Powered by Techcity

Nhìn lại giải pháp trùng tu Chùa Cầu


2.png
Chùa Cầu đã qua 7 lần trùng tu lớn nhỏ trong lịch sử

Di tích Chùa Cầu – Cầu Nhật Bản – Lai Viễn Kiều là công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo hiếm thấy và đã trở thành biểu tượng của thành phố Hội An – Di sản văn hóa thế giới.

Di tích đã trải qua khoảng 400 năm tồn tại với ít nhất 7 lần trùng tu, sửa chữa lớn nhỏ trong lịch sử. Quan thời gian và chịu tác động bởi thiên tai khắc nghiệt cũng như các tác động khách quan khác, Chùa Cầu không tránh khỏi xuống cấp và việc tu bổ di tích trở nên cấp thiết nhằm giữ gìn toàn vẹn và lâu dài giá trị của di tích.

3.png
Khoan địa chất đánh giá cấu trúc địa tầng

Cuối năm 2022, dự án đại trùng tu Chùa Cầu với tổng kinh phí 20,2 tỷ đồng được tỉnh Quảng Nam triển khai. Đây được xem là lần trùng tu theo phương pháp hạ giải quy mô, bài bản nhất.

4.png
Đo độ rung của di tích ảnh trái và đánh giá cấu kiện gỗ bằng kinh nghiệm ảnh phải

Với ý nghĩa và giá trị đặc biệt nêu trên, việc tu bổ di tích Chùa Cầu được xem là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu, cần quan tâm và thực hiện một cách hết sức thận trọng, tỉ mỉ, bài bản, khoa học trong tất cả các khâu từ nghiên cứu, khảo sát xây dựng phương án đến tổ chức triển khai thi công tu bổ.

Qua các thời kì, công tác đánh giá hiện trạng kỹ thuật của di tích được đặc biệt chú trọng và thực hiện kỹ lưỡng toàn diện từ tổng thể đến chi tiết, từ cấu trúc nhìn thấy và không nhìn thấy cũng như kết hợp kinh nghiệm truyền thống với áp dụng khoa học công nghệ hiện đại.

5.png

Trong một thời gian dài, công tác nghiên cứu lịch sử văn hóa kiến trúc nghệ thuật của di tích được tập trung, nhằm củng cố thiết lập hệ thống cứ liệu khoa học, làm cơ sở cho việc xây dựng phương án tu bổ một cách xác hợp nhất.

Rất nhiều bài viết công trình nghiên cứu đã được thực hiện để phục vụ dự án, được tập hợp, trình bày trong ấn phẩm sách Chùa Cầu.

6.png
Việc hóa nghiệm xác định cấu trúc vật liệu gốc được thực hiện khi bắt đầu triển khai thi công

Số hóa kiến trúc công trình là công việc quan trọng để làm cơ sở dữ liệu khoa học cho việc so sánh đối chiếu trước trong và sau khi hoàn thành tu bổ.

7.png
Số hóa 3D bằng công nghệ scan laser

Việc vẽ ghi kiến trúc được thực hiện chi tiết, tỉ mỉ bởi các chuyên gia.

8.png
9.png
Phối hợp xây dựng mô hình 3D với sự chủ trì và tài trợ từ phía Nhật Bản

Quan điểm giải pháp tu bổ được cân nhắc hết sức kỹ lưỡng thông qua nhiều cuộc hội thảo, tọa đàm giữa các nhà khoa học nhà quản lý cũng như tham vấn cộng đồng cư dân địa phương.

10.png
Ký kết hỗ trợ chuyên gia Nhật Bản tư vấn dự án
11.png
Hội thảo quốc tế về trùng tu Chùa Cầu năm 2016

Những nguyên tắc cơ bản đối với việc trùng tu Chùa Cầu: Bảo tồn tối đa các yếu tố gốc, duy trì đồng thời giá trị và chức năng di tích; mọi sự can thiệp phải trên cơ sở tôn trọng khoa học, lịch sử và đảm bảo ổn định lâu dài; ứng dụng khoa học kỹ thuật phù hợp; duy trì tham vấn và ghi lại diễn biến quá trình.

Lắp dựng nhà bao che vừa bảo quản di tích, bảo vệ công trình và phục vụ công tác thi công, đồng thời tạo điều kiện cho du khách được tham quan quá trình trùng tu.

12.png
24.png
Với nhà bao che kiên cố toàn bộ quá trình trùng tu Chùa Cầu đều có thể phục vụ du khách tham quan cạnh đó cơ quan chức năng giám sát chặt chẽ quá trình trùng tu

Việc hạ giải, bao gồm toàn phần hay từng phần được xem xét thấu đáo trước khi thực hiện.

13.png
Cấu kiện hạ giải được đo vẽ chụp ảnh và bảo quản chu đáo trong suốt quá trình tu bổ

Việc gia cố, chắp nối, vá cấu kiện như cấu kiện gỗ, bờ mái, con giống, chi tiết trang trí… được tính toán thật kỹ lưỡng đảm bảo yếu tố bền vững, mỹ thuật và tương đồng chất liệu.

14.png

Đánh dấu ký hiệu tất cả các cấu kiện tương ứng giữa hiện trạng lẫn bản vẽ trước khi hạ giải để tái định vị (lắp dựng lại đúng vị trí ban đầu) sau khi xử lý.

15.png

Chống đỡ ổn định toàn bộ phần thân móng, mố trụ; gia cố bơm keo, vữa vào các vết nứt; nạo vét bùn, vệ sinh và đổ bê tông gia cố đế móng.

16.png

Gia cố, nẹp buộc để hạ giải từng phần các con giống, bờ mái, chi tiết trang trí và lắp dựng lại sau khi gia cố, sửa chữa, giữ lại tối đa các thành phần nguyên gốc.

17.png

Tháo dỡ mái ngói theo trình tự, vệ sinh, phân loại bảo quản và tận dụng lại tối đa. Ngói mới thay thế phải tương đồng về kích cỡ, hình dáng, cấu trúc, vật liệu… với ngói cũ theo từng vị trí.

18.png

Hạ giải cục bộ từng phần hệ khung gỗ sau khi cân nhắc thấu đáo phương án. Ưu tiên việc gia cố, sửa chữa để giữ lại tối đa thành phần nguyên gốc của cấu kiện. Vật liệu thay thế phải tương đồng, bao gồm cả sơn phết hoàn thiện.

19.png
20.png

Nguồn: Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An và tổng hợp.



Nguồn: https://baoquangnam.vn/nhin-lai-giai-phap-trung-tu-chua-cau-3138705.html

Cùng chủ đề

Nối dài tình bang giao Việt

Gắn kết cộng đồngNăm 2022, dự án tu bổ di tích Chùa Cầu do Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An chủ trì được triển khai thực hiện. Dự án tu bổ này có...

Liên kết không ranh giới

Các tuyến độc đáo khác đã được hoạch định từ lâu nhưng vẫn chưa trở thành hiện thực là tour du lịch đường sông Cổ Cò từ danh thắng Ngũ Hành Sơn vào đến Cửa Đại và tuyến du...

Vietcombank Hội An nỗ lực hỗ trợ khách hàng cập nhật sinh trắc học

Để hỗ trợ khách hàng cập nhật thông tin, từ ngày 23/11/2024 đến 15/1/2025, Vietcombank Hội An và các điểm giao dịch trực thuộc phục vụ khách hàng từ 8 giờ đến 18 giờ 30 từ thứ Hai đến...

Từ ngoại giao văn hóa đến thành phố sáng tạo toàn cầu

Bà Trần Hải Vân - Phó Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế (Bộ VH-TT&DL) cho hay, hồ sơ ứng cử của thành phố đã khẳng định phát huy truyền thống kết nối Đông - Tây của Hội An.Việc...

Cùng tác giả

Sớm khắc phục chậm trễ trong cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Cử tri nhiều địa phương tiếp tục phản ánh công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân hiện nay còn chậm, quá nhiều thủ tục, người dân phải đi lại nhiều lần, mất thời...

Quảng Nam tăng cường sử dụng tiện ích qua ứng dụng VNeID

Theo báo cáo của UBND tỉnh, năm 2024 toàn tỉnh đã có sự chỉ đạo quyết liệt từ các cấp, ngành để tích hợp dữ liệu thẻ BHYT vào hệ thống VNeID, giúp hình thành Sổ sức khỏe điện...

Quảng Nam tổ chức ngày hội khởi nghiệp sáng tạo tại TP.Hồ Chí Minh

Sự kiện diễn ra trong 4 ngày (dự kiến trong tháng 12 năm 2025) tại TP.Hồ Chí Minh với nhiều hoạt động như: Hội nghị quảng bá, xúc tiến du lịch Quảng Nam tại phía Nam; gặp mặt doanh...

Quảng Nam: Công bố Quyết định thành lập Ban Tuyên giáo và Ban Dân vận Huyện uỷ Bắc Trà My

Sáng ngày 5/2, Huyện Bắc Trà My công bố Quyết định thành lập  Ban Tuyên giáo và Ban Dân vận Huyện uỷ Bắc Trà My trên cơ sở hợp nhất Ban Tuyên giáo Huyện ủy và Ban Dân vận Huyện ủy.Ban Thường vụ Huyện ủy Bắc Trà My cũng quyết định điều động ông Phan Công Lương, Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy giữ chức Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Huyện ủy, nhiệm kỳ 2020 – 2025,...

Quảng Nam xúc tiến mở tuyến xe buýt Hội An – Mỹ Sơn

Theo đó, UBND tỉnh thống nhất đề nghị của Sở GTVT về việc cho phép triển khai tuyến xe buýt nội tỉnh chuyên biệt phục vụ du lịch Hội An - Mỹ Sơn - Cổng Trời Đông Giang.UBND tỉnh...

Cùng chuyên mục

Chung kết Liên hoan Giọng hát hay thanh niên huyện Núi Thành năm 2025 – Đài Phát Thanh

Tối ngày 3/2/2025 (mùng 6 Tết Ất Tỵ), tại Quảng trường huyện Núi Thành, Trung tâm Văn hóa – Thể thao & Truyền thanh – Truyền hình huyện phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện tổ chức chung kết Liên hoan Giọng hát hay thanh niên huyện Núi Thành năm 2025 với chủ đề “Tự hào – Vững tin theo Đảng“.Liên hoan năm nay thu hút 50 thí sinh đến từ 17 xã, thị trấn, các trường...

Điện Bàn tổ chức chương trình nghệ thuật Mừng Đảng – Đón Xuân Ất Tỵ 2025

Tối 3/2, tại Công viên Thanh niên, Trung tâm VH-TT & TT-TH thị xã Điện Bàn tổ chức chương trình nghệ thuật Mừng Đảng – Đón Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Sáng mãi niềm tin”.Chương trình gồm 17 tiết mục đặc sắc do các diễn viên đến từ các câu lạc bộ, trung tâm năng khiếu trên địa bàn thị xã biểu diễn. Với các thể loại đa dạng như hát múa, tốp ca, nhảy dân vũ,...

Thí sinh Đỗ Thị Kim Trúc đoạt giải Nhất Chung kết liên hoan giọng hát hay thanh niên huyện Núi Thành Xuân Ất Tỵ

Liên hoan giọng hát hay thanh niên huyện Núi Thành mừng Xuân Ất Tỵ 2025” do Trung tâm VH-TT&TT-TH huyện phối hợp với Huyện đoàn tổ chức là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày...

Chương trình văn nghệ “Xuân yêu thương” quyên góp hơn 100 triệu đồng hỗ trợ phụ nữ khó khăn

Tối ngày 3/2, thôn Quý Phước, xã Bình Quý, huyện Thăng Bình tổ chức đêm văn nghệ với chủ đề “Xuân yêu thương”, chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.Nhân dịp này, Chi hội Phụ nữ thôn Quý Phước trao 30 suất quà (mỗi suất 500.000 đồng) cho hội viên phụ nữ và học sinh có hoàn cảnh khó khăn, đồng thời hỗ trợ 3,6 triệu đồng cho một em học sinh...

Tết trong niềm vui hội làng

“Người Cơ Tu quan niệm tất cả vạn vật đều có thần. Vì thế, lễ hội này ngoài mục đích chào đón năm mới còn là dịp để tạ ơn thần linh suốt một năm qua đã phù trợ,...

Nhân duyên Việt – Hàn và câu chuyện của ông Lý Xương Căn

Là đại sứ du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc, ông Lý nói, ông luôn cố gắng quảng bá tiềm năng của các địa phương Việt Nam đến với cộng đồng doanh nghiệp Hàn Quốc, giúp họ nhận diện...

Nối dài tình bang giao Việt

Gắn kết cộng đồngNăm 2022, dự án tu bổ di tích Chùa Cầu do Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An chủ trì được triển khai thực hiện. Dự án tu bổ này có...

Giáo sư người Nhật – Hiroki Tahara: Về nghe tiếng Việt

Tahara khiêm tốn nói: “Nhiều người nước ngoài giỏi tiếng Việt hơn mình lắm, còn Ta, tiếng Việt cũng còn hạn chế. Nhưng do có nhiều bạn người Việt Nam tốt, họ sẵn sàng hy sinh thời gian, chịu...

Đồng bào Cơ Tu mở hội truyền thống mừng năm mới

- Đồng bào Cơ Tu vui múa trống chiêng mừng năm mới: ...

Mỹ Sơn trên bản đồ “kết nối văn minh” của Ấn Độ

Mong muốn lan tỏa “quyền lực mềm” với nội hàm địa chính trị đã có trước thời của Thủ tướng hiện tại là Narendra Modi, với chính sách “Look East” được nêu ra năm 1991. Kể từ 2003, sau...

Tin nổi bật

Tin mới nhất