Powered by Techcity

Đường thiên lý trên đất Quảng Bình


(QBĐT) – Chạy dọc theo chiều dài tỉnh Quảng Bình, đường thiên lý gắn liền với lịch sử phát triển, mở mang bờ cõi, thể hiện khát vọng thống nhất đất nước.

 

Đúng như tên gọi của nó, đường thiên lý, tức đường ngàn dặm, là con đường nối liền các vùng miền đất nước từ Bắc vào Nam. Khởi phát từ đồng bằng Bắc bộ, theo tiến trình lịch sử dân tộc, đường thiên lý được mở rộng dần về cực Nam của Tổ quốc, mà đoạn qua địa phận tỉnh Quảng Bình đã có lịch sử hình thành trên 10 thế kỷ.

 

Dặm dài lịch sử

 

Bắt đầu từ điểm cực Bắc của tỉnh tại mái phía Nam dãy Hoành Sơn, thuộc địa phận xã Quảng Đông (Quảng Trạch), gắn với di tích Hoành Sơn quan, tiếp giáp với địa phận tỉnh Hà Tĩnh, đường thiên lý men theo dọc bờ biển chạy dài đến điểm cực Nam thuộc địa phận thôn Sen Bình, Sen Thủy, Lệ Thủy, tiếp giáp tỉnh Quảng Trị. Thời Tiền Lê, năm 992, vua Lê Đại Hành đã sai quân làm đường bộ đoạn từ Hà Tĩnh đến châu Địa Lý. “Mùa thu, tháng 8, sai phụ quốc là Ngô Tử An đem 3 vạn người đi mở đường bộ từ cửa biển Nam Giới đến châu Địa Lý”(1). Đây được xem là mốc thời gian đầu tiên, đánh dấu quá trình khai mở đường thiên lý đoạn qua Quảng Bình. Năm 1402, Hồ Quý Ly đã huy động lượng lớn binh sĩ, dân phu mở đường thiên lý từ Hoan Châu (Nghệ An) đến Hóa Châu (Huế).

 

Từ khi giành được độc lập, triều Tiền Lê, Đinh, Lý, Trần, Lê… đã quan tâm mở mang đường thiên lý để thuận tiện cho việc giao thương, kết nối giữa các vùng cũng như việc mở mang bờ cõi. Vì đường thiên lý chủ yếu dành cho quan lại sử dụng nên có tên gọi khác là đường cái quan. Năm 1776, khi viết Phủ biên tạp lục, Lê Quý Đôn mô tả đường thiên lý qua Quảng Bình hết sức sơ lược, chỉ có hướng đi và cảnh quan hai bên đường.“Từ Nghệ An đi về phía Nam vượt qua núi Hoành Sơn, qua các xã Thuần Thần, Phù Lưu, châu Bố Chính, đi về phía Đông đến xã Lũ Đăng thì đến sông Gianh”(2).





Đường thiên lý đi qua Quảng Bình quan trên Cửu đỉnh.
Đường thiên lý đi qua Quảng Bình quan được khắc trên Cửu đỉnh.

Sau khi lên ngôi hoàng đế, năm 1801, cùng với việc củng cố hệ thống đường sá dọc tuyến đường thiên lý, vua Gia Long cho đắp sửa đường quan đoạn từ kinh đô Phú Xuân đến Động Hải (tức phường Đồng Hải, TP. Đồng Hới) ngày nay. “Sửa đắp đường quan từ Phú Xuân đến Động Hải”(3). Năm 1802, vua Gia Long đã sai Thượng thư Bộ binh Lê Quang Định kê cứu sách vở, bản đồ cả nước, các thành dinh trấn từ đạo Kinh Sư vào Nam đến Hà Tiên, ra Bắc đến Lạng Sơn chép thành quyển Hoàng Việt nhất thống dư địa chí. Về đường đi từ dinh Quảng Bình đến các nơi trong dinh trấn được sách Hoàng Việt nhất thống dư địa chí liệt kê rất chi tiết, tỉ mỉ. Cũng trong năm này, vua Gia Long cho sửa sang đường sá, cầu cống. “Sai các địa phương Quảng Đức, Quảng Trị, Quảng Bình sửa sang hành cung và cầu cống đường sá”(4).

 

Năm Gia Long thứ 9 (1810), triều đình tiếp tục cho sửa sang cầu cống, nắn đắp những đoạn đường cong queo “Sửa cầu cống đường sá ở các dinh Quảng Đức, Quảng Trị, Quảng Bình. Vua thấy đường cũ cong queo bùn lầy, sai Giám thành sứ là Trần Văn Học đo xem thế đất, lấy dân sửa đắp, cấp cho lương ăn hàng ngày. Lại thấy trời mùa hè nóng nực, răn khiến không nên đốc thúc làm quá, để nới sức dân”(5). Sau đó 1 tháng lại cho sửa cầu Lý Hòa “Đổi dựng cầu Lý Hòa ở Quảng Bình (Cầu cũ 138 nhịp, đến nay do sông rộng 74 trượng, đổi dựng 56 nhịp, bớt cũ đi 82 nhịp), cai quản cơ Cao Công Giang trông coi công việc”(6).

 

Trong khoảng nửa đầu thế kỷ XIX, các vị vua triều Nguyễn như Thiệu Trị, Tự Đức… đều hết sức chăm lo củng cố, nâng cấp và hoàn thiện đường thiên lý. Năm 1847, vua Tự Đức chuẩn y lời tâu rằng “Bộ Công trù tính việc ban giao. Vậy dọc đường từ Thừa Thiên trở về Bắc đến Hà Nội cầu quán, đường sá mà sứ nhà Thanh sẽ để lại, đều do địa phương sở tại đến tháng 2 năm nay rỗi việc công, phải khám rõ xác thực. Chỗ nào hư hỏng thì sửa chữa, chỗ nào vỡ lở thì bồi đắp, cho được nhất loạt bền vững.…”(7).

 

Trong đó, tỉnh Quảng Bình có “5 cầu, 168 cống đá, cống nước, 4 đò ngang, từ đầu địa giới qua Quảng Lộc, Quảng Xá đến tỉnh thành. Lại qua Quảng Ninh, Quảng Cao, Quảng Khê, Quảng Yên đến tỉnh Hoành Sơn (đỉnh thì đúng hơn-NV), cuối địa giới giáp tỉnh Hà Tĩnh, gồm 6 trạm”(8). Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của tuyến giao thông huyết mạch, các vị hoàng đế triều Nguyễn hết sức chú trọng đến việc xây dựng, củng cố, mở rộng nên đường thiên lý đã dần hoàn thiện. Trong mục Đường sá tỉnh Quảng Bình, sách Đại Nam nhất thống chí mô tả cũng hết sức khái lược con đường này “Một con đường quan, phía Nam giáp địa đầu trạm Trị Lập tỉnh Quảng Trị, phía Bắc đến ải Hoành Sơn giáp địa đầu trạm Tĩnh Thần tỉnh Hà Tĩnh dài 195 dặm lẻ”(9).

 

Con đường cái quan

 

Sau khi xâm lược nước ta, để thực hiện chương trình khai thác thuộc địa, thực dân Pháp bắt đầu xây dựng, nâng cấp hệ thống giao thông. Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer (nhiệm kỳ 1897-1902) là người khởi xướng việc thực hiện chương trình này, trong đó có việc xây dựng hệ thống giao thông đường sắt, đường bộ và đường thủy. Trong cuốn hồi ký “Xứ Đông Dương” của toàn quyền Đông Dương Paul Doumer mô tả đường thiên lý đoạn qua địa phận tỉnh Quảng Bình “Đường cái quan đi qua một ngọn đèo ở ngay bên bờ biển và theo đó vượt qua các dãy núi và kéo dài liên tục. Đó là đoạn đường khó chịu nhất trên cả con đường. Ngoài những bậc thang bằng đá phải trèo lên để lên và xuống con đèo, còn phải vượt qua một đoạn dài những bãi cát lún, mà ở đó, chân ngựa ngập trong cát đến đầu gối. … Chúng tôi vượt qua vùng núi nơi người An Nam gọi là đèo Ngang”(10).

 

Năm 1912, toàn quyền Đông Dương Albert Sarraut (1872-1962) ký quyết định xây dựng mạng lưới đường bộ toàn Đông Dương. Trong nhiệm kỳ thứ hai, ngày 18/6/1918, vị toàn quyền này tiếp tục ra nghị định xếp loại các tuyến đường bộ chính ở Đông Dương và gọi tên lần lượt là đường thuộc địa đường hàng xứ, đường thâm nhập, các đường ở nông thôn gọi là đường hàng xã. Đường thuộc địa trở thành trục chính của hệ thống giao thông đường bộ Việt Nam nói riêng, toàn Đông Dương nói chung. “Riêng “Đường thuộc địa số 1” đi qua Quảng Bình, người Pháp chủ yếu dựa vào con đường thiên lý trước đây, khảo sát thiết kế lại, năm 1911 đo đạc xong trên bản đồ”(11). Ngân sách Đông Dương đài thọ xây dựng và bảo trì tuyến đường này. Theo nghị định ngày 18/6/1918, toàn Đông Dương có 18 đường thuộc địa, trong đó quan trọng nhất là Đường thuộc địa số 1 (Route Coloniale N01), hay quen gọi là Đường Thiên lý số 1.

 

Con đường này chạy dài từ biên giới Trung Hoa đến biên giới Thái Lan, nối thủ phủ các xứ thuộc Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ và Cao Miên, được thực dân Pháp củng cố, đổ cấp phối đất sét nện theo tiêu chuẩn đường cấp 5 đồng bằng. Các đoạn đường qua đèo Ngang, đèo Lý Hòa được cải tuyến đi men theo sườn núi, hạ độ dốc thích hợp cho xe ô tô lên xuống thuận lợi. Những con sông nhỏ đều được xây dựng cầu cứng khổ hẹp, vừa một làn xe đi như Cầu Roòn, cầu Lý Hòa… Riêng đoạn sông Nhật Lệ, sông Gianh phải dùng phà 12 tấn chở xe qua sông nhưng không có ca nô mà mỗi phà có 8 thủy thủ chèo tay.

 

Năm 1913, tuyến đường này bắt đầu được sửa chữa, trùng tu liên tục. Đến ngày 1/1/1930, việc cải tạo hoàn tất với tổng chi phí lên đến 19 triệu đồng Đông Dương. Lúc này mặt đường đã được mở rộng, nhiều cầu cống đã được xây để việc di chuyển dễ dàng, thuận lợi hơn.

 

Đường thuộc địa số 1 là sự kế thừa các trục đường bộ xuyên Việt đã có từ trước, sau này trở thành Quốc lộ 1. Đó là con đường đặc biệt thể hiện khát vọng thống nhất non sông mà đoạn qua Quảng Bình biểu hiện sáng ngời của khát vọng cao cả đó.

Nhật Linh

 

(1). Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư, NXB Hồng Đức, Hà Nội, 2022, tr.177.

(2) Lê Quý Đôn, Phủ biên tạp lục, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng, 2015, tr.83.

(3), (4), (5), (6), Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục,  NXB Hà Nội, Hà Nội, 2022, tập 1, tr.459, 497, 786, 788.

(7), (8) Nội các triều Nguyễn, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, NXB Thuận Hóa, Huế, 2005, tập 7, tr.326.

(9) Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam nhất thống chí, NXB Lao động, 2012, tập 1, tr.528.

(10) Paul Doumer, Xứ Đông Dương, NXB Thế giới, Hà Nội, 2019, tr.371.

(11) Sở Giao thông vận tải Quảng Bình, Lịch sử Giao thông vận tải Quảng Bình (1945-2015), NXB Giao thông vận tải, Hà Nội, 2015, tr.47.



Nguồn: https://www.baoquangbinh.vn/van-hoa/202504/duong-thien-ly-tren-dat-quang-binh-2225585/

Cùng chủ đề

Phẫu thuật cắt ruột thừa thành công cho cụ bà 94 tuổi đảo ngược phủ tạng hiếm gặp

(QBĐT) - Khoa Ngoại Tổng hợp, Bệnh viện đa khoa TTH Quảng Bình vừa tiếp nhận và điều trị thành công một ca bệnh đặc biệt với chẩn đoán viêm ruột thừa kèm đảo ngược phủ tạng hoàn toàn hiếm gặp. Theo đó, cụ bà T.T.G. (94 tuổi, quê ở huyện Quảng Ninh) nhập viện trong tình trạng đau vùng bụng dưới bên trái kéo dài hơn 1 tuần, kèm sốt nhẹ. Do tình trạng đau bụng càng tăng, nên...

Nhiều khách sạn tại Quảng Bình bị mạo danh để lừa đảo

(QBĐT) - Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh xuất hiện tình trạng khách sạn, cơ sở du lịch bị kẻ xấu mạo danh để lừa đảo. Với cách thức phổ biến là đánh cắp hình ảnh, thông tin và xây dựng trang fanpage giống hệt như “chính chủ”, các đối tượng lừa đảo đã khiến một số người “sập bẫy”, gây thiệt hại kinh tế và hoang mang cho du khách, ảnh hưởng đến hoạt động kinh...

Xứng danh “Cháu ngoan Bác Hồ”

(QBĐT) - Phong trào “Thiếu nhi Quảng Bình thi đua làm theo 5 điều Bác Hồ dạy” ngày càng diễn ra sôi nổi, lan tỏa sâu rộng trong toàn tỉnh, ghi dấu nhiều thành tích đáng tự hào và hình thành nên lớp thiếu nhi giàu tri thức, đạo đức và bản lĩnh.   Tiêu biểu trong học tập, rèn luyện   Phan Tuấn Kiệt, Liên đội trưởng Trường THCS và THPT Chu Văn An (TP. Đồng Hới) là học sinh đạt nhiều...

Sở Xây Dựng: Nâng cao tự chủ tại đơn vị sự nghiệp công lập

(QBĐT) - Công tác cải cách tài chính công, trọng tâm là thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại các đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL) thời gian qua được Sở Xây dựng quan tâm triển khai. Nhờ đó, chất lượng cung cấp các dịch vụ công tại các đơn vị này được nâng cao.   Hiện, Sở Xây dựng có 5 ĐVSNCL trực thuộc, gồm: Ban Quản lý dự án (QLDA) Đầu tư xây dựng...

Khẩn trương tiêm phòng vắc-xin cho đàn vật nuôi

(QBĐT) - Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, nguy cơ phát sinh dịch bệnh trên đàn vật nuôi là rất cao. Để bảo đảm an toàn cho đàn vật nuôi, phòng chống hiệu quả các loại dịch bệnh, hiện các địa phương trên toàn tỉnh đang tập trung thực hiện tiêm phòng vắc-xin đợt 1 năm 2025.   Là địa phương có phong trào chăn nuôi phát triển, để bảo vệ đàn gia súc, gia cầm, huyện Tuyên Hóa...

Cùng tác giả

Phẫu thuật cắt ruột thừa thành công cho cụ bà 94 tuổi đảo ngược phủ tạng hiếm gặp

(QBĐT) - Khoa Ngoại Tổng hợp, Bệnh viện đa khoa TTH Quảng Bình vừa tiếp nhận và điều trị thành công một ca bệnh đặc biệt với chẩn đoán viêm ruột thừa kèm đảo ngược phủ tạng hoàn toàn hiếm gặp. Theo đó, cụ bà T.T.G. (94 tuổi, quê ở huyện Quảng Ninh) nhập viện trong tình trạng đau vùng bụng dưới bên trái kéo dài hơn 1 tuần, kèm sốt nhẹ. Do tình trạng đau bụng càng tăng, nên...

Nhiều khách sạn tại Quảng Bình bị mạo danh để lừa đảo

(QBĐT) - Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh xuất hiện tình trạng khách sạn, cơ sở du lịch bị kẻ xấu mạo danh để lừa đảo. Với cách thức phổ biến là đánh cắp hình ảnh, thông tin và xây dựng trang fanpage giống hệt như “chính chủ”, các đối tượng lừa đảo đã khiến một số người “sập bẫy”, gây thiệt hại kinh tế và hoang mang cho du khách, ảnh hưởng đến hoạt động kinh...

Xứng danh “Cháu ngoan Bác Hồ”

(QBĐT) - Phong trào “Thiếu nhi Quảng Bình thi đua làm theo 5 điều Bác Hồ dạy” ngày càng diễn ra sôi nổi, lan tỏa sâu rộng trong toàn tỉnh, ghi dấu nhiều thành tích đáng tự hào và hình thành nên lớp thiếu nhi giàu tri thức, đạo đức và bản lĩnh.   Tiêu biểu trong học tập, rèn luyện   Phan Tuấn Kiệt, Liên đội trưởng Trường THCS và THPT Chu Văn An (TP. Đồng Hới) là học sinh đạt nhiều...

Sở Xây Dựng: Nâng cao tự chủ tại đơn vị sự nghiệp công lập

(QBĐT) - Công tác cải cách tài chính công, trọng tâm là thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại các đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL) thời gian qua được Sở Xây dựng quan tâm triển khai. Nhờ đó, chất lượng cung cấp các dịch vụ công tại các đơn vị này được nâng cao.   Hiện, Sở Xây dựng có 5 ĐVSNCL trực thuộc, gồm: Ban Quản lý dự án (QLDA) Đầu tư xây dựng...

Khẩn trương tiêm phòng vắc-xin cho đàn vật nuôi

(QBĐT) - Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, nguy cơ phát sinh dịch bệnh trên đàn vật nuôi là rất cao. Để bảo đảm an toàn cho đàn vật nuôi, phòng chống hiệu quả các loại dịch bệnh, hiện các địa phương trên toàn tỉnh đang tập trung thực hiện tiêm phòng vắc-xin đợt 1 năm 2025.   Là địa phương có phong trào chăn nuôi phát triển, để bảo vệ đàn gia súc, gia cầm, huyện Tuyên Hóa...

Cùng chuyên mục

Sở Xây Dựng: Nâng cao tự chủ tại đơn vị sự nghiệp công lập

(QBĐT) - Công tác cải cách tài chính công, trọng tâm là thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại các đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL) thời gian qua được Sở Xây dựng quan tâm triển khai. Nhờ đó, chất lượng cung cấp các dịch vụ công tại các đơn vị này được nâng cao.   Hiện, Sở Xây dựng có 5 ĐVSNCL trực thuộc, gồm: Ban Quản lý dự án (QLDA) Đầu tư xây dựng...

“Ươm mầm” cho Đảng-Bài 2: Để “hạt giống” nảy mầm xanh

(QBĐT) - Không thể phủ nhận, công tác phát triển đảng viên (ĐV) trong học sinh (HS) ở Quảng Bình đã có nhiều chuyển biến tích cực, số lượng HS ưu tú được đứng vào hàng ngũ của Đảng tăng đều qua các năm. Tuy nhiên, so với yêu cầu thực tiễn và tiềm năng hiện có, con số ấy còn quá khiêm tốn. Công tác bồi dưỡng, kết nạp ĐV trẻ đang đối mặt với không ít thách...

Bộ đội Biên phòng tỉnh thăm, chúc Tết Bunpimay tại tỉnh Khăm Muồn và Sạ-vẳn-na-khệt

(QBĐT) - Từ ngày 8-11/4, đoàn công tác của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh do đại tá Đặng Văn Hoàng, Phó Chỉ huy trưởng Nghiệp vụ làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà và chúc Tết Bunpimay Công an và Bộ Chỉ huy Quân sự các tỉnh Khăm Muồn, Sạ-vẳn-na-khệt (nước CHDCND Lào).   Thay mặt đoàn công tác, đại tá Đặng Văn Hoàng đã gửi lời chia buồn sâu sắc đến cán bộ, chiến sĩ...

Kế hoạch sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh Quảng Bình

Kế hoạch sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh Quảng Bình Nguồn: https://www.baoquangbinh.vn/chinh-tri/202504/ke-hoach-sap-xep-don-vi-hanh-chinh-tinh-quang-binh-2225550/

“Ươm mầm” cho Đảng-Bài 1: Những tín hiệu tích cực

(QBĐT) - Những năm gần đây, công tác phát triển đảng viên (ĐV) trong học sinh (HS) ở Quảng Bình đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Dưới những mái trường, nhiều “hạt giống” đã nảy mầm, phát triển và vinh dự được đứng trong hàng ngũ của Đảng. Tuy nhiên, khách quan nhìn nhận, phát triển ĐV trong HS vẫn đang là “bài toán khó” đòi hỏi cần có những giải pháp căn cơ, lâu dài...   Được...

Chủ động phát động các phong trào thi đua yêu nước

(QBĐT) - Chiều 10/4, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH)-Chi nhánh tỉnh Quảng Bình tổ chức hội nghị biểu dương những người lao động giỏi, lao động sáng tạo giai đoạn 2020-2025. Đến dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Phan Phong Phú, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH tỉnh. Với mục tiêu “Thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị, nâng cao đời...

Trao thưởng chặng 7 Cuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp Truyền hình TP. Hồ Chí Minh lần thứ 37

(QBĐT) - Trưa 10/4, tại Quảng trường Hồ Chí Minh (TP. Đồng Hới) đã diễn ra lễ trao giải thưởng chặng 7 Cuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp Truyền hình TP. Hồ Chí Minh lần thứ 37, năm 2025. Cuộc đua xe đạp Cúp Truyền hình TP. Hồ Chí Minh lần thứ 37 năm 2025 có 105 vận động viên (VĐV) đến từ 15 câu lạc bộ (CLB) xe đạp trên cả nước và các VĐV nước ngoài tham...

Xây dựng nông thôn mới sau sáp nhập

(QBĐT) - Trước khi sắp xếp, sáp nhập đơn vị cấp xã, có xã đã hoàn thiện các tiêu chí và về đích nông thôn mới (NTM). Tuy nhiên, sau sáp nhập, nhiều xã bị giảm các tiêu chí. Với phương châm xây dựng NTM là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, “không có điểm dừng”, các xã sau khi thành lập mới tiếp tục hoàn thiện tổ chức và bắt tay thực hiện, phấn đấu đưa địa phương...

Phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực: Những chuyển biến mới

(QBĐT) - Thời gian qua, Quảng Bình đã đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực (PCTN, LP, TC), bước đầu tạo chuyển biến tích cực. Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của Trung ương và của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các sở, ngành, địa phương, đơn vị đã triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp PCTN, LP, TC, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an...

Lãnh đạo tỉnh thăm, chúc Tết Bunpimay tại tỉnh Chăm-pa-sắc

(QBĐT) - Nhân dịp đón Tết cổ truyền Bunpimay của Lào, sáng 9/4, đoàn đại biểu cấp cao tỉnh Quảng Bình do đồng chí Trần Hải Châu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn đã đến thăm, chúc mừng Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân tỉnh Chăm-pa-sắc (nước CHDCND Lào). Tham gia đoàn có đồng chí Đoàn Ngọc Lâm, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực...

Tin nổi bật

Tin mới nhất