Powered by Techcity

“Nam Giang – Lung linh những sắc màu văn hóa”


977a6307(1).jpg
<i>Sắc màu văn hóa điểm nhấn của liên hoan Âm vang cồng chiêng Nam Giang lần thứ 6 năm 2024 Ảnh ALĂNG NGƯỚC<i>

Tất cả sẽ được tái hiện tại liên hoan “Âm vang cồng chiêng Nam Giang” lần thứ VI, diễn ra từ ngày 25-26/6 tới đây. Với chủ đề “Nam Giang – Lung linh sắc màu văn hóa”, liên hoan được kỳ vọng sẽ mang đến du khách những trải nghiệm thú vị độc đáo, thông qua cuộc trình diễn sắc màu văn hóa, nhất là trích đoạn các nghi thức cúng đất lập làng của người Cơ Tu, lễ mừng lúa mới của người Tà Riềng, lễ cưới truyền thống của người Ve…

Nhiều nét mới

Được tổ chức định kỳ 2 năm một lần, liên hoan “Âm vang cồng chiêng” Nam Giang dần trở nên quen thuộc với người dân và du khách trong hành trình khám phá vùng đất Bến Giằng.

Sau thời gian chuẩn bị chu đáo, năm nay, liên hoan được chờ đợi bằng những nét mới độc đáo, tái hiện không gian văn hóa mang đậm sắc màu vùng cao đến với du khách.

977a6005.jpg
<i>Nhiều hoạt động điêu khắc dệt thổ cẩm được trình diễn tại không gian ngày hội Ảnh ALĂNG NGƯỚC<i>

Ông Trần Ngọc Hùng – Trưởng phòng Văn hóa – thông tin huyện Nam Giang cho biết, với lợi thế là nơi cộng cư lâu đời của đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) bản địa như Cơ Tu, Ve, Tà Riềng…, trong câu chuyện của ngày hội lần này, ngoài trình diễn các hoạt động văn hóa bề nổi, địa phương ấp ủ tái hiện không gian văn hóa chiều sâu theo “mạch nguồn” đời sống miền núi, tạo điểm nhìn mới lạ, ấn tượng và đầy thú vị.

“Về không gian, chúng tôi sử dụng vật liệu tự nhiên để tái hiện những ngôi nhà làng truyền thống của đồng bào các dân tộc một cách sinh động. Giảm các hoạt động thi nhàm chán, năm nay chúng tôi chú trọng nhiều nội dung trình diễn, chọn lựa từng câu chuyện đặc sắc để tái hiện không gian văn hóa nguyên bản nhất.

Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, công phu từ các nghệ nhân, những cuộc trình diễn trống chiêng kết hợp đinh tút, trang phục truyền thống, điêu khắc, dệt thổ cẩm… được kỳ vọng sẽ mang đến sự trải nghiệm độc đáo cho du khách và cộng đồng” – ông Hùng chia sẻ.

977a6147.jpg
<i>Đậm đặc không gian sinh hoạt văn hóa cộng đồng Ảnh ALĂNG NGƯỚC<i>

Xuyên suốt thời gian diễn ra ngày hội, ngoài phiên chợ đêm, các hoạt động trình diễn văn hóa được tái hiện hứa hẹn mang đến không khí sôi động, lôi cuốn, thông qua trích đoạn nghi thức truyền thống của đồng bào Cơ Tu, Ve, Tà Riềng.

Các nghi thức truyền thống này được sưu tầm, khảo sát và lấy ý kiến tham khảo từ các già làng, người có uy tín để hoàn thành kịch bản, phục dựng theo đúng với nguyên tác truyền thống của cộng đồng.

“Những ngày qua, bên cạnh tích cực tham gia tập luyện các chương trình nghệ thuật trình diễn, các nghệ nhân ở Nam Giang luôn có mặt hỗ trợ dựng các ngôi nhà truyền thống, cùng 30 gian hàng nông sản phục vụ phiên chợ đêm hưởng ứng ngày hội văn hóa được chờ đợi nhất từ trước đây nay” – ông Hùng cho biết thêm.

977a5847.jpg
<i>Trưng bày các sản phẩm đặc trưng của đồng bào DTTS Ảnh ALĂNG NGƯỚC<i>

Góp sức bảo tồn văn hóa

Liên hoan “Âm vang cồng chiêng” Nam Giang năm nay được tổ chức trong thời điểm địa phương hướng đến kỷ niệm 75 năm thành lập Đảng bộ huyện Nam Giang (28/6/1949 – 28/6/2024).

Đây được xem là sự kiện có ý nghĩa thiết thực nhằm cụ thể hóa nhiệm vụ bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS trên toàn huyện theo mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX đề ra.

Ông Châu Văn Ngọ – Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Giang nói, liên hoan “Âm vang cồng chiêng” không nằm ngoài nhiệm vụ chính trị của địa phương, nhất là công tác bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống của đồng bào Cơ Tu, Ve, Tà Riềng.

