Powered by Techcity

Họ Trần Dưới-“viên ngọc” của đất học La Hà


(QBĐT) – Trong “bát danh hương” nổi tiếng về đất học “Sơn-Hà-Cảnh-Thổ-Văn-Võ-Cổ-Kim”, có làng La Hà thuộc xã Quảng Văn (TX. Ba Đồn). Ngày 9/9/2024, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2567/QĐ-UBND công nhận nhà thờ họ Trần Dưới La Hà là di tích lịch sử cấp tỉnh. Vậy nhà thờ họ Trần Dưới thờ ai mà được công nhận danh hiệu mang giá trị này?

Vài nét về dòng họ Trần Dưới

Làng La Hà hiện có gần 20 họ, trong đó có 5 dòng họ lớn đã có công khai mở lập nên làng, trong 5 họ đó có họ Trần Dưới.

Ngược dòng lịch sử, thủy tổ dòng họ Trần Dưới là Trần Hữu Lễ, húy là Văn Lệ, người huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Vào thời nhà Lê sơ, niên hiệu Hồng Đức (1470-1497), ngài đã cùng ông tổ của các dòng họ khác như Mai Quang Minh, Trần Khoát Đạt… cùng đến vùng đất này khẩn hoang, lập ra làng La Hà.

Họ Trần Dưới làng La Hà không chỉ là một trong những dòng họ có công khai khẩn, lập nên làng La Hà xưa, xã Quảng Văn ngày nay mà còn là dòng họ có truyền thống hiếu học với khá nhiều người học giỏi, thi cử đỗ đạt cao, được giao giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều đình cũng như ở các địa phương, có nhiều công lao, đóng góp cho quê hương, đất nước.





Nhà thờ họ Trần Dưới, thôn La Hà Tây, xã Quảng Văn (TX. Ba Đồn).
Nhà thờ họ Trần Dưới, thôn La Hà Tây, xã Quảng Văn (TX. Ba Đồn).

Người đầu tiên phải kể đến trong việc học hành đỗ đạt và thành danh của dòng họ Trần Dưới làng La Hà là Tiến sĩ Trần Văn Chuẩn.

Trần Văn Chuẩn tự là Trực Chi, sinh năm Bính Thân (1836), là tổ thứ 10 của họ Trần Dưới, làng La Hà. Thuở nhỏ, Trần Văn Chuẩn đã tỏ ra là người có tư chất thông minh, lớn lên học rộng, tài cao. Trong sách Đại Nam nhất thống chí, Tiến sĩ Trần Văn Chuẩn được sử thần nhà Nguyễn khái quát hành trạng như sau: “… người huyện Minh Chính, đậu Tiến sĩ năm Tự Đức 15 (1862), làm đến Án sát sứ Thanh Hóa, sung Phó sứ qua Yên Kinh. Khi về được trao chức Thị giảng Học sĩ, Tham biện Các vụ (tức Nội các). Năm thứ 33 (1880), lãnh Tổng đốc Nghệ An… Rồi thăng Thượng thư bộ Công, quản lý các thương thuyền sự vụ, lại sung Phó Khâm sai Bắc Kỳ…”.

50 năm tuổi đời, gần 30 năm làm quan, ông vừa là một quan văn, vừa là một quan võ và có lúc là một nhà ngoại giao. Dù ở bất kỳ cương vị và chức vụ nào, ông cũng đều đem hết sức lực và trí tuệ phụng sự triều đình, giúp dân giúp nước. Ông là vị quan có tài, có đức, vừa có tâm vừa có tầm, mẫu mực, thanh liêm, được dân chúng hết mực quý trọng và ghi nhớ công lao. Năm 2012, tên ông được UBND tỉnh Quảng Bình quyết định đặt tên đường tại TP. Đồng Hới.

Người thứ hai cần kể đến là ông Trần Văn Thức-em trai Tiến sĩ Trần Văn Chuẩn. Mặc dù cha mất khi mới 5 tuổi, cuộc sống vất vả khó khăn, nhưng ông cùng anh trai vẫn chăm chỉ đèn sách. Năm 1868, ông tham gia kỳ thi Hương và đỗ cử nhân. Sau khi thi đỗ, ông được triều đình bổ làm quan Huấn đạo. Ông cũng là một vị quan đức độ, tài giỏi, được nhân dân yêu mến, kính trọng.

Người thứ ba là ông Trần Văn Cư, tự là Nguyên Quảng-con trai đầu của Tiến sĩ Trần Văn Chuẩn. Được thừa hưởng vốn thông minh của cha và truyền thống hiếu học của gia đình, dòng họ, từ nhỏ ông đã chăm chỉ dùi mài kinh sử, năm 20 tuổi đậu tú tài[1]. Ông là vị Tri huyện đầu tiên khi huyện Tuyên Hóa vừa mới thành lập sau khi cha của ông-Tiến sĩ Trần Văn Chuẩn dâng sớ tấu trình và được vua Tự Đức chuẩn tấu, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình được thành lập năm 1875.

Buổi đầu mới thành lập, dân cư còn thưa thớt, địa hình đồi núi, đi lại khó khăn, khí hậu khắc nghiệt, huyện Tuyên Hóa gặp khó khăn về nhiều mặt. Dù chỉ làm Tri huyện chưa đầy một năm, nhưng ông đã động viên dân mở đường, mở trường, lập chợ, khai hoang mở rộng đất canh tác, cho xếp đá kè, khe, suối, chống sạt lở, ngăn chặn thú dữ về bắt lợn gà, trâu bò… Không chỉ là một Tri huyện hết lòng với nhân dân, với quê hương, ông còn là một người thầy thuốc, chữa bệnh cứu người. Với những kiến thức tích lũy được và kinh nghiệm của bản thân, ông đã cứu chữa được cho nhiều người trong làng, trong huyện, được bà con tin tưởng và kính trọng.

Ngoài các vị quan kể trên, qua các kỳ thi dưới triều Nguyễn, năm chi phái của họ Trần Dưới còn có nhiều người thi đỗ từ tú tài đến cử nhân, góp phần làm rạng danh cho dòng họ và làng học La Hà, như: Trần Văn Lưu-cử nhân khoa Tân Tỵ 1821, Trần Mẫn-cử nhân khoa Giáp Ngọ 1834…





A
Tuyến đường Trần Văn Chuẩn tại phường Nam Lý (TP. Đồng Hới). Ảnh Th.H

Trong những ngày đầu thực dân Pháp quay trở lại xâm lược, cuối tháng 10/1947, tại xóm Nam thôn La Hà, phân Chi bộ Đảng Tứ Thủy thuộc Chi bộ xã Ninh Trạch được thành lập. Đây là tổ chức đảng đầu tiên tại La Hà với sự tham gia của các ông: Trần Trọng Cách, Trần Tỷ, Trần Vi, Trần Cưởi; trong đó ông Trần Tỷ là một người con của dòng họ Trần Dưới làng La Hà. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, dòng họ Trần Dưới làng La Hà đã phải chịu nhiều đau thương, mất mát khi có đến 47 liệt sỹ đã hy sinh ở các chiến trường K, B, C và 9 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, trong đó có 2 mẹ là con gái và 7 mẹ là con dâu của dòng họ.

Kết nối quá khứ với hiện tại

Phát huy truyền thống của tổ tiên dòng họ, các thế hệ kế tiếp của dòng họ Trần Dưới làng La Hà có nhiều người học giỏi, đỗ đạt cao, là cán bộ giữ chức vụ quan trọng ở cấp tỉnh và Trung ương, có nhiều cống hiến cho quê hương, đất nước. Trong sự nghiệp đổi mới, con cháu dòng họ Trần Dưới vừa phấn đấu phát triển kinh tế gia đình, vừa góp phần xây dựng quê hương, xây dựng nông thôn mới. Con cháu ở xa vẫn luôn hướng về quê hương, nguồn cội, tích cực đóng góp các nguồn quỹ để cùng địa phương bảo tồn, phát huy truyền thống học hành, khoa bảng của cha ông và góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, phồn vinh.

Ông Trần Văn Hóa là một người con tiêu biểu. Ông là hậu duệ thứ 14 của dòng họ Trần Dưới, tuy nhà nghèo, nhà của bố mẹ ông khi đó phải hoán cải từ một chuồng bò để trở thành nhà ở, nhưng ông học giỏi. Sau hàng chục năm lăn lộn với thương trường, hiện ông có một cơ nghiệp vững vàng. Nhớ ơn tổ tiên dòng họ, ông cùng vợ phát tâm đứng ra lo việc khôi phục nhà thờ họ. Được sự ủng hộ của chính quyền địa phương, ngôi nhà thờ họ hoàn thành và nay đã trở thành di tích lịch sử của tỉnh… 

Cùng với các di tích lịch sử-văn hóa của địa phương như đình La Hà, nhà thờ họ Tạ, nhà thờ họ Trần Côi, nơi đây sẽ là địa chỉ thu hút du khách đến tham quan, nghiên cứu về vùng đất-làng đảo đầy khó khăn cách trở nhưng hiếu học nổi tiếng ở Quảng Bình.

Trần Thanh Khê

(1) Theo Lý lịch Di tích của Lê Thị Hoài Hương và Nguyễn Thị Phương.



Nguồn: https://www.baoquangbinh.vn/van-hoa/202410/ho-tran-duoi-vien-ngoc-cua-dat-hoc-la-ha-2221706/

Cùng chủ đề

Dự án cấp điện lưới 2 xã Tân Trạch, Thượng Trạch: Tiến hành đóng điện đợt 2

(QBĐT) - Ngày 24/10, ông Nguyễn Việt Hà, Phó Giám đốc Sở Công thương cho biết: Sở vừa phối hợp với Công ty Điện lực Quảng Bình và các đơn vị liên quan tiến hành đóng điện đợt 2: Khôi phục cấp điện các xã Tân Trạch, Thượng Trạch (Bố Trạch) và đóng điện tuyến đường dây xây dựng mới đến trạm biến áp (TBA) bản 61, xã Thượng Trạch.   Hiện tại, dự án đã đóng điện đường dây trục...

Đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật

(QBĐT) - Chiều 24/10, tiếp tục nội dung chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Tổ đại biểu Quốc hội (ĐBQH) 12 gồm đại biểu các tỉnh Quảng Bình, Hưng Yên, Ninh Bình, Bắc Kạn đã tiến hành thảo luận tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) và dự án Luật Dữ liệu. Điều hành phiên thảo luận tổ, đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên...

Hợp tác chặt chẽ, toàn diện, hỗ trợ cùng phát triển

(QBĐT) - Chiều 24/10, tại TP. Đồng Hới, Sở Lao động-Thương binh-Xã hội (LĐ-TB-XH) Quảng Bình và Sở Lao động và Phúc lợi xã hội (LĐ-PLXH) tỉnh Khăm Muồn (Lào) tổ chức hội đàm, ký kết biên bản ghi nhớ lần thứ I, giai đoạn 2024-2026. Tham dự có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan của hai tỉnh Quảng Bình và Khăm Muồn. Tại hội đàm, Sở LĐ-TB-XH Quảng Bình và Sở LĐ-PLXH Khăm...

Trách nhiệm dài hạn, lợi ích bền vững

(QBĐT) - Từ những chương trình hỗ trợ như “Người Quảng Bình góp cá gửi TP. Hồ Chí Minh” đến việc giúp đỡ đồng bào chịu ảnh hưởng bởi thiên tai, hỗ trợ cộng đồng… các doanh nghiệp du lịch Quảng Bình đã kiên trì thực hiện sứ mệnh xã hội đầy ý nghĩa trong nhiều năm qua. Những hành động này không chỉ là sự sẻ chia thiết thực mà còn ghi dấu ấn sâu sắc, thể hiện...

Những trận chiến lịch sử ở cửa biển Nhật Lệ thời Trịnh-Nguyễn phân tranh

(QBĐT) - Cửa biển Nhật Lệ từng diễn ra những trận chiến khốc liệt thời Trịnh-Nguyễn phân. tranh vang danh trong lịch sử. Trận đánh đầu tiên ở cửa Nhật Lệ diễn ra vào tháng 3 âm lịch năm Đinh Mão (1627). Khi Trịnh Tráng dẫn vua Lê đi, mượn cớ là đi xem xét địa phương nhưng lại cho quân thủy, bộ tiến đánh. Tướng Trịnh là Trịnh Khải đặt dinh ở Bắc cửa sông Nhật Lệ. Chúa Nguyễn...

Cùng tác giả

Bế mạc hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 16

Các đại biểu tham dự Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 16  Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 16 “Định hướng tư duy, Phát huy chuẩn mực” diễn ra từ ngày 23-24/11/2024 tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã thành công tốt đẹp. Trong hai ngày, Hội thảo đã có 02 phiên dẫn đề quan trọng, 01 phiên đặc biệt và 07 phiên thảo luận chính. Thông qua các...

Cuộc đối thoại của các đối tác phát triển

Diễn đàn Báo chí và Doanh nghiệp: Cuộc đối thoại của các đối tác phát triểnDiễn đàn Báo chí và Doanh nghiệp đồng hành vì Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc năm 2024 có chủ đề “Nâng cao chất lượng thông tin về kinh tế và doanh nghiệp trên báo chí”. Câu hỏi của báo chí “Chúng tôi luôn yêu cầu các thông tin được kiểm tra hai chiều, nhưng không phải lúc nào doanh nghiệp cũng sẵn sàng trả lời....

Công điện của Bộ trưởng Bộ GDĐT về việc chủ động ứng phó với bão số 6

Công điện nêu rõ: Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, hồi 7 giờ ngày 23/10, cơn bão số 6 (TRAMI), có vị trí tâm ở vào khoảng 15,7 độ Vĩ Bắc; 124,6 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông đảo Luzon (Philippines). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75 – 88 km/giờ), giật cấp 11; di chuyển theo hướng Tây Bắc, tốc độ khoảng 20 km/giờ. Dự báo...

Các tỉnh từ Quảng Ninh đến Bình Thuận cân nhắc cho học sinh nghỉ tránh bão số 6

Trong công điện gửi tới Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận tối 24/10, Bộ GD&ĐT yêu cầu các địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão và mưa lớn. Đồng thời, tổ chức trực ban 24/24 giờ, thực hiện phương châm “bốn tại chỗ”; thường xuyên giữ liên hệ với các cơ quan chức năng, lực lượng cứu hộ để có phương án ứng phó kịp thời. “Các địa phương...

Dự án cấp điện lưới 2 xã Tân Trạch, Thượng Trạch: Tiến hành đóng điện đợt 2

(QBĐT) - Ngày 24/10, ông Nguyễn Việt Hà, Phó Giám đốc Sở Công thương cho biết: Sở vừa phối hợp với Công ty Điện lực Quảng Bình và các đơn vị liên quan tiến hành đóng điện đợt 2: Khôi phục cấp điện các xã Tân Trạch, Thượng Trạch (Bố Trạch) và đóng điện tuyến đường dây xây dựng mới đến trạm biến áp (TBA) bản 61, xã Thượng Trạch.   Hiện tại, dự án đã đóng điện đường dây trục...

Cùng chuyên mục

Đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật

(QBĐT) - Chiều 24/10, tiếp tục nội dung chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Tổ đại biểu Quốc hội (ĐBQH) 12 gồm đại biểu các tỉnh Quảng Bình, Hưng Yên, Ninh Bình, Bắc Kạn đã tiến hành thảo luận tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) và dự án Luật Dữ liệu. Điều hành phiên thảo luận tổ, đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên...

Những trận chiến lịch sử ở cửa biển Nhật Lệ thời Trịnh-Nguyễn phân tranh

(QBĐT) - Cửa biển Nhật Lệ từng diễn ra những trận chiến khốc liệt thời Trịnh-Nguyễn phân. tranh vang danh trong lịch sử. Trận đánh đầu tiên ở cửa Nhật Lệ diễn ra vào tháng 3 âm lịch năm Đinh Mão (1627). Khi Trịnh Tráng dẫn vua Lê đi, mượn cớ là đi xem xét địa phương nhưng lại cho quân thủy, bộ tiến đánh. Tướng Trịnh là Trịnh Khải đặt dinh ở Bắc cửa sông Nhật Lệ. Chúa Nguyễn...

Các nhà thơ quê hương Quảng Bình viết về mẹ

(QBĐT) - Năm 1965, khi tôi mới học xong lớp 8 (tương đương với lớp 10 bây giờ) thì mẹ tôi mất vì bom đạn chiến tranh. Từ đó, hình ảnh mẹ luôn ám ảnh trong tâm thức của tôi. Hễ đọc được bài thơ nào hay viết về mẹ là tôi lặng lẽ chép vào sổ tay. Tôi nhớ nằm lòng những câu: Cả đời đi gió đi sương/Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi (Mẹ ốm-Trần...

Kết nối giao thương giữa hai tỉnh Quảng Bình và Lâm Đồng

(QBĐT) - Sáng 22/10, tại TP. Đồng Hới đã diễn ra hội nghị kết nối giao thương mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm giữa hai tỉnh Quảng Bình và Lâm Đồng năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo Sở Công thương, Hiệp hội Doanh nghiệp; các cơ sở sản xuất (CSSX) công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, trung tâm thương mại, siêu thị, nhà phân phối, cửa hàng tiện ích… của hai tỉnh Quảng Bình và...

Lời mùa thu – Báo Quảng Bình điện tử

Tự khúc của em (QBĐT) - Đêm mùa thu, tôi đi cùng em. Trăng mờ. Gió mát. Em nói với tôi rằng "Với em thì mùa nào cũng như mùa nào. Ngày hai ca, chiều...

Lớp học đặc biệt… – Báo Quảng Bình điện tử

(QBĐT) - Buổi sáng, những thanh âm trong trẻo của tiếng giảng bài, tiếng đánh vần, tập đọc xen lẫn tiếng cười giòn tan của cô và trò vang lên từ nhà văn hóa bản Khe Giữa, xã Ngân Thủy (Lệ Thủy) đã phá tan màn sương đang giăng đầy lưng núi ở phía xa cánh rừng đại ngàn. Nơi đây, đang có một lớp học đặc biệt diễn ra với đích đến là quyết tâm học lấy con...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy trao tặng 1 tỷ đồng cho Quỹ Khuyến học tỉnh

(QBĐT) - Sáng 19/10, đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh đã trao tặng Quỹ Khuyến học tỉnh số tiền 1 tỷ đồng. Tham dự có đồng chí Nguyễn Minh Tâm, Tỉnh ủy viên, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh; đại diện lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy. Tại buổi trao tặng, lãnh đạo Hội Khuyến học tỉnh cho biết, toàn tỉnh hiện...

Điểm đến an toàn năm 2024

(QBĐT) - Chiều 18/10, tại Công ty CP Việt Trung (thị trấn Nông trường Việt Trung, Bố Trạch) đã diễn ra trận thứ nhất cuộc thi “Điểm đến an toàn năm 2024” với chủ đề “Sau giờ tan ca”. Cuộc thi do Ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh chủ trì, Đài Phát thanh-Truyền hình Quảng Bình, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh và Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh phối hợp tổ chức. Tham dự có...

Hợp tác trong các lĩnh vực tư pháp

(QBĐT) - Sáng 18/10, tại TP. Đồng Hới, Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Quảng Bình tổ chức hội đàm trao đổi kinh nghiệm và ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác trong các lĩnh vực tư pháp với TAND tỉnh Khăm Muồn, TAND tỉnh Sạ-vẳn-na-khệt (Nước CHDCND Lào).   Chủ trì buổi hội đàm có các đồng chí: Nguyễn Hữu Tuyến, Chánh án TAND tỉnh; Kiêng Sắc Bun Tha Vông, Chánh án TAND tỉnh Sạ-vẳn-na-khệt; Nu Căn Su Văn...

Cơ bản hoàn thành Khu lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp

(QBĐT) - Dự án Khu lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp (giai đoạn 1) tại thôn An Xá, xã Lộc Thủy (Lệ Thủy) được HĐND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 27/NQ-HĐND, ngày 29/10/2021 và UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng tại Quyết định số 4298/QĐ-UBND, ngày 24/12/2021, dự án có tổng vốn đầu tư gần 36 tỷ đồng, sau một thời gian thi...

Tin nổi bật

Tin mới nhất