Powered by Techcity

Người trí thức mang tên dòng sông quê hương


(QBĐT) – Đây là một nhân vật đặc biệt, được nhiều trí thức tên tuổi kính nể, đến mức trang. Wikipedia gọi ông là “học giả”. Tên khai sinh của ông là Nguyễn Thanh Huyên (1931-2013), quê làng Quảng Xá, xã Tân Ninh (Quảng Ninh). Làng Quảng Xá nằm bên sông Kiến Giang nên ông lấy bút danh là Nguyễn Kiến Giang từ năm 1956, khi được chọn ra công tác ở Nhà xuất bản (NXB) “Sự thật”…

 

Chỉ riêng việc Nguyễn Kiến Giang-một thanh niên tỉnh lẻ xa Thủ đô, bằng cấp chỉ mới đến năm thứ hai bậc trung học (ngày trước gọi là “đệ nhị”), lại được một cơ quan Trung ương tuyển ra làm biên tập viên NXB quan trọng của Đảng khi mới 25 tuổi đã là “sự lạ”.

 

Có sự “đặc cách” này vì nhiều người xem Nguyễn Kiến Giang là “hạt giống đỏ”, do thân phụ của ông-Nguyễn Trung Thầm (1911-1947), tham gia hoạt động cách mạng rất sớm, bị Pháp bắt giam ở Đồng Hới thời kỳ 1930-1931…

 

Trong bài viết có tính hồi ký “Cha tôi” vừa được công bố trong cuốn sách xuất bản đầu xuân 2025, Nguyễn Kiến Giang kể: “…Tôi sinh ra khi cha tôi còn bị giam. Mẹ tôi kể lại rằng hồi đó, mẹ tôi bế tôi đi thăm cha tôi trong chiếc áo rộng thùng thình của cha tôi. Chuyện ấy về sau thành một điểm “đỏ chót” trong lý lịch của tôi, mà như người ta nói, tôi là “cộng sản từ trong bào thai!…”.

 

Sau khi ra tù, ông Nguyễn Trung Thầm hoạt động trên nhiều “mặt trận”, có khi núp bóng kinh doanh (như mở hiệu thuốc, làm đại lý cho hãng rượu Nam Đồng Ích) tại Đồng Hới để tiện liên lạc với những đồng chí trong tỉnh và miền Trung. Trong “Hồi ký” của Nguyễn Kiến Giang đã dẫn có đoạn viết về cảnh ông Thầm làm “đại lý hãng rượu” như sau: “…Ngoài những người ở các nơi trong tỉnh đến liên hệ mua bán, thỉnh thoảng tôi lại thấy có những người lạ mặt đến gặp cha tôi, thì thào bàn những chuyện gì đó mà tôi “còn là con nít” không biết. Sau này, mẹ tôi nói đó là những đồng chí cách mạng của cha tôi, đến từ các nơi xa. Mẹ tôi có dẫn ra những cái tên Phan Đăng Lưu, Lê Văn Hiến… từ Huế hay từ Đà Nẵng ra. Thường những người này ở lại một vài hôm rồi “biến mất”.





Hai cuốn sách “Suy nghĩ 90” và “Nguyễn Kiến Giang (1931-2013) Niên biểu và Di cảo”.  
Hai cuốn sách “Suy nghĩ 90” “Nguyễn Kiến Giang (1931-2013) Niên biểu và Di cảo”.  

Những năm 1936-1939, khi Chính phủ Mặt trận Bình dân lên cầm quyền ở Pháp, ông Thầm càng hoạt động sôi nổi. Cuộc đời hoạt động của ông Nguyễn Trung Thầm giai đoạn tham gia Việt Minh trước Cách mạng tháng Tám đã được ghi lại trong cuốn “Lịch sử Đảng bộ Quảng Bình”. Lúc đó, Nguyễn Kiến Giang tuy còn ở tuổi thiếu niên, nhưng đã biết theo dõi và cuối đời ghi lại trong “Hồi ký” đã dẫn như sau: “…

 

Các tổ chức Việt Minh được thành lập trong làng và trong vùng, mà cha tôi là một đầu mối quan trọng. Những “đồng chí Việt Minh” trong vùng đến gặp cha tôi bàn bạc công việc, nào tổ chức mít tinh, nào tuyên truyền xung phong, nào phát truyền đơn chống Nhật bắt lính, trong nhà cứ vui như hội. Làng trở thành lá cờ đầu của phong trào Việt Minh trong vùng. Tôi không thể nào quên được không khí thiêng liêng của buổi tối thành lập Việt Minh và tuyên thệ dưới ngọn cờ đỏ sao vàng…”.

 

Sau Cách mạng tháng Tám, ông Nguyễn Trung Thầm được điều lên tỉnh, được giao nhiệm vụ Trưởng ty Thông tin tuyên truyền… Thật tiếc, khi ông trên đường ra dự hội nghị cán bộ tỉnh tại chiến khu Thuận Đức, ông bị đột quỵ, liệt nửa người và đã trút hơi thở cuối cùng ngày 3/8/1947. Khi đó, ông mới chỉ 36 tuổi! 

 

Có một người cha như vậy, lại sống trong một làng quê giàu truyền thống cách mạng như thế, nên Nguyễn Kiến Giang tham gia Việt Minh khi mới 14 tuổi, đến 16 tuổi-theo “điều lệ” Đảng lúc đó-được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương, được dự các lớp huấn luyện, trong đó có lớp do Xứ ủy Trung kỳ mở cuối năm 1945 và năm 1949 đi dự lớp giảng viên của Trường Nguyễn Ái Quốc tại Việt Bắc…

 

Sau năm 1954, khi đang công tác tại Tỉnh ủy Quảng Bình, ông dịch cuốn “Luận cương kỷ niệm 50 năm của Đảng Cộng sản Liên Xô (1903-1953)” từ một tờ báo tiếng Pháp, rồi “thử gửi cho NXB Sự thật xem sao”. Không ngờ, năm 1955, NXB in thành cuốn sách mỏng 50 trang. Nhờ đó, ông được điều ra công tác tại NXB Sự thật. Sáu năm công tác tại đây (1956-1962) Nguyễn Kiến Giang đã cho xuất bản liên tiếp nhiều cuốn sách về lịch sử và cách mạng Việt Nam, Liên Xô…

 

Tháng 8 năm 1962, Nguyễn Kiến Giang vẫn được xem là “hạt giống đỏ”, nên đã được cử sang học ở Liên Xô!… Sau đó, những biến động lớn trên chính trường quốc tế đã ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức và chuẩn mực các giá trị tại nhiều quốc gia. Và thế là ông và một số người-hầu hết là các đồng chí đã tham gia cách mạng từ rất sớm-mạnh dạn bày tỏ những ý kiến mới, không dễ được chấp nhận lúc đó, nhất là khi miền Bắc phải đối đầu với cuộc chiến tranh phá hoại tàn khốc. Thế là ông phải “ẩn danh” cho đến hôm nay, sau 63 năm, mới lại được “chính danh” Nguyễn Kiến Giang trên hai cuốn sách được phát hành đầu xuân 2025 đúng vào dịp 94 năm ngày sinh của ông! Nói cách khác, những thay đổi tư duy “tiền đổi mới” của Nguyễn Kiến Giang đã được thừa nhận!…

 

Điều đặc biệt nữa, mấy chục năm “ẩn danh” lại là thời đoạn Nguyễn Kiến Giang viết và dịch một khối lượng có thể nói là đồ sộ ít người sánh được. Từ khoảng cuối những năm 70, rất nhiều viện nghiên cứu và báo chí-trong đó có Tạp chí “Học tập” và Học viện Nguyễn Ái Quốc, đã “đặt hàng” cho Nguyễn Kiến Giang viết hoặc dịch nhiều đề tài lớn như “Từ điển minh triết phương Đông” (NXB Khoa học xã hội, 1997); “Đạo giáo và các tôn giáo Trung Quốc”, 1999; “Phê phán tính hiện đại”, NXB Thế giới, 2003…; một số công trình này và nhiều bài báo đã được công bố thời đoạn này với các bút danh Lương Dân, Lê Diên, Huyền Giang và gần hai chục bút danh khác nữa trên báo chí cả nước, trong đó có báo: Nhân Dân, Thanh Niên, Lao Động, Tuổi Trẻ…

 

Xin trích vài nhan đề bài báo Nguyễn Kiến Giang đã viết để thấy ông đã tham gia cuộc “đổi mới” thực sự của đất nước hồi năm 1986 như thế nào: “Xây dựng lối sống XHCN ở Việt Nam” (Tạp chí Cộng sản, tháng 2/1981), “Dân chủ và Chủ nghĩa xã hội” (Đề cương trình bày tại Viện Marx-Lenin năm 1987)… Trên Báo Lao Động, từ năm 1986, ông có hàng chục bài viết: “Phê bình và đổi mới” (3/1986), “Vai trò của báo chí và tính công khai” (1/1988)…

 

Hai cuốn sách “Suy nghĩ 90” “Nguyễn Kiến Giang (1931-2013) Niên biểu và Di cảo” vừa xuất bản bìa cứng, khổ lớn, tổng cộng dày 1.100 trang (NXB Thông tin và Truyền thông-Hà Nội, 2025) chỉ là một phần nhỏ trong các công trình nghiên cứu và dịch thuật mà Nguyễn Kiến Giang đã thực hiện. Hai người con của Nguyễn Kiến Giang sưu tập, biên soạn hai cuốn sách này cho biết: “Di sản văn hóa của ông để lại có 30 đầu sách viết, 48 tác phẩm dịch, 62 tiểu luận, đề cương và 66 bài đăng trên các báo… Các tiểu luận của ông thật đa dạng, đủ mọi đề tài đã vượt ra khỏi các giới hạn định chế của xã hội bấy giờ bởi chúng luôn cập nhật tri thức mới của thời đại, truyền tải về tự do, dân chủ, nhân quyền, pháp trị, những giá trị phổ quát mà ông mong muốn chúng trường tồn cùng đất nước trong tương lai…”.

 

Tuy mới chỉ là một phần nhỏ di sản tinh thần Nguyễn Kiến Giang để lại được công bố, nhưng từ đây bạn đọc đã có thể hình dung được phẩm cách và trí tuệ của một trí thức suốt đời luôn tìm đến “những giá trị phổ quát” của nhân loại vì lợi ích của Tổ quốc và nhân dân. Mặt khác, việc 2 cuốn sách của Nguyễn Kiến Giang được “chính danh” đến với bạn đọc rộng rãi có thể xem là một tín hiệu đáng mừng vào lúc đất nước sang xuân, chuẩn bị bước vào “kỷ nguyên mới”, được xem như là cuộc “đổi mới” lần 2, khơi dậy mọi tiềm năng nhằm “xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; mọi người dân đều có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc” như Chủ tịch nước Lương Cường đã viết trong Thông điệp chúc Tết Ất Tỵ 2025…

Nguyễn Khắc Phê



Nguồn: https://www.baoquangbinh.vn/van-hoa/202502/nguoi-tri-thuc-mang-ten-dong-song-que-huong-2224252/

Cùng chủ đề

Về lại giêng hai – Báo Quảng Bình điện tử

Trăng Nguyên tiêu (QBĐT) - Đọc Nguyên tiêu, gặp lại một vầng trăng Tròn vành vạnh, lung linh ngàn ánh bạc Trăng sáng tỏa từ núi rừng Việt Bắc Vẫn lồng lộng soi đến tận muôn năm. ...

Tinh gọn bộ máy: Tiên phong, gương mẫu vì mục tiêu chung

Tỉnh Quảng Bình đang quyết tâm sắp xếp, tinh gọn bộ máy với mục tiêu tinh-gọn-mạnh-hiệu năng-hiệu lực-hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW.   Trong cuộc “cách mạng” này, không ít người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, phòng ban đã tiên phong, gương mẫu vì mục tiêu chung.   Để cán bộ trẻ phát huy năng lực   Thực hiện tinh giản bộ máy theo chủ trương Nghị quyết số 18-NQ/TW, Ban Tuyên giáo và Ban Dân vận Huyện ủy Minh...

Sẵn sàng cho ngày hội tòng quân

(QBĐT) - Ngày mai, 14/2, cùng với hàng nghìn công dân các địa phương trên địa bàn Quân khu 4, 951 công dân ưu tú quê hương Quảng Bình sẽ lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự, bảo vệ Tổ quốc. Trong khí thế mùa xuân, mùa của vạn vật sinh sôi nảy nở, mùa cây trái đơm hoa, ngày hội tòng quân như càng thêm hương sắc.    Thực hiện kế hoạch của Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS)...

Đề nghị xử lý kỷ luật một số cán bộ Cục Thi hành án dân sự tỉnh

(QBĐT) - Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy vừa họp kỳ thứ 30 xem xét, kết luận một số nội dung quan trọng. Đồng chí Lê Văn Bảo, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy chủ trì kỳ họp.   Tại kỳ họp, UBKT Tỉnh ủy đã xem xét, kết luận một số nội dung sau: Xem xét kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Chi ủy Chi bộ; các đồng chí:...

Cảnh báo xu hướng gia tăng và trẻ hóa bệnh đột quỵ

(QBĐT) - Là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn phế trên thế giới và tại Việt Nam, bệnh đột quỵ gần đây đang có xu hướng gia tăng và ngày càng trẻ hóa. Tỉnh Quảng Bình cũng không phải là ngoại lệ, khi số bệnh nhân đột quỵ nhập viện cấp cứu gia tăng.   Gia tăng và trẻ hóa bệnh đột quỵ   Ngày 14/1/2025, chị Nguyễn Thị Th. H. (35 tuổi) ở phường Nam Lý...

Cùng tác giả

Họp Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ tháng 02/2025

(Quang Binh Portal) - Chiều ngày 13/02/2025, Tổ Công tác triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số Quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 của Chính phủ (Đề án 06) tổ chức cuộc họp tháng 2/2025. Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Tổ trưởng Tổ Công tác...

Về lại giêng hai – Báo Quảng Bình điện tử

Trăng Nguyên tiêu (QBĐT) - Đọc Nguyên tiêu, gặp lại một vầng trăng Tròn vành vạnh, lung linh ngàn ánh bạc Trăng sáng tỏa từ núi rừng Việt Bắc Vẫn lồng lộng soi đến tận muôn năm. ...

Tinh gọn bộ máy: Tiên phong, gương mẫu vì mục tiêu chung

Tỉnh Quảng Bình đang quyết tâm sắp xếp, tinh gọn bộ máy với mục tiêu tinh-gọn-mạnh-hiệu năng-hiệu lực-hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW.   Trong cuộc “cách mạng” này, không ít người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, phòng ban đã tiên phong, gương mẫu vì mục tiêu chung.   Để cán bộ trẻ phát huy năng lực   Thực hiện tinh giản bộ máy theo chủ trương Nghị quyết số 18-NQ/TW, Ban Tuyên giáo và Ban Dân vận Huyện ủy Minh...

Sẵn sàng cho ngày hội tòng quân

(QBĐT) - Ngày mai, 14/2, cùng với hàng nghìn công dân các địa phương trên địa bàn Quân khu 4, 951 công dân ưu tú quê hương Quảng Bình sẽ lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự, bảo vệ Tổ quốc. Trong khí thế mùa xuân, mùa của vạn vật sinh sôi nảy nở, mùa cây trái đơm hoa, ngày hội tòng quân như càng thêm hương sắc.    Thực hiện kế hoạch của Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS)...

Đề nghị xử lý kỷ luật một số cán bộ Cục Thi hành án dân sự tỉnh

(QBĐT) - Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy vừa họp kỳ thứ 30 xem xét, kết luận một số nội dung quan trọng. Đồng chí Lê Văn Bảo, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy chủ trì kỳ họp.   Tại kỳ họp, UBKT Tỉnh ủy đã xem xét, kết luận một số nội dung sau: Xem xét kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Chi ủy Chi bộ; các đồng chí:...

Cùng chuyên mục

Về lại giêng hai – Báo Quảng Bình điện tử

Trăng Nguyên tiêu (QBĐT) - Đọc Nguyên tiêu, gặp lại một vầng trăng Tròn vành vạnh, lung linh ngàn ánh bạc Trăng sáng tỏa từ núi rừng Việt Bắc Vẫn lồng lộng soi đến tận muôn năm. ...

Cải cách công vụ, công chức đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ

(QBĐT) - Thời gian qua, Thanh tra tỉnh Quảng Bình đã tích cực triển khai nhiều giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả công tác cải cách hành chính (CCHC), trong đó, chú trọng cải cách chế độ công vụ, công chức. Nhờ vậy, nhận thức, trách nhiệm, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức (CB, CC) tại Thanh tra tỉnh ngày càng được nâng lên, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới.   Xác định công...

Ngành Nông nghiệp nỗ lực bứt phá

(QBĐT) - Một trong những nhiệm vụ quan trọng đặt ra của ngành Nông nghiệp tỉnh trong năm 2025 đó là tập trung chỉ đạo sản xuất nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM) theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững. Qua đó, xây dựng nền nông nghiệp xanh, sạch, tuần hoàn, thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm hướng tới xây dựng nền...

Hoạt động rà phá bom mìn trên địa bàn tỉnh tạm dừng do Chính phủ Mỹ dừng viện trợ

(QBĐT) - Ngày 11/2, tin từ Sở Ngoại vụ cho biết, do Chính phủ Hoa Kỳ dừng tài trợ nên hoạt động của các dự án về khắc phục hậu quả bom mìn trên địa bàn tỉnh bị tạm dừng.    Theo đó, ngày 25/1, Chính phủ Hoa Kỳ ban hành sắc lệnh hướng dẫn công tác xem xét các khoản viện trợ nước ngoài do Chính phủ Hoa Kỳ cung cấp, thời gian trong vòng 90 ngày, áp dụng cho...

Thiêng liêng cờ Tổ quốc trên biển

(QBĐT) - Những ngày đầu năm mới 2025, tại các âu tàu ở các cửa sông Roòn, sông Gianh, sông Nhật Lệ…, ngư dân đang hối hả chuẩn bị ngư lưới cụ, lương thực, thực phẩm cho chuyến biển đầu xuân. Trong những vật dụng cần thiết mà ngư dân chuẩn bị cho chuyến hải trình vươn khơi, bám biển, có một vật dụng mà ngư dân coi như “linh vật”, không thể thiếu, đó là lá cờ Tổ...

“Đi trước một bước” để phục vụ sản xuất, kinh doanh

(QBĐT) - Xác định rõ sứ mệnh của ngành Điện cần phải “đi trước một bước” để phục vụ phát. triển kinh tế-xã hội, thời gian qua, Công ty Điện lực Quảng Bình (PC Quảng Bình) nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn, thách thức để thực hiện tốt nhiệm vụ bảo đảm cung ứng điện an toàn, liên tục, ổn định, tin cậy với chất lượng ngày càng tốt hơn...   Thời gian qua, PC Quảng Bình đã tập trung...

Đổi mới sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập

(QBĐT) - Trong học kỳ I năm học 2024-2025, ngành Giáo dục-Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh triển khai các hoạt động giáo dục trong điều kiện khó khăn về biên chế, cơ sở vật chất và ảnh hưởng của thiên tai. Song với sự quyết tâm nỗ lực khắc phục mọi khó khăn, chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên và đạt được nhiều thành tích nổi bật đáng ghi nhận.   Năm học 2024-2025, tổng biên chế được giao...

Vốn tín dụng chính sách góp sức xây dựng nông thôn mới

(QBĐT) - Nhằm hỗ trợ các địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), thời gian qua, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã triển khai giải ngân, cho vay nhiều chương trình tín dụng. Các chương trình này đã hỗ trợ nhiều địa phương sớm hoàn thành tiêu chí về giảm nghèo, thu nhập, nước sạch và môi trường..., qua đó, sớm hoàn thành các tiêu chí để về...

Nghị quyết số 80: “Lợi đơn, lợi kép”-Bài 1: Nỗ lực vì tương lai bản làng

(QBĐT) - Tại kỳ họp thứ 19, HĐND tỉnh khóa XVIII tổ chức vào tháng 12/2024, HĐND tỉnh Quảng Bình đã biểu quyết thông qua Nghị quyết số 80/2024/NQ-HĐND quy định về hỗ trợ tăng thêm tiền ăn cho học sinh học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT), trường phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) và hỗ trợ chi phí sinh hoạt cho sinh viên, học sinh là người dân tộc thiểu số trên...

Lãnh đạo tỉnh kiểm tra tình hình sản xuất nông nghiệp đầu năm

(QBĐT) - Chiều 3/2, đồng chí Đoàn Ngọc Lâm, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đến thăm, kiểm tra tình hình sản xuất nông nghiệp đầu năm tại các địa phương trong tỉnh. Cùng đi có đại diện lãnh đạo các sở, ngành, địa phương liên quan. Đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đoàn Ngọc Lâm và đoàn công tác đã đến thăm, kiểm tra tình hình thực hiện dự...

Tin nổi bật

Tin mới nhất