Powered by Techcity

Chặng đường Giao lưu văn hóa Hội An


giao lưu hội an nhật bản 1
Đêm khai mạc sự kiện Giao lưu văn hóa Hội An Nhật Bản lần thứ 20 Ảnh QT

Mở ra cơ hội hợp tác

Ông Võ Phùng – nguyên Giám đốc Trung tâm VH-TT & TT-TH TP.Hội An nhớ lại, chương trình giao lưu văn hóa Hội An – Nhật Bản diễn ra lần đầu tiên vào năm 2003 đúng vào dịp kỷ niệm tròn 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản.

Nhưng từ trước đó, giữa Hội An và các đối tác phía Nhật Bản đã khởi xướng và có nhiều sự kết nối để ra đời chương trình này, nhất là vào năm 1998 khi một sự kiện có chủ đề “Cầu nguyện vì hòa bình” diễn ra tại Hội An với nhiều hoạt động mới lạ, đặc sắc.

Ở sự kiện này cũng có sự tham gia của ngài Sugi Ryotaro – nguyên Đại sứ đặc biệt Việt Nam – Nhật Bản và trong thời gian tiếp theo ông là một trong những người đã tích cực thúc đẩy cho việc ra đời chương trình Giao lưu văn hóa Hội An – Nhật Bản.

Sự kiện Giao lưu văn hóa Hội An – Nhật Bản lần thứ 20 năm 2024 diễn ra từ ngày 2 – 4/8 với chuỗi hoạt động đặc sắc, nổi bật như: tái hiện đám cưới Công nữ Ngọc Hoa và thương nhân Araki Sotaro; giao lưu bóng chày, bóng đá, boxing, đấu vật biểu diễn; khánh thành dự án tu bổ di tích Chùa Cầu; đua ghe ngang “Hội An – Nhật Bản và du khách”…

Qua 20 lần tổ chức, sự kiện “Giao lưu văn hóa Hội An – Nhật Bản” đã mở ra những cơ hội hợp tác, đầu tư giữa TP.Hội An với các cơ quan tổ chức, địa phương của Nhật Bản.

Thông qua Đại sứ quán Nhật Bản, TP.Hội An đã nhận được sự đóng góp trí tuệ và nguồn kinh phí hỗ trợ của các tổ chức Nhật Bản cho công cuộc bảo tồn đô thị cổ.

Có thể kể đến, như sự phối hợp hỗ trợ trùng tu các ngôi nhà cổ của tổ chức JICA; Công ty TAKARA hỗ trợ xây dựng 3 nhà vệ sinh công cộng trong khu phố cổ; sự cộng tác của Trung tâm Giao lưu văn hóa Nhật Bản, Trung tâm hợp tác nguồn nhân lực Nhật Bản; các thành phố: Sakai, Matusaka, Nagasaki, Oda…

Tại sự kiện lần này, Viện Văn hóa Quốc tế, Trường Đại học Nữ Chiêu Hòa tặng mô hình Chùa Cầu cho Bảo tàng Hội An, đồng thời các bên liên quan tổ chức khánh thành công trình “đại trùng tu” Chùa Cầu. Đây là những minh chứng cho mối giao lưu hữu nghị sâu đậm kéo dài từ quá khứ cho đến ngày hôm nay và sẽ mãi bền chặt trong tương lai.

giao lưu hội an nhật bản 2
Lãnh đạo TPHội An tặng hoa tri ân các đối tác có nhiều đóng góp cho sự kiện Giao lưu văn hóa Hội An Nhật Bản Ảnh QT

Cơ duyên bang giao với thành phố Sakai

Không chỉ diễn ra ở Hội An, chương trình giao lưu văn hóa Hội An – Nhật Bản đã có 2 lần tổ diễn ra ở “Đất nước mặt trời mọc” vào các năm 2014 và 2024 tại thành phố Sakai (tỉnh Osaka). Cơ duyên này bắt nguồn từ câu chuyện về ngôi mộ của ông Gusoku.

Vào năm 2000, ông Gusoku Takeshi – Chủ tịch Công ty Phân phối hoa quả Shichido biết được tại TP.Hội An có một ngôi mộ mang tên ông Gusoku khi xem chương trình đài NHK.

Sau khi xác nhận đó chính là ngôi mộ của tổ tiên mình, ông Gusoku đã tới Hội An vào tháng 5/2000. Tại đây, ông đã tới thăm chùa Minh Hương Phật Tự và biết được nơi tổ tiên mình được an nghỉ. Ông Gusoku đã rất xúc động và bày tỏ lòng biết ơn đối với người dân Hội An khi đã luôn chăm sóc, bảo vệ phần mộ của tổ tiên ông.

Sau khi quay lại Nhật Bản, ông Gusoku đã kể lại chuyện này với ông Kato Hitoshi – lúc bấy giờ là Chủ tịch Hội Giao lưu quốc tế thành phố Sakai (nay đã qua đời).

