Powered by Techcity

Yêu thổ cẩm cùng Ava


avana2.jpg
Tình yêu con người vùng núi nơi sinh sống của đồng bào Cơ Tu và nét độc đáo trong dệt vải thổ cẩm của họ đã thu hút Ava đến với vùng đất này

AVA sinh năm 1972 tại Antwerp, quốc tịch Bỉ. Năm 2003, Ava phát triển sự nghiệp của mình và trở thành nhà tạo mẫu thời trang cao cấp nổi tiếng, mở rộng thị trường từ Antwerp đến nhiều nơi trên thế giới với thương hiệu AVANA.

Cảm hứng từ người phụ nữ Cơ Tu

Ava tâm sự, bà đến Việt Nam năm 2005 và bắt đầu yêu thích đất nước xinh đẹp này. Sau nhiều lần đi về, năm 2010, bà quyết định định cư ở Hội An và mở cửa hàng thời trang với thương hiệu AVANA.

Đầu năm 2012, thông qua việc làm tư vấn dự án cho Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Ava có cơ hội tiếp cận nghề dệt thổ cẩm từ nhóm phụ nữ người Cơ Tu, sống ở làng Dhrôồng, xã Tà Lu, huyện Đông Giang. Nơi này, các bé gái từ 7 – 8 tuổi đã được bà, mẹ, chị dạy dệt thổ cẩm.

Tổ hợp tác Yaya Cotu thành lập đầu năm 2013. Đây là tổ hợp tác đầu tiên nhằm bảo hộ thương hiệu, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm và hướng tới mục tiêu chia sẻ lợi ích cộng đồng. Năm 2014, Quảng Nam đăng ký nhãn hiệu “Cotu Yaya Dhroong” với 6 nhóm sản phẩm sản xuất tại Tổ hợp tác này và được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và công nghệ) cấp bằng công nhận.

avana1.jpg
Nhà thiết kế Ava làm việc với các nghệ nhân dệt vải thổ cẩm người Cơ Tu trong một thiết kế

Bề dày kinh nghiệm dệt thủ công từ thời sống ở phương Tây giúp Ava phát hiện ra những vẻ đẹp của thổ cẩm người Cơ Tu. Ava nói, bản thân những nghệ nhân Cơ Tu rất tuyệt vời và đầy sáng tạo. Bà cảm nhận ở họ tinh thần đoàn kết. Những người phụ nữ đã rất tự hào về sản phẩm của nhau.

Họ chào đón và thân thiện với Ava. Bà đến làng làm việc cùng một nhà thiết kế nữa tên là Nele Block, người Bỉ. “Chúng tôi tìm được từ nhóm phụ nữ ở đây nguồn cảm hứng. Vì vậy chúng tôi quyết định chọn ngôi làng này để bắt đầu một dự án hợp tác” – Ava nói.

Trong mắt của Ava, “người Cơ Tu dệt vải bằng cả cơ thể, những màu sắc hoa văn thay đổi theo ý thích của họ, đặc biệt là những hạt cườm, chúng được dệt vào trong nền tấm vải”. Với Ava, tất cả phụ nữ ở đây đều là những “nhà thiết kế”. Và “sẽ thật tiếc nếu những tấm vải tốt chứa đựng nhiều nét văn hóa độc đáo của họ không được nhiều người biết đến”. Vậy là Ava bắt đầu hành trình tìm kiếm thị trường cho thổ cẩm Cơ Tu.

Kết giao thổ cẩm

Ava bắt tay làm việc với 18 nghệ nhân để đa dạng mẫu mã, xây dựng thương hiệu. Ava làm cho trang phục thổ cẩm trở nên thanh thoát hơn, đơn giản hơn nhưng vẫn giữ được bản sắc và tiếp cận được với nhiều người. Ava đã chỉnh sửa kích cỡ, phối màu, xử lý kỹ thuật đính cườm… và cho ra bộ sưu tập “Cotu yaya”.

avana4.jpg
Ava yêu thích miền núi Quảng Nam

Trên các sản phẩm của “Cotu yaya”, các hạt cườm đính tinh tế minh chứng cho việc cần dùng công nghệ cao cho những sản phẩm truyền thống, nhất là khi hướng đến khách hàng nước ngoài.
Ava muốn có sự pha trộn giữa thiết kế châu Âu với thổ cẩm Cơ Tu. Do vậy, khi thực hiện các mẫu này, chị sử dụng hoa văn thổ cẩm làm điểm nhấn như cổ áo, tay áo, gấu váy, vòng cổ, vòng tay, khuyên tai… trên tổng thể các bộ trang phục bằng tơ lụa.

