Trong đó, dư nợ một số chương trình cho vay tín dụng ưu tiên như doanh nghiệp nhỏ và vừa là 14.050 tỷ đồng; cho vay xuất khẩu: 1.980 tỷ đồng; cho vay công nghiệp hỗ trợ: 5.500 tỷ đồng; cho vay nông nghiệp, nông thôn 29.500 tỷ đồng; tín dụng chính sách: 7.750 tỷ đồng.
Báo cáo của UBND tỉnh cho biết, Quảng Nam tiếp tục đẩy mạnh chương trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp. Tuy nhiên, do năng lực nội tại của các doanh nghiệp chưa phục hồi, khó khăn về thị trường, đã tạo áp lực lớn trong việc duy trì sản xuất.
Đến nay, dư nợ cho vay chương trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp đạt 8.869 tỷ đồng, giảm 1,18% so với đầu năm. Doanh số tín dụng lũy kế từ đầu năm đối với loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt 5.892 tỷ đồng, dư nợ đạt 13.279 tỷ đồng với 1.629 doanh nghiệp còn dư nợ.
Đối với giải pháp hỗ trợ khách hàng về cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo Thông tư số 02 ngày 23/4/2023 của Ngân hàng Nhà nước, đến nay, lũy kế tổng giá trị nợ cả gốc và lãi đã được các tổ chức tín dụng trên địa bàn cơ cấu lại thời hạn trả nợ là 1.175 tỷ đồng (trong đó phục vụ nhu cầu đời sống, tiêu dùng 35 tỷ đồng và phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh 1.140 tỷ đồng) cho 340 lượt khách hàng được cơ cấu; gồm 274 khách hàng cá nhân; 65 khách hàng doanh nghiệp, 1 khách hàng là hợp tác xã, liên minh hợp tác xã.
Nguồn: https://baoquangnam.vn/du-no-cho-vay-cua-cac-to-chuc-tin-dung-dat-gan-109-nghin-ty-dong-3136519.html