Nông nghiệp 3F (Feed-Farm-Food), F2F (Farm to Fork) hay còn gọi là “Từ trang trại đến bàn ăn” hứa hẹn sẽ tạo sức hút và trở thành xu hướng làm nông nghiệp được nhiều người nông dân hướng đến. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, Phóng viên Báo Quảng Bình đã có cuộc trò chuyện với ông Trần Quốc Tuấn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
|
|
|
Với ưu thế truy xuất được nguồn gốc so với sản xuất truyền thống, mô hình quản trị nông nghiệp 3F đã tạo ra chuỗi cung ứng từ sản xuất đến người tiêu dùng, trở thành “chìa khóa” hiện thực hóa mô hình nông nghiệp hiện đại, nông nghiệp thông minh.
Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất áp dụng mô hình này không chỉ nâng cao hiệu quả kinh tế mà còn đóng góp vào việc bảo vệ môi trường và phát triển xã hội. Sự liên kết chặt chẽ giữa các giai đoạn Feed-Farm-Food giúp giảm thiểu rác thải, sử dụng tài nguyên hiệu quả và tạo ra sản phẩm chất lượng cao cho người tiêu dùng.
Mặc dù còn gặp không ít thách thức và trở ngại, số lượng mô hình vẫn còn hạn chế so với tiềm năng, nhưng với nhiều ưu thế của mình, mô hình quản trị nông nghiệp 3F “Từ trang trại đến bàn ăn” đang hứa hẹn trở thành xu hướng được doanh nghiệp và nông dân hướng đến trong sản xuất nông nghiệp hiện nay.
|
Hiện, trên địa bàn tỉnh, một số doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) đã thực hiện mô hình quản trị nông nghiệp 3F, như: HTX Sản xuất nấm sạch và kinh doanh nông nghiệp Tuấn Linh (Bố Trạch) với các sản phẩm nấm được chế biến như trà nấm, nấm khô…; HTX Nông nghiệp an toàn Tâm Sen (Bố Trạch) phát triển chăn nuôi heo thảo dược và chế biến xúc xích, chả giò… từ heo thảo dược; trang trại Vũ Trung (Lệ Thủy) khép kín quy trình chăn nuôi từ con giống, chăm sóc và sơ chế sản phẩm thịt tươi cung cấp cho các siêu thị lớn trên địa bàn tỉnh; HTX Nông nghiệp số Quảng Bình (TP. Đồng Hới) với sản phẩm bánh Biscotis lá gai được chuẩn hóa quy trình từ tự trồng lá gai và chế biến sản phẩm; An Nông Farm (Bố Trạch) xây dựng chuỗi sản xuất hữu cơ, đồng thời hỗ trợ nông dân địa phương phát triển chuỗi liên kết sạch cũng như phát triển các loại hình dịch vụ trải nghiệm, du lịch sinh thái nông nghiệp để giới thiệu sản phẩm…
|
Việc thực hiện mô hình quản trị nông nghiệp ”Từ trang trại đến bàn ăn” dù nhiều tiềm năng nhưng vẫn có không ít thách thức. Mặc dù dư địa phát triển rộng lớn nhưng số lượng mô hình 3F trên địa bàn tỉnh vẫn chưa nhiều, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thực hiện 3F quy mô còn nhỏ, chưa tương xứng với tiềm năng.
Nguyên nhân do đây là mô hình đầu tư khá rủi ro, phức tạp, cần nguồn vốn lớn. Ngoài ra, việc các đối tượng sản xuất là cây, con còn phụ thuộc vào yếu tố thời tiết, môi trường, dịch bệnh nên gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất.
“Từ trang trại đến bàn ăn” được xem là chuỗi cung ứng để đưa sản phẩm nông nghiệp từ người sản xuất đến bàn ăn của người tiêu dùng thông qua các hoạt động sản xuất nông nghiệp, thu gom, chế biến, đóng gói, lưu kho, vận chuyển, bán buôn, bán lẻ. Những công đoạn này được hỗ trợ bởi hoạt động marketing, logistic, tài chính và các dịch vụ hỗ trợ khác.
Mặc dù phải đối mặt với không ít thách thức, tuy nhiên mô hình sản xuất nông nghiệp 3F hiện đang có sức hút lớn và cũng là hướng đi đầy triển vọng của người làm nông nghiệp tỉnh nhà trong tương lai.
|
|
Từ các nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương và tỉnh, sở đã thực hiện hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX và người làm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh mở rộng quy mô sản xuất, đa dạng sản phẩm, nâng cao giá trị sản phẩm thông qua chu trình khép kín từ sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
Đặc biệt, công tác chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp đang được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm tạo sự cạnh tranh cũng như cơ hội để thay đổi tư duy sản xuất từ nhỏ lẻ, manh mún kém hiệu quả, thiếu chuỗi liên kết sang nền nông nghiệp tiên tiến, hiện đại.
Các phần mềm, công nghệ IOT nông nghiệp, thiết bị tự động hóa trong sản xuất cũng là yếu tố thuận lợi giúp cho mô hình 3F trên địa bàn tỉnh ngày càng hoàn thiện hơn.
|
Quảng Bình hiện có 50 HTX nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, 80 HTX tham gia liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cho thành viên; có 168 sản phẩm OCOP được công nhận, trong đó có 28 sản phẩm đạt 4 sao, 140 sản phẩm đạt OCOP 3 sao.
Nhiều sản phẩm nông nghiệp của địa phương đã từng bước tạo được thương hiệu, chỗ đứng trên thị trường như gà đồi sinh học Nhị Nguyễn, thịt heo thảo dược Tâm Sen, khoai deo Lâm Hường, rau sạch An Nông, các loại cao thìa canh, cao cà gai leo của HTX Cự Nẫm…
Tỉnh cũng đã hỗ trợ xây dựng được 11 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP ở các địa phương trong tỉnh, giúp đưa các sản phẩm nông nghiệp của địa phương đến tận tay người tiêu dùng. Đây là lợi thế giúp cho việc hình thành và phát triển thêm nhiều mô hình nông nghiệp 3F mới trên địa bàn tỉnh trong tương lai.
|
|
Nguồn: https://www.baoquangbinh.vn/Multimedia/emagazine/202412/nong-nghiep-3f-xu-huong-cua-tuong-lai-2222875/