Ông Kato Hitoshi khi đó là đại biểu HĐND thành phố Sakai rất cảm động và đề nghị với thành phố Sakai thành lập đoàn công tác sang thăm TP.Hội An.

Đoàn công tác với 6 người trong đó có ông Kihara Kesuke (khi đó là trợ lý thị trưởng, sau này là Thị trưởng thành phố Sakai) đã có buổi làm việc với ban lãnh đạo TP.Hội An. Kể từ đây mối quan hệ giữa Hội Giao lưu quốc tế thành phố Sakai và TP.Hội An đã được bắt đầu và phát triển mạnh mẽ đến hôm nay.

Khi tới thăm Hội An vào năm 2003 và được nghe ban lãnh đạo thành phố nói về kế hoạch tổ chức lễ hội Hội An – Nhật Bản, ông Kato Hitoshi đã đề xuất tổ chức sự kiện này là một sự kiện thường niên và mong mỏi tổ chức lễ hội Hội An – Nhật Bản tại thành phố Sakai.

Nguyện vọng đã trở thành hiện thực khi Lễ hội Hội An – Nhật Bản lần thứ 12 đã được tổ chức tại thành phố Sakai vào ngày 10&11/10/2014.

Đây là lần đầu tiên lễ hội này được tổ chức ở nước ngoài với các hoạt động biểu diễn nghệ thuật truyền thống, trưng bày đồ thủ công mỹ nghệ Hội An, trải nghiệm làm đèn lồng.

Kế thừa tâm nguyện của ông Kato Hitoshi, con cháu ông và các thành viên Hội Giao lưu quốc tế thành phố Sakai trân trọng mối nhân duyên với TP.Hội An đã luôn nỗ lực hết sức mình góp phần tăng cường hơn nữa mối quan hệ này.



Nguồn: https://baoquangnam.vn/chang-duong-giao-luu-van-hoa-hoi-an-nhat-ban-3139040.html

Cùng chủ đề

Khám phá Nhật Bản giữa lòng phố Hội

Nhà Trưng bày văn hóa Nhật Bản tại Hội An cung cấp khá nhiều thông tin, hình ảnh, hiện vật tư liệu liên quan đến hệ thống thương mại Châu Ấn thuyền cũng như sự kết nối Hội An,...

Khai mạc Giao lưu văn hóa Hội An

Cũng tại lễ khai mạc đã diễn ra nhiều tiết mục biểu diễn nghệ thuật đặc sắc của các đoàn nghệ thuật truyền thống Nhật Bản như múa rắn Kagura, các ca sĩ nổi tiếng như: Hiền Thục, Phạm...

Trưng bày hơn 100 bức ảnh về quan hệ giao lưu Hội An

Đặc biệt, từ năm 1992, nhiều nhà quản lý, nhà chuyên môn Nhật Bản đến Hội An hợp tác nghiên cứu khoa học, phối hợp thực hiện các dự án bảo tồn di sản, bảo vệ môi trường, đầu...

Dấu ấn sự kiện Giao lưu văn hóa Hội An

Được biết, xuất phát dự án “Từ truyền thống tới truyền thống” bắt đầu thực hiện và ra mắt tại Hà Nội vào năm 2020, trải qua nhiều lần tiến hành nghiên cứu và tương tác với dòng tranh...

Tối 2/8, khai mạc Giao lưu văn hóa Hội An

Theo kế hoạch của UBND TP.Hội An, sự kiện giao lưu văn hóa Hội An - Nhật Bản lần thứ 20 được tổ chức từ ngày 2-4/8, tại Khu phố cổ với nhiều hoạt động văn hóa, biểu diễn...

Cùng tác giả

Phòng, chống âm mưu “diễn biến hoà bình” về tư tưởng chính trị trên địa bàn Quảng Nam

Thực hiện chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam về nghiên cứu thực hiện Đề tài khoa học cấp tỉnh “Phòng, chống âm mưu “diễn biến hòa bình” về tư tưởng chính trị trên địa bàn tỉnh Quảng Nam”, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã triển khai thực hiện và hoàn thành bản thảo lần thứ nhất. Sáng 28/11, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ tiến hành hội thảo, lấy ý kiến bổ sung, hoàn thiện bản...

Các ngành, địa phương của Quảng Nam nỗ lực kích cầu tiêu dùng cuối năm

Đáng chú ý trong bức tranh mua sắm, bán lẻ, tiêu dùng Quảng Nam trong tháng 10 và 10 tháng đầu năm là tiêu dùng nội địa phục hồi chưa cao.Điều đó đã phản ánh khó khăn của người...

Điện Bàn, “điểm sáng” phát triển đảng viên

Theo đó, Thị ủy Điện Bàn chỉ đạo quyết liệt việc xây dựng báo cáo, tổ chức hội nghị chuyên đề về công tác phát triển đảng viên mới theo cụm địa bàn và theo ngành, lĩnh vực.Trên cơ...

Thơm ngon bánh giầy từ nếp bầu Tam Mỹ

Trong một tháng, cơ sở sản xuất khoảng 5.000 cái bánh, thu lãi 5 triệu đồng, tương đương với lãi 60 triệu đồng/năm. Đây là cơ sở để chị Trang và chị Linh mở rộng cơ sở sản xuất...

Nhìn nhận những khó khăn

Ông Nguyễn Văn Nam cho hay, phát huy trồng rừng gỗ lớn với định hướng phát triển công nghệ chế biến sâu về gỗ được huyện xác định là mũi nhọn.Những năm đầu nhiệm kỳ, việc thực hiện chủ...

Cùng chuyên mục

Quảng Nam đoạt giải cao tại Liên hoan nghệ thuật dân gian truyền thống Việt Nam – Những sắc màu di sản

Ngày 26/11, Trung tâm Văn hóa tỉnh Quảng Nam cho biết, tại Liên hoan nghệ thuật dân gian truyền thống chủ đề “Việt Nam – Những sắc màu di sản”, Đoàn nghệ thuật quần chúng tỉnh Quảng Nam tham gia 4 tiết mục và cả 4 đều đoạt giải cao.Cụ thể, có 2 giải A cho tiết mục “Diễn xướng dân gian bài chòi” và tiết mục múa độc lập “Hồn gốm”; 1 giải B  cho tiết mục hát...

Quảng Nam đoạt giải cao tại Liên hoan nghệ thuật dân gian truyền thống toàn quốc

Liên hoan do Bộ VH-TT&DL phối hợp với UBND tỉnh Nghệ An, Bộ NN&PTNT tổ chức, diễn ra từ ngày 22 - 26/11 tại TP.Vinh (Nghệ An), với sự tham gia của 11 đoàn nghệ thuật tiêu biểu trên...

Xã vùng cao Trà Cang bảo tồn văn hóa từ sức dân

Tại xã Trà Cang, từ năm 2020 đến nay, nhờ vào sự chung sức đóng góp của nhân dân, xã đã sưu tầm được các vật phẩm văn hóa quý giá. Đó là những vật dụng hằng ngày như...

Hồi ức khó quên về ca khúc “Chiều Hội An” – Đài Phát Thanh

Một ca khúc có thể gọi là để đời qua sự tồn tại của nó 40 năm qua mà đến bây giờ nhiều người dân Hội An đều nhớ và có thể ngân nga vài câu, vài đoạn hoặc cả bài hát; đó là ca khúc “Chiều Hội An” của nhạc sĩ Hoàng Lân.Khoảnh khắc hồi ứcMình nhớ, những năm đầu thập niên 80, lúc mà khi ai đó ở ngoài thị xã Hội An muốn nối điện thoại...

Bảo tồn di sản tư liệu từ pháp lý

Trong khi đó, dù Việt Nam tham gia Chương trình Ký ức thế giới của UNESCO về di sản tư liệu từ năm 2006 nhưng đến nay, vẫn chưa có quy định cụ thể về công tác bảo tồn...

Luật để bảo tồn, phát huy di sản văn hóa

XÂY DỰNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ DI SẢN ĐẶC THÙQuản lý nguồn lực tài chính như thế nào cho các hoạt động bảo vệ di sản, bên cạnh câu chuyện xác lập di sản văn hóa theo từng loại hình sở hữu, cơ chế đối với các di sản đặc thù... đều cần thiết phải có một hành lang pháp lý.“Cây gậy pháp lý” cho Hội AnVới hơn 1.200 di tích,...

Quảng Nam tham gia triển lãm Sắc màu di sản văn hóa tại tỉnh Nghệ An

Theo ông Trần Văn Đức – Phó Giám đốc phụ trách Bảo tàng Quảng Nam, sự kiện là cơ hội để Quảng Nam giới thiệu, quảng bá, tôn vinh những di sản văn hóa, thiên nhiên, các di tích...

Hội An triển lãm 20 tác phẩm tranh màu nước của họa sĩ Lưu Công Nhân

Nhiều nhà nghiên cứu mỹ thuật và giới họa sĩ cho rằng, với bộ tranh miêu tả Hội An rất điêu luyện đến tuyệt vời, họa sĩ Lưu Công Nhân được cho là “bậc thầy tranh màu nước”.Triển lãm...

Triển lãm “Chuyện phố, chuyện làng” trong Ngày hội di sản văn hóa Đà Nẵng

Bên cạnh các triển lãm chính, tại ngày hội còn trưng bày một số sản phẩm lưu niệm thủ công là các mô hình bằng tăm tre, gỗ về các công trình kiến trúc nổi bật của Đà Nẵng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất