Powered by Techcity

Lớp học đặc biệt… – Báo Quảng Bình điện tử


(QBĐT) – Buổi sáng, những thanh âm trong trẻo của tiếng giảng bài, tiếng đánh vần, tập đọc xen lẫn tiếng cười giòn tan của cô và trò vang lên từ nhà văn hóa bản Khe Giữa, xã Ngân Thủy (Lệ Thủy) đã phá tan màn sương đang giăng đầy lưng núi ở phía xa cánh rừng đại ngàn. Nơi đây, đang có một lớp học đặc biệt diễn ra với đích đến là quyết tâm học lấy con chữ để hiện thực hóa những ước mơ cho tương lai…

Cô và trò đặc biệt…

Tập vở mới còn thơm mùi giấy được các học viên đặt ngay ngắn ở trên bàn, những bàn tay chai sạn, thô ráp, cứng nhắc, lâu nay vốn chỉ quen với cái cuốc, con dao và chiếc gùi trên lưng giờ cảm thấy bỡ ngỡ dưới bàn tay nắn nót chỉ bảo từng nét chữ, con số của các cô giáo. Bởi điều kiện, hoàn cảnh còn nhiều khó khăn nên một số bà con Bru-Vân Kiều ở bản Khe Giữa không biết con chữ. Giờ, họ đã yên bề gia thất, tuổi đã lớn, trí nhớ kém, thậm chí có người đã lên chức bà ngoại nhưng những ngày cuối tuần vẫn tranh thủ đến lớp “xóa mù” để học tập.

Lớp học đặc biệt này có 19 học viên, đa số thuộc lứa tuổi trung niên, có người từng sinh sống ở Lào nhưng vượt lên tất cả, họ đến lớp với niềm háo hức, đam mê vì được học con chữ với mong muốn hết sức giản đơn là biết viết tên mình để không phải điểm chỉ, cách tính toán các con số để áp dụng vào đời sống hàng ngày. Và xa hơn, họ muốn nâng cao nhận thức, từ đó có nếp nghĩ mới, cách làm mới, xây dựng cuộc sống của chính mình ngày càng tiến bộ, no ấm.





Lớp học đặc biệt ở bản Khe Giữa, xã Ngân Thủy (Lệ Thủy).
Lớp học đặc biệt ở bản Khe Giữa, xã Ngân Thủy (Lệ Thủy).

Bà Hồ Thị Hồng (SN 1974) ở bản Khe Giữa đã lên chức bà ngoại được mấy năm nay. Trong gia đình bà, người học ít nhất cũng dừng lại đến hết lớp 9. Bà Hồng từng theo học con chữ từ cuối những năm 90, nhưng giờ con chữ đã rơi rụng hết nên phải bắt đầu lại từ đầu. Với bà Hồng, thời điểm này đến lớp học con chữ thực sự khó khăn hơn, bởi tuổi đã lớn, mắt mờ, trí nhớ kém. Dù vậy, bà vẫn rất chăm chỉ đến lớp. Sau 6 buổi học, bà Hồng đã biết đọc, biết viết, biết ghép chữ…

“Hàng ngày, mình phải đi bóc vỏ keo thuê, làm nương, khi xong việc lại phải vào rừng hái măng về bán để kiếm kế sinh nhai. Với mình, việc học khó thật, dù cầm bút, cầm phấn không nặng như cầm cuốc, vác gùi. Buổi đầu chưa quen, khi mình viết, tay đều bị cứng, mỏi, nay mình đã dần quen rồi…”, bà Hồng bộc bạch.

Chị Hồ Thị Leo (SN 1993) ở bản Khe Giữa chia sẻ, từ nhỏ đến giờ chị chưa bao giờ được đi học nên rất thích. Trước đây, chị sống với gia đình bố mẹ ở bản Avin (Lào). Năm 2012, chị lập gia đình có chồng là người ở bản Khe Giữa nên chuyển về đây sinh sống. Do không biết chữ nên những lần đi vay vốn ngân hàng, nhận tiền hỗ trợ cho các con chị Leo đều phải điểm chỉ.

“Tháng 9 vừa rồi, mình được vận động đi học chữ để biết viết, biết ghi tên, biết cộng trừ. Không biết chữ đi đâu cũng khó, đến cái tên cha mẹ đặt cho cũng không biết viết. Đến nay, mình đã biết một số mặt chữ, con số nên cảm thấy vui lắm. Cảm ơn các cô giáo đã dạy cho mình biết được con chữ, mình sẽ cố gắng học tập tốt hơn nữa…”, chị Leo cho hay.

Lớp học đặc biệt ở bản Khe Giữa có hai cô giáo của Trường phổ thông Dân tộc bán trú tiểu học và THCS Ngân Thủy đứng lớp. Họ đều là người dân tộc thiểu số Bru-Vân Kiều sinh sống ở bản Km14 (Ngân Thủy). Cứ vào những ngày cuối tuần, các cô lại chạy xe hơn 10km vào bản Khe Giữa để dạy chữ.




“Lâu nay, khi triển khai các mô hình phát triển kinh tế, bà con chỉ biết lắng nghe, không biết vận dụng, cán bộ địa phương phải “bắt tay, chỉ việc”. Vì vậy, công tác tuyên truyền vận động ở các lĩnh vực gặp rất nhiều khó khăn. Nay, bà con theo học con chữ sẽ có tương lai rộng mở hơn…”, Chủ tịch UBND xã Ngân Thủy Hồ Văn Núi khẳng định.

Cô giáo Hồ Thị Phố (SN 1989), người có thâm niên gần 10 năm trong nghề giáo, trực tiếp tham gia đứng lớp cũng có hoàn cảnh đặc biệt. Gia đình cô Phố có 3 ba người con, chồng cô lại công tác ở một xã miền núi khác của huyện Lệ Thủy. Cuối tuần, cũng là dịp để gia đình đoàn tụ, sum vầy nhưng cô Phố gác lại niềm riêng để vào bản Khe Giữa dạy chữ.

“Với những học sinh đặc biệt này dù tuổi đã lớn nhưng tất cả phải bắt đầu như học sinh mầm non, song buổi học nào họ cũng chuyên cần, chăm chỉ học tập, sẵn sàng hỏi những điều chưa biết. Nhiều lúc truyền đạt kiến thức, bản thân tôi phải dùng tiếng bản địa để giải thích cho họ hiểu…”, cô giáo Hồ Thị Phố nhận xét.

Cô giáo Nguyễn Thị Hồng Hoa (SN 1989), người Bru-Vân Kiều cũng có 2 đứa con nhỏ, đứa lớn nhất chưa được 4 tuổi, đứa nhỏ chưa tròn 1 tuổi. Với tình yêu nghề và đóng góp sức cho quê hương, để có thời gian lên lớp, cô Hoa phải thuê người trông giữ các con để vào bản Khe Giữa dạy chữ…

Con chữ mở rộng tương lai…

Chủ tịch UBND xã Ngân Thủy Hồ Văn Núi bảo rằng, người Bru-Vân Kiều ở đây có gốc gác tận Quảng Trị. Bản Khe Giữa có hơn 150 hộ, hơn 530 nhân khẩu và cuộc sống chủ yếu dựa vào hơn 10ha lúa nước, trồng rừng. Bởi, không có nhiều đất sản xuất, dân bản Khe Giữa phải đi làm thuê, trồng keo, tràm thuê và dựa vào rừng. Tỷ lệ hộ đói, nghèo ở đây vẫn còn cao so với bình quân toàn xã…

“Trước đây, vì điều kiện quá khó khăn, các lớp thế hệ dân bản Khe Giữa nhiều người không được đi học, đến trường nên không biết chữ. Giờ, được sự quan tâm của các cấp, lớp học “xóa mù” chữ được mở ra, bà con đã mạnh dạn đăng ký đi học. Lớp học được bố trí vào các ngày nghỉ cuối tuần nên không ảnh hưởng đến công việc thường ngày…”, Chủ tịch UBND xã Ngân Thủy cho biết thêm.





Cô giáo hướng dẫn học viên viết chữ.
Cô giáo hướng dẫn học viên viết chữ.

Cô giáo Hồ Thị Phố chia sẻ, lớp học đặc biệt này được tổ chức từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Thời gian tổ chức lớp học là một năm với hơn 1.000 tiết học. Mục đích cuối cùng của lớp học hướng đến là bà con phải biết đọc, biết viết, biết tính toán…

“Khi tham gia dạy tại lớp học đặc biệt này, tôi phải xây dựng phương pháp giảng dạy làm sao ngắn gọn, súc tích, phù hợp nhất để học viên dễ nắm bắt. Những buổi đầu đến lớp, những bàn tay lâu nay chỉ quen với cầm cuốc, vác gùi, giờ lại ngồi một chỗ để nắn nót từng nét chữ, từng con số, cho thấy ý chí quyết tâm, tinh thần học tập suốt đời của những học viên đặc biệt này…”, cô Hồ Thị Phố cho hay.

Bà Hồ Thị Hồng người lớn tuổi nhất lớp học cho rằng, có được con chữ là tự giúp mình và phục vụ đắc lực cho hoạt động hàng ngày cũng như lao động, sản xuất; đồng thời tuyên truyền, vận động, hướng dẫn cho bà con các cách làm hay, mô hình phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo… 

Ngọc Hải



Nguồn: https://www.baoquangbinh.vn/giao-duc/202410/lop-hoc-dac-biet-2221749/

Cùng chủ đề

Dự án cấp điện lưới 2 xã Tân Trạch, Thượng Trạch: Tiến hành đóng điện đợt 2

(QBĐT) - Ngày 24/10, ông Nguyễn Việt Hà, Phó Giám đốc Sở Công thương cho biết: Sở vừa phối hợp với Công ty Điện lực Quảng Bình và các đơn vị liên quan tiến hành đóng điện đợt 2: Khôi phục cấp điện các xã Tân Trạch, Thượng Trạch (Bố Trạch) và đóng điện tuyến đường dây xây dựng mới đến trạm biến áp (TBA) bản 61, xã Thượng Trạch.   Hiện tại, dự án đã đóng điện đường dây trục...

Đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật

(QBĐT) - Chiều 24/10, tiếp tục nội dung chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Tổ đại biểu Quốc hội (ĐBQH) 12 gồm đại biểu các tỉnh Quảng Bình, Hưng Yên, Ninh Bình, Bắc Kạn đã tiến hành thảo luận tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) và dự án Luật Dữ liệu. Điều hành phiên thảo luận tổ, đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên...

Hợp tác chặt chẽ, toàn diện, hỗ trợ cùng phát triển

(QBĐT) - Chiều 24/10, tại TP. Đồng Hới, Sở Lao động-Thương binh-Xã hội (LĐ-TB-XH) Quảng Bình và Sở Lao động và Phúc lợi xã hội (LĐ-PLXH) tỉnh Khăm Muồn (Lào) tổ chức hội đàm, ký kết biên bản ghi nhớ lần thứ I, giai đoạn 2024-2026. Tham dự có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan của hai tỉnh Quảng Bình và Khăm Muồn. Tại hội đàm, Sở LĐ-TB-XH Quảng Bình và Sở LĐ-PLXH Khăm...

Trách nhiệm dài hạn, lợi ích bền vững

(QBĐT) - Từ những chương trình hỗ trợ như “Người Quảng Bình góp cá gửi TP. Hồ Chí Minh” đến việc giúp đỡ đồng bào chịu ảnh hưởng bởi thiên tai, hỗ trợ cộng đồng… các doanh nghiệp du lịch Quảng Bình đã kiên trì thực hiện sứ mệnh xã hội đầy ý nghĩa trong nhiều năm qua. Những hành động này không chỉ là sự sẻ chia thiết thực mà còn ghi dấu ấn sâu sắc, thể hiện...

Những trận chiến lịch sử ở cửa biển Nhật Lệ thời Trịnh-Nguyễn phân tranh

(QBĐT) - Cửa biển Nhật Lệ từng diễn ra những trận chiến khốc liệt thời Trịnh-Nguyễn phân. tranh vang danh trong lịch sử. Trận đánh đầu tiên ở cửa Nhật Lệ diễn ra vào tháng 3 âm lịch năm Đinh Mão (1627). Khi Trịnh Tráng dẫn vua Lê đi, mượn cớ là đi xem xét địa phương nhưng lại cho quân thủy, bộ tiến đánh. Tướng Trịnh là Trịnh Khải đặt dinh ở Bắc cửa sông Nhật Lệ. Chúa Nguyễn...

Cùng tác giả

Công điện của Bộ trưởng Bộ GDĐT về việc chủ động ứng phó với bão số 6

Công điện nêu rõ: Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, hồi 7 giờ ngày 23/10, cơn bão số 6 (TRAMI), có vị trí tâm ở vào khoảng 15,7 độ Vĩ Bắc; 124,6 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông đảo Luzon (Philippines). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75 – 88 km/giờ), giật cấp 11; di chuyển theo hướng Tây Bắc, tốc độ khoảng 20 km/giờ. Dự báo...

Các tỉnh từ Quảng Ninh đến Bình Thuận cân nhắc cho học sinh nghỉ tránh bão số 6

Trong công điện gửi tới Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận tối 24/10, Bộ GD&ĐT yêu cầu các địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão và mưa lớn. Đồng thời, tổ chức trực ban 24/24 giờ, thực hiện phương châm “bốn tại chỗ”; thường xuyên giữ liên hệ với các cơ quan chức năng, lực lượng cứu hộ để có phương án ứng phó kịp thời. “Các địa phương...

Dự án cấp điện lưới 2 xã Tân Trạch, Thượng Trạch: Tiến hành đóng điện đợt 2

(QBĐT) - Ngày 24/10, ông Nguyễn Việt Hà, Phó Giám đốc Sở Công thương cho biết: Sở vừa phối hợp với Công ty Điện lực Quảng Bình và các đơn vị liên quan tiến hành đóng điện đợt 2: Khôi phục cấp điện các xã Tân Trạch, Thượng Trạch (Bố Trạch) và đóng điện tuyến đường dây xây dựng mới đến trạm biến áp (TBA) bản 61, xã Thượng Trạch.   Hiện tại, dự án đã đóng điện đường dây trục...

Đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật

(QBĐT) - Chiều 24/10, tiếp tục nội dung chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Tổ đại biểu Quốc hội (ĐBQH) 12 gồm đại biểu các tỉnh Quảng Bình, Hưng Yên, Ninh Bình, Bắc Kạn đã tiến hành thảo luận tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) và dự án Luật Dữ liệu. Điều hành phiên thảo luận tổ, đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên...

Hợp tác chặt chẽ, toàn diện, hỗ trợ cùng phát triển

(QBĐT) - Chiều 24/10, tại TP. Đồng Hới, Sở Lao động-Thương binh-Xã hội (LĐ-TB-XH) Quảng Bình và Sở Lao động và Phúc lợi xã hội (LĐ-PLXH) tỉnh Khăm Muồn (Lào) tổ chức hội đàm, ký kết biên bản ghi nhớ lần thứ I, giai đoạn 2024-2026. Tham dự có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan của hai tỉnh Quảng Bình và Khăm Muồn. Tại hội đàm, Sở LĐ-TB-XH Quảng Bình và Sở LĐ-PLXH Khăm...

Cùng chuyên mục

Đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật

(QBĐT) - Chiều 24/10, tiếp tục nội dung chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Tổ đại biểu Quốc hội (ĐBQH) 12 gồm đại biểu các tỉnh Quảng Bình, Hưng Yên, Ninh Bình, Bắc Kạn đã tiến hành thảo luận tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) và dự án Luật Dữ liệu. Điều hành phiên thảo luận tổ, đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên...

Những trận chiến lịch sử ở cửa biển Nhật Lệ thời Trịnh-Nguyễn phân tranh

(QBĐT) - Cửa biển Nhật Lệ từng diễn ra những trận chiến khốc liệt thời Trịnh-Nguyễn phân. tranh vang danh trong lịch sử. Trận đánh đầu tiên ở cửa Nhật Lệ diễn ra vào tháng 3 âm lịch năm Đinh Mão (1627). Khi Trịnh Tráng dẫn vua Lê đi, mượn cớ là đi xem xét địa phương nhưng lại cho quân thủy, bộ tiến đánh. Tướng Trịnh là Trịnh Khải đặt dinh ở Bắc cửa sông Nhật Lệ. Chúa Nguyễn...

Các nhà thơ quê hương Quảng Bình viết về mẹ

(QBĐT) - Năm 1965, khi tôi mới học xong lớp 8 (tương đương với lớp 10 bây giờ) thì mẹ tôi mất vì bom đạn chiến tranh. Từ đó, hình ảnh mẹ luôn ám ảnh trong tâm thức của tôi. Hễ đọc được bài thơ nào hay viết về mẹ là tôi lặng lẽ chép vào sổ tay. Tôi nhớ nằm lòng những câu: Cả đời đi gió đi sương/Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi (Mẹ ốm-Trần...

Kết nối giao thương giữa hai tỉnh Quảng Bình và Lâm Đồng

(QBĐT) - Sáng 22/10, tại TP. Đồng Hới đã diễn ra hội nghị kết nối giao thương mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm giữa hai tỉnh Quảng Bình và Lâm Đồng năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo Sở Công thương, Hiệp hội Doanh nghiệp; các cơ sở sản xuất (CSSX) công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, trung tâm thương mại, siêu thị, nhà phân phối, cửa hàng tiện ích… của hai tỉnh Quảng Bình và...

Lời mùa thu – Báo Quảng Bình điện tử

Tự khúc của em (QBĐT) - Đêm mùa thu, tôi đi cùng em. Trăng mờ. Gió mát. Em nói với tôi rằng "Với em thì mùa nào cũng như mùa nào. Ngày hai ca, chiều...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy trao tặng 1 tỷ đồng cho Quỹ Khuyến học tỉnh

(QBĐT) - Sáng 19/10, đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh đã trao tặng Quỹ Khuyến học tỉnh số tiền 1 tỷ đồng. Tham dự có đồng chí Nguyễn Minh Tâm, Tỉnh ủy viên, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh; đại diện lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy. Tại buổi trao tặng, lãnh đạo Hội Khuyến học tỉnh cho biết, toàn tỉnh hiện...

Điểm đến an toàn năm 2024

(QBĐT) - Chiều 18/10, tại Công ty CP Việt Trung (thị trấn Nông trường Việt Trung, Bố Trạch) đã diễn ra trận thứ nhất cuộc thi “Điểm đến an toàn năm 2024” với chủ đề “Sau giờ tan ca”. Cuộc thi do Ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh chủ trì, Đài Phát thanh-Truyền hình Quảng Bình, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh và Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh phối hợp tổ chức. Tham dự có...

Hợp tác trong các lĩnh vực tư pháp

(QBĐT) - Sáng 18/10, tại TP. Đồng Hới, Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Quảng Bình tổ chức hội đàm trao đổi kinh nghiệm và ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác trong các lĩnh vực tư pháp với TAND tỉnh Khăm Muồn, TAND tỉnh Sạ-vẳn-na-khệt (Nước CHDCND Lào).   Chủ trì buổi hội đàm có các đồng chí: Nguyễn Hữu Tuyến, Chánh án TAND tỉnh; Kiêng Sắc Bun Tha Vông, Chánh án TAND tỉnh Sạ-vẳn-na-khệt; Nu Căn Su Văn...

Họ Trần Dưới-“viên ngọc” của đất học La Hà

(QBĐT) - Trong “bát danh hương” nổi tiếng về đất học “Sơn-Hà-Cảnh-Thổ-Văn-Võ-Cổ-Kim”, có làng La Hà thuộc xã Quảng Văn (TX. Ba Đồn). Ngày 9/9/2024, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2567/QĐ-UBND công nhận nhà thờ họ Trần Dưới La Hà là di tích lịch sử cấp tỉnh. Vậy nhà thờ họ Trần Dưới thờ ai mà được công nhận danh hiệu mang giá trị này? Vài nét về dòng họ Trần Dưới Làng La Hà hiện có gần...

Cơ bản hoàn thành Khu lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp

(QBĐT) - Dự án Khu lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp (giai đoạn 1) tại thôn An Xá, xã Lộc Thủy (Lệ Thủy) được HĐND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 27/NQ-HĐND, ngày 29/10/2021 và UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng tại Quyết định số 4298/QĐ-UBND, ngày 24/12/2021, dự án có tổng vốn đầu tư gần 36 tỷ đồng, sau một thời gian thi...

Tin nổi bật

Tin mới nhất