Đây cũng là cơ hội để địa phương giới thiệu, quảng bá những tiềm năng, thế mạnh trong phát triển văn hóa, du lịch của địa phương miền núi Nam Giang đến với du khách.

Qua 5 lần tổ chức, liên hoan đã trở thành sự kiện nổi bật của huyện, để lại ấn tượng tốt đẹp đối với người dân và du khách, góp phần đẩy mạnh mục tiêu bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa đặc trưng của đồng bào các DTTS.

977a6446.jpg
<i>Tái hiện nghi thức truyền thống của đồng bào miền núi Nam Giang Ảnh ALĂNG NGƯỚC<i>

Như một dịp hội ngộ của sắc màu vùng cao, liên hoan “Âm vang cồng chiêng” Nam Giang khởi đầu cho hành trình phục hồi các giá trị đang có nguy cơ mai một, hướng đến hình thành nên sản phẩm du lịch độc đáo, thông qua các loại hình văn hóa đặc sắc đã và đang được bảo tồn.

“Theo thiết kế, bên trong từng ngôi nhà sàn truyền thống được trưng bày các hiện vật lịch sử, văn hóa và sản phẩm đặc trưng của từng địa phương miền núi giúp du khách vừa tham quan trải nghiệm đời sống, vừa hòa mình vào đời sống văn hóa, sinh hoạt, lao động sản xuất của cộng đồng DTTS huyện Nam Giang và thưởng thức các chương trình biểu diễn nhạc cụ, dệt thổ cẩm thủ công, điêu khắc, đan lát truyền thống…

Với chủ đạo là vũ điệu trống chiêng kết hợp đinh tút, liên hoan hứa hẹn mang đến những sắc màu cuộc sống đặc trưng của đồng bào miền núi Nam Giang đến với du khách” – ông Ngọ nói.

“Những ngày qua, bên cạnh tích cực tham gia tập luyện các chương trình nghệ thuật trình diễn, các nghệ nhân ở Nam Giang luôn có mặt hỗ trợ dựng các ngôi nhà truyền thống, cùng 30 gian hàng nông sản phục vụ phiên chợ đêm hưởng ứng ngày hội văn hóa được chờ đợi nhất từ trước đây nay” – ông Hùng cho biết thêm.



Nguồn: https://baoquangnam.vn/nam-giang-lung-linh-nhung-sac-mau-van-hoa-3136889.html

Cùng chủ đề

Chủ tịch UBND huyện Nam Giang đối thoại với cán bộ, hội viên nông dân

Nông dân cũng kiến nghị UBND huyện có cơ chế, chính sách để tổ chức lại mô hình VAC mới, sản xuất theo chu trình khép kín, an toàn sinh học, bền vững. Đề nghị đầu tư xây dựng...

Truyền thông phòng chống tảo hôn cho phụ nữ và học sinh dân tộc thiểu số huyện Nam Giang

Được biết, từ năm 2021 đến năm 2024, toàn huyện Nam Giang có 51 trường hợp tảo hôn, không có hôn nhân cận huyết thống; tỷ lệ tảo hôn đã giảm nhanh theo từng năm.Tuy nhiên, hủ tục này...

Nam Giang phát triển du lịch dựa vào cộng đồng

Liên kết khai thác tiềm năngÔng Trần Ngọc Hùng - Trưởng phòng VH-TT huyện Nam Giang cho biết, Đồng Râm như bước tiếp nối trong hành trình liên kết khai thác tiềm năng du lịch của địa phương. Là...

Người dân tộc thiểu số tham gia cấp ủy cấp huyện Nam Giang đạt 62,5%

Đoàn công tác do ông Nguyễn Văn Mau - Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh làm trưởng đoàn, giám sát kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết số 21, ngày 10/2/2022 của Tỉnh ủy Quảng...

Rừng, nước, gió, đá, lửa…

<!]> Nguồn: https://baoquangnam.vn/rung-nuoc-gio-da-lua-3142401.html

Cùng tác giả

Quảng Nam tăng cường quản lý nhà nước trong triển khai các hoạt động đối ngoại

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu thủ trưởng các sở, ban ngành, đơn vị, hội đoàn thể, chủ tịch UBND cấp huyện căn cứ chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và tình hình...

Tập huấn công tác phòng, chống khủng bố

Sáng 30/10, Ban Chỉ đạo Phòng, chống khủng bố tỉnh Quảng Nam tổ chức hội nghị tập huấn công tác phòng, chống khủng bố năm 2024. Tham dự có Chủ tịch Uỷ ban MTTQVN tỉnh Lê Trí Thanh, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Huỳnh Thị Thùy Dung cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương.Tại hội nghị, báo cáo viên đến từ Cục An ninh nội địa – Bộ Công an thông tin các chuyên đề: Khái...

