Powered by Techcity

Làng du lịch… không ồn ã


(QBĐT) – Khi Tân Hóa-một vùng quê “rốn lũ” của huyện Minh Hóa được Tổ chức Du lịch thế giới vinh danh là Làng du lịch tốt nhất năm 2023, đã có nhiều thắc mắc và cả những tranh luận. Hoạt động du lịch không phát triển rộn ràng như nhiều làng du lịch cộng đồng khác nhưng vì sao Tân Hóa vẫn “chạm tay” vào giải thưởng danh giá này? Và điều gì nơi làng quê bé nhỏ giữa bốn bề núi đá lại có sức hấp dẫn mạnh mẽ với du khách gần xa?





Cuộc sống lao động của người dân Tân Hóa.
Cuộc sống lao động của người dân Tân Hóa.

Ý tưởng về giải thưởng Làng du lịch tốt nhất của UNWTO

 

Trong bài phát biểu nhân dịp công bố giải thường Làng du lịch tốt nhất (BTV) của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) năm 2023 tại Uzbekristan, ông Zurab Pololikashvili, Tổng thư ký UNWTO đã nói về lý do và động lực để UNWTO hình thành giải thưởng và xây dựng mạng lưới làng du lịch tốt nhất thế giới.

 

Trong bài phát biểu, ông đã nhấn mạnh rằng, với tốc độ của đô thị hóa nhanh chóng như hiện nay thì những ngôi làng truyền thống sẽ dần biến mất cùng những di sản và phong tục tập quán. Thế hệ con cháu của chúng ta sẽ không có cơ hội biết về những ngôi làng ở nông thôn, nơi ông cha họ đã từng sinh ra và có một thời tuổi tuổi thơ đẹp đẽ.

 

Sáng kiến BTV của UNWTO ra đời từ năm 2021, là một phần trong chương trình phát triển du lịch vùng nông thôn của UNWTO. Mục đích của sáng kiến là biến du lịch trở thành một động lực tích cực nhằm chuyển đổi, phát triển nông thôn và phúc lợi cộng đồng. Từ đó nâng cao vai trò của du lịch trong nâng cao giá trị và bảo vệ các làng nông thôn có cảnh quan đẹp, xây dựng hệ thống kiến thức, sinh học và văn hóa liên quan tính đa dạng, giá trị và hoạt động địa phương.

 

Vinh danh những ngôi làng đặc biệt

 

UNWTO không có chủ trương vinh danh những ngôi làng có du lịch phát triển hay những ngôi làng đã nổi tiếng trên toàn thế giới, thay vào đó là những làng du lịch phù hợp với các tiêu chí phát triển bền vững của Liên hợp quốc.





Làng Tân Hóa nhận giải Làng du lịch tốt nhất năm 2023 của UNWTO.
Làng Tân Hóa nhận giải Làng du lịch tốt nhất năm 2023 của UNWTO.

Trong đó, dân số của làng không quá 15.000 người, nằm trong những khu vực có cảnh quan thiên nhiên đặc sắc và có sự hiện diện của việc bảo tồn văn hóa, phong tục tập quán của địa phương, có sự chia sẻ giá trị cộng đồng và lối sống.

 

Năm 2022, có tổng số 32 làng du lịch từ 18 nước trên khắp thế giới đã được công nhận và trao giải thưởng. Năm 2023 có 260 làng du lịch từ 60 nước trên thế giới tham gia giải thưởng này. Tân Hóa là làng duy nhất của Việt Nam được UNWTO bầu chọn trong tổng số 54 làng trên thế giới được trao giải thưởng năm nay.

 

Giải thưởng này đặc biệt vì nó không phải nhận xong là chấm hết. Ngược lại, khi một làng đạt được giải thưởng BTV, tức là làng đó cũng trở thành thành viên của mạng lưới BTV toàn cầu. Đây là nơi để trao đổi kinh nghiệm, cơ hội và các phương pháp tốt, học hỏi giữa các thành viên. Mạng lưới cũng mở cửa cho các chuyên gia và đối tác trong cả công và tư nhân đóng góp vào việc thúc đẩy du lịch như một động lực cho phát triển nông thôn.

 

Để tìm ra chủ nhân xứng đáng nhất với giải thưởng danh giá này, UNWTO đã thành lập hội đồng chấm giải gồm các chuyên gia về phát triển bền vững, đại diện cho các trường đại học và viện nghiên cứu hàng đầu về phát triển du lịch. Tiêu chí đánh giá sẽ tập trung vào 9 lĩnh vực: Tài nguyên văn hóa và thiên nhiên; phát huy và bảo tồn tài nguyên văn hóa; tính bền vững kinh tế; tính bền vững xã hội; tính bền vững môi trường; phát triển du lịch và tích hợp chuỗi giá trị; quản trị và ưu tiên du lịch; cơ sở hạ tầng và kết nối; sức khoẻ, an toàn và an ninh. 

 

Vì sao Tân Hóa đạt giải?

 

Để Tân Hóa trở thành làng duy nhất của Việt Nam ghi danh vào những Làng du lịch tốt nhất năm 2023 là cả một hành trình dài hơi với sự định hướng và đầu tư bài bản theo chuẩn của UNWTO.





Cuộc sống yên bình của làng quê Tân Hóa.
Cuộc sống yên bình của làng quê Tân Hóa.

Theo đánh giá của UNWTO, Tân Hóa nhận được giải thưởng danh giá này trước hết bởi tính thích nghi với các mùa. Là địa phương luôn được biết đến là vùng “rốn lũ” nhưng từ năm 2017 đến nay, với sự đầu tư, hỗ trợ của Oxalis, các hoạt động du lịch tại Tân Hóa đã hướng đến khả năng thích ứng với thời tiết.

 

Từ việc điều chỉnh mốc thời gian phù hợp, an toàn cho các tour khám phá hệ thống hang động Tú Làn đến việc ra đời mô hình homestay thích ứng thời tiết từ chính các căn nhà nổi của người dân. Sự thay đổi này đã tạo dấu ấn đậm nét, riêng có cho du lịch Tân Hóa, cũng chính là điều tạo nên sức hút đặc biệt cho du lịch địa phương này. 

 

Như các tiêu chí mà UNWTO đưa ra, Tân Hóa coi việc bảo tồn văn hóa địa phương là một trong những ưu tiên hàng đầu. Đi qua bao đổi dời của thời cuộc, những nét văn hóa truyền thống, phong tục tập quán gắn bó với người Tân Hóa từ lâu đời vẫn được bảo tồn, gìn giữ cho đến hôm nay. Ngoài ra, một trong những lý do để Tân Hóa vượt qua nhiều đối thủ đến từ nhiều quốc gia trên thế giới chính là việc địa phương khuyến khích người dân tự kinh doanh độc lập và trở thành một phần của chuỗi cung ứng du lịch.

 

Trong định hướng phát triển của Oxalis luôn xác định người dân chính là đối tác chứ không phải là đối tượng cần nhận hỗ trợ. Tại Tân Hóa, người dân tham gia vào nhiều hoạt động dịch vụ du lịch khác nhau và là mắt xích quan trọng góp phần tạo nên giá trị dịch vụ phục vụ du khách.





Du khách nước ngoài trải nghiệm đâm pồi tại nhà dân.
Du khách nước ngoài trải nghiệm đâm pồi tại nhà dân.

Kể từ khi đạt giải, Tân Hóa thường xuyên đón các đoàn tham quan, học hỏi kinh nghiệm làm du lịch đến từ nhiều nơi trên cả nước. Họ thích thú bởi những nét đặc trưng của làng quê Tân Hóa và coi đây như một mô hình cần được quan tâm nhân rộng. 

 

Làng du lịch yên bình

 

Sau sức nóng của hàng loạt sự kiện BTV, du khách nước ngoài đến với Tân Hóa ngày càng nhiều hơn. Không chỉ dừng lại ở việc khám phá hệ thống hang động, họ thích thú với những trải nghiệm bình dị ở như đạp xe, thưởng thức ẩm thực địa phương hay đơn giản là nhìn ngắm cuộc sống lao động thường ngày của người dân bản địa.

 

Du lịch cộng đồng ở Tân Hóa cũng đang từng ngày tạo được ấn tượng, khi ngoài thưởng thức các món ăn dân dã, du khách nước ngoài còn được trải nghiệm đâm pồi, nghe kể về đời sống và phong tục tập quán của địa phương.

 

Mọi trải nghiệm đều mang đến những giá trị khác biệt, tạo nên sức hút cho khách du lịch khi đặt chân đến làng quê này. Anh Mike Hilton, du khách đến từ Mỹ chia sẻ: “Sau một ngày khám phá hang động, tôi đã dành thêm một ngày nữa để đạp xe vòng quanh ngôi làng. Nơi đó, những cánh đồng, làng mạc thực sự hấp dẫn tôi bởi sự yên bình. Với tôi, dành một ngày để trải nghiệm cuộc sống ở làng quê này chính là một trải nghiệm vô cùng giá trị và đáng nhớ”. 





Làng quê Tân Hóa vẫn giữ được không gian xanh mang lại cảm giác yên bình cho du khách.
Làng quê Tân Hóa vẫn giữ được không gian xanh mang lại cảm giác yên bình cho du khách.

Trước khi là BTV, Tân Hóa đã manh nha các hoạt động du lịch từ hơn 10 năm trước. Đến nay, dù sức nóng của giải thưởng đã thu hút sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước nhưng Tân Hóa vẫn giữ được nét bình yên vốn sẵn. Khoác lên “tấm áo” làng du lịch tốt nhất nhưng nơi đây không có cảnh chộn rộn, ồn ã, không có cảnh tranh giành, giá cả “chặt chém” như thường thấy tại các làng du lịch khác.

 

Cuộc sống bình yên vẫn chảy trôi như trước nay vẫn vậy. Người dân vẫn sống cuộc đời bình dị bên trong những căn nhà nổi đặc trưng. Với họ, dù có là cư dân của làng du lịch tốt nhất hay không thì họ vẫn làm du lịch bằng tất cả tấm chân tình, sự đôn hậu, chân chất vốn sẵn.

 

Nếu bạn đến Tân Hóa mà vẫn thấy ngôi làng bình yên, không xáo trộn, trải nghiệm dịch vụ với mức giá bình thường thì đó chính là phát triển bền vững. Trong tương lai, số lượng khách đến Tú Làn, đến Tân Hóa sẽ tăng nhưng mức độ chậm và vừa phải để bảo đảm tính bền vững ấy.

 

Làm du lịch nhưng không làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân, không làm biến dạng hay quá tải cho ngôi làng, không gây ảnh hưởng đến môi trường. Đó chính là chỉ dấu du lịch bền vững theo tiêu chuẩn của UNWTO.

Diệu Hương

Ảnh: Oxalis Adventure



Nguồn

Cùng chủ đề

Đánh giá, thẩm định TP. Đồng Hới và TX. Ba Đồn hoàn thành xây dựng nông thôn mới

(QBĐT) - Ngày 7/2, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021-2025 tổ chức họp Hội đồng thẩm định Trung ương về đề nghị công nhận TP. Đồng Hới và TX. Ba Đồn hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM).   Dự và chủ trì có đồng chí Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch Hội đồng thẩm định...

Mùa gieo hạt… – Báo Quảng Bình điện tử

(QBĐT) - Những ngày tháng chạp, nắng lên rất ít, những tia nắng hiếm hoi, hoe vàng nhè nhẹ ngoài sân như chỉ vừa đủ làm vàng một cánh hoa cải. May quá, trời không mưa, thêm chút gió phơ phất thổi nên sân nhà khô khén. Những lúc này, mẹ tận dụng mang hạt giống ra phơi. Vừa đổ hạt, mẹ vừa thủ thỉ: “Chờ một chút nữa thôi, ra giêng sẽ gieo hạt”.   Tháng giêng, trời nồm ẩm,...

Xung kích trong chuyển đổi số

(QBĐT) - Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong chuyển đổi số (CĐS), thời gian qua, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh đã triển khai nhiều công trình, phần việc thiết thực, tạo khí thế thi đua sôi nổi trong đoàn viên, thanh niên (ĐVTN). Những kết quả đạt được đã góp phần tích cực vào nhiệm vụ CĐS của tỉnh.   Theo Bí thư Tỉnh đoàn Đặng Đại Bàng, nhận thức được tầm quan trọng của CĐS,...

Đổi mới sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập

(QBĐT) - Trong học kỳ I năm học 2024-2025, ngành Giáo dục-Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh triển khai các hoạt động giáo dục trong điều kiện khó khăn về biên chế, cơ sở vật chất và ảnh hưởng của thiên tai. Song với sự quyết tâm nỗ lực khắc phục mọi khó khăn, chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên và đạt được nhiều thành tích nổi bật đáng ghi nhận.   Năm học 2024-2025, tổng biên chế được giao...

Rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ kết quả trong thực hiện chuyển đổi số

(QBĐT) - Chiều 6/2, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số (CĐS) chủ trì phiên họp lần thứ 10 tổng kết hoạt động của Ủy ban và Đề án 06 về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ CĐS quốc gia năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.   Cùng dự...

Cùng tác giả

Đánh giá, thẩm định TP. Đồng Hới và TX. Ba Đồn hoàn thành xây dựng nông thôn mới

(QBĐT) - Ngày 7/2, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021-2025 tổ chức họp Hội đồng thẩm định Trung ương về đề nghị công nhận TP. Đồng Hới và TX. Ba Đồn hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM).   Dự và chủ trì có đồng chí Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch Hội đồng thẩm định...

Lễ khai hội Chùa Thần Đinh năm 2025

(Quang Binh Portal) - Sáng ngày 07/02/2025, trong không khí vui tươi của những ngày đầu năm mới Xuân Ất Tỵ, tại mảnh đất linh thiêng bên Núi Thần Đinh, huyện Quảng Ninh cùng với Ban Trụ trì Chùa Thần Đinh đã tổ chức lễ khai hội chùa Thần Đinh năm 2025.  Dự lễ có đồng chí Trần Phong, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Phạm Thị Hân, Chủ tịch Ủy...

Mùa gieo hạt… – Báo Quảng Bình điện tử

(QBĐT) - Những ngày tháng chạp, nắng lên rất ít, những tia nắng hiếm hoi, hoe vàng nhè nhẹ ngoài sân như chỉ vừa đủ làm vàng một cánh hoa cải. May quá, trời không mưa, thêm chút gió phơ phất thổi nên sân nhà khô khén. Những lúc này, mẹ tận dụng mang hạt giống ra phơi. Vừa đổ hạt, mẹ vừa thủ thỉ: “Chờ một chút nữa thôi, ra giêng sẽ gieo hạt”.   Tháng giêng, trời nồm ẩm,...

Tổng kết hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số và Đề án 06 năm 2024

(Quang Binh Portal) - Chiều ngày 06/02/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số (CĐS) chủ trì phiên họp thứ 10 tổng kết hoạt động của Ủy ban Quốc gia về (CĐS) và Đề án 06 năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Dự phiên họp tại điểm cầu Trung ương có Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình; đại diện lãnh đạo...

Xung kích trong chuyển đổi số

(QBĐT) - Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong chuyển đổi số (CĐS), thời gian qua, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh đã triển khai nhiều công trình, phần việc thiết thực, tạo khí thế thi đua sôi nổi trong đoàn viên, thanh niên (ĐVTN). Những kết quả đạt được đã góp phần tích cực vào nhiệm vụ CĐS của tỉnh.   Theo Bí thư Tỉnh đoàn Đặng Đại Bàng, nhận thức được tầm quan trọng của CĐS,...

Cùng chuyên mục

Đổi mới sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập

(QBĐT) - Trong học kỳ I năm học 2024-2025, ngành Giáo dục-Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh triển khai các hoạt động giáo dục trong điều kiện khó khăn về biên chế, cơ sở vật chất và ảnh hưởng của thiên tai. Song với sự quyết tâm nỗ lực khắc phục mọi khó khăn, chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên và đạt được nhiều thành tích nổi bật đáng ghi nhận.   Năm học 2024-2025, tổng biên chế được giao...

Vốn tín dụng chính sách góp sức xây dựng nông thôn mới

(QBĐT) - Nhằm hỗ trợ các địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), thời gian qua, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã triển khai giải ngân, cho vay nhiều chương trình tín dụng. Các chương trình này đã hỗ trợ nhiều địa phương sớm hoàn thành tiêu chí về giảm nghèo, thu nhập, nước sạch và môi trường..., qua đó, sớm hoàn thành các tiêu chí để về...

Nghị quyết số 80: “Lợi đơn, lợi kép”-Bài 1: Nỗ lực vì tương lai bản làng

(QBĐT) - Tại kỳ họp thứ 19, HĐND tỉnh khóa XVIII tổ chức vào tháng 12/2024, HĐND tỉnh Quảng Bình đã biểu quyết thông qua Nghị quyết số 80/2024/NQ-HĐND quy định về hỗ trợ tăng thêm tiền ăn cho học sinh học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT), trường phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) và hỗ trợ chi phí sinh hoạt cho sinh viên, học sinh là người dân tộc thiểu số trên...

Lãnh đạo tỉnh kiểm tra tình hình sản xuất nông nghiệp đầu năm

(QBĐT) - Chiều 3/2, đồng chí Đoàn Ngọc Lâm, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đến thăm, kiểm tra tình hình sản xuất nông nghiệp đầu năm tại các địa phương trong tỉnh. Cùng đi có đại diện lãnh đạo các sở, ngành, địa phương liên quan. Đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đoàn Ngọc Lâm và đoàn công tác đã đến thăm, kiểm tra tình hình thực hiện dự...

Niềm tin và khát vọng mới!

(QBĐT) - Xuân mới mang theo niềm tin và khát vọng mới. Những ngày đầu năm 2025, hòa chung không khí của cả dân tộc, Đảng bộ và nhân dân Quảng Bình tự hào kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, ra sức thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, tiến tới chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, sự kiện chính...

Thông điệp của muối – Báo Quảng Bình điện tử

(QBĐT) - Trong ký ức tuổi thơ tôi, căn bếp nhỏ của ngoại lúc nào cũng thấp tối và giăng đầy bồ hóng. Ở đó luôn có một chiếc giỏ mây đựng muối hạt treo lủng lẳng phía trên lò củi. Muối hong lâu ngày bởi khói nóng khô giòn lại, chỉ cần bóp mạnh tay một chút sẽ mịn tơi. Đó là thứ gia vị chủ yếu để ngoại luộc rau, nấu canh, kho cá, dầm mắm, ướp...

“Cây di sản Việt Nam” đầu tiên trên đất Quảng Bình

(QBĐT) - “Cây di sản Việt Nam” đầu tiên trên đất Quảng Bình vừa được Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công bố và trao quyết định công nhận là cây gạo tại thôn 3 Thiết Sơn, xã Thạch Hóa (Tuyên Hóa). Cây gạo này gắn liền với đời sống của người dân nơi đây hàng trăm năm qua. Trải qua năm tháng, cây gạo vẫn vững vàng, hiên ngang che chở cho dân làng...

Theo những cánh chim bay…

(QBĐT) - Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng (VQG PN-KB) được đánh giá là một trong những sinh cảnh đa dạng và phong phú cả về thành phần loài và số lượng cá thể của các loài chim. Nơi đây, hiện hữu nhiều loài chim quý hiếm, đặc hữu, có tầm quan trọng bảo tồn cấp quốc gia và quốc tế, được ghi trong Sách đỏ Việt Nam, Danh lục đỏ IUCN. Hiện, việc bảo tồn khu hệ chim...

Lưu giữ Tết xưa – Báo Quảng Bình điện tử

Trải qua thời gian, có những giá trị đã thay đổi, nhưng còn đó nhiều giá trị tốt đẹp của ngày Tết cổ truyền. Đặc biệt, các phong tục độc đáo, nét đẹp văn hóa cổ truyền vẫn được lưu giữ, trao truyền theo nhiều cách khác nhau với mong muốn cho thế hệ trẻ hiểu thêm về truyền thống tốt đẹp trong Tết xưa của người Việt. ...

Nữ họa sĩ già và hành trình tri ân Mẹ Việt Nam anh hùng

(QBĐT) - Đó là họa sĩ Đặng Ái Việt (Đặng Thị Bông), sinh năm 1948, quê xã Tân Bình, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Đã 14 năm qua, họa sĩ rong ruổi trên chiếc xe máy từ TP. Hồ Chí Minh đến khắp các nẻo đường 63 tỉnh, thành phố để gặp và ký họa chân dung các Bà mẹ Việt Nam anh hùng (VNAH). Hành trình tự tâm Năm 15 tuổi, Đặng Ái Việt là diễn viên đoàn văn...

Tin nổi bật

Tin mới nhất