Thổ cẩm và lụa cùng dung hòa trên một sản phẩm thời trang. Nét truyền thống và hiện đại xen lẫn như nguồn cảm hứng của các nghệ nhân truyền tới Ava và ngược lại. Họ liên tục bàn thảo để chọn ra những phương án thích hợp nhất.

yaya-sarong.jpg
Thiết kế Ya Ya Sarong của Eva tham gia Tuần lễ thiết kế Việt Nam 2023

Ava nói rằng, cầm một sản phẩm thủ công phải cảm nhận được công sức, thời gian và trí tuệ của nghệ nhân làm ra nó, cảm nhận được nền văn hóa mà nó đại diện. Mong muốn truyền cảm hứng đặc biệt ấy đến khách hàng nên mỗi sản phẩm của Ava đều là độc bản. Có thể cùng chất liệu nhưng họ sẽ phối hợp các yếu tố khác nhau, tạo kiểu dáng khác nhau.

Triết lý của Ava là thời trang bền vững. Tính bền vững còn được thể hiện trong phương thức bà làm việc với các gia đình người địa phương để tận dụng nguồn lực tại chỗ, nguyên liệu tại chỗ nhưng với tầm nhìn mở rộng ra bên ngoài. Nghĩa là giúp người dân tạo sinh kế bền vững đi liền với việc gìn giữ văn hóa bản địa, tri thức bản địa.

Thời trang đẳng cấp

Ngoài Avana, Ava còn mở thương hiệu Co’tu,re – một sự chơi chữ của Cơ Tu và haute couture (thời trang đẳng cấp). Các mẫu thiết kế pha trộn giữa thổ cẩm Cơ Tu và hơi thở thời trang hiện đại thành một dòng thời trang cao cấp của Ava được thực hiện từ ý tưởng chung với nhà tạo mẫu người Bỉ đang sống ở Bồ Đào Nha là bà Nele de Block. Sản phẩm của họ tung ra các thị trường khác nhau: Bỉ, Việt Nam, Nhật Bản, Pháp, Ý… Bộ sưu tập của họ đa dạng sản phẩm, từ váy, áo, quần, giày, túi xách, vòng cổ, vòng tay, khuyên tai, nhẫn…

yaya-sarong2.jpg
Một số họa tiết trang trí trong thiết kế của bộ sưu tập Ya Ya Sarong thể hiện cách điệu những hoa văn mô phỏng điệu múa tâng tung da dá của người Cơ Tu tại Quảng Nam

Ava tâm sự, nghề dệt vải thổ cẩm truyền thống của người Cơ Tu, Quảng Nam đã… có tương lai. Với tư cách là một trong những dân tộc thiểu số tuyệt vời nhất Việt Nam, họ có khả năng thể hiện bản thân qua nghề dệt thủ công của chính mình. Và nghề dệt thủ công có cơ hội tồn tại lâu dài hơn nữa khi những người làm nghề tham gia vào cộng đồng kinh tế.

Sự kết hợp của truyền thống Cơ Tu và thời trang hiện đại đã tạo ra sinh kế bền vững cho phụ nữ Cơ Tu ở làng Dhrôồng. Mỗi ngày, mỗi chị em có người thu nhập khoảng 400 – 500 nghìn đồng. Với những sản phẩm bán chạy trên thị trường, họ còn được chia thêm lợi nhuận.

Đầu tháng 9 năm nay, sau một thời gian gián đoạn vì đại dịch COVID-19, nhóm của Ava sẽ làm việc trở lại. Hiện tại, họ tập trung sản xuất cho bộ sưu tập mới. Làng Đhroồng cũng vận hành trở lại, xưởng dệt cũng như cửa hàng thủ công của họ đang được xây dựng lại. “Nhóm thợ dệt vẫn phát triển ổn định. Chúng tôi có hơn 3 thế hệ dệt và tôi tin tổng số lượng thợ dệt sẽ tăng lên 40 người” – Ava nói.

Năm ngoái (2023), trong Tuần lễ thiết kế Việt Nam, Ava đã hợp tác với các nghệ nhân, nhà thiết kế và nghệ sĩ địa phương để kết hợp hình tượng Ya Ya vào bộ sưu tập mới nhất của Avana. Họ cho ra mắt bộ sưu tập YaYa SaRong do nhà thiết kế Ava hợp tác với Kon Gauss và nghệ nhân dệt thổ cẩm Cơ Tu tham gia dự thi. Và bộ sưu tập YaYa Sa Rong của họ đã vào top 25 trong 150 tác phẩm dự thi do Ban giám khảo cuộc thi tại Tuần lễ thiết kế Việt Nam bình chọn.

