Powered by Techcity

Nồng nàn hương vị Tết


(QBĐT) – Trải qua lịch sử hình thành hàng trăm năm, các làng nghề truyền thống không chỉ tạo việc làm cho người lao động mà còn là nơi lưu giữ những tinh hoa văn hóa dân tộc. Mỗi dịp Tết đến, xuân về, các làng nghề sản xuất hàng hóa phục vụ thị trường Tết lại tất bật chạy đua với thời gian để sản xuất kịp phục vụ nhu cầu tiêu dùng.

“Mùi Tết” nơi những làng nghề

Làng Tân An, xã Quảng Thanh (Quảng Trạch) đã tồn tại hơn 100 năm nay. Nghề làm bánh truyền thống của làng đã nuôi sống biết bao thế hệ người dân ven dòng sông Gianh. Làng nghề hoạt động quanh năm nhưng dịp Tết cổ truyền là thời gian mà các xưởng chế biến bánh tráng, bánh đa nem hoạt động sôi động hơn cả. Những người thợ hăng say làm việc cả ngày lẫn đêm quên cả rét và mệt. Ven đường làng, ngõ xóm, vùng đất trống, những phên phơi bánh phủ kín cả một vùng nhằm tranh thủ ánh nắng mai của những ngày đông.

Hợp tác xã Làng nghề bánh mè xát Tân An (HTX Tân An) là cơ sở có quy mô lớn nhất làng nghề với 15 thành viên và 17 hệ thống máy sản xuất bánh liên hoàn. Chị Phan Thị Cẩm Tú, Giám đốc HTX cho biết: Cuối năm là khoảng thời gian cao điểm phục vụ thị trường Tết, HTX cũng phải nỗ lực cao độ để kịp thời hạn giao hàng. Từ trước Tết hơn 2 tháng, đều đặn hàng ngày, HTX đều làm việc từ sáng sớm tới tối mịt. Ngày thường, HTX sản xuất khoảng 3 tấn gạo/ngày nhưng dịp cuối năm, sản lượng phải gấp đôi mới cung ứng đủ cho thị trường Tết. Bánh ở làng nghề Tân An đủ chủng loại, từ bánh mè đen, mè vàng, mè xát đến bánh cuốn rau và bánh đa nem các loại. Sự bận rộn trong mỗi mùa Tết nơi đây không chỉ khẳng định tên tuổi mà còn mang giá trị tinh thần xuyên suốt của một làng nghề lâu đời; chứa đựng sự tâm huyết và niềm tự hào của người dân Tân An.





Ven đường làng, ngõ xóm, vùng đất trống, những phên phơi bánh phủ kín cả một vùng.
Ven đường làng, ngõ xóm, vùng đất trống, những phên phơi bánh phủ kín cả một vùng.

Hiện, thôn có 320/360 hộ dân làm nghề sản xuất bánh, bún; giải quyết việc làm cho gần 1.000 lao động địa phương. Đầu năm 2019, bánh mè xát của HTX Tân An là sản phẩm đầu tiên của huyện Quảng Trạch được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao. Nhờ đó, sản phẩm được người tiêu dùng biết đến nhiều hơn.

Cũng như làng nghề Tân An, mỗi dịp Tết đến, xuân về, làng hương Quyết Thắng, xã Thanh Trạch (Bố Trạch) lại nhộn nhịp, tấp nập hơn hẳn. Mùi hương trầm ngào ngạt quyện khắp các ngả đường.

Mùi thơm thoang thoảng, ngan ngát của bột trầm cùng tiếng lách cách phát ra từ những dụng cụ sản xuất hương thủ công đã thu hút chúng tôi đến với gia đình ông Nguyễn Văn Thức, người có hơn 50 năm gìn giữ nghề làm hương. Ông Thức chia sẻ: “Gia đình tôi qua bao thế hệ gìn giữ, phát triển nghề làm hương. Không biết nghề có từ bao giờ, chỉ biết từ khi còn cắp sách tới trường, tôi đã được bố mẹ dạy cho cách se hương, rồi dần dần quen nghề, thạo nghề và yêu nghề. Hương trầm quê tôi được làm từ các loại nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên: Cây hương bài, tre, tinh bột sắn đỏ… Để có được những cây hương trầm mang mùi thơm đặc biệt, người làm hương phải cầu kỳ trong từng công đoạn, từ khâu chuẩn bị nguyên liệu đến khâu quấn hương để tạo thành sản phẩm hoàn thiện”.

Thôn Quyết Thắng hiện có 530 hộ dân thì gần 400 hộ có nghề làm hương; điểm đặc trưng của làng nghề là tất cả các hộ gia đình đều làm bằng thủ công, nguyên liệu không chứa hóa chất. Theo bà Đỗ Thị Tuyết, hương làm thủ công mặc dù năng suất không cao nhưng sản phẩm luôn chất lượng, được nhiều người ưa chuộng. Sản phẩm của gia đình làm ra đến đâu đều được thương lái thu mua đến đó.  

Thúc đẩy du lịch làng nghề

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 29 làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận; trong đó có 19 làng nghề và 10 làng nghề truyền thống. Mỗi làng nghề ở Quảng Bình đều mang một nét riêng với những sản phẩm độc đáo, tinh xảo, mang đậm bản sắc văn hóa. Các sản phẩm của làng nghề đa dạng, nhiều chủng loại, mẫu mã đẹp, chất lượng tốt; một số có thế mạnh cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Đặc biệt, với những lợi thế văn hóa, lịch sử và sản phẩm, các làng nghề rất thuận tiện để xây dựng các chương trình du lịch trải nghiệm.  





Tranh thủ nắng ngày đông, người dân làng nghề se hương để phục vụ thị trường Tết Nguyên đán.
Tranh thủ nắng ngày đông, người dân làng nghề se hương để phục vụ thị trường Tết Nguyên đán.

Theo Chủ tịch UBND xã Quảng Thanh Ngô Thanh Bình, bên cạnh những hộ dân đầu tư thiết bị máy móc thì địa phương vẫn còn nhiều hộ dân làm nghề bằng thủ công. Du khách tới làng nghề không chỉ được tham quan mà còn có thể trải nghiệm khi tự tay làm ra sản phẩm của làng nghề. Việc xây dựng mô hình gắn phát triển làng nghề với tuyến du lịch ở Quảng Thanh rất khả thi. Và địa phương cũng đang từng bước đầu tư mở rộng đường giao thông nông thôn, bờ kè dọc sông Gianh, quy hoạch đất phơi cho làng nghề cũng như mở các vị trí kinh doanh dịch vụ thương mại để phục vụ khách trong thời gian tới.




Giữa dòng chảy của thời gian, cách thưởng thức Tết có thể thay đổi đi nhiều, nhưng những làng nghề, làng nghề truyền thống luôn gìn giữ nét đẹp văn hóa cổ truyền, góp phần tô điểm thêm sự dung dị, chân chất, gần gũi của ông cha ta, hòa mình vào nhịp sống hiện đại ngày nay.

Không chỉ riêng làng nghề Tân An mà hầu như các địa phương có làng nghề đều kỳ vọng đưa làng nghề, các sản phẩm của làng nghề gắn với tour, tuyến du lịch để vừa góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của làng nghề, vừa mang lại lợi ích kinh tế-xã hội, làm phong phú, đa dạng thêm các sản phẩm du lịch trên địa bàn. Theo Kế hoạch số 2160/KH-UBND, ngày 15/11/2022 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề tỉnh, mục tiêu đến năm 2030, Quảng Bình phấn đấu có ít nhất 1 làng nghề gắn với du lịch. Đây là cơ hội để các làng nghề trên địa bàn tỉnh phát huy tiềm năng, lợi thế.

Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hoàng Tiến Cường cho hay: Cùng với việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các làng nghề truyền thống, tỉnh đã ban hành kế hoạch phát triển làng nghề, trong đó tập trung phát triển các làng nghề theo hướng sản xuất hàng hóa thông qua việc hỗ trợ người dân tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh; đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, doanh nhân vào đầu tư phát triển sản xuất. Để giúp các làng nghề ngày càng phát triển, các sở, ngành, địa phương cũng sẽ tăng cường quảng bá sản phẩm làng nghề thông qua các hội nghị kết nối cung cầu, hội chợ triển lãm để mở rộng thị trường tiêu thụ; đẩy mạnh phát triển các mô hình làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch làng nghề; triển khai các chính sách đối với nghệ nhân, thợ giỏi nghề thủ công mỹ nghệ…

Thanh Hoa



Nguồn: https://www.baoquangbinh.vn/kinh-te/202502/nong-nan-huong-vi-tet-2224103/

Cùng chủ đề

Độc đáo lễ cúng Giang Sơn của người Chứt

(QBĐT) - Lễ cúng Giang Sơn là nét văn hóa đặc trưng truyền đời của người Chứt, ẩn chứa những sắc thái rất riêng, mang nét bí ẩn chưa được khám phá. Với họ, đó không chỉ mang ý nghĩa tâm linh chứa đựng các giá trị về nguồn cội mà còn thể hiện tinh thần đoàn kết trong cộng đồng, giáo dục các thế hệ con cháu giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống. Dân tộc Chứt (gồm...

“Ô kê” quyết đấu!!! – Báo Quảng Bình điện tử

(QBĐT) - Tư Râu tui vốn tính mê ca hát; nhịn cơm thì được nhịn hát thì không, nên đã từ lâu, Tư tui nuôi cái quyết tâm Tết này cố tậu một dàn ka ra ô kê hoành tráng về hát hò cho đã. Vừa nghe Tư tui thỏ thẻ “âm mưu” mắt đồng chí vợ đã sáng rực hơn đèn pha ô tô gật đầu cái rụp! Nhứt trí cao, vậy nên trọn gói món tiền làm thuê...

Tiếng mùa xuân – Báo Quảng Bình điện tử

Niềm vui đọc báo ngày Tết (QBĐT) - Khi cội mai trước hiên khoe sắc vàng trong tiết xuân se lạnh, lòng người lại nao nức trước hình ảnh ông đồ già ngồi bên hè...

Lan tỏa yêu thương – Báo Quảng Bình điện tử

(QBĐT) - Bằng tinh thần trách nhiệm, sự thấu hiểu, Mặt trận và các tổ chức thành viên trong tỉnh luôn nỗ lực kết nối, khơi dậy và lan tỏa truyền thống cao đẹp về lòng nhân ái của dân tộc Việt Nam, thôi thúc mỗi người dân cùng hành động vì người nghèo, cộng đồng nghèo. Ước nguyện về cuộc sống đầm ấm hơn đã trở thành hiện thực sau những công trình, phần việc ý nghĩa và...

Thông điệp của muối – Báo Quảng Bình điện tử

(QBĐT) - Trong ký ức tuổi thơ tôi, căn bếp nhỏ của ngoại lúc nào cũng thấp tối và giăng đầy bồ hóng. Ở đó luôn có một chiếc giỏ mây đựng muối hạt treo lủng lẳng phía trên lò củi. Muối hong lâu ngày bởi khói nóng khô giòn lại, chỉ cần bóp mạnh tay một chút sẽ mịn tơi. Đó là thứ gia vị chủ yếu để ngoại luộc rau, nấu canh, kho cá, dầm mắm, ướp...

Cùng tác giả

Độc đáo lễ cúng Giang Sơn của người Chứt

(QBĐT) - Lễ cúng Giang Sơn là nét văn hóa đặc trưng truyền đời của người Chứt, ẩn chứa những sắc thái rất riêng, mang nét bí ẩn chưa được khám phá. Với họ, đó không chỉ mang ý nghĩa tâm linh chứa đựng các giá trị về nguồn cội mà còn thể hiện tinh thần đoàn kết trong cộng đồng, giáo dục các thế hệ con cháu giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống. Dân tộc Chứt (gồm...

“Ô kê” quyết đấu!!! – Báo Quảng Bình điện tử

(QBĐT) - Tư Râu tui vốn tính mê ca hát; nhịn cơm thì được nhịn hát thì không, nên đã từ lâu, Tư tui nuôi cái quyết tâm Tết này cố tậu một dàn ka ra ô kê hoành tráng về hát hò cho đã. Vừa nghe Tư tui thỏ thẻ “âm mưu” mắt đồng chí vợ đã sáng rực hơn đèn pha ô tô gật đầu cái rụp! Nhứt trí cao, vậy nên trọn gói món tiền làm thuê...

Tiếng mùa xuân – Báo Quảng Bình điện tử

Niềm vui đọc báo ngày Tết (QBĐT) - Khi cội mai trước hiên khoe sắc vàng trong tiết xuân se lạnh, lòng người lại nao nức trước hình ảnh ông đồ già ngồi bên hè...

Lan tỏa yêu thương – Báo Quảng Bình điện tử

(QBĐT) - Bằng tinh thần trách nhiệm, sự thấu hiểu, Mặt trận và các tổ chức thành viên trong tỉnh luôn nỗ lực kết nối, khơi dậy và lan tỏa truyền thống cao đẹp về lòng nhân ái của dân tộc Việt Nam, thôi thúc mỗi người dân cùng hành động vì người nghèo, cộng đồng nghèo. Ước nguyện về cuộc sống đầm ấm hơn đã trở thành hiện thực sau những công trình, phần việc ý nghĩa và...

Thông điệp của muối – Báo Quảng Bình điện tử

(QBĐT) - Trong ký ức tuổi thơ tôi, căn bếp nhỏ của ngoại lúc nào cũng thấp tối và giăng đầy bồ hóng. Ở đó luôn có một chiếc giỏ mây đựng muối hạt treo lủng lẳng phía trên lò củi. Muối hong lâu ngày bởi khói nóng khô giòn lại, chỉ cần bóp mạnh tay một chút sẽ mịn tơi. Đó là thứ gia vị chủ yếu để ngoại luộc rau, nấu canh, kho cá, dầm mắm, ướp...

Cùng chuyên mục

“Ô kê” quyết đấu!!! – Báo Quảng Bình điện tử

(QBĐT) - Tư Râu tui vốn tính mê ca hát; nhịn cơm thì được nhịn hát thì không, nên đã từ lâu, Tư tui nuôi cái quyết tâm Tết này cố tậu một dàn ka ra ô kê hoành tráng về hát hò cho đã. Vừa nghe Tư tui thỏ thẻ “âm mưu” mắt đồng chí vợ đã sáng rực hơn đèn pha ô tô gật đầu cái rụp! Nhứt trí cao, vậy nên trọn gói món tiền làm thuê...

Mang Tết vào… hang – Báo Quảng Bình điện tử

(QBĐT) - Bánh chưng xanh nóng hổi. Vị mứt gừng cay nồng tỏa lan trong không gian tĩnh lặng của những nhũ đá vôi. Ánh sáng dịu nhẹ từ những ngọn đèn pin chiếu lên từng mảng đá lấp lánh tạo nên một khung cảnh huyền bí và kỳ ảo. Dù đang ở giữa thâm u núi rừng, xa rời phố thị nhộn nhịp, không khí đón Tết Nguyên đán ngay giữa lòng các hang động vẫn đủ đầy...

Điểm du lịch Đền Thánh Mẫu Liễu Hạnh hút khách đầu năm

(QBĐT) - Những ngày đầu năm Ất Tỵ 2025, hàng nghìn lượt khách đã đến tham quan, du xuân tại điểm du lịch Đền Thánh Mẫu Liễu Hạnh (Quảng Trạch). Đã thành thông lệ, những ngày đầu năm mới, đông đảo người dân tỉnh Quảng Bình và các tỉnh lân cận viếng thăm Đền thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh (còn gọi Liễu Hạnh công chúa) nằm dưới chân đèo Ngang, thuộc xã Quảng Đông, để xin lộc đầu năm, cầu...

Đau đáu những dòng sông

1 Bỗng dưng tôi nhớ tới lần di dân đầu đời của mình. Mọi thứ hiện về như một cuốn phim quay chậm. Năm ấy tôi 10 tuổi, xuống ca nô đi từ bến Vang của làng Lệ Sơn lên bến Minh Cầm (huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình). Cũng là lần đầu, tôi biết sông Gianh chảy qua những làng quê tuyệt đẹp và có những khúc quanh, sông tựa vào dãy núi đá vôi hùng vĩ. (Sau này...

Ngày xuân – Báo Quảng Bình điện tử

Niềm vui đọc báo ngày Tết (QBĐT) - Khi cội mai trước hiên khoe sắc vàng trong tiết xuân se lạnh, lòng người lại nao nức trước hình ảnh ông đồ già ngồi bên hè...

Tết ấm – Báo Quảng Bình điện tử

Những ngôi nhà mới khang trang, hiện đại mọc lên trong các khu đất bằng phẳng, hạ tầng dần hoàn thiện; các hộ dân không giấu được cảm xúc vui mừng, phấn khởi... Đó là cảm nhận của phóng viên khi dạo quanh một vòng các khu tái định cư dự án đường bộ cao tốc Bắc-Nam trước thềm xuân mới Ất Tỵ 2025.       Quảng Bình có 26...

Tết xưa, Tết nay… – Báo Quảng Bình điện tử

(QBĐT) - Như một công thức định sẵn, những ngày cuối năm dường như ai cũng tất bật với công việc và nhiều suy tư hơn trong những niềm riêng. Và nếu có cơ hội gặp gỡ hàn huyên, người ta lại thường nói với nhau: “Tết nay không vui như Tết xưa?”. Có lạ không khi ngày nay điều kiện sống tốt hơn, nhà cửa tiện nghi, những bữa tiệc, cuộc liên hoan với nhiều món ăn Âu, Á…,...

Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy thăm, chúc Tết các đơn vị làm nhiệm vụ trong đêm giao thừa

(QBĐT) - Tối 28/1 (nhằm ngày 29 Tết Nguyên đán), đồng chí Trần Hải Châu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đến thăm, chúc Tết một số đơn vị làm nhiệm vụ trong đêm giao thừa.  Thăm, chúc Tết đội ngũ chuyên gia Cuba làm việc tại Bệnh viện hữu nghị Việt Nam-Cuba (HNVNCB) Đồng Hới, đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy chia sẻ: Thời gian qua, với sự giúp đỡ và...

Góc cười ngày Tết – Báo Quảng Bình điện tử

Say thế nào được Đêm giao thừa, anh chồng về muộn gọi cổng ầm ĩ, chị vợ vội ra mở cổng. Thấy anh chồng loay hoay mãi không vào được chị liền bảo: - Chắc là anh say rồi phải không? - Say thế nào được! Mẹ mày cứ nói vậy người ta cười cho… - Sao anh không vào để em còn khoá cổng? - Mẹ mày giữ cái cổng lại một tí… tôi thấy nó cứ đu đưa, sợ chết đi được! -...

Bừng sáng biên cương – Báo Quảng Bình điện tử

(QBĐT) - Sau nhiều đời trải qua cảnh hễ màn đêm buông xuống thì lại chung sống cùng ánh sáng của bếp củi, đèn dầu, vào dịp đầu Xuân Ất Tỵ 2025, hàng trăm hộ dân người Ma Coong tại 8/18 bản của xã Thượng Trạch và bản người A Rem của xã Tân Trạch (Bố Trạch) đã chính thức có điện lưới quốc gia để thắp sáng. Đây cũng chính là hai địa phương cấp xã cuối cùng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất