản văn hóa, thiên nhiên, các di tích...

Hội An triển lãm 20 tác phẩm tranh màu nước của họa sĩ Lưu Công Nhân

Nhiều nhà nghiên cứu mỹ thuật và giới họa sĩ cho rằng, với bộ tranh miêu tả Hội An rất điêu luyện đến tuyệt vời, họa sĩ Lưu Công Nhân được cho là “bậc thầy tranh màu nước”.Triển lãm...

Triển lãm “Chuyện phố, chuyện làng” trong Ngày hội di sản văn hóa Đà Nẵng

Bên cạnh các triển lãm chính, tại ngày hội còn trưng bày một số sản phẩm lưu niệm thủ công là các mô hình bằng tăm tre, gỗ về các công trình kiến trúc nổi bật của Đà Nẵng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất