Powered by Techcity

Hạnh phúc trọn vẹn nơi biên giới Việt-Lào


(QBĐT) – Đi theo tiếng gọi của tình yêu, nhiều công dân Lào đã theo chồng (vợ) về Việt Nam sinh sống ở xã thuộc địa bàn biên giới tỉnh Quảng Bình. Vậy nhưng, đằng sau những mối tình “xuyên quốc gia” này là vô vàn khó khăn khi họ chưa được pháp luật công nhận là vợ chồng hợp pháp. Bởi vậy, việc được nhập quốc tịch Việt Nam đã mang lại niềm hạnh phúc trọn vẹn cho các cặp vợ chồng Việt-Lào…

Những mối tình xuyên biên giới

Dọc dài theo dãy Trường Sơn hùng vĩ của tỉnh Quảng Bình, không khó để tìm gặp những mái nhà mang “2 quốc tịch” Việt-Lào. Sau nhiều năm sống không hợp pháp trên đất Việt Nam, đến nay, họ đã được Chủ tịch nước cho nhập quốc tịch, trở thành công dân Việt Nam. Với sự quan tâm, hỗ trợ về mọi mặt của chính quyền địa phương, cuộc sống của họ ngày càng ổn định, an tâm gắn bó lâu dài với vùng đất mới.

Cách đây 17 năm, Nang Tuất (SN 1981), cô gái Lào xinh đẹp ở bản Pà Cần, xã Khun Sêng, huyện Bua Lạ Pha, tỉnh Khăm Muồn đã theo “người yêu” là anh Hồ Văn Khăm về định cư ở bản Cây Cà, xã Trường Sơn (Quảng Ninh). Chừng ấy năm sống chung một mái nhà, 2 vợ chồng Hồ Văn Khăm và Nang Tuất có 3 mặt con nhưng anh chị vẫn chưa trở thành vợ chồng hợp pháp bởi chưa đăng ký kết hôn. Chỉ đến khi chị Nang Tuất được nhập quốc tịch Việt Nam vào năm 2019, anh chị mới chính thức thành vợ, thành chồng.





Chị Nang Tuất và con trai hiện ở bản Cây Cà, xã Trường Sơn (Quảng Ninh).
Chị Nang Tuất và con trai hiện ở bản Cây Cà, xã Trường Sơn (Quảng Ninh).

Chị Nang Tuất chia sẻ: “Mình rất vui mừng khi được trở thành công dân Việt Nam. Những ngày đầu khi đến đây, mọi thứ đều lạ lẫm. Mặc dù được chính quyền địa phương quan tâm, hỗ trợ nhưng vì chưa nhập quốc tịch nên mình không được hưởng các chế độ, chính sách khác. Đặc biệt, việc làm các giấy tờ pháp lý cho gia đình và con đi học là vô cùng khó khăn. Từ khi được nhập quốc tịch, trở thành công dân Việt Nam, gia đình mình cũng được quan tâm hơn, hỗ trợ vay vốn làm ăn, làm giấy tờ cho con đi học, công việc cũng thuận lợi. Mình cảm ơn Nhà nước Việt Nam, cảm ơn chính quyền các cấp đã luôn tạo điều kiện để gia đình có được cuộc sống hạnh phúc ở đây”.

Cũng giống như chị Nang Tuất, chị Y Thấu (SN 1992) vừa được nhập quốc tịch Việt Nam theo đề án thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào về việc giải quyết vấn đề người di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới hai nước.

Chị Y Thấu cho biết: Năm 2014, vì “ưng cái bụng” với anh Đinh Bửu, chị di cư từ cụm bản Noỏng Mạ (Lào) về làm dâu ở bản 61, xã Thượng Trạch (Bố Trạch). Mối tình “xuyên quốc gia” của anh chị lúc đó gặp không ít khó khăn do mình là người di cư tự do, kết hôn không giá thú. Sau khi được nhập quốc tịch Việt Nam, được Nhà nước hỗ trợ nhà ở, cấp cây, con giống để sản xuất thì cuộc sống của gia đình anh chị mới thực sự an cư, đổi thay từng ngày.   

Vun đắp tình hữu nghị

Chủ tịch UBND xã Thượng Trạch Đinh Cu cho biết: Trong lịch sử, những cuộc di cư của người Lào theo đường 20 qua cửa khẩu Cà Roòng-Noỏng Mạ đến Thượng Trạch và ngược lại vẫn diễn ra thường xuyên. Trai gái người Ma Coong ở hai nước qua lại thăm thân, bén duyên với nhau rồi nên vợ, nên chồng. Vậy nhưng, đây thường là những cặp vợ chồng “ngoài giá thú” vì không đăng ký kết hôn.

Năm 2019, có 4 người Lào cư trú trên địa bàn xã được Chủ tịch nước đồng ý cho nhập quốc tịch Việt Nam. Khi được nhập quốc tịch, họ được hưởng các quyền và nghĩa vụ như công dân Việt Nam, được hỗ trợ nhà ở, đất sản xuất, cây và con giống; bảo hiểm y tế, giấy khai sinh, kết hôn…

Theo thông tin từ Sở Ngoại vụ: Thực hiện thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào về việc giải quyết vấn đề người di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới hai nước ký ngày 8/7/2013, sau một thời gian hoàn thành các thủ tục pháp lý giữa hai bên, năm 2019, đã có 18 người Lào cư trú trên địa bàn tỉnh Quảng Bình được Chủ tịch nước đồng ý cho nhập quốc tịch Việt Nam.





Một góc bản 61, xã Thượng Trạch (Bố Trạch).
Một góc bản 61, xã Thượng Trạch (Bố Trạch).

Đây là những công dân Lào di cư tự do, sống dọc biên giới của tỉnh, khá thiệt thòi, trong đó, không có quyền công dân nên không làm được các giấy tờ pháp lý của bản thân và cho các con đi học…

Sau khi được nhập quốc tịch Việt Nam, chính quyền địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều gia đình, cá nhân được đăng ký hộ tịch, đăng ký kết hôn và cấp các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam. Đồng thời, họ được hưởng các chế độ, chính sách ưu đãi đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn, biên giới…

Theo phản ánh của chính quyền địa phương các xã biên giới, kể từ khi được nhập quốc tịch Việt Nam đến nay, cuộc sống của những gia đình “Việt-Lào” ngày càng ổn định.

Với những người Lào này, có lẽ tình yêu đôi lứa và tình yêu đất nước dường như đã hòa làm một. Vậy nên, trong cuộc sống hàng ngày, họ coi vùng đất mới của chồng (vợ) như quê hương thứ hai, cùng chấp hành tốt mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đoàn kết xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, bản làng văn minh, giàu đẹp, góp phần vun đắp tình hữu nghị giữa hai nước, hai dân tộc “mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững”.




Cùng với phía Việt Nam, năm 2023, 49 công dân tỉnh Quảng Bình (trong đó có 22 nữ) di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới tỉnh Khăm Muồn (Lào) đã được Thủ tướng Chính phủ Lào cho phép nhập quốc tịch Lào theo thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào về việc giải quyết vấn đề người di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới hai nước ký ngày 8/7/2013.

Phan Phương



Nguồn: https://www.baoquangbinh.vn/chinh-tri/202411/hanh-phuc-tron-ven-noi-bien-gioi-viet-lao-2222290/

Cùng chủ đề

Đêm nghe gió trở – Báo Quảng Bình điện tử

(QBĐT) - Nhà sát biển. Mỗi sáng, Kiên chỉ cần đi vài bước chân qua khỏi con đường phía trước là đến mép sóng. Đêm, không ngủ được, anh nằm nghe gió trở. Ngoài bãi, mòi nước vỗ vào bờ cát, rất gần mà nghe như rất xa. Con sóng rút ra tít ngoài kia rồi lại cuộn đổ vào bờ. Ì ầm…ì ầm…ì ầm… Tiếng sóng cứ nhẩn nha dội vào đêm vắng tênh, theo lối gió trùm khắp...

Hành trình từ quá khứ đến tương lai

(QBĐT) - Trong đời sống hiện đại, việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa (DSVH) là nhiệm vụ quan trọng để duy trì bản sắc và kết nối các thế hệ. Những nỗ lực từ các tổ chức, địa phương, sự tâm huyết của các nghệ nhân lão luyện và tiếng nói đầy nhiệt huyết từ thế hệ trẻ đang tạo nên một bức tranh đa sắc về hành trình gìn giữ và phát...

Khai mở “mỏ vàng” di sản văn hóa

(QBĐT) - Với lòng tự hào và trách nhiệm, Quảng Bình đang không ngừng nỗ lực gìn giữ và phát huy những di sản quý báu mà cha ông để lại, từ các di tích lịch sử, làng nghề truyền thống đến các loại hình văn hóa phi vật thể. Những giá trị này góp phần làm phong phú thêm sản phẩm du lịch, tạo nền tảng vững chắc để Quảng Bình phát triển du lịch bền vững, kết...

Tôi yêu thành phố – Báo Quảng Bình điện tử

(QBĐT) - Năm 2024, cùng với TP. Cần Thơ và tỉnh Thừa Thiên-Huế, lần đầu tiên Quảng Bình vinh dự là một trong ba tỉnh, thành phố tại Việt Nam xuất sắc lọt vào vòng chung kết và có cơ hội tham gia vào chiến dịch “Tôi yêu thành phố” (We Love Cities) toàn cầu. Đây là chiến dịch truyền thông gắn kết cộng đồng nhằm kêu gọi người dân trên toàn thế giới bình chọn và đề xuất các...

Đồng Hới trong tâm thức nhà thơ Xuân Hoàng

(QBĐT) - Nhà thơ Xuân Hoàng từng ở Thủ đô Hà Nội, cố đô Huế, TP. Hồ Chí Minh nhưng dù ở đâu ông cũng nhớ về Đồng Hới-nơi ông sinh ra và lớn lên, nơi ông từng gắn bó lâu dài và góp phần quan trọng làm nên tên tuổi của ông trên văn đàn. Có thể nói những bài thơ hay nhất, lãng mạn nhất, day dứt nhất của ông là những bài thơ ông viết về...

Cùng tác giả

Đêm nghe gió trở – Báo Quảng Bình điện tử

(QBĐT) - Nhà sát biển. Mỗi sáng, Kiên chỉ cần đi vài bước chân qua khỏi con đường phía trước là đến mép sóng. Đêm, không ngủ được, anh nằm nghe gió trở. Ngoài bãi, mòi nước vỗ vào bờ cát, rất gần mà nghe như rất xa. Con sóng rút ra tít ngoài kia rồi lại cuộn đổ vào bờ. Ì ầm…ì ầm…ì ầm… Tiếng sóng cứ nhẩn nha dội vào đêm vắng tênh, theo lối gió trùm khắp...

4 bảo chứng thành công của phố thương mại “buôn có bạn, bán có phường” tại Vinhomes Golden Avenue

Vị trí siêu kết nối hút dòng khách khổng lồ Yếu tố đầu tiên tạo nên nền móng thành công của Asia Vibe đến từ vị trí đắc địa hiếm có của Vinhomes Golden Avenue. Không chỉ là trung tâm mới của TP Móng Cái, khu đô thị còn tọa lạc tại tâm điểm kết nối của khu vực vùng biên. Cụ thể, Asia Vibe nằm ngay trên trục chính của tuyến cao tốc Móng Cái – Hạ Long – Hải...

Sao vàng lấp lánh trên biển xanh

Tiểu đoàn đảo Cô Tô (thuộc Lữ đoàn Bộ binh phòng thủ đảo 242, Quân khu 3) đóng quân trên địa bàn biên giới, biển, đảo, có vị trí quan trọng đặc biệt. Thời tiết trên huyện đảo Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh) mùa này khắc nghiệt bất thường, ngày thì nắng nóng, đêm lạnh run người, các cơn bão lớn từ Biển Đông luôn rình rập…! Vượt lên khó khăn, cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn đảo Cô...

Hành trình từ quá khứ đến tương lai

(QBĐT) - Trong đời sống hiện đại, việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa (DSVH) là nhiệm vụ quan trọng để duy trì bản sắc và kết nối các thế hệ. Những nỗ lực từ các tổ chức, địa phương, sự tâm huyết của các nghệ nhân lão luyện và tiếng nói đầy nhiệt huyết từ thế hệ trẻ đang tạo nên một bức tranh đa sắc về hành trình gìn giữ và phát...

Khai mở “mỏ vàng” di sản văn hóa

(QBĐT) - Với lòng tự hào và trách nhiệm, Quảng Bình đang không ngừng nỗ lực gìn giữ và phát huy những di sản quý báu mà cha ông để lại, từ các di tích lịch sử, làng nghề truyền thống đến các loại hình văn hóa phi vật thể. Những giá trị này góp phần làm phong phú thêm sản phẩm du lịch, tạo nền tảng vững chắc để Quảng Bình phát triển du lịch bền vững, kết...

Cùng chuyên mục

Khai mở “mỏ vàng” di sản văn hóa

(QBĐT) - Với lòng tự hào và trách nhiệm, Quảng Bình đang không ngừng nỗ lực gìn giữ và phát huy những di sản quý báu mà cha ông để lại, từ các di tích lịch sử, làng nghề truyền thống đến các loại hình văn hóa phi vật thể. Những giá trị này góp phần làm phong phú thêm sản phẩm du lịch, tạo nền tảng vững chắc để Quảng Bình phát triển du lịch bền vững, kết...

Đồng Hới trong tâm thức nhà thơ Xuân Hoàng

(QBĐT) - Nhà thơ Xuân Hoàng từng ở Thủ đô Hà Nội, cố đô Huế, TP. Hồ Chí Minh nhưng dù ở đâu ông cũng nhớ về Đồng Hới-nơi ông sinh ra và lớn lên, nơi ông từng gắn bó lâu dài và góp phần quan trọng làm nên tên tuổi của ông trên văn đàn. Có thể nói những bài thơ hay nhất, lãng mạn nhất, day dứt nhất của ông là những bài thơ ông viết về...

Giảm điện thoại, tăng kết nối trực tiếp

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Huy: "Phải thiết lập ngưỡng chống chịu cao hơn trước thiên tai" (QBĐT) - Ảnh hưởng của bão số 6 (Trami), địa bàn tỉnh Quảng Bình đã có mưa vừa, mưa...

Hiệu trưởng ưu ái… người nhà?

(QBĐT) - Theo đơn thư phản ánh, với quyền hạn được giao là Hiệu trưởng Trường trung cấp Y tế Quảng Bình (sau chuyển thành Trường cao đẳng), Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường, ông Lê Viết Hùng đã có những việc làm vi phạm quy chế dân chủ cơ sở trong công tác quản lý, tổ chức bộ máy, tuyển dụng, quy hoạch và bổ nhiệm cán bộ... Vậy thực chất sự việc như thế...

Tạo bản sắc cho quà lưu niệm du lịch biểu trưng

(QBĐT) - Những năm trước đây, khách du lịch ghé thăm Quảng Bình khá “vất vả” để tìm được một món quà lưu niệm biểu trưng ưng ý trước bởi các sản phẩm thường na ná, thiếu đặc trưng riêng, dễ gặp ở các địa phương khác. Nay thì “câu chuyện” đã khác khi một số cơ sở mạnh dạn thử nghiệm các quà lưu niệm biểu trưng độc đáo, mang bản sắc riêng, phù hợp xu thế du...

Lời thầy, cô ấm mãi trong em

(QBĐT) - Hàng năm, cứ đến dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11) lại khiến em bồi hồi, trào dâng bao cảm xúc khó tả. Ký ức về những năm tháng tươi đẹp của tuổi học trò ở quê hương, về các thầy giáo, cô giáo, những người đã nâng bước và chắp cánh ước mơ cho em cứ thế ùa về... Trên hành trình 12 năm “đèn sách” tại quê hương Quảng Bình, em rất may mắn và có...

Quản lý, giám sát sản lượng thủy sản khai thác

(QBĐT) - Quảng Bình có vùng biển rộng, bờ biển dài với nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao. Bình quân hàng năm, sản lượng khai thác thủy sản toàn tỉnh đạt trên 80.000 tấn, tuy nhiên, tỷ lệ thủy sản được giám sát qua hệ thống cảng đạt thấp. Để góp phần tháo gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC), tỉnh đã chỉ đạo tăng cường quản lý, giám sát sản lượng thủy...

Cống hiến sức trẻ cho sự nghiệp “trồng người”

(QBĐT) - Thời gian qua, đội ngũ nhà giáo trẻ trong tỉnh đã không ngừng nỗ lực và có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục. Đặc biệt, nhiều thầy, cô giáo là hạt nhân nòng cốt, mang đến những sắc màu tươi mới cho công tác Đoàn, Đội và phong trào thanh thiếu nhi. Ấn tượng Hoàng Thu Trang Là 1 trong 100 gương mặt được vinh danh “Nhà giáo trẻ tiêu biểu” cấp Trung ương năm 2024, cô...

Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc Chứt gắn với phát triển...

(QBĐT) - Sáng nay, 13/11, Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp với Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc Chứt ở tỉnh Quảng Bình gắn với phát triển du lịch”. Đến dự có đại diện các sở ban, ngành, địa phương, các...

Đi qua mùa lũ – Báo Quảng Bình điện tử

(QBĐT) - Tháng 10/2020, một bạn đồng nghiệp ở thủ đô vào cứu trợ, khi được chứng kiến hình ảnh thanh bình của những làng quê ven sông Gianh trong ánh nắng ngày cuối thu đã không thể tin được chỉ mới hôm qua, nơi này còn chìm trong cơn lũ dữ. Lúc đó, tôi đã tự hào kể cho bạn nghe rằng người Quảng Bình là vậy, chỉ cần ngưng gió, ngớt mưa, nhà nhà sẽ cắt cử...

Tin nổi bật

Tin mới nhất