Cũng giữa tháng 9 này, Ava sẽ khai trương một không gian sản xuất và shop kinh doanh thời trang nhỏ thứ hai ở Hội An. Không gian này, chắc chắn sẽ dành phần lớn diện tích cho thổ cẩm Cơ Tu.



Nguồn: https://baoquangnam.vn/yeu-tho-cam-cung-ava-3140970.html

Cùng chủ đề

Giữ hồn di sản, những chuyện rời…

Hãy nhìn các lễ hội văn hóa, đó là giá trị văn hóa phi vật thể được vẽ lại hình hài trong không gian hẹp, hiện hình dưới con mắt hiện đại với sự hỗ trợ của sáng tạo...

Người Cơ Tu miền tây xứ Quảng mừng hội lúa mới

Nguồn: https://baoquangnam.vn/nguoi-co-tu-mien-tay-xu-quang-mung-hoi-lua-moi-3144665.html

Đông Giang phát động thi đua chào mừng đại hội Đảng các cấp

Theo đó, từ nay đến hết tháng 8/2025, các cơ quan, đơn vị, địa phương của huyện Đông Giang tập trung thực hiện hoàn thành toàn diện và vượt mức các chỉ tiêu, nhiệm vụ theo tinh thần Nghị...

Ủy ban Mặt trận Lào xây dựng đất nước tỉnh Sê Kông trao đổi kinh nghiệm tại Đông Giang

* Nhân chuyến công tác tại Đông Giang, đại diện Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Nam tặng 8 suất quà (mỗi suất 3 triệu đồng) cho người có uy tín tiêu biểu trên địa...

Người làng Aró vui hội mừng gươl mới

Nguồn: https://baoquangnam.vn/nguoi-lang-aro-vui-hoi-mung-guol-moi-3144339.html

Cùng tác giả

Đoàn khảo sát Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXIII làm việc tại Điện Bàn

Theo báo cáo về công tác xây dựng Đảng, Đảng bộ thị xã Điện Bàn đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và đạt nhiều kết quả tích cực như: Tổ chức 7 đợt sinh hoạt chính trị; mở...

3 hộ dân bàn giao mặt bằng cho dự án nâng cấp quốc lộ 14E trước khi bị cưỡng chế

Trước đó ngày 19/11, UBND huyện Thăng Bình đã ban hành các quyết định về cưỡng chế thu hồi đất đối với các hộ gia đình ông Phan Minh Hồng, Lê Khắc Chung và Nguyễn Thiên Quang vào ngày...

Bị sa thải sẽ không được trợ cấp thất nghiệp

.tdi_77{vertical-align:baseline}.tdi_77>.wpb_wrapper,.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{display:block}.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{width:100%}.tdi_77>.wpb_wrapper>.vc_row_inner{width:auto}.tdi_77>.wpb_wrapper{width:auto;height:auto}.tdi_77{padding-bottom:30px!important} .tdi_78{margin-top:0px!important;margin-bottom:0px!important;padding-bottom:0px!important} .tdb_single_content{margin-bottom:0;*zoom:1}.tdb_single_content:before,.tdb_single_content:after{display:table;content:'';line-height:0}.tdb_single_content:after{clear:both}.tdb_single_content .tdb-block-inner>*:not(.wp-block-quote):not(.alignwide):not(.alignfull.wp-block-cover.has-parallax):not(.td-a-ad){margin-left:auto;margin-right:auto}.tdb_single_content a{pointer-events:auto}.tdb_single_content .td-spot-id-top_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Top Ad'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad0 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 1'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad1 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 2'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad2 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 3'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-bottom_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Bottom Ad'!important}.tdb_single_content .id_top_ad,.tdb_single_content .id_bottom_ad{clear:both;margin-bottom:21px;text-align:center}.tdb_single_content .id_top_ad img,.tdb_single_content .id_bottom_ad img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_top_ad .adsbygoogle,.tdb_single_content .id_bottom_ad .adsbygoogle{position:relative}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{margin-bottom:15px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{text-align:center}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-right:auto;margin-left:auto}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left{float:left;margin-top:9px;margin-right:21px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right{float:right;margin-top:6px;margin-left:21px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title{width:300px;height:250px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title:before{position:absolute;top:50%;-webkit-transform:translateY(-50%);transform:translateY(-50%);margin:auto;display:table;width:100%}.tdb_single_content .tdb-block-inner.td-fix-index{word-break:break-word}.tdi_78 .tdb-block-inner{max-width:100%;margin-left:auto;margin-right:auto}.tdi_78,.tdi_78>p,.tdi_78 .tdb-block-inner>p{font-family:Noto Sans!important;font-size:15px!important;line-height:1.6!important;font-weight:400!important}.tdi_78 h1{font-family:Noto Sans!important;font-size:32px!important;line-height:1.2!important;font-weight:700!important}.tdi_78 h2{font-family:Noto Sans!important;font-size:24px!important;line-height:1.2!important;font-weight:600!important}.tdi_78 h3:not(.tds-locker-title){font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h4{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h5{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h6{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 li{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .tdb-block-inner blockquote p{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .wp-caption-text,.tdi_78 figcaption{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78...

