Powered by Techcity

Những trận chiến lịch sử ở cửa biển Nhật Lệ thời Trịnh-Nguyễn phân tranh


(QBĐT) – Cửa biển Nhật Lệ từng diễn ra những trận chiến khốc liệt thời Trịnh-Nguyễn phân. tranh vang danh trong lịch sử.

Trận đánh đầu tiên ở cửa Nhật Lệ diễn ra vào tháng 3 âm lịch năm Đinh Mão (1627). Khi Trịnh Tráng dẫn vua Lê đi, mượn cớ là đi xem xét địa phương nhưng lại cho quân thủy, bộ tiến đánh. Tướng Trịnh là Trịnh Khải đặt dinh ở Bắc cửa sông Nhật Lệ. Chúa Nguyễn Phúc Nguyên sai Tôn Thất Vệ làm Tiết chế, Văn chức Nguyễn Hữu Dật làm giám chiến, lĩnh quân bộ ra chống cự. Đồng thời, sai con là Nguyễn Phúc Trung chỉ huy quân thủy tiếp ứng. Tiên phong của quân Trịnh là Lê Khuê đem kỵ quân ra cướp trận, khiến quân Nguyễn phải rút lui vào cánh đồng phía Nam sông Nhật Lệ.

Đêm ấy, thủy quân của chúa Nguyễn thừa cơ nước triều lên, bắn vào dinh Nguyễn Khải, quân Trịnh sợ, rối loạn. Nhưng khi Trịnh Tráng tiến đánh, thế binh rất mạnh khiến quân chúa Nguyễn đánh không lại phải rút lui, quân Trịnh thừa thắng tranh cướp của cải. Quân chúa Nguyễn buộc phải đem tượng binh thúc đánh chặn ngang, làm cho quân Trịnh tan vỡ, chết rất nhiều. Lúc này, tướng quân chúa Nguyễn là Nguyễn Hữu Dật liền bàn mưu với Trương Phúc Da sai gián điệp phao đồn rằng: Bên quân Trịnh có anh em Trịnh Gia, Trịnh Nhạc mưu nổi loạn. Trịnh Tráng nghe tin lấy làm nghi ngờ, liền cho rút quân.





Cửa biển Nhật Lệ ngày nay nhìn từ trên cao. Ảnh: Bùi Cường
Cửa biển Nhật Lệ ngày nay nhìn từ trên cao. Ảnh: Bùi Cường

Mùa đông, tháng 12 âm lịch năm Quý Dậu (1633), Trịnh Tráng dẫn vua Lê đi và thống lĩnh đại quân thủy, bộ thẳng tới cửa biển Nhật Lệ. Hay tin, chúa Nguyễn Phúc Nguyên sai Đại tướng Nguyễn Mỹ Thắng và Đốc chiến Nguyễn Hữu Dật đem quân chống cự. Trấn thủ Nguyễn Phúc Kiều xin đóng cọc gỗ để chặn cửa biển. Nguyên cớ trận đánh này là Nguyễn Phúc Anh-hoàng tử thứ ba của chúa Nguyễn được phong làm trấn thủ Quảng Nam, nhưng tính tình phóng túng, chỉ biết ăn chơi lại có âm mưu tạo phản nên không được chúa Nguyễn trọng dụng sinh bất mãn. Sau đó, Phúc Anh liền viết thư, bí mật sai người ra Thăng Long xin quy thuận Đàng Ngoài và được chúa Trịnh Tráng chấp thuận. Cả 2 hẹn đúng ngày tháng sẽ “trong ứng, ngoài hợp” đem quân đến cửa biển Nhật Lệ đánh úp quân chúa Nguyễn, từ đó tiến vào Phú Xuân để bắt sống chúa Nguyễn.

Khi quân Trịnh kéo vào liền bắn súng làm hiệu, không thấy quân của Nguyễn Phúc Anh đến tiếp ứng. Do nghi ngờ âm mưu của chúa Nguyễn, Trịnh Tráng liền hiệu lệnh lui quân xa lũy để chờ. Hơn một tuần chờ đợi, sĩ khí quân Trịnh ngày càng đi xuống, lòng quân chán nản nên thiếu phòng bị. Lúc này, đại quân chúa Nguyễn bất ngờ xông ra đánh mạnh, quân Trịnh như ong vỡ tổ. Quân Trịnh thấy thế liền bỏ chạy, phần bị giết, phần thì giẫm đạp lên nhau bị chết đến quá nửa.

Tháng 2 năm Quý Mùi (1643), Trịnh Tráng nhà Lê sai Thái bảo Trịnh Tạc, Trịnh Đệ thống lĩnh đại quân, Thị lang Nguyễn Quang Minh, Tự khanh Phạm Công Trứ và Nguyễn Danh Thọ làm Tham tán quân vụ đánh chiếm châu Nam Bố Chính. Quân chúa Nguyễn do tướng Bùi Công Thắng chỉ huy cố sức đánh nhưng không giữ được liền bị giết, sau đó quân Trịnh chiếm được cửa Nhật Lệ.

Tháng 2 năm Mậu Tý (1648), thủy binh quân Trịnh tiếp tục chiếm đánh cửa biển Nhật Lệ. Quân chúa Nguyễn trấn giữ tại đây là tướng Hoành Lễ chống lại nhưng thua cuộc, liền bỏ chạy, phải cầu viện trấn thủ Nguyễn Phúc Kiều. Kiều sai Tham tướng Nguyễn Triều Văn đem chiến thuyền đến cứu viện. Nguyễn Triều Văn không tiến đánh mà chỉ đỗ thuyền ở phá Hạc Hải. Nhờ chiếm được lợi thế về lực lượng, quân Trịnh tiến sát dinh Quảng Bình, rồi tiến đóng đồn ở Võ Xá. Trấn thủ Bố Chính là Trương Phúc Phấn cùng con trai là Trương Phúc Hùng kiên trì giữ lũy Trường Dục. Quân Trịnh dốc toàn lực đánh mãi mà vẫn không chiếm được.

Chúa Nguyễn Phúc Lan nghe tin liền sai thế tử Dũng, Lễ hầu tiết chế các dinh, tức Nguyễn Phúc Tần, sai Chưởng dinh Tôn Thất Lộc, trấn thủ cựu dinh Tống Hữu Địa và Giám chiến Nguyễn Hữu Dật lãnh bộ binh, cùng Tham tướng Nguyễn Triều Văn lãnh thủy binh, chia đạo quân ra Quảng Bình tiếp ứng. Chúa Nguyễn thân chinh đốc đại binh nhưng khi ra dọc đường, long thể không được khỏe bèn sai thế tử Nguyễn Phúc Tần thay. Nguyễn Phúc Tần liền lệnh cho Nguyễn Triều Phương thay Nguyễn Triều Văn đem thủy quân phục ở bên tả sông Cẩm La. Đến đêm, sai Chưởng cơ Nguyễn Hữu Tiến đem 100 con voi đực, đầu canh năm thẳng vào dinh quân Trịnh đánh úp. Nguyễn Phúc Tần đốc thúc các quân theo sau.

Lúc bấy giờ, quân Trịnh chủ quan, không lo phòng vệ, bị quân chúa Nguyễn phản công bất ngờ buộc phải bỏ chạy. Đại quân chúa Nguyễn tiến đến đánh đến đâu phá tan đến đó. Khi quân Trịnh bỏ chạy thục mạng về hướng Bắc thì gặp thủy quân nhà Nguyễn chặn đánh trên sông Nhật Lệ, tướng tá quân Trịnh nhảy xuống sông chết đuối rất nhiều. Quân chúa Nguyễn bắt được 3 tướng Trịnh và 3 vạn tàn quân. Trịnh Đào đang ở đồn Nam Bố Chính nghe tin, hoảng sợ cũng bỏ quân chạy. Thế tử đốc thúc đại binh đuổi đến sông Gianh thì trở về. Thắng lợi của trận đánh này được đánh giá “Từ khi Nam Bắc chia cõi đến nay, quân hai miền lần lượt khi được khi thua, chưa có trận nào thắng to bằng trận này. Thực là võ công bậc nhất”[1].

Trận chiến mang tính bước ngoặt được ví là “Trận đánh của mọi trận đánh” diễn ra ở cửa biển Nhật Lệ giữa 2 nhà Trịnh-Nguyễn xảy ra vào tháng 6 năm Nhâm Tý (1672). Khi ấy, chúa Trịnh Tạc cùng hàng chục vạn quân thủy bộ, hàng trăm chiến thuyền và dẫn vua Lê Gia Tông cùng đi, tiến đánh chúa Nguyễn. Chúa Trịnh Tạc phong Trịnh Căn làm Nguyên soái thủy quân, Lê Thời Hiến làm Thống suất bộ quân, lãnh 10 vạn quân, chia đạo cùng tiến. Trịnh Tạc dẫn vua Lê cùng hơn 10 vạn binh mã đi tiếp ứng phía sau.

Tháng 7, ở phía Nam hay tin vua Lê-chúa Trịnh cùng dẫn đại binh đánh vào Nam, chúa Nguyễn Phúc Tần huy động 20 vạn đại quân thủy, bộ sẵn sàng nghênh chiến. Chúa Nguyễn sai hoàng tử tâm phúc là Nguyễn Phúc Hiệp làm nguyên soái, sai tướng Nguyễn Hữu Dật, Nguyễn Triều Tín và Tham tướng Tài Lễ đem chiến thuyền ra biển Nhật Lệ và lũy Trường Sa nghênh địch.

Khi đại quân nhà Nguyễn đến phủ Tân Thắng ở Quảng Bình, các tướng họp bàn cách bày binh bố trận. Tham tướng Tài Lễ được giao nhiệm vụ đem chiến thuyền đóng cọc gỗ để ngăn cửa biển Nhật Lệ. Triều Tín bày binh đóng ở chiến lũy dọc sông Nhật Lệ, Hữu Dật trong coi lũy Trường Sa ở hữu ngạn sông Nhật Lệ.

Tháng 9, Nguyễn Triều Tín bày lũy đối phó với quân Trịnh, chia binh tiến đánh không được bèn đưa dân cư quanh vùng vào trong luỹ Động Hồi cố thủ. Quân Trịnh đóng từ Chính Thủy đến Sơn Đầu, từ Phú Xá đến Trấn Ninh, lại đắp lũy từ Sơn Đầu đến bờ biển, bày 1.000 chiến thuyền ở sông Gianh và cửa biển Nhật Lệ để tiếp ứng bộ binh. Quân Trịnh tiến đánh lũy Trấn Ninh rất hăng. Lũy này cùng lũy Trường Sa ở hữu ngạn sông Nhật Lệ do Nguyễn Hữu Dật trông coi việc xây đắp. Quân Trịnh nhiều phen phá được một phần lũy nhưng Nguyễn Hữu Dật kịp thời sai quân sĩ dựng ván làm phên, lấy sọt tre đựng đất đắp vá những chỗ lũy vỡ. Quân Trịnh tìm mọi cách tiến đánh nhưng một khi lũy đã vững bền rồi, không thể phá được.

Trong khi đó, ở cửa biển, tướng Trịnh là Tham đốc Thắng đem hơn 300 chiến thuyền cùng hàng vạn binh mã từ cửa biển tiến vào, muốn chọn bến sông Trấn Ninh để chặn đường viện binh của quân chúa Nguyễn. Liền đó, Cai cơ Kiên Lễ nhà Nguyễn lợi dụng đêm tối, tiến quân tới thẳng đồn Sa Chủy, đắp đài cát, đặt súng lớn, chờ thuyền của Tham đốc Thắng đến thì bắn. Đồng thời điều Tham tướng Tài Lễ đem chiến thuyền ra cửa Nhật Lệ, trên dưới giáp đánh. Thủy binh của quân Trịnh bị Kiên Lễ đánh úp, trong khi tại Trấn Ninh lại có Nguyễn Hữu Dật đến ứng cứu nên bộ binh của quân Trịnh không thể làm gì được.

Tháng 12, Trịnh Tạc thấy đánh ở cửa biển Nhật Lệ, Trấn Ninh đã mấy tháng liền mà không thắng được, trong khi khí hậu vùng đất đóng quân ẩm thấp, trời rét buốt, quân sĩ khó ở lâu được, bèn cùng vua Lê lui quân về đóng ở Phù Lộ, sai Lê Thời Hiến ở lại giữ đồn Chính Thủy, chia binh đóng đồn ở các đường trọng yếu châu Bắc Bố Chính phòng giữ nghiêm ngặt, lấy sông Gianh làm giới tuyến. Trải qua nhiều tháng ròng giao tranh ác liệt với hàng loạt trận đánh giữa bộ quân và thủy quân, nhưng nhà Trịnh vẫn không đánh bại được chúa Nguyễn.

Cuộc chiến “huynh đệ tương tàn” ròng rã kéo dài gần 50 năm, bất lực trong việc tiến vào Đàng Trong, chúa Trịnh đành trở về Bắc, lấy sông Gianh phân định hai miền. Từ đây chấm dứt những ngày tháng đen tối trong lịch sử nội chiến của dân tộc.

Nhật Linh

[1] Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, tập 1, NXB Hà Nội, Hà Nội, 2022, tr.58.



Nguồn: https://www.baoquangbinh.vn/van-hoa/202410/nhung-tran-chien-lich-su-o-cua-bien-nhat-le-thoi-trinh-nguyen-phan-tranh-2221836/

Cùng chủ đề

Dự án cấp điện lưới 2 xã Tân Trạch, Thượng Trạch: Tiến hành đóng điện đợt 2

(QBĐT) - Ngày 24/10, ông Nguyễn Việt Hà, Phó Giám đốc Sở Công thương cho biết: Sở vừa phối hợp với Công ty Điện lực Quảng Bình và các đơn vị liên quan tiến hành đóng điện đợt 2: Khôi phục cấp điện các xã Tân Trạch, Thượng Trạch (Bố Trạch) và đóng điện tuyến đường dây xây dựng mới đến trạm biến áp (TBA) bản 61, xã Thượng Trạch.   Hiện tại, dự án đã đóng điện đường dây trục...

Đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật

(QBĐT) - Chiều 24/10, tiếp tục nội dung chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Tổ đại biểu Quốc hội (ĐBQH) 12 gồm đại biểu các tỉnh Quảng Bình, Hưng Yên, Ninh Bình, Bắc Kạn đã tiến hành thảo luận tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) và dự án Luật Dữ liệu. Điều hành phiên thảo luận tổ, đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên...

Hợp tác chặt chẽ, toàn diện, hỗ trợ cùng phát triển

(QBĐT) - Chiều 24/10, tại TP. Đồng Hới, Sở Lao động-Thương binh-Xã hội (LĐ-TB-XH) Quảng Bình và Sở Lao động và Phúc lợi xã hội (LĐ-PLXH) tỉnh Khăm Muồn (Lào) tổ chức hội đàm, ký kết biên bản ghi nhớ lần thứ I, giai đoạn 2024-2026. Tham dự có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan của hai tỉnh Quảng Bình và Khăm Muồn. Tại hội đàm, Sở LĐ-TB-XH Quảng Bình và Sở LĐ-PLXH Khăm...

Trách nhiệm dài hạn, lợi ích bền vững

(QBĐT) - Từ những chương trình hỗ trợ như “Người Quảng Bình góp cá gửi TP. Hồ Chí Minh” đến việc giúp đỡ đồng bào chịu ảnh hưởng bởi thiên tai, hỗ trợ cộng đồng… các doanh nghiệp du lịch Quảng Bình đã kiên trì thực hiện sứ mệnh xã hội đầy ý nghĩa trong nhiều năm qua. Những hành động này không chỉ là sự sẻ chia thiết thực mà còn ghi dấu ấn sâu sắc, thể hiện...

Quảng Ninh: Cơ bản hoàn thành các nội dung kiến nghị kết luận của Thanh tra tỉnh

(QBĐT) - Ông Nguyễn Ngọc Thụ, Chủ tịch UBND huyện Quảng Ninh cho biết, huyện đã cơ bản thực hiện hoàn thành các nội dung kiến nghị tại Kết luận thanh tra số 902/KL-TTr, ngày 29/8/2024 của Chánh Thanh tra tỉnh về thanh tra trách nhiệm thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch UBND huyện Quảng Ninh trong công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống...

Cùng tác giả

Bế mạc hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 16

Các đại biểu tham dự Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 16  Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 16 “Định hướng tư duy, Phát huy chuẩn mực” diễn ra từ ngày 23-24/11/2024 tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã thành công tốt đẹp. Trong hai ngày, Hội thảo đã có 02 phiên dẫn đề quan trọng, 01 phiên đặc biệt và 07 phiên thảo luận chính. Thông qua các...

Cuộc đối thoại của các đối tác phát triển

Diễn đàn Báo chí và Doanh nghiệp: Cuộc đối thoại của các đối tác phát triểnDiễn đàn Báo chí và Doanh nghiệp đồng hành vì Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc năm 2024 có chủ đề “Nâng cao chất lượng thông tin về kinh tế và doanh nghiệp trên báo chí”. Câu hỏi của báo chí “Chúng tôi luôn yêu cầu các thông tin được kiểm tra hai chiều, nhưng không phải lúc nào doanh nghiệp cũng sẵn sàng trả lời....

Công điện của Bộ trưởng Bộ GDĐT về việc chủ động ứng phó với bão số 6

Công điện nêu rõ: Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, hồi 7 giờ ngày 23/10, cơn bão số 6 (TRAMI), có vị trí tâm ở vào khoảng 15,7 độ Vĩ Bắc; 124,6 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông đảo Luzon (Philippines). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75 – 88 km/giờ), giật cấp 11; di chuyển theo hướng Tây Bắc, tốc độ khoảng 20 km/giờ. Dự báo...

Các tỉnh từ Quảng Ninh đến Bình Thuận cân nhắc cho học sinh nghỉ tránh bão số 6

Trong công điện gửi tới Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận tối 24/10, Bộ GD&ĐT yêu cầu các địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão và mưa lớn. Đồng thời, tổ chức trực ban 24/24 giờ, thực hiện phương châm “bốn tại chỗ”; thường xuyên giữ liên hệ với các cơ quan chức năng, lực lượng cứu hộ để có phương án ứng phó kịp thời. “Các địa phương...

Dự án cấp điện lưới 2 xã Tân Trạch, Thượng Trạch: Tiến hành đóng điện đợt 2

(QBĐT) - Ngày 24/10, ông Nguyễn Việt Hà, Phó Giám đốc Sở Công thương cho biết: Sở vừa phối hợp với Công ty Điện lực Quảng Bình và các đơn vị liên quan tiến hành đóng điện đợt 2: Khôi phục cấp điện các xã Tân Trạch, Thượng Trạch (Bố Trạch) và đóng điện tuyến đường dây xây dựng mới đến trạm biến áp (TBA) bản 61, xã Thượng Trạch.   Hiện tại, dự án đã đóng điện đường dây trục...

Cùng chuyên mục

Đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật

(QBĐT) - Chiều 24/10, tiếp tục nội dung chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Tổ đại biểu Quốc hội (ĐBQH) 12 gồm đại biểu các tỉnh Quảng Bình, Hưng Yên, Ninh Bình, Bắc Kạn đã tiến hành thảo luận tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) và dự án Luật Dữ liệu. Điều hành phiên thảo luận tổ, đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên...

Các nhà thơ quê hương Quảng Bình viết về mẹ

(QBĐT) - Năm 1965, khi tôi mới học xong lớp 8 (tương đương với lớp 10 bây giờ) thì mẹ tôi mất vì bom đạn chiến tranh. Từ đó, hình ảnh mẹ luôn ám ảnh trong tâm thức của tôi. Hễ đọc được bài thơ nào hay viết về mẹ là tôi lặng lẽ chép vào sổ tay. Tôi nhớ nằm lòng những câu: Cả đời đi gió đi sương/Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi (Mẹ ốm-Trần...

Kết nối giao thương giữa hai tỉnh Quảng Bình và Lâm Đồng

(QBĐT) - Sáng 22/10, tại TP. Đồng Hới đã diễn ra hội nghị kết nối giao thương mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm giữa hai tỉnh Quảng Bình và Lâm Đồng năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo Sở Công thương, Hiệp hội Doanh nghiệp; các cơ sở sản xuất (CSSX) công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, trung tâm thương mại, siêu thị, nhà phân phối, cửa hàng tiện ích… của hai tỉnh Quảng Bình và...

Lời mùa thu – Báo Quảng Bình điện tử

Tự khúc của em (QBĐT) - Đêm mùa thu, tôi đi cùng em. Trăng mờ. Gió mát. Em nói với tôi rằng "Với em thì mùa nào cũng như mùa nào. Ngày hai ca, chiều...

Lớp học đặc biệt… – Báo Quảng Bình điện tử

(QBĐT) - Buổi sáng, những thanh âm trong trẻo của tiếng giảng bài, tiếng đánh vần, tập đọc xen lẫn tiếng cười giòn tan của cô và trò vang lên từ nhà văn hóa bản Khe Giữa, xã Ngân Thủy (Lệ Thủy) đã phá tan màn sương đang giăng đầy lưng núi ở phía xa cánh rừng đại ngàn. Nơi đây, đang có một lớp học đặc biệt diễn ra với đích đến là quyết tâm học lấy con...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy trao tặng 1 tỷ đồng cho Quỹ Khuyến học tỉnh

(QBĐT) - Sáng 19/10, đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh đã trao tặng Quỹ Khuyến học tỉnh số tiền 1 tỷ đồng. Tham dự có đồng chí Nguyễn Minh Tâm, Tỉnh ủy viên, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh; đại diện lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy. Tại buổi trao tặng, lãnh đạo Hội Khuyến học tỉnh cho biết, toàn tỉnh hiện...

Điểm đến an toàn năm 2024

(QBĐT) - Chiều 18/10, tại Công ty CP Việt Trung (thị trấn Nông trường Việt Trung, Bố Trạch) đã diễn ra trận thứ nhất cuộc thi “Điểm đến an toàn năm 2024” với chủ đề “Sau giờ tan ca”. Cuộc thi do Ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh chủ trì, Đài Phát thanh-Truyền hình Quảng Bình, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh và Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh phối hợp tổ chức. Tham dự có...

Hợp tác trong các lĩnh vực tư pháp

(QBĐT) - Sáng 18/10, tại TP. Đồng Hới, Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Quảng Bình tổ chức hội đàm trao đổi kinh nghiệm và ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác trong các lĩnh vực tư pháp với TAND tỉnh Khăm Muồn, TAND tỉnh Sạ-vẳn-na-khệt (Nước CHDCND Lào).   Chủ trì buổi hội đàm có các đồng chí: Nguyễn Hữu Tuyến, Chánh án TAND tỉnh; Kiêng Sắc Bun Tha Vông, Chánh án TAND tỉnh Sạ-vẳn-na-khệt; Nu Căn Su Văn...

Họ Trần Dưới-“viên ngọc” của đất học La Hà

(QBĐT) - Trong “bát danh hương” nổi tiếng về đất học “Sơn-Hà-Cảnh-Thổ-Văn-Võ-Cổ-Kim”, có làng La Hà thuộc xã Quảng Văn (TX. Ba Đồn). Ngày 9/9/2024, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2567/QĐ-UBND công nhận nhà thờ họ Trần Dưới La Hà là di tích lịch sử cấp tỉnh. Vậy nhà thờ họ Trần Dưới thờ ai mà được công nhận danh hiệu mang giá trị này? Vài nét về dòng họ Trần Dưới Làng La Hà hiện có gần...

Cơ bản hoàn thành Khu lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp

(QBĐT) - Dự án Khu lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp (giai đoạn 1) tại thôn An Xá, xã Lộc Thủy (Lệ Thủy) được HĐND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 27/NQ-HĐND, ngày 29/10/2021 và UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng tại Quyết định số 4298/QĐ-UBND, ngày 24/12/2021, dự án có tổng vốn đầu tư gần 36 tỷ đồng, sau một thời gian thi...

Tin nổi bật

Tin mới nhất