Đại biểu Quảng Nam thảo luận ở tổ về 7 dự án Luật – Đài Phát Thanh

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 29/10, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi). Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế và Luật Dự trữ quốc gia. Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng...

UBND tỉnh Quảng Nam làm việc với đoàn kiểm tra liên ngành về công tác đăng ký và quản lý hoạt động của các...

Sáng 30/10, UBND tỉnh Quảng Nam làm việc với đoàn kiểm tra liên ngành về công tác đăng ký và quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCP) tại Quảng Nam do bà Trịnh Thị Mai Phương, Phó Cục trưởng Cục Ngoại vụ – Bộ Ngoại giao làm trưởng đoàn. Dự, làm việc có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Tuấn và đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan.Ghi...

Nhang quế sạch – Nhất đỉnh quế

“Nhang quế sạch - Nhất đỉnh quế” với thành phần 95% bột quế, 5% bột bời lời, không sử dụng bất kỳ loại phụ gia hóa chất nào trong quá trình pha trộn. Nhờ vậy, nhang có mùi thơm...

Cùng chuyên mục

Từ địa văn hóa, nghĩ về Sa Huỳnh

Tuy nhiên, các dấu vết văn hóa Sa Huỳnh đã phát hiện cho thấy mật độ phân bố địa điểm của văn hóa Sa Huỳnh ở miền núi Quảng Nam khá đậm đặc, tập trung vào các gò đất,...

Tìm hiểu danh xưng Đồ Bàn, Chà Bàn

Nhận định của Hoàng Xuân Hãn cũng phù hợp với cách viết của các học giả người Pháp đầu thế kỷ 20. Trong bài nghiên cứu của Louis Finot (1904), khi nói đến các “tỉnh lớn” của Champa, tác...

Vũ điệu múa Chăm

Bà Nguyễn Thị Thu - nguyên cán bộ Trung tâm Nghiên cứu văn hóa Chăm Ninh Thuận, bày tỏ: “Văn hóa phi vật thể tạo nên sức hấp dẫn, làm sống lại di sản nên việc biểu diễn múa...

Đại Lộc và Nam Trà My đoạt giải Nhất Liên hoan Nghệ thuật quần chúng các xã xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng...

Tối 23/10, UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức tổng kết và trao thưởng Liên hoan Nghệ thuật quần chúng các xã xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam lần thứ III – Năm 2024. Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Lương Nguyễn Minh Triết đến dự và chúc mừng các đơn vị đạt giải.Liên hoan Nghệ thuật quần chúng các xã xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng...

Thách thức bảo quản gạch, đá tại Mỹ Sơn

Qua quan sát, theo dõi của nhân viên lúc đó, trong khoảng 2 năm đầu hiện tượng rêu, mốc giảm hẳn. Tuy nhiên, sau đó dần dần nấm, mốc địa y quay trở lại bình thường như mảng tường...

Nhiều hoạt động tại Lễ hội văn hóa các dân tộc huyện Bắc Trà My

Theo bà Hằng, lễ hội năm nay diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa tiêu biểu như: Tái hiện không gian sinh hoạt, không gian văn hóa, giới thiệu ẩm thực và sản vật địa phương, các trò...

Chia sẻ ứng dụng công nghệ hóa học trong bảo quản vật liệu di tích

Trong khuôn khổ chương trình hội thảo, dự kiến chiều nay 22/10 các đại biểu tham quan thực tế một số kết quả ứng dụng thử nghiệm trong bảo quản bề mặt vật liệu tại di tích tháp Chăm...

Thơ nữ trong vườn thơ xứ Quảng

Thơ nữ của Chi hội Văn học, Hội Văn học – Nghệ thuật (VH-NT) Quảng Nam đã góp phần làm nên diện mạo của mảnh đất thơ “chưa mưa đà thắm”. Đó là nhận định, đánh giá của nhiều nhà lý luận phê bình, nhà thơ và độc giả. Các nhà thơ nữ xứ Quảng là những cái tên trên thi đàn trong và ngoài tỉnh, tuy mức độ lan tỏa của từng người có khác nhau.   ĐA SẮC...

Truyền dạy kỹ năng hô hát bài chòi

Các CLB, đội, nhóm bài chòi ở các xã, phường, thị trấn tổ chức sinh hoạt định kỳ, tham gia hội thi các cấp, hội diễn văn nghệ mừng xuân, góp phần lan tỏa nghệ thuật bài chòi trong...

Đoàn Ca kịch Quảng Nam tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập

Tham dự lễ kỷ niệm có đại diện lãnh đạo HĐND, các sở ngành và các thế hệ cán bộ, diễn viên của Đoàn Ca kịch.Chương trình biểu diễn chuyên nghiệp có chất lượng nội dung và nghệ thuật...

Tin nổi bật

Tin mới nhất