Quốc hội thông qua Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi với 8 điểm mới

2. Quy định về khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, trong đó có đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu, chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo...

Cùng chuyên mục

Quảng Nam đoạt giải cao tại Liên hoan nghệ thuật dân gian truyền thống Việt Nam – Những sắc màu di sản

Ngày 26/11, Trung tâm Văn hóa tỉnh Quảng Nam cho biết, tại Liên hoan nghệ thuật dân gian truyền thống chủ đề “Việt Nam – Những sắc màu di sản”, Đoàn nghệ thuật quần chúng tỉnh Quảng Nam tham gia 4 tiết mục và cả 4 đều đoạt giải cao.Cụ thể, có 2 giải A cho tiết mục “Diễn xướng dân gian bài chòi” và tiết mục múa độc lập “Hồn gốm”; 1 giải B  cho tiết mục hát...

Quảng Nam đoạt giải cao tại Liên hoan nghệ thuật dân gian truyền thống toàn quốc

Liên hoan do Bộ VH-TT&DL phối hợp với UBND tỉnh Nghệ An, Bộ NN&PTNT tổ chức, diễn ra từ ngày 22 - 26/11 tại TP.Vinh (Nghệ An), với sự tham gia của 11 đoàn nghệ thuật tiêu biểu trên...

Xã vùng cao Trà Cang bảo tồn văn hóa từ sức dân

Tại xã Trà Cang, từ năm 2020 đến nay, nhờ vào sự chung sức đóng góp của nhân dân, xã đã sưu tầm được các vật phẩm văn hóa quý giá. Đó là những vật dụng hằng ngày như...

Hồi ức khó quên về ca khúc “Chiều Hội An” – Đài Phát Thanh

Một ca khúc có thể gọi là để đời qua sự tồn tại của nó 40 năm qua mà đến bây giờ nhiều người dân Hội An đều nhớ và có thể ngân nga vài câu, vài đoạn hoặc cả bài hát; đó là ca khúc “Chiều Hội An” của nhạc sĩ Hoàng Lân.Khoảnh khắc hồi ứcMình nhớ, những năm đầu thập niên 80, lúc mà khi ai đó ở ngoài thị xã Hội An muốn nối điện thoại...

Bảo tồn di sản tư liệu từ pháp lý

Trong khi đó, dù Việt Nam tham gia Chương trình Ký ức thế giới của UNESCO về di sản tư liệu từ năm 2006 nhưng đến nay, vẫn chưa có quy định cụ thể về công tác bảo tồn...

Luật để bảo tồn, phát huy di sản văn hóa

XÂY DỰNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ DI SẢN ĐẶC THÙQuản lý nguồn lực tài chính như thế nào cho các hoạt động bảo vệ di sản, bên cạnh câu chuyện xác lập di sản văn hóa theo từng loại hình sở hữu, cơ chế đối với các di sản đặc thù... đều cần thiết phải có một hành lang pháp lý.“Cây gậy pháp lý” cho Hội AnVới hơn 1.200 di tích,...

Quảng Nam tham gia triển lãm Sắc màu di sản văn hóa tại tỉnh Nghệ An

Theo ông Trần Văn Đức – Phó Giám đốc phụ trách Bảo tàng Quảng Nam, sự kiện là cơ hội để Quảng Nam giới thiệu, quảng bá, tôn vinh những di sản văn hóa, thiên nhiên, các di tích...

Hội An triển lãm 20 tác phẩm tranh màu nước của họa sĩ Lưu Công Nhân

Nhiều nhà nghiên cứu mỹ thuật và giới họa sĩ cho rằng, với bộ tranh miêu tả Hội An rất điêu luyện đến tuyệt vời, họa sĩ Lưu Công Nhân được cho là “bậc thầy tranh màu nước”.Triển lãm...

Triển lãm “Chuyện phố, chuyện làng” trong Ngày hội di sản văn hóa Đà Nẵng

Bên cạnh các triển lãm chính, tại ngày hội còn trưng bày một số sản phẩm lưu niệm thủ công là các mô hình bằng tăm tre, gỗ về các công trình kiến trúc nổi bật của Đà Nẵng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất