Powered by Techcity

Mang nặng ân nghĩa Quảng Bình


Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam và 35 năm Ngày hội quốc phòng toàn dân

(QBĐT) – Cựu chiến binh, đại tá Hà Văn Sỹ quê ở xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh. Ông vốn là người lính Trường Sơn năm xưa, chiến đấu và trưởng thành trên đất Quảng Bình khói lửa. Ông là tấm gương về liêm chính, bền bỉ với những việc nghĩa ở cuộc đời. Ông thường tự hào: “Tớ là rể Quảng Bình đấy”.

Người lính đường Trường Sơn huyền thoại

Hà Văn Sỹ sinh ra trong một gia đình nông dân, thuộc dòng họ có truyền thống văn hóa, khoa bảng, yêu nước và cách mạng. Năm 1962, ở độ tuổi 18, ông khoác ba lô lên đường nhập ngũ. Đó là những năm tháng “cả nước hành quân đi đánh giặc”.

Đầu năm 1966, ông được biên chế về Tiểu đoàn vận tải ô tô 90 thuộc Tổng cục Hậu cần, mang mật hiệu “Mũi tên xanh” với nhiệm vụ chở pháo hỏa tiễn ĐKB, thuốc nổ Hexogen và đạn cối 120mm vào chiến trường miền Nam. Từ đó, cuộc đời binh nghiệp gắn bó với tuyến đường chiến lược: Đường Trường Sơn-Hồ Chí Minh huyền thoại.

Hà Văn Sỹ và đơn vị có nhiệm vụ vận chuyển bảo đảm hàng hóa thiết yếu, vũ khí cho Đoàn 559-Bộ Tư lệnh Trường Sơn. Ông đã tham gia nhiều chiến dịch lớn, như: Mậu Thân năm 1968, Đường 9-Nam Lào năm 1971, Xuân-Hè năm 1972, Mùa Xuân năm 1975.

Từ người lính, Hà Văn Sỹ dần dần trưởng thành, được giao nhiệm vụ chỉ huy. Từ 1971, ông là Chính trị viên kiêm Bí thư Đảng ủy Tiểu đoàn ô tô vận tải (D30). Công việc phức tạp, địa bàn hoạt động rộng, hiểm trở, đặc biệt là sự thử thách giữa cái sống và cái chết, ông chia sẻ. Để vượt lên khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ, Hà Văn Sỹ luôn biết mang đến cho chiến sĩ trong đơn vị sự gần gũi, tình thương yêu và sự quan tâm chân tình. Nhờ đồng lòng, quyết tâm, hiệu xuất vận tải của tiểu đoàn luôn đạt 90% trở lên.





Đại tá Hà Văn Sỹ (thứ 2, phải sang) trong một lần diện kiến Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Đại tá Hà Văn Sỹ (thứ 2, phải sang) trong một lần diện kiến Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Đất nước thống nhất, Hà Văn Sỹ được Đảng, Nhà nước, Quân đội cho đi đào tạo và được giao nhiều trọng trách như lãnh đạo Trung đoàn Vận tải ô tô, Phó Cục trưởng kiêm Bí thư Đảng ủy Cục Xăng dầu (Tổng cục Hậu cần). Dù ở cương vị nào trong hoàn cảnh và điều kiện nào ông cũng mang hết tâm sức và trí tuệ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Ông luôn được cấp trên và cán bộ, chiến sĩ đơn vị quý trọng yêu mến và tin tưởng. Ông từng được tặng 3 Huân chương Chiến công các loại, nhiều phần thưởng khác và 3 lần được bầu là chiến sĩ thi đua của Tổng cục Hậu cần.

Là thương binh hạng 3, mỗi khi trái gió trở trời, vết thương cũ lại tái phát, thế nhưng, ông không cho phép mình nghỉ ngơi. Được Đảng bộ phường Phương Mai (Đống Đa, Hà Nội) tín nhiệm, Hà Văn Sỹ tham gia Đảng ủy phường, được phân công làm Trưởng ban Tuyên giáo, sau đó làm Chủ tịch Hội Cựu chiến binh phường… Công việc cứ thế cuốn hút ông, cho đến ngày hôm nay, dẫu bây giờ đã bát thập.

Cuộc tìm kiếm hài cốt cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập

Năm 2024 này kỷ niệm 20 năm tìm ra hài cốt cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập. Tổng Bí thư Hà Huy Tập bị Pháp bắt năm 1938 tại Sài Gòn và 3 năm sau, ngày 28/8/1941, ông bị Pháp xử bắn tại Hóc Môn, Gia Định. Năm đó, ông mới tròn 35 tuổi.

Đại tá Hà Văn Sỹ, một hậu duệ của dòng họ Hà Việt Nam, tự hào vì đây là hoạt động có ý nghĩa nhất mà ông được tham gia. Theo ông Hà Văn Sỹ, tìm hài cốt của cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập không chỉ là mong muốn của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh mà còn là nguyện vọng của con cháu họ Hà. Việc này được đặt ra từ năm 2001, 4 năm sau không có “manh mối” nào khả quan.

Năm 2005, lúc đã nghỉ hưu, tình cờ ông Hà Văn Sỹ gặp một người bạn vừa tìm được hài cốt người thân. Hy vọng được nhen lên. Ông và ông Hà Huy Lợi-một thành viên khác của gia tộc họ Hà bắt đầu vào TP. Hồ Chí Minh, tìm về Hóc Môn để lần theo những vết tích do lịch sử ghi lại.

“Việc đầu tiên của tôi khi tham gia vào việc lớn này là đọc lại lịch sử, tìm tư liệu. Phải nói là rất lờ mờ, dù quyết tâm rất cao”, ông tâm sự. Vừa đọc tài liệu, nghiên cứu lịch sử, vừa tìm đến sự trợ giúp của các nhà ngoại cảm, trong Nam, ngoài Bắc. “Đi lại rất nhiều, toàn tiền túi thôi, đi hết các nghĩa trang ở Hóc Môn, Củ Chi; tới 18 thôn vườn trầu. Tìm dân để hỏi về trường bắn nơi ông Hà Huy Tập và các đồng chí của mình bị Pháp tử hình…”, ông Hà Văn Sỹ kể lại.

Chuyến đi này được người dân tại xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn thông tin có một người đàn ông tên Chín Giỏi-người từng được bà ngoại kể cho nghe chuyện xử tử các chiến sĩ Nam Kỳ. Cả hai ông tìm đến tận nhà ông Chín Giỏi và nhờ ông dẫn đến Bến Tắm Ngựa (thuộc xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn), nơi chôn cất Tổng Bí thư Hà Huy Tập.

Nhờ sự giúp sức của những nhân chứng còn sống tại địa phương, kết hợp với thông tin của một số nhà ngoại cảm, nhất là nhà ngoại cảm ở Quảng Trị, đội tìm kiếm “khoanh vùng” được vị trí cần tìm nằm trong phần công trình phụ của một nhà dân.

Kết thúc đợt 1 giai đoạn tìm kiếm, Hà Văn Sỹ báo cáo với ông Nguyễn Thanh Bình, lúc đó là Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh. Cùng tham gia có GS.TS. Đào Vọng Đức, GS.TS. Phan Thị Phi Phi ở Viện Nghiên cứu tiềm năng con người. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh một mặt báo cáo với Trung ương, một mặt cử ông Đinh Việt, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy tham gia cùng gia tộc họ Hà, cấp giấy giới thiệu để làm việc với các cơ quan, ban, ngành ở TP. Hồ Chí Minh.

“Từ khi xác định được vị trí, chúng tôi đã trực tiếp làm việc với chính quyền xã, huyện và thuyết phục chủ nhà cho khai quật. Thời gian này, đội tìm kiếm nhận được rất nhiều sự hỗ trợ và giúp đỡ từ phía chính quyền địa phương và gia đình có phần đất được xác định có nhiều khả năng sẽ tìm thấy hài cốt cụ Hà Huy Tập”, ông Hà Văn Sỹ cho biết thêm.

Trong suốt thời gian tìm kiếm hài cốt cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập, đội tìm kiếm đã nhận được nhiều tình cảm, sự quan tâm, hỗ trợ và giúp đỡ hết sức nhiệt tình của chính quyền địa phương. Tất cả mọi việc đã sẵn sàng, chỉ chờ ngày bắt tay vào khai quật. Đội tìm kiếm của gia tộc họ Hà quyết định khai quật vào đúng ngày kỷ niệm Nam Kỳ khởi nghĩa.

Đúng 3 giờ 5 phút ngày 22/11/2009, sau khi đã làm lễ, thắp hương, đoàn tìm kiếm đưa máy xúc và bắt đầu đào trong chu vi khoảng 144m2, nơi được cho là “vị trí chính xác”. Ròng rã cả ngày trời, đến khoảng 19 giờ, khi đào xuống độ sâu 2,5m, thì phát hiện hài cốt. 1 giờ 30 phút ngày 23/11/2009, việc tìm kiếm hài cốt cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập kết thúc. Những người có mặt tại hiện trường đều bật khóc.

Sau các nghi lễ ở TP. Hồ Chí Minh, được Đảng và Nhà nước quan tâm, 17 giờ ngày 1/12/2009, chuyên cơ ATR72 của Vietnam Airlines đã chuyển hài cốt của cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập từ TP. Hồ Chí Minh về quê hương ông tại Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh), trong sự chờ đón trang nghiêm và thành kính của người dân nơi đây.

Vĩ thanh

Đại tá Hà Văn Sỹ sống giản dị, thanh liêm, luôn mang trong mình “bầu máu nóng” nhiệt huyết của anh “Bộ đội Cụ Hồ”. Gần 20 năm qua, dẫu được nghỉ hưu ông vẫn hoạt động không ngừng nghỉ, hướng tới cộng đồng. Với ông, đóng góp cho cuộc đời chính là sự trả ân, trả nghĩa.

Những năm tháng trên tuyến lửa Quảng Bình, Hà Văn Sỹ trưởng thành, từ người lính đến chỉ huy. Ông bảo: “Tớ được nhiều huân, huy chương, nhưng phần thưởng lớn nhất có lẽ là gặp được người bạn đời tào khang ở Quảng Bình”. Vợ ông, bà Nguyễn Thanh Vân (khai sinh Nguyễn Thị Vân), vốn là một cô gái làng ở xã Hiền Ninh (Quảng Ninh) sau này là cô giáo ở Tây Trường Sơn, trên đất bạn Lào. Tháng 11/1973, ông bà cưới nhau.

“Tớ vẫn không quên, trong hội trường nơi tổ chức đám cưới có câu khẩu hiệu: Vui duyên mới không quên nhiệm vụ”. Nói rồi ông cười, thơm như mây ngàn, gió núi.

Ngô Đức Hành

 

 



Nguồn: https://www.baoquangbinh.vn/van-hoa/202411/huong-toi-ky-niem-80-nam-ngay-thanh-lap-qdnd-viet-nam-va-35-nam-ngay-hoi-quoc-phong-toan-dan-mang-nang-an-nghia-quang-binh-2222432/

Cùng chủ đề

Đêm nghe gió trở – Báo Quảng Bình điện tử

(QBĐT) - Nhà sát biển. Mỗi sáng, Kiên chỉ cần đi vài bước chân qua khỏi con đường phía trước là đến mép sóng. Đêm, không ngủ được, anh nằm nghe gió trở. Ngoài bãi, mòi nước vỗ vào bờ cát, rất gần mà nghe như rất xa. Con sóng rút ra tít ngoài kia rồi lại cuộn đổ vào bờ. Ì ầm…ì ầm…ì ầm… Tiếng sóng cứ nhẩn nha dội vào đêm vắng tênh, theo lối gió trùm khắp...

Hành trình từ quá khứ đến tương lai

(QBĐT) - Trong đời sống hiện đại, việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa (DSVH) là nhiệm vụ quan trọng để duy trì bản sắc và kết nối các thế hệ. Những nỗ lực từ các tổ chức, địa phương, sự tâm huyết của các nghệ nhân lão luyện và tiếng nói đầy nhiệt huyết từ thế hệ trẻ đang tạo nên một bức tranh đa sắc về hành trình gìn giữ và phát...

Khai mở “mỏ vàng” di sản văn hóa

(QBĐT) - Với lòng tự hào và trách nhiệm, Quảng Bình đang không ngừng nỗ lực gìn giữ và phát huy những di sản quý báu mà cha ông để lại, từ các di tích lịch sử, làng nghề truyền thống đến các loại hình văn hóa phi vật thể. Những giá trị này góp phần làm phong phú thêm sản phẩm du lịch, tạo nền tảng vững chắc để Quảng Bình phát triển du lịch bền vững, kết...

Tôi yêu thành phố – Báo Quảng Bình điện tử

(QBĐT) - Năm 2024, cùng với TP. Cần Thơ và tỉnh Thừa Thiên-Huế, lần đầu tiên Quảng Bình vinh dự là một trong ba tỉnh, thành phố tại Việt Nam xuất sắc lọt vào vòng chung kết và có cơ hội tham gia vào chiến dịch “Tôi yêu thành phố” (We Love Cities) toàn cầu. Đây là chiến dịch truyền thông gắn kết cộng đồng nhằm kêu gọi người dân trên toàn thế giới bình chọn và đề xuất các...

Đồng Hới trong tâm thức nhà thơ Xuân Hoàng

(QBĐT) - Nhà thơ Xuân Hoàng từng ở Thủ đô Hà Nội, cố đô Huế, TP. Hồ Chí Minh nhưng dù ở đâu ông cũng nhớ về Đồng Hới-nơi ông sinh ra và lớn lên, nơi ông từng gắn bó lâu dài và góp phần quan trọng làm nên tên tuổi của ông trên văn đàn. Có thể nói những bài thơ hay nhất, lãng mạn nhất, day dứt nhất của ông là những bài thơ ông viết về...

Cùng tác giả

Đêm nghe gió trở – Báo Quảng Bình điện tử

(QBĐT) - Nhà sát biển. Mỗi sáng, Kiên chỉ cần đi vài bước chân qua khỏi con đường phía trước là đến mép sóng. Đêm, không ngủ được, anh nằm nghe gió trở. Ngoài bãi, mòi nước vỗ vào bờ cát, rất gần mà nghe như rất xa. Con sóng rút ra tít ngoài kia rồi lại cuộn đổ vào bờ. Ì ầm…ì ầm…ì ầm… Tiếng sóng cứ nhẩn nha dội vào đêm vắng tênh, theo lối gió trùm khắp...

4 bảo chứng thành công của phố thương mại “buôn có bạn, bán có phường” tại Vinhomes Golden Avenue

Vị trí siêu kết nối hút dòng khách khổng lồ Yếu tố đầu tiên tạo nên nền móng thành công của Asia Vibe đến từ vị trí đắc địa hiếm có của Vinhomes Golden Avenue. Không chỉ là trung tâm mới của TP Móng Cái, khu đô thị còn tọa lạc tại tâm điểm kết nối của khu vực vùng biên. Cụ thể, Asia Vibe nằm ngay trên trục chính của tuyến cao tốc Móng Cái – Hạ Long – Hải...

Sao vàng lấp lánh trên biển xanh

Tiểu đoàn đảo Cô Tô (thuộc Lữ đoàn Bộ binh phòng thủ đảo 242, Quân khu 3) đóng quân trên địa bàn biên giới, biển, đảo, có vị trí quan trọng đặc biệt. Thời tiết trên huyện đảo Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh) mùa này khắc nghiệt bất thường, ngày thì nắng nóng, đêm lạnh run người, các cơn bão lớn từ Biển Đông luôn rình rập…! Vượt lên khó khăn, cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn đảo Cô...

Hành trình từ quá khứ đến tương lai

(QBĐT) - Trong đời sống hiện đại, việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa (DSVH) là nhiệm vụ quan trọng để duy trì bản sắc và kết nối các thế hệ. Những nỗ lực từ các tổ chức, địa phương, sự tâm huyết của các nghệ nhân lão luyện và tiếng nói đầy nhiệt huyết từ thế hệ trẻ đang tạo nên một bức tranh đa sắc về hành trình gìn giữ và phát...

Khai mở “mỏ vàng” di sản văn hóa

(QBĐT) - Với lòng tự hào và trách nhiệm, Quảng Bình đang không ngừng nỗ lực gìn giữ và phát huy những di sản quý báu mà cha ông để lại, từ các di tích lịch sử, làng nghề truyền thống đến các loại hình văn hóa phi vật thể. Những giá trị này góp phần làm phong phú thêm sản phẩm du lịch, tạo nền tảng vững chắc để Quảng Bình phát triển du lịch bền vững, kết...

Cùng chuyên mục

Đêm nghe gió trở – Báo Quảng Bình điện tử

(QBĐT) - Nhà sát biển. Mỗi sáng, Kiên chỉ cần đi vài bước chân qua khỏi con đường phía trước là đến mép sóng. Đêm, không ngủ được, anh nằm nghe gió trở. Ngoài bãi, mòi nước vỗ vào bờ cát, rất gần mà nghe như rất xa. Con sóng rút ra tít ngoài kia rồi lại cuộn đổ vào bờ. Ì ầm…ì ầm…ì ầm… Tiếng sóng cứ nhẩn nha dội vào đêm vắng tênh, theo lối gió trùm khắp...

Ông cha ta đánh giặc: Nữ dân quân phục kích hạ máy bay địch

Ngày 10/11/1967, phân đội nữ dân quân xã Võ Ninh, huyện Quảng Ninh được trang bị 3 khẩu súng máy phòng không 12,7mm, do Xã đội phó Phạm Thị Phú chỉ huy đã tổ chức trận phục kích tiêu diệt máy bay Mỹ, bảo vệ phà Quán Hàu và các đoàn xe của Quân giải phóng qua địa bàn xã Võ Ninh chi viện cho chiến trường miền Nam ruột thịt.   Sau khi nhận được thông báo của trên và...

Đẩy mạnh truyền thông, nhân rộng mô hình

(QBĐT) - Gia đình, với vai trò là tế bào của xã hội, góp phần giữ gìn và lan tỏa những giá trị văn hóa, đạo đức cốt lõi. Nhận thức sâu sắc về điều này, tỉnh Quảng Bình đã xác định công tác gia đình là một nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược xây dựng đời sống văn hóa và phát triển xã hội bền vững. Tuy nhiên, quá trình thực hiện vẫn gặp phải không ít...

Chuyện làng – Báo Quảng Bình điện tử

(QBĐT) - “Hồi đó đi học về là ra vườn chăm chút cải ngò, hành, tỏi, ngày ngày cần mẫn đo coi cây lớn được từng nào. Rồi mong chờ đến chủ nhật được nghỉ học sẽ theo mẹ đi chợ. Chợ làng nằm bên bến sông, có cây đa rất to quanh năm tỏa bóng. “Hàng hóa” mang theo là rau củ xanh mướt trong chiếc rổ tre, trong khi mẹ dạo chợ thì mình bày dưới gốc...

Cỏ lau miền nhớ – Báo Quảng Bình điện tử

(QBĐT) - Những ngày chạm đông. Heo may về se sắt, từng cơn gió thổi ngược như hắt thêm vào nỗi nhớ những người con xa quê bao nhiêu ngày xa cách. Tôi trở về làng, nơi rơm rạ bùn ruộng nuôi tôi từ tấm bé. Quê đón tôi bằng con đường men theo triền đồi bạt ngàn hoa lá. Tôi đưa mắt kiếm tìm những gì thân thuộc mà bao nhiêu năm qua mình xa cách, rồi vô...

Quy định tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu gia đình, thôn, tổ dân phố văn hóa

(QBĐT) - UBND tỉnh vừa có Quyết định số 45/2024/QĐ-UBND về ban hành quy định tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu "Gia đình văn hóa", "Thôn, tổ dân phố văn hóa", "Xã, phường, thị trấn tiêu biểu" trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Bạn đọc xem nội dung chi tiết TẠI ĐÂY Baoquangbinh.vn Nguồn: https://www.baoquangbinh.vn/van-hoa/202411/quy-dinh-tieu-chuan-xet-tang-danh-hieu-gia-dinh-thon-to-dan-pho-van-hoa-2222553/

Hướng dẫn trình tự, thủ tục, hồ sơ xét tặng danh hiệu gia đình, thôn, tổ dân phố văn hóa; xã, phường, thị trấn...

(QBĐT) - Sở Văn hóa và Thể thao vừa có văn bản số 2273/HD-DVHTT hướng dẫn trình tự, thủ tục, hồ sơ xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Bạn đọc xem nội dung chi tiết TẠI ĐÂY: Baoquangbinh.vn Nguồn: https://www.baoquangbinh.vn/van-hoa/202411/huong-dan-trinh-tu-thu-tuc-ho-so-xet-tang-danh-hieu-gia-dinh-thon-to-dan-pho-van-hoa-xa-phuong-thi-tran-tieu-bieu-2222552/

Gần 450 doanh nghiệp được thành lập mới

(QBĐT) - Cùng với đà phục hồi của nền kinh tế, hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Bình tiếp tục phát triển ổn định. Số lượng doanh nghiệp (DN) thành lập mới trên địa bàn và số vốn đăng ký có chiều hướng tăng. Theo thống kê, trong 10 tháng năm 2024, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã cấp mới giấy chứng nhận đăng ký DN cho 447 DN, với số vốn đăng ký...

Công bố tình huống khẩn cấp về sạt lở đất và lũ quét tại bản Tân Ly

(QBĐT) - Ngày 16/11, thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh cho biết, UBND tỉnh vừa ban hành quyết định công bố tình huống khẩn cấp về sạt lở đất và lũ quét tại bản Tân Ly, xã Lâm Thủy (Lệ Thủy). Theo đó, khu vực núi phía sau bản Tân Ly có địa hình dốc cao, địa chất phức tạp. Do ảnh hưởng bão số 6 và đợt mưa lũ sau bão, tại khu vực này đã xảy ra hiện tượng sạt...

Cây dầu – Báo Quảng Bình điện tử

(Thương tiếc kính tặng cố nhà thơ Trần Quang Đạo) (QBĐT) - Từ vườn ông bà ngoại qua nhà cậu Khoa cách một vòng nương, một cái cầu gỗ nhỏ. Nhìn qua hai vạt ruộng, cây dầu lai đứng đó. Những đứa trẻ xóm 4 thì thầm với vẻ trịnh trọng bí mật, cây có chừng cả trăm tuổi! Cây dầu tán rộng màu xanh lục đậm pha ánh vàng của nắng như nhát cọ hồn nhiên giữa trời xanh mây...

Tin nổi bật

Tin mới nhất