Powered by Techcity

Khách Tây nhìn qua mắt cửa phố Hội

manuel-buemberger-1(1).jpg
Vì thích Hội An Manuel Buemberger đã chọn chụp ảnh cưới tại không gian phố Hội Ảnh NVCC

Giữ hồn phố, hồn người

Dừng chân trước nhà cổ Phùng Hưng (số 4 Nguyễn Thị Minh Khai) – căn nhà với hơn 240 năm tuổi, Manuel thắc mắc về hai “mắt cửa” được gắn phía trên cửa chính của ngôi nhà này và hàng loạt công trình kiến trúc khác.

Manuel kể, thành phố Innsbruck – nơi anh sinh sống là một trong những điểm đến quyến rũ nhất ở nước Áo. Innsbruck có những khu phố tồn tại từ thời Trung cổ, có những con đường hẹp dài và những ngôi nhà cao tầng mang phong cách Gothic.

“Thế nhưng, Innsbruck và những nơi tôi đã đi qua ở châu Âu không có “thần giữ nhà” như thế này. Tôi nghĩ “mắt cửa” được chạm khắc cầu kỳ và những họa tiết trang trí ở các công trình tại Hội An đều mang triết lý của phương Đông”, Manuel bày tỏ.

Và Huyền My – cô hướng dẫn viên các di tích tại Hội An, dẫn lại lời của các nhà nghiên cứu văn hóa để Manuel Buemberger hiểu về ý nghĩa “linh vật” này tại Hội An.

Manuel Buemberger nói, ngoài “mắt cửa” ở trung tâm phố cổ, anh đặc biệt thích những khung cửa được làm theo dạng phía trên chấn song, phía dưới là gỗ kín.

Những ô cửa luôn gợi mở nhiều điều, bởi nếu đứng bên trong, ta có thể phóng tầm mắt ngắm nhìn sự chuyển động có lúc ồn ào, có lúc chậm rãi trên đường phố.

Nếu từ ngoài nhìn vào, qua ô cửa, bất kỳ ai cũng có thể cảm nhận sự ấm cúng, thông thoáng và bình lặng của ngôi nhà.

Trong không gian lãng đãng và tĩnh mịch của Hội An, những ô cửa tạo không gian vừa đủ để gieo vào lòng người bao cảm thức về đời sống.

“Người Hội An quan niệm con người và vạn vật đều có mắt để nhìn đời và nhìn lòng mình, thì đồ vật gắn với con người cũng phải có mắt. Cái thuyền là nhà nổi trên sông phải được vẽ mắt trước khi hạ thủy, cái nhà trên đất cũng phải có mắt để ngăn ngừa tai ương cho gia chủ.

Người Hội An treo “mắt cửa” ở cửa chính, xem đây là “mắt thần” canh giữ ngôi nhà, canh giữ luồng sinh khí từ ngoài vào nhà và ngược lại, bảo vệ gia chủ khỏi những rủi ro, tai ương; đồng thời thể hiện khát vọng về cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Thành ra, “mắt cửa” vừa là vật trang trí, vừa mang yếu tố tâm linh của người phương Đông”, Huyền My nói.

Huyền My (28 tuổi) không phải là người gốc Hội An. Nhưng ngay lần đầu đến phố cổ, cô đã để ý những “đôi mắt” vốn có muôn hình dạng.

“Có câu nói mà mình rất thích rằng, con mắt chúng ta nếu không cung cấp một giới hạn thì nó sẽ rong chơi khắp lượt. Giới hạn của “mắt cửa” ở Hội An này là giữ nhà, giữ hồn phố – hồn người, nên dù nắng mưa, bão lũ, nó vẫn là linh hồn vẹn nguyên của phố Hội”, Huyền My bày tỏ.

Tín ngưỡng thờ môn thần

Có nhiều cách lý giải về “mắt cửa” ở Hội An. Người dân Hội An cho rằng, trước đây, nơi này là thương cảng sầm uất. Phỏng theo tập tục cư dân sông nước ở nhiều nơi trên thế giới, người Hội An đã vẽ lên ghe thuyền những đôi mắt ở hai bên mũi thuyền để dẫn lối đưa đường cho thuyền vượt qua phong ba bão táp và đến những ngư trường đầy tôm cá, đồng thời gắn “mắt cửa” lên nhà ở của họ để bảo vệ ngôi nhà. Tuy nhiên, chưa có công trình khảo cứu nào khẳng định lý giải này.

manuel-buemberger-2-1-.jpg
Hội An trở thành nơi chứng kiến tình yêu của Manuel Buemberger Ảnh NVCC

Điều đặc biêt, “mắt cửa” ở Hội An chỉ xuất hiện trong những di tích kiến trúc dân dụng và kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng của người Hoa, nhưng hiếm thấy trong những ngôi nhà, đình, chùa của người Việt.

Tại Trung Quốc, nhiều ngôi nhà của người tộc Bạch, cách trung tâm thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam khoảng 40km, kiểu thức chạm khắc “mắt cửa” không phong phú như ở Hội An, nhưng người dân địa phương nói rằng đây là hình thức tín ngưỡng thờ “thần Cửa”.

