Powered by Techcity

Giữ tên cho trăm năm

432085037_2277210152476229_5793238263024242931_n.jpeg
Lễ hội Bà Thu Bồn tại thị trấn Trung Phước Ảnh MINH THÔNG

1. Chú tên Huấn, đã hơn bốn chục năm xa quê. Lập nghiệp Vũng Tàu, dễ chừng phải mươi năm trở lại đây, khi đời sống an ổn hơn, ông mới thường xuyên về quê. Hình như, dự cảm của người kề cận tuổi trời trở thành thôi thúc để có nhiều hơn những cuộc trở về.

Trong các bài viết từ miền Nam gởi về cộng tác cho báo quê nhà – những bài viết ký tên Nguyễn Đại Bường, tôi đọc thấy nỗi nhớ vẩn vơ, không rõ hình hài nhưng day dứt. Đại Bường là tên những người tuổi 50 trở lên ở đầu nguồn Thu Bồn dùng để gọi tên làng mình.

Hình như cũng chỉ có họ mới đủ trải nghiệm để giữ ký ức về một làng Đại Bường tả ngạn sông Thu – nơi có câu chuyện “đào viên kết nghĩa” của 13 dòng họ tương thân tương ái, dựng nên làng quê Đại Bình xanh ngát rau trái.

Đại Bình, với tên Nôm là Đại Bường – là tên làng cũ có cùng thời với những làng cũ nhất của Quảng Nam. Kể từ năm 1602 sau khi chúa Nguyễn Hoàng thiết lập dinh trấn Quảng Nam và phân định hệ thống làng xã, phủ huyện, thì cũng đồng thời có làng Đại Bường, Trung Phước.

432773655_2277210362476208_2418357713795199109_n.jpeg
Hội làng ở Trung Phước Ảnh MINH THÔNG

Đại Bường hay Đại Bình thật ra cũng chỉ là một, nhưng người xa quê lâu năm vẫn cứ mang theo mình tên gọi của quê xứ ngày họ còn ấu thơ.

Ở phía bên này sông, làng Trung Phước, bây giờ định danh thị trấn, có ngôi chợ tuổi đời dài hơn cả tuổi của tên làng. Mấy trăm năm có lẻ, hai ngôi làng Đại Bình – Trung Phước nằm về hai phía dòng sông, chứng kiến những tao loạn, biệt ly.

Cách một con đò, một cây cầu nhưng phong tư người làng khác biệt. Dân Trung Phước lẹ làng, tinh quái vì nếp sống công nghiệp từ mỏ than Nông Sơn, lẫn ảnh hưởng nếp sống thị dân từ đồng bào tản cư các đô thị tìm đến, cũng vì giữa con đất là cái chợ – nơi tập họp sản vật ở mạn nguồn Tý, Sé, Dùi Chiêng chuyển về xuôi và nhận cá mắm từ đò dọc Hội An ngược lên.

Người Đại Bình lại nhẹ nhàng, nói năng từ tốn. Con gái Đại Bình đẹp nức tiếng xứ Quảng. Nhưng đàn bà Trung Phước thì tháo vát, đảm đang.

Hơn 15 năm trước, khi thành lập huyện Nông Sơn, kể cả người dân Quảng Nam vẫn xa lạ với địa danh này. Nhưng nói là huyện có làng Đại Bình, Trung Phước, mỏ than Nông Sơn thì ai cũng ồ à ra chiều… có biết.

Họ nghe, bởi trong cái giai điệu đằm thắm của ca khúc “Quế Sơn đất mẹ ân tình”, nhạc sĩ Đình Thậm và nhà thơ Ngân Vịnh đã nhắc tên “con đò Trung Phước”. Cũng như, người ở xa biết đến làng Đại Bình vì nghe nói về “làng Nam bộ thu nhỏ” giữa lòng xứ Quảng.

Vì từ nghệ thuật và truyền thông, Trung Phước, Đại Bình được gán cho một thân phận cao hơn vị trí địa lý của mảnh đất trên bản đồ.

f26bbc13bfb21eec47a3.jpg
Bến đò Trung Phước Đại Bình Ảnh XH

2. Một bạn trẻ nhắc chuyện về những tên đất, tên làng, nói luôn rằng, có “bao nhiêu cái tên ở Hà Nội, Sài Gòn, không còn trên bản đồ nữa nhưng bất tử trong lòng người?”.

Nó không mất đi, vì những cái tên không tồn tại trong trí nhớ hữu hạn của con người, mà đi xa hơn thế, đó là những trầm tích gói ghém giá trị tinh thần. Không còn trong văn bản hành chính, nhưng nó sẽ ở giữa trang văn, bài thơ, câu hát.

Không còn trong đời sống ngày thường, nó sẽ ở đó giữa những dòng nghiên cứu, trong ký ức con người trao truyền qua các thế hệ bằng cách đặt tên cho những điều mình yêu quý, như tên con cái, tên hiệu sáng tác… Thậm chí, tên làng cũ được mang theo để đặt cho những vùng ở mới. Họ nhân đôi quê hương mình trên những chốn dung thân…

Dự kiến tháng 7 này, huyện Nông Sơn sẽ thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính – quay trở về là vùng đất phía tây của huyện Quế Sơn. Chắc chắn tên gọi thị trấn Trung Phước sẽ được giữ, cùng những khối phố Đại Bình, Trung Phước 1, Trung Phước 2… Còn tên gọi Nông Sơn, có lẽ sẽ “bất tử” trong lòng người bởi tên gọi của mỏ than Nông Sơn, cầu Nông Sơn.

Chú Nguyễn Đại Bường kể, khoảng năm 1963, chú và ba tôi đều là học sinh Trường Trung học Đông Giang, bây giờ là Trường THPT Hoàng Hoa Thám (TP.Đà Nẵng).

Những năm sau đó, chiến tranh ác liệt, cả 2 gia đình đều theo dòng người tản cư về Đặc khu Hoàng Văn Thụ – trải dài ở 4 xã Quế Lộc, Quế Trung, Quế Lâm và Quế Ninh bây giờ.

Dòng người tản cư từ các đô thị như Đà Nẵng, Hội An và các vùng đồng bằng lân cận đều ở quanh Trung Phước, Đại Bình. Sau giải phóng, nhiều người quay về lại thành phố nhưng phần lớn chọn ở lại với đất Trung Phước, trong đó có gia đình ông bà nội tôi.

Làng Đại Bình bây giờ có rất nhiều gia đình đang định cư nước ngoài hay sống ở các thành phố lớn. Họ âm thầm làm một cuộc “di cư” như lịch sử đất này từng đón nhận dòng người tản cư. Nhưng khác ngày xưa, họ mang theo tên đất cưu mang cha ông mình, làm nên những tộc Trần, tộc Nguyễn làng Đại Bình ở đất lạ…

Nguồn

Cùng chủ đề

Lễ hội Bà Thu Bồn được trao bằng Di sản văn hóa quốc gia

.tdi_77{vertical-align:baseline}.tdi_77>.wpb_wrapper,.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{display:block}.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{width:100%}.tdi_77>.wpb_wrapper>.vc_row_inner{width:auto}.tdi_77>.wpb_wrapper{width:auto;height:auto}.tdi_77{padding-bottom:30px!important} .tdi_78{margin-top:0px!important;margin-bottom:0px!important;padding-bottom:0px!important} .tdb_single_content{margin-bottom:0;*zoom:1}.tdb_single_content:before,.tdb_single_content:after{display:table;content:'';line-height:0}.tdb_single_content:after{clear:both}.tdb_single_content .tdb-block-inner>*:not(.wp-block-quote):not(.alignwide):not(.alignfull.wp-block-cover.has-parallax):not(.td-a-ad){margin-left:auto;margin-right:auto}.tdb_single_content a{pointer-events:auto}.tdb_single_content .td-spot-id-top_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Top Ad'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad0 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 1'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad1 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 2'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad2 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 3'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-bottom_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Bottom Ad'!important}.tdb_single_content .id_top_ad,.tdb_single_content .id_bottom_ad{clear:both;margin-bottom:21px;text-align:center}.tdb_single_content .id_top_ad img,.tdb_single_content .id_bottom_ad img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_top_ad .adsbygoogle,.tdb_single_content .id_bottom_ad .adsbygoogle{position:relative}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{margin-bottom:15px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{text-align:center}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-right:auto;margin-left:auto}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left{float:left;margin-top:9px;margin-right:21px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right{float:right;margin-top:6px;margin-left:21px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title{width:300px;height:250px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title:before{position:absolute;top:50%;-webkit-transform:translateY(-50%);transform:translateY(-50%);margin:auto;display:table;width:100%}.tdb_single_content .tdb-block-inner.td-fix-index{word-break:break-word}.tdi_78 .tdb-block-inner{max-width:100%;margin-left:auto;margin-right:auto}.tdi_78,.tdi_78>p,.tdi_78 .tdb-block-inner>p{font-family:Noto Sans!important;font-size:15px!important;line-height:1.6!important;font-weight:400!important}.tdi_78 h1{font-family:Noto Sans!important;font-size:50px!important;line-height:1.2!important;font-weight:600!important}.tdi_78 h2{font-family:Noto Sans!important;font-size:40px!important;line-height:1.2!important;font-weight:600!important}.tdi_78 h3:not(.tds-locker-title){font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h4{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h5{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h6{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 li{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .tdb-block-inner blockquote p{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .wp-caption-text,.tdi_78 figcaption{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78...

Hơn 500 vận động viên diễu hành xe đạp quảng bá du lịch Đại Bình

Kết thúc phần diễu hành, vận động viên được tham quan phong cảnh, nhà vườn, chụp ảnh lưu niệm, thưởng thức hương vị trái cây, đặc sản Đại Bình, tham gia các trò chơi dân gian…Theo ông Trần Văn...

Sôi nổi Lễ hội văn hóa du lịch Đại Bình năm 2024.

Làng Đại Bình có từ thời Thái Đức (1778), nằm ở phía bắc của thị trấn Trung Phước. Nơi đây nổi tiếng với các loại trái cây như trụ lông, bòn bon, Năm 2020, làng Đại Bình được UBND...

Từ ngày 23 – 25/8 diễn ra Lễ hội văn hóa du lịch Đại Bình năm 2024

Lễ hội văn hóa du lịch Đại Bình năm 2024 với mục đích bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa địa phương, thu hút khách du lịch; đồng thời quảng bá và giới thiệu các điểm...

Cùng tác giả

Hội nghị hợp tác thường niên lần thứ V giữa huyện Đắc Chưng và huyện Nam Giang

Sáng ngày 30/10, tại huyện Đắc Chưng diễn ra hội nghị thường niên lần thứ V giữa huyện Đắc Chưng (tỉnh Sê Kông – Lào) và huyện Nam Giang (Quảng Nam). Tham dự hội nghị, đoàn đại biểu huyện Nam Giang do Chủ tịch UBND huyện A Viết Sơn, làm trưởng đoàn. Về phía huyện Đắc Chưng, Bí thư Huyện ủy, Huyện trưởng Phêng Na Chăn Tha Phon cùng đại diện lãnh đạo các ngành liên quan tham dự.Báo...

Đưa vào sử dụng biểu trưng huyện Quế Sơn

UBND huyện Quế Sơn giao Phòng Văn hóa và thông tin trực tiếp tham mưu quản lý, hướng dẫn việc sử dụng biểu trưng nhằm mục đích tuyên truyền, quảng bá hình ảnh huyện Quế Sơn tại các sự...

Quảng Nam là địa phương chủ động, sáng tạo trong vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Tuấn cho rằng, không chỉ góp phần phát triển kinh tế - xã hội, các tổ chức PCPNN như một “đại sứ” đưa hình ảnh vùng đất, con người Quảng Nam đến...

Quảng Nam tăng cường quản lý nhà nước trong triển khai các hoạt động đối ngoại

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu thủ trưởng các sở, ban ngành, đơn vị, hội đoàn thể, chủ tịch UBND cấp huyện căn cứ chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và tình hình...

Tập huấn công tác phòng, chống khủng bố

Sáng 30/10, Ban Chỉ đạo Phòng, chống khủng bố tỉnh Quảng Nam tổ chức hội nghị tập huấn công tác phòng, chống khủng bố năm 2024. Tham dự có Chủ tịch Uỷ ban MTTQVN tỉnh Lê Trí Thanh, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Huỳnh Thị Thùy Dung cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương.Tại hội nghị, báo cáo viên đến từ Cục An ninh nội địa – Bộ Công an thông tin các chuyên đề: Khái...

Cùng chuyên mục

Từ địa văn hóa, nghĩ về Sa Huỳnh

Tuy nhiên, các dấu vết văn hóa Sa Huỳnh đã phát hiện cho thấy mật độ phân bố địa điểm của văn hóa Sa Huỳnh ở miền núi Quảng Nam khá đậm đặc, tập trung vào các gò đất,...

Tìm hiểu danh xưng Đồ Bàn, Chà Bàn

Nhận định của Hoàng Xuân Hãn cũng phù hợp với cách viết của các học giả người Pháp đầu thế kỷ 20. Trong bài nghiên cứu của Louis Finot (1904), khi nói đến các “tỉnh lớn” của Champa, tác...

Vũ điệu múa Chăm

Bà Nguyễn Thị Thu - nguyên cán bộ Trung tâm Nghiên cứu văn hóa Chăm Ninh Thuận, bày tỏ: “Văn hóa phi vật thể tạo nên sức hấp dẫn, làm sống lại di sản nên việc biểu diễn múa...

Đại Lộc và Nam Trà My đoạt giải Nhất Liên hoan Nghệ thuật quần chúng các xã xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng...

Tối 23/10, UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức tổng kết và trao thưởng Liên hoan Nghệ thuật quần chúng các xã xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam lần thứ III – Năm 2024. Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Lương Nguyễn Minh Triết đến dự và chúc mừng các đơn vị đạt giải.Liên hoan Nghệ thuật quần chúng các xã xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng...

Thách thức bảo quản gạch, đá tại Mỹ Sơn

Qua quan sát, theo dõi của nhân viên lúc đó, trong khoảng 2 năm đầu hiện tượng rêu, mốc giảm hẳn. Tuy nhiên, sau đó dần dần nấm, mốc địa y quay trở lại bình thường như mảng tường...

Nhiều hoạt động tại Lễ hội văn hóa các dân tộc huyện Bắc Trà My

Theo bà Hằng, lễ hội năm nay diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa tiêu biểu như: Tái hiện không gian sinh hoạt, không gian văn hóa, giới thiệu ẩm thực và sản vật địa phương, các trò...

Chia sẻ ứng dụng công nghệ hóa học trong bảo quản vật liệu di tích

Trong khuôn khổ chương trình hội thảo, dự kiến chiều nay 22/10 các đại biểu tham quan thực tế một số kết quả ứng dụng thử nghiệm trong bảo quản bề mặt vật liệu tại di tích tháp Chăm...

Thơ nữ trong vườn thơ xứ Quảng

Thơ nữ của Chi hội Văn học, Hội Văn học – Nghệ thuật (VH-NT) Quảng Nam đã góp phần làm nên diện mạo của mảnh đất thơ “chưa mưa đà thắm”. Đó là nhận định, đánh giá của nhiều nhà lý luận phê bình, nhà thơ và độc giả. Các nhà thơ nữ xứ Quảng là những cái tên trên thi đàn trong và ngoài tỉnh, tuy mức độ lan tỏa của từng người có khác nhau.   ĐA SẮC...

Truyền dạy kỹ năng hô hát bài chòi

Các CLB, đội, nhóm bài chòi ở các xã, phường, thị trấn tổ chức sinh hoạt định kỳ, tham gia hội thi các cấp, hội diễn văn nghệ mừng xuân, góp phần lan tỏa nghệ thuật bài chòi trong...

Đoàn Ca kịch Quảng Nam tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập

Tham dự lễ kỷ niệm có đại diện lãnh đạo HĐND, các sở ngành và các thế hệ cán bộ, diễn viên của Đoàn Ca kịch.Chương trình biểu diễn chuyên nghiệp có chất lượng nội dung và nghệ thuật...

Tin nổi bật

Tin mới nhất