Nghiên cứu từ Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An cho rằng, “mắt cửa” là một trong những hình thức thờ “Môn thần” trong tín ngưỡng dân gian của người Hoa ở Hội An.

Song, mỗi du khách có cách cảm nhận khác nhau về “mắt cửa” nên cũng có cách hiểu khác nhau. Lương Khánh Huyền (33 tuổi), đến từ Hà Nội, cho biết “mắt cửa” hiện diện ở mỗi nhà cổ khiến cô cảm giác có ánh mắt dõi theo từng bước chân của mình cũng như bao du khách khác.

Bởi vậy, du khách bất chợt ý thức về việc cần nói năng nhẹ nhàng, đi đứng từ tốn hơn khi tản bộ, khi thăm các ngôi nhà cổ, khi trò chuyện với người bản địa, cũng như khi mua hàng hóa.

Cùng xu hướng hội nhập, Hội An không tránh khỏi những va đập. Trong dòng chảy tiếp biến văn hóa, những “đôi mắt” vẫn hiện hữu cùng hơn 1.400 di tích, là điều cần được gìn giữ để luôn là nét đẹp riêng biệt trong văn hóa tín ngưỡng của người phố Hội.

Nguồn

Cùng chủ đề

Lối mở cho du lịch Hội An mùa lụt

Tại Hội An hiện nay duy trì khoảng 300 ghe bơi phục vụ khách tham quan trên sông Hoài nên đây cũng là điều kiện thuận lợi để cung cấp dịch vụ trải nghiệm Hội An mùa nước lũ.Dù...

Hội An phát triển nhãn hiệu thương mại, dịch vụ

Thời gian qua, công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, tăng cường hiệu quả thực thi và chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được thành phố chú trọng.Đồng thời hỗ trợ cá nhân, doanh nghiệp tham...

Nhiều tuyến đường bị chia cắt do ngập sâu

Tại huyện Đại Lộc, bà Nguyễn Thị Minh Nam - Chủ tịch UBND xã Đại Thạnh cho hay, nước lũ băng qua gây ngập sâu khu vực cầu Khe Cát, trên tuyến ĐH9.ĐL. Chính quyền xã đã cảnh báo,...

Hội An xây dựng tuyến tham quan xanh tại làng rau Trà Quế

Theo đó, Hội An đặt mục tiêu 100% cơ sở kinh doanh homestay, villa tại làng rau Trà Quế được công nhận đạt tiêu chuẩn du lịch xanh theo Bộ tiêu chí du lịch xanh Quảng Nam; 50% cơ...

Cùng tác giả

Đoàn khảo sát Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXIII làm việc tại Điện Bàn

Theo báo cáo về công tác xây dựng Đảng, Đảng bộ thị xã Điện Bàn đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và đạt nhiều kết quả tích cực như: Tổ chức 7 đợt sinh hoạt chính trị; mở...

3 hộ dân bàn giao mặt bằng cho dự án nâng cấp quốc lộ 14E trước khi bị cưỡng chế

Trước đó ngày 19/11, UBND huyện Thăng Bình đã ban hành các quyết định về cưỡng chế thu hồi đất đối với các hộ gia đình ông Phan Minh Hồng, Lê Khắc Chung và Nguyễn Thiên Quang vào ngày...

Bị sa thải sẽ không được trợ cấp thất nghiệp

.tdi_77{vertical-align:baseline}.tdi_77>.wpb_wrapper,.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{display:block}.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{width:100%}.tdi_77>.wpb_wrapper>.vc_row_inner{width:auto}.tdi_77>.wpb_wrapper{width:auto;height:auto}.tdi_77{padding-bottom:30px!important} .tdi_78{margin-top:0px!important;margin-bottom:0px!important;padding-bottom:0px!important} .tdb_single_content{margin-bottom:0;*zoom:1}.tdb_single_content:before,.tdb_single_content:after{display:table;content:'';line-height:0}.tdb_single_content:after{clear:both}.tdb_single_content .tdb-block-inner>*:not(.wp-block-quote):not(.alignwide):not(.alignfull.wp-block-cover.has-parallax):not(.td-a-ad){margin-left:auto;margin-right:auto}.tdb_single_content a{pointer-events:auto}.tdb_single_content .td-spot-id-top_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Top Ad'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad0 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 1'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad1 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 2'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad2 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 3'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-bottom_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Bottom Ad'!important}.tdb_single_content .id_top_ad,.tdb_single_content .id_bottom_ad{clear:both;margin-bottom:21px;text-align:center}.tdb_single_content .id_top_ad img,.tdb_single_content .id_bottom_ad img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_top_ad .adsbygoogle,.tdb_single_content .id_bottom_ad .adsbygoogle{position:relative}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{margin-bottom:15px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{text-align:center}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-right:auto;margin-left:auto}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left{float:left;margin-top:9px;margin-right:21px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right{float:right;margin-top:6px;margin-left:21px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title{width:300px;height:250px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title:before{position:absolute;top:50%;-webkit-transform:translateY(-50%);transform:translateY(-50%);margin:auto;display:table;width:100%}.tdb_single_content .tdb-block-inner.td-fix-index{word-break:break-word}.tdi_78 .tdb-block-inner{max-width:100%;margin-left:auto;margin-right:auto}.tdi_78,.tdi_78>p,.tdi_78 .tdb-block-inner>p{font-family:Noto Sans!important;font-size:15px!important;line-height:1.6!important;font-weight:400!important}.tdi_78 h1{font-family:Noto Sans!important;font-size:32px!important;line-height:1.2!important;font-weight:700!important}.tdi_78 h2{font-family:Noto Sans!important;font-size:24px!important;line-height:1.2!important;font-weight:600!important}.tdi_78 h3:not(.tds-locker-title){font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h4{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h5{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h6{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 li{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .tdb-block-inner blockquote p{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .wp-caption-text,.tdi_78 figcaption{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78...

Quốc hội thông qua Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi với 8 điểm mới

2. Quy định về khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, trong đó có đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu, chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo...

Cùng chuyên mục

Quảng Nam đoạt giải cao tại Liên hoan nghệ thuật dân gian truyền thống Việt Nam – Những sắc màu di sản

Ngày 26/11, Trung tâm Văn hóa tỉnh Quảng Nam cho biết, tại Liên hoan nghệ thuật dân gian truyền thống chủ đề “Việt Nam – Những sắc màu di sản”, Đoàn nghệ thuật quần chúng tỉnh Quảng Nam tham gia 4 tiết mục và cả 4 đều đoạt giải cao.Cụ thể, có 2 giải A cho tiết mục “Diễn xướng dân gian bài chòi” và tiết mục múa độc lập “Hồn gốm”; 1 giải B  cho tiết mục hát...

Quảng Nam đoạt giải cao tại Liên hoan nghệ thuật dân gian truyền thống toàn quốc

Liên hoan do Bộ VH-TT&DL phối hợp với UBND tỉnh Nghệ An, Bộ NN&PTNT tổ chức, diễn ra từ ngày 22 - 26/11 tại TP.Vinh (Nghệ An), với sự tham gia của 11 đoàn nghệ thuật tiêu biểu trên...

Xã vùng cao Trà Cang bảo tồn văn hóa từ sức dân

Tại xã Trà Cang, từ năm 2020 đến nay, nhờ vào sự chung sức đóng góp của nhân dân, xã đã sưu tầm được các vật phẩm văn hóa quý giá. Đó là những vật dụng hằng ngày như...

Hồi ức khó quên về ca khúc “Chiều Hội An” – Đài Phát Thanh

Một ca khúc có thể gọi là để đời qua sự tồn tại của nó 40 năm qua mà đến bây giờ nhiều người dân Hội An đều nhớ và có thể ngân nga vài câu, vài đoạn hoặc cả bài hát; đó là ca khúc “Chiều Hội An” của nhạc sĩ Hoàng Lân.Khoảnh khắc hồi ứcMình nhớ, những năm đầu thập niên 80, lúc mà khi ai đó ở ngoài thị xã Hội An muốn nối điện thoại...

Bảo tồn di sản tư liệu từ pháp lý

Trong khi đó, dù Việt Nam tham gia Chương trình Ký ức thế giới của UNESCO về di sản tư liệu từ năm 2006 nhưng đến nay, vẫn chưa có quy định cụ thể về công tác bảo tồn...

Luật để bảo tồn, phát huy di sản văn hóa

XÂY DỰNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ DI SẢN ĐẶC THÙQuản lý nguồn lực tài chính như thế nào cho các hoạt động bảo vệ di sản, bên cạnh câu chuyện xác lập di sản văn hóa theo từng loại hình sở hữu, cơ chế đối với các di sản đặc thù... đều cần thiết phải có một hành lang pháp lý.“Cây gậy pháp lý” cho Hội AnVới hơn 1.200 di tích,...

Quảng Nam tham gia triển lãm Sắc màu di sản văn hóa tại tỉnh Nghệ An

Theo ông Trần Văn Đức – Phó Giám đốc phụ trách Bảo tàng Quảng Nam, sự kiện là cơ hội để Quảng Nam giới thiệu, quảng bá, tôn vinh những di sản văn hóa, thiên nhiên, các di tích...

Hội An triển lãm 20 tác phẩm tranh màu nước của họa sĩ Lưu Công Nhân

Nhiều nhà nghiên cứu mỹ thuật và giới họa sĩ cho rằng, với bộ tranh miêu tả Hội An rất điêu luyện đến tuyệt vời, họa sĩ Lưu Công Nhân được cho là “bậc thầy tranh màu nước”.Triển lãm...

Triển lãm “Chuyện phố, chuyện làng” trong Ngày hội di sản văn hóa Đà Nẵng

Bên cạnh các triển lãm chính, tại ngày hội còn trưng bày một số sản phẩm lưu niệm thủ công là các mô hình bằng tăm tre, gỗ về các công trình kiến trúc nổi bật của Đà